PDA

View Full Version : Một vài điều về VW.



khng
26-03-2012, 11:45 PM
Số vũ hình của VW thì ai cũng biết là rất ít, có 6 thôi (gộp hết đổi chiều ở tư thế tiến và lùi vào gọi chung là đổi chiều). Bước chân cũng rất dễ thuộc. Nhưng lại có lắm thứ để bàn:
- Hạ trọng tâm rồi đưa chân ra hay vừa hạ trọng tâm, vừa đẩy chân trụ và vừa mềm chân tiếp sàn ở bước 1 (bằng gót), đã có nhiều kiểu ứng xử rồi. Thậm chí, có người còn lướt nhẹ cạnh ngoài bàn chân trên sàn rồi không tiếp sàn bằng gót cho êm và đẩy ngang luôn.
- Khung vai chao nghiêng ở mức nào? Có người chỉ bập bềnh hai cánh tay chứ vai vẫn nằm ngang (không chao nghiêng người), có người thì nghiêng trước khi bước, hoặc đảo vai đến 2 lần trong 1 nhịp nhạc và làm quá nhanh so với khung của người dẫn. Nhiều người mới ở phách 3 đã đảo vai ngay...
- Tạo độ rướn của cơ thể như thế nào?
- Hướng nhìn của người dẫn và người theo như thế nào trong 2 nhịp nhạc liên tiếp.
- Tập luyện vai trái của nữ ra sao để tạo thuận lợi cho người dẫn?
- Tại sao khi dẫn, có lúc mỏi tay phải, có lúc mỏi tay trái? Có khi còn mỏi cả hai tay và bả vai phải?
- Tay trái có tác dụng gì, đến đâu khi dẫn.
- Và làm thế nào để chập chân tốt? Chữa bệnh không có đẩy ngang bước 2 thế nào?
- Nguyên lý giảm tốc để đổi chiều quay, để kết thúc contra check xong ở tư thế thuận tiện và bắt đầu quay phải.
- Bài tập cổ chân để tạo sóng?
Lắm chuyện nhỉ?
Quả là lắm chuyện.

Lead
27-03-2012, 06:51 AM
Số vũ hình của VW thì ai cũng biết là rất ít, có 6 thôi (gộp hết đổi chiều ở tư thế tiến và lùi vào gọi chung là đổi chiều). Bước chân cũng rất dễ thuộc. Nhưng lại có lắm thứ để bàn:
- Hạ trọng tâm rồi đưa chân ra hay vừa hạ trọng tâm, vừa đẩy chân trụ và vừa mềm chân tiếp sàn ở bước 1 (bằng gót), đã có nhiều kiểu ứng xử rồi. Thậm chí, có người còn lướt nhẹ cạnh ngoài bàn chân trên sàn rồi không tiếp sàn bằng gót cho êm và đẩy ngang luôn.
- Khung vai chao nghiêng ở mức nào? Có người chỉ bập bềnh hai cánh tay chứ vai vẫn nằm ngang (không chao nghiêng người), có người thì nghiêng trước khi bước, hoặc đảo vai đến 2 lần trong 1 nhịp nhạc và làm quá nhanh so với khung của người dẫn. Nhiều người mới ở phách 3 đã đảo vai ngay...
- Tạo độ rướn của cơ thể như thế nào?
- Hướng nhìn của người dẫn và người theo như thế nào trong 2 nhịp nhạc liên tiếp.
- Tập luyện vai trái của nữ ra sao để tạo thuận lợi cho người dẫn?
- Tại sao khi dẫn, có lúc mỏi tay phải, có lúc mỏi tay trái? Có khi còn mỏi cả hai tay và bả vai phải?
- Tay trái có tác dụng gì, đến đâu khi dẫn.
- Và làm thế nào để chập chân tốt? Chữa bệnh không có đẩy ngang bước 2 thế nào?
- Nguyên lý giảm tốc để đổi chiều quay, để kết thúc contra check xong ở tư thế thuận tiện và bắt đầu quay phải.
- Bài tập cổ chân để tạo sóng?
Lắm chuyện nhỉ?
Quả là lắm chuyện.

Bác Khng chia sẻ những kinh nghiệm của bác về các vẫn đề trên đi ạ.

E muốn biết về chỗ đỏ đỏ kia trước.

Trong thi đấu điệu này còn thấy các đôi sử dụng các bước khác ngoài 6 bước trong syllabu như bước quay Spin.

khng
27-03-2012, 08:02 AM
Nhất trí thôi. Chuyện nguyên lý giảm tốc để đổi chiều quay trước kia có người đã viết rồi, nhưng phải suy luận hơi nhiều. Nay mình một phần sử dụng ví dụ cũ, một phần bổ sung để rõ ràng hơn:
- Trước hết là muốn đổi chiều quay thì phải giảm tốc độ quay. Nếu đổi đột ngột thì lực hãm và quay ngược phải rất lớn, và như vậy dễ gây chấn thương hoặc méo mó. Nói chung là không thể làm được.
- Muốn đang quay mà giảm tốc độ thì với những người đã xem trượt băng nghệ thuật, tất cả đều thấy rằng khi vận động viên quay tại chỗ mà chụm gọn cả tay và chân vào thành cột thẳng đứng thì tốc độ quay tăng lên, khi dang rộng chân tay thì tốc độ quay giảm đi. Thu gọn lại, tốc độ quay lại tăng lên. Tại sao thế: Vì có mô men quán tính - hay nói một cách đơn giản là quán tính quay. Cái quán tính quay bằng khối lượng nhân với bình phương bán kính và nó này duy trì đà quay (chúng ta cứ coi như tốc độ quay) . Đà quay lớn lên khi khối lượng giảm đi hoặc bán kính tăng lên.
Vậy bán kính quay ở đây là gì? Chính là khoảng cách của 2 trọng tâm của người dẫn và "cái sinh vật đáng yêu (!) đang trong khung của người dẫn" - hi hi, nếu "sinh vật" đó có mùi tóc, hơi thở perfect và gọn ghẽ, trẻ trung tươi mát, cổ chân tốt, khung vai tốt thì phải là đáng yêu rồi. Trừ một số trường hợp ngoại lệ (!) - mà có thể ban đầu đáng yêu, xong một thời gian sau lại thành cực kỳ đáng ghét nên "chia chân - không phải chia tay đâu nhé".
Đến đây chắc Lead và nhiều người đã đoán ra là để giảm tốc độ quay thì phải làm gì rồi: Do khoảng cách 2 trọng tâm do người dẫn quyết định bằng cánh tay phải. Nới lỏng tay ra để tăng khoảng cách lên là tốc độ quay giảm đi.
Thực tế là trọng tâm của 2 người cách nhau khoảng 25 cm (mình chưa dùng thước đo nên chính xác thì không rõ lắm, có thể hơn với những dân mắt xanh tóc vàng, còn với con cháu bà Trưng bà Triệu thì cứ đại khái là thế). Nếu Lead nới tay ra khoảng 3 - đến 5 cm thì quá đủ để tốc độ quay giảm xuống rõ rệt. Cái nới tay đó, trên sàn không thể phát hiện ra dù tinh mắt đến đâu vì ngoài quay, cặp đôi còn di chuyển tịnh tiến - di chuyển theo line of dance chứ không đứng tại chỗ quay.
Vấn đề là người dẫn có nới tay được hay không thôi, vì theo xu thế khi quay, người ta cứ níu chặt nhau.
Hoặc Lead cứ hình dung là lỏng khung vai nhất là vai phải ra một chút (cho người mới tập - đoạn lỏng khung vai thì họ rất giỏi).
Do còn chuyển động tịnh tiến, do lực cản từ sàn, do lực cản từ cách tiến chân hoặc lùi của người dẫn, của cổ chân (không thể vặn quá) nên tốc độ quay còn giảm nhiều hơn so với tính toán thuần túy toán học cho vật quay trong điều kiện không có lực cản như mình trình bày ở trên.
Nếu thả lỏng cả người thì hiệu quả còn rõ hơn.
Và cứ yên tâm là bạn nhảy không văng mất, không tuột khỏi khung đâu: Tốc độ quay đã giảm thì văng ra thế nào được? Vả chăng ta dắt cái xe máy, chẳng hạn như xe lead (hi hi) nặng đến trên 130 kg có nghiêng khỏi ta vài cm thì cũng chưa là gì, còn chưa sợ xe đổ xước sơn vỡ yếm huống hồ...

khng
27-03-2012, 08:05 AM
Cứ nới tay phải ra, Lead ạ. Để dãn cái thanh giằng - tay phải người dẫn - là tốc độ quay giảm xuống ngay.

Lead
27-03-2012, 08:57 AM
Khi nam nới lỏng tay phải, người nữ sẽ bị ngả ra phía sau nhiều hơn; theo nguyên lý nào đó, để duy trì thăng bằng của cặp nhảy thì người Nam có phải ngả ra phía sau ko ?

Còn những câu hỏi khác ở trên, bác khng chia sẻ kinh nghiệm dần dần nhé.

khng
27-03-2012, 09:44 AM
Khi nam nới lỏng tay phải, người nữ sẽ bị ngả ra phía sau nhiều hơn; theo nguyên lý nào đó, để duy trì thăng bằng của cặp nhảy thì người Nam có phải ngả ra phía sau ko ?

Còn những câu hỏi khác ở trên, bác khng chia sẻ kinh nghiệm dần dần nhé.
Nếu đứng yên thì phải ngả ra một chút, nhưng ăn thua gì? Vì nam thường nặng hơn nữ.
Đằng này, chúng ta còn đang muốn tiến về phía trước nên lợi dụng luôn lực kéo đó để tiến chứ kéo lại (bằng khối lượng cơ thể mình) thì làm bước ngắn đi. Vả chăng, như một mục mà mình nói ở trên, khi nữ bẻ vai trái để ta có áp lực ở tay và hơi mất cân bằng chút xíu (có cảm giác có lực kéo về phía trước) thì nhảy VW còn "bay" hơn. Chứ nữ không tạo áp lực chút nào lên tay phải nam thì đó là tai hoạ.
Vấn đề là khi nào lỏng - hay nới - tay: Khi bắt đầu tiến (hoặc lùi) bước 1 của nam. Đổi chiều quay ở tư thế tiến dễ hơn đổi chiều quay ở tư thế lùi do ở tư thế tiến, ta lợi dụng được lực kéo về phía trước để tiến, còn lùi thì ta chẳng lợi dụng được gì và lúc đó trông cậy vào kỹ thuật, khả năng của 2 người để đổi chiều cho đẹp. Nên mình đánh giá ai đổi chiều ở tư thế lùi được mà đẹp thì cao thủ hơn so với đổi chiều đẹp ở tư thế tiến (tính theo người dẫn).
Còn khi nào đổi chiều quay: Cần cộng hưởng với câu nhạc. Mỗi câu nhạc VW có 8 nhịp. Vậy quay phải 8 nhịp là hết 1 câu, một bước đổi chiều hết 1 nhịp tiếp, 6 nhịp quay trái rồi 1 nhịp đổi chiều. Như vậy quay phải lần 2 sẽ lại bắt vào đúng đầu câu nhạc.
Nếu vào lỡ một số a nhịp thì như vậy chỉ quay 8 - a nhịp thôi (vào lỡ là chuyện thường, do vướng chẳng hạn) là có thể đổi chiều.
Nhưng đảo chiều như vậy thì hơi nhiều (nếu bài dài) nên có thể 16 nhịp cho quay phải, 1 nhịp cho đổi chiều, 14 nhịp cho quay trái, rồi 1 nhịp cho đổi chiều và ta lại vào đúng đầu câu nhạc.
Tất nhiên trên sàn giao lưu, lắm lúc không chỉ đơn thuần là khiêu vũ mà còn tranh thủ tập luyện (tính mình cũng lắm lúc thực dụng, như kiểu võ sĩ quyền anh thỉnh thoảng đấm vào cái gì đó vừa tầm khi không có bao cát ấy - không phải họ khoe mẽ đâu, tốn sức thì ngoài được khiêu vũ, cũng phải lợi dụng bạn nhảy làm thỏ thí nghiệm chứ, mà vợ cấm không được tập với ai rồi mà), quay trái gần hết bản nhạc, hoặc quay tại chỗ đến nửa bài. Vả chăng, đi nhảy VW mà không làm các madam phê phê thì cái cảm giác yếu yếu, áy náy nó cứ đeo đẳng.

khng
28-03-2012, 06:26 AM
Việc nới tay làm cho tốc độ quay giảm đi và cũng làm cho nữ hiểu là không quay nữa, đồng thời tạo lực kéo chúng ta đi "thẳng hơn" về phía trước. Đó chính là các điều kiện thuận lợi để thực hiện vũ hình đổi chiều.
Nếu ai chưa tự tin lắm về nới tay để đổi chiều thì có thể làm dần dần như sau:
Khi đã quyết định ở bước tiến sau làm động tác đổi chiều thì ở bước lùi trước đó ta giảm tốc độ quay đi một chút bằng cách quay khung ít đi. Chúng ta đừng nên nghĩ là kéo bạn nhảy mà là chỉ quay khung vai tạo áp lực để họ hiểu là chuyển động xoay đang tiếp tục (còn kéo thật thì kéo đến đấy là dừng - nhưng với trường hợp phải kéo thật thì đừng đổi chiều quay làm gì, món ngon phải dành cho người sành sỏi).

khng
28-03-2012, 08:42 AM
Bây giờ các bạn đã quen một số thuật ngữ như mô men quán tính rồi và sự tăng giảm của nó gắn với sự tăng giảm của vận tốc quay. Vậy mối liên hệ như thế này:
Tích số giữa mô men quán tính với vận tốc góc (tốc độ quay) được gọi là mô men động lượng. Nếu hệ thống quay không có lực cản thì mô men động lượng bảo toàn.
L = M.r.r.w
Với M là khối lượng, r là khoảng cách trọng tâm của vật thể đến trục quay, w là vận tốc góc (không viết được r bình phương nên xài r.r).
Như vậy, khi mô men quán tính tăng lên thì vận tốc góc giảm đi. Mô men động lượng bảo toàn là một nguyên lý cực kỳ quan trọng và ta thấy, ứng dụng trong trượt băng nghệ thuật, khiêu vũ rất tốt. Trong công nghiệp, giao thông vận tải cũng rất tốt (ví dụ như đổ chì vào vành ngoài của bánh xe đầu máy xe lửa tốn 1 mà hiệu quả ngang bằng đổ chì toàn bánh (tốn gấp 3)...

khng
29-03-2012, 07:01 AM
Và sự tồn tại của thế giới cũng có dựa vào nguyên lý bảo toàn mô men động lượng. Vì các bạn thấy electron quay quanh hạt nhân phải có mô men động lượng bảo toàn. Vậy thì bán kính quay (tạm gọi thế rồi sau này ta bổ sung một vài thứ để chính xác hơn) cố định và tức là có quỹ đạo cố định. Nếu không thế thì electron tự động mất dần năng lượng rồi rơi vào hạt nhân. Thế là nguyên tử bị phá hủy và kéo theo là thế giới vật chất sụp đổ. Đằng này, thế giới vật chất vẫn tồn tại và như vậy, mô men động lượng bảo toàn và chúng ta, những người tập luyện khiêu vũ xài luôn nguyên lý này để có bước nhảy biến hóa.
Và ai kém luyện thì không "phê phê" được.

khng
30-03-2012, 06:40 AM
Về cổ chân, khi nhảy VW thì phải có nâng hạ thân. Theo mình hiểu thì đầu gối chỉ mềm (để khỏi thành chân gỗ) và chùng nhẹ khi tiếp sàn ở các step 1 (bằng gót chân). Nếu không chùng nhẹ thì nhảy cứng lắm, và dễ chấn thương đầu gối. Còn nhiệm vụ nâng hạ, đẩy là do cổ chân đảm nhiệm.
Vì vậy, cần "luyện quân 3 năm để dùng quân trong 1 giờ". Bình thường, chúng ta đi lại cũng là luyện tập cổ chân rồi, nhưng chưa đủ. Đó là do nâng, hạ, đẩy chân khi khiêu vũ phải rõ ràng và đòi hỏi tập thêm.
Các bạn có thể đứng tại chỗ để nâng hạ bằng cách nhún theo nhạc (không dùng đầu gối nhé, chỉ kiễng bằng cổ chân thôi) mỗi sáng 5 phút theo nhịp của 2 bài VW 60 nhịp 1 phút, mỗi bài 2 phút, nghỉ 1 phút giữa hai bài. Như vậy tổng cộng là 240 lần nâng hạ.
Ô, nếu làm đều như thế được hàng ngày thì khả năng "đắt như tôm tươi khi ló mặt ra sàn" tăng lên hẳn.

Lead
30-03-2012, 11:03 AM
Hay quá.

Nhưng có người nói là, tốc độ âm nhạc ko thay đổi, thì làm sao lại giảm tốc độ quay ? Giảm tốc độ quay thì đi sai nhạc ạ ?

khng
30-03-2012, 01:05 PM
Ô, Lead ơi,
Khoảng thời gian giữa các phách đâu có thay đổi, giảm tốc độ quay thì khoảng cách (độ dài bước) thay đổi theo. Nhưng chúng ta thay bước cong bằng bước thẳng hơn (đỡ cong hơn) nên chặng đường di chuyển của chân vẫn thế (do độ dài bước của chân nữ quy định).
Chúng ta vừa chuyển động thẳng (tịnh tiến của đôi nhảy theo line of dance) vừa xoay mà. Tốc độ xoay bằng 0 không có nghĩa là tốc độ tịnh tiến bằng 0.
Nếu đang xoay thì gió thổi từ tóc bạn nhảy đến ta ít, nhưng thẳng thì ta thấy 100% là vào mặt ta. Như vậy, các madam lười gội đầu sẽ thấy người dẫn ít hoặc không đổi chiều quay. Còn ngược lại, sẽ thấy các man đổi chiều liên tục và hít hơi thở đấy khoái cảm lúc đổi chiều (mình không bàn đến chuyện đánh răng - ha ha - ai muốn bàn thì bàn)

khng
31-03-2012, 01:21 AM
Không bàn đến chuyện đánh răng cua các madam. ý là thế.

khng
01-04-2012, 06:38 AM
- Hạ trọng tâm rồi đưa chân ra hay vừa hạ trọng tâm, vừa đẩy chân trụ và vừa mềm chân tiếp sàn ở bước 1 (bằng gót), đã có nhiều kiểu ứng xử rồi. Thậm chí, có người còn lướt nhẹ cạnh ngoài bàn chân trên sàn rồi không tiếp sàn bằng gót cho êm và đẩy ngang luôn.
- Và làm thế nào để chập chân tốt? Chữa bệnh không có đẩy ngang bước 2 thế nào?
- Bài tập cổ chân để tạo sóng?
Về bài tập cổ chân thì đâu đó, có rồi. Để có cổ chân khỏe, có người còn phần mũi chân thì trên miếng gỗ dày 3 cm, gót dưới dàn. Và cứ thế nâng hạ tập theo nhạc mỗi ngày. Việc tập theo nhạc là tạo thói quen và cũng là cho hào hứng - đây là một trong những bài tập chán lắm nhưng phải qua.
Việc chập chân của VW cũng cần được tập luyện. Thực ra, đây cũng chính là 1 phần của bài tập đẩy chân theo chiều ngang. Bản thân mình thì chọn cách đơn giản, không cần không gian rộng, và tập với nhạc SW: Một hình vuông mỗi cạnh khoảng 1,8 mét (tính độ dài mỗi bước bằng khoảng 2,2 lần độ rộng vai). Nếu ta đứng ở góc hình vuông, bước theo cạnh để đến góc tiếp theo thì chân đặt bước 1 phải luôn vào điểm giữa cạnh hình vuông, chân đặt bước 2 vào góc cần tiến đến. Hướng quay của cơ thể là 90 độ khi từ góc này đến góc tiếp theo (phải đi đủ 4 góc vuông nên phải lựa chọn điểm xuất phát và chiều quay phù hợp, không có hình vuông ở lại sau lưng).
Như vậy, từ bước 1 đến bước 2, luôn phải có một cú đẩy chân theo chiều ngang. Đấy chính là cơ sở cần thiết cho việc chập chân. Nếu không có đẩy ngang và bước dài bước ngắn thì chập chân sẽ không tốt.
Và tập luôn nhún cổ chân, nâng hạ thân trong bài luyện đẩy chân này. Và bài này thì nên "vạn bước như một" chứ "trăm bước như một" chưa đủ. Thường buồn nhất là quân ta ít tập và hay giở chiêu ra để bịt mắt thiên hạ và tự lừa bản thân mình.
Khi ra sàn thì góc quay có thể thêm bớt điều chỉnh là hoàn toàn phụ thuộc tình hình cụ thể, nhưng phải luôn giữ được sự ổn định. Độ dài bước chân phụ thuộc vào độ dài bước của người được dẫn (lưu ý là độ dài bước cũng không phải là cố định: Thay đổi theo việc dẫn ai, và ở thời điểm cụ thể này họ thế nào, khỏe hay mệt rồi, độ hào hứng tăng dần thì cũng dài bước dần...).
Nhiều người thì chọn hạ trọng tâm xuống rồi đưa chân ra, đẩy chân để tiến về vị trí mới. Mình thì 3 trong 1 luôn: vừa đẩy chân vừa đưa chân ra và vừa hạ trọng tâm. Thế nên có lúc bị kêu là đi sai nhạc, đi quá nhanh - ô, người ta chấm điểm ai cũng thường lấy cái tôi ra làm chuẩn, khác cái tôi của họ thì là sai - đa số đều thế mà, nhất là dân học nhiều thì càng hay làm như vậy. Mình thì đơn giản là không mời nữa, do cách tập luyện, nhìn nhận và cách "ra chân" khác nhau, không hợp. Mà nhạc thì to, tuổi thì cao, tốc độ cần phải nhanh, thở đã hổn hển rồi thì sức đâu mà lý luận và phân tích.
Tiếp theo: không chập chân được nhiều khi còn do nữ nữa đấy.

TuyCan
01-04-2012, 08:48 PM
1. Nhãy Waltz , Foxtrot , Tango và Quickstep thì nam đẫn nữ theo ; nhãy V. W thì người nhãy tới dẫn , người nhãy lui theo , vì vậy mới có câu nói " I LEAD , YOU LEAD " .
2. Nhãy V.W thì người nhãy tới vòng qua người kia nên bước rộng , người kia nhãy lui nên bước hẹp lại , và cứ như thế khi quay phãi ( right turn ) .
3. Nhãy V.W thì nhãy dài theo Line Of Dance ;
4. Khi nhãy bước quay trái ( left turn ) thì count 5 khi đếm 123 456 là count quan trọng vì nam chuyễn hướng , chập 2 chân và nhìn xéo về chân tường ỡ count này ;
5. Nhãy V.W cho phép Sway nhẹ , nhưng không có Rise & Fall
6. Blackpool không có V.W trong phần thi Standard , họ bão là vì V.W chĩ có 3 vũ hình thôi ; UK thì có đũ cã 5 điệu ;
7. Nhãy V.W , như các thầy dạy bên Mỹ thường chĩ , là quay phãi 6 lần 123 456 thì đỗi qua quay trái 4 lần 123 456 , thì không bị chóng mặt ;
8. Nhãy bước Fleckrl thì phãi nhãy vào giữa sàn đễ tránh vướng các cặp khác khi dừng lại đễ làm Contra Check . .

Vài hàng góp ý với các bạn nhé , và chúc các bạn nhãy V.W tốt và vui ./.

khng
02-04-2012, 06:59 AM
Việc không chập chân mà do nữ:
Khi tập riêng, bảo đảm mình chập chân rất tốt. Nhưng khi lên sàn thì ôi thôi, ở 123 (như bác Tuy Can nói, phần quay phải) hai bàn chân dù sát nhau nhưng cứ lệch nhau khoảng 7 - 10 cm (chân phải trước, chân trái ở sau - không đưa được hai bàn chân chạm nhẹ toàn bộ) tùy theo hôm ấy mời ai nhảy cùng. Không làm sao mà rút gọn hơn được khoảng cách này.
Một hôm kiên quyết không nhảy nữa mà chỉ ngồi xem: Té ra các madam gần như không có bước 2, bước 1 thì đủ 60 - 70 cm, nhưng bước 2 chỉ 30 cm thôi. Thế thì do mình cứ tuân thủ các điểm tiếp xúc luôn đảm bảo nên mình đã thay đổi chuyển động của mình ở phần hông. Và thế là chân bị tụt lại. Đầu tiên còn cáu vì mình ngốc quá, mất 3 năm đặt ra câu hỏi mà không tìm ra đáp án. Sau quyết định: Bớt 1 điểm tiếp xúc để giữ cảm giác chân mình được chập tuyệt đối và chấp nhận họ có thế nào dẫn thế. Và tiến thì dẫn bằng khung, lùi thì dẫn bằng khung và lưng chứ không có "I lead, you lead" gì cả. Giành quyền lead tuyệt đối luôn. Còn ai nhảy đủ sức lead thì cũng đồng ý, nhưng chưa có ai.
Lại nghĩ lan man từ chuyện trên: Dù pháp luật đã bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, nhà nước đã tuyên bố nhưng mà dân mình không đủ trí tuệ, hiểu biết, dũng khí và cơ sở vật chất thì dân mình cũng chẳng có gì cả. Chỉ có "theo" thôi. Thế nên các madam không tập luyện để lead thì có muốn giành quyền đó cũng không được, chỉ có "theo" thôi.

khng
03-04-2012, 08:56 AM
1. Nhãy Waltz , Foxtrot , Tango và Quickstep thì nam đẫn nữ theo ; nhãy V. W thì người nhãy tới dẫn , người nhãy lui theo , vì vậy mới có câu nói " I LEAD , YOU LEAD " .
2. Nhãy V.W thì người nhãy tới vòng qua người kia nên bước rộng , người kia nhãy lui nên bước hẹp lại , và cứ như thế khi quay phãi ( right turn ) .
3. Nhãy V.W thì nhãy dài theo Line Of Dance ;
4. Khi nhãy bước quay trái ( left turn ) thì count 5 khi đếm 123 456 là count quan trọng vì nam chuyễn hướng , chập 2 chân và nhìn xéo về chân tường ỡ count này ;
5. Nhãy V.W cho phép Sway nhẹ , nhưng không có Rise & Fall
6. Blackpool không có V.W trong phần thi Standard , họ bão là vì V.W chĩ có 3 vũ hình thôi ; UK thì có đũ cã 5 điệu ;
7. Nhãy V.W , như các thầy dạy bên Mỹ thường chĩ , là quay phãi 6 lần 123 456 thì đỗi qua quay trái 4 lần 123 456 , thì không bị chóng mặt ;
8. Nhãy bước Fleckrl thì phãi nhãy vào giữa sàn đễ tránh vướng các cặp khác khi dừng lại đễ làm Contra Check . .

Vài hàng góp ý với các bạn nhé , và chúc các bạn nhãy V.W tốt và vui ./.
Tango chứ bác?

TuyCan
03-04-2012, 09:48 AM
Tango có Sway như Waltz vì cùng sữ dụng những vũ hình ( như Over sway throw away , Sway ) nhưng không có rise & fall như Waltz ; V.W như Ảndrew Sinkinson nói thì cho phép sway nhẹ thôi , nhìn Mirko Gozzoli nhãy V.W thì nhận ra ngay vì cách nhãy cũa Mirko đều là như thế .

Lead
03-04-2012, 10:09 AM
Thực tế khi nhảy V. W cũng nên có một chút xíu rise and fall cho nó bay bay đẹp mắt các bác nhỉ ?

khng
03-04-2012, 10:55 AM
Ồ, tùy bài và tùy trường phái:
- Ví dụ như có bài thì mình không hệ rise - fall và cảm giác yên bình, bay lượn nhẹ nhàng (đi nhảy với vợ cũng hay phải xài kiểu này lắm, lắm khi còn ra rỉ tai DJ hoặc 10 ngàn cho DJ).
- Có bài thì như muốn vút lên khỏe khoắn thì phải có chứ, chân bước dài, không CBM, không trùng gối và nhún cổ chân thì hỏng mất cặp giò - thế nên khi đã CBM và trùng gối (nhẹ thôi) thì là có Rise - Fall rồi. Và thậm chí còn tập thêm kỹ thuật rướn thân để có cảm giác bay.
- Tiếp sàn bước 1 bằng gót - mũi, đến bước 2, bước 3 là mũi thì là có Rise - Fall rồi. Và trường phái Nga (có lắm người còn gọi là trường phái Spartac - mình cũng không hiểu về chuyện này) thì chắc chắn có Rise - Fall.
- Các cụ theo cổ điển xa xa thì không có Rise - Fall.
A, chắc còn theo hệ syllabus hay dancesport? Mình cũng không rõ lắm. Các bác cứ phát biểu thôi. Thêm cách nhìn nhận để xử lý cũng là cái hay.

khng
03-04-2012, 11:37 AM
http://www.youtube.com/watch?v=6wMoB3WQ900&feature=fvwrel (http://www.youtube.com/watch?v=6wMoB3WQ900&feature=fvwrel)
http://www.youtube.com/watch?v=Wfu8VaixdHE&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=Wfu8VaixdHE&feature=related)
http://www.youtube.com/watch?v=3LrM4hvb4yg&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=3LrM4hvb4yg&feature=related)

Trên là 3 Youtube. Mình để ý thấy ở số 1, có nhiều lần giáo viên ở nhịp 1 còn không khóa chân.
Ở youtube số 2 và 3, Lead xem về cách dạy và phân tích xem nhé. Rất hay cho Lead khi đi dạy đấy.

TuyCan
03-04-2012, 12:27 PM
Thực tế khi nhảy V. W cũng nên có một chút xíu rise and fall cho nó bay bay đẹp mắt các bác nhỉ ?


Các GK lão thành ỡ Blackpool rất khó tính và không chấp nhận rise & fall , họ chĩ chấp nhận sway một ít thôi , không nhiều như Waltz ./.

khng
03-04-2012, 12:46 PM
Các GK lão thành ỡ Blackpool rất khó tính và không chấp nhận rise & fall , họ chĩ chấp nhận sway một ít thôi , không nhiều như Waltz ./.
Thực tế thì có những bản VW mà Rise - Fall thì không hợp lý. Và cảm giác body trên trời, phần chân - "cơ sở hạ tầng" phục vụ "thượng tầng kiến trúc" - body cũng rất tuyệt vời. Cảm giác khi nhảy có Rise - Fall là cảm giác bay lượn như chim, còn cảm giác không Rise - Fall là cảm giác ông chủ, cảm giác quý tộc - trên hết cả, và nếu partner không chơi vụ Sangxô Păngxa (thỉnh thoảng kéo ông chủ Đôn Kisốt tụt xuống đất) thì rất tuyệt - nhất là nhảy với vợ. Nhưng các bà vợ "lão thành" hình như có xu hướng kéo các ông chồng tụt xuống đất (không phải là kéo thứ gì ở ông chồng tụt xuống đất đâu, kéo cả ông chồng kia - hi hi), đúng không bác Tuý?
Chắc với những người còn trẻ (không "lão thành") thích có Rise - Fall chăng? Em nói khiêu vũ thôi đấy nhé (mọi người lưu ý nhé!).

khng
03-04-2012, 12:49 PM
À, các cuộc thi hay Festival ở Nhật thì Rise - Fall thoải mái hơn thì phải.
Em tập theo các kiểu - loạn xạ - nên có thể đi thi cả ở Blackpool hay Tokyô được. Hi Hi.

TuyCan
03-04-2012, 08:12 PM
Cứ vào 8 giờ tối ngày 1/1 mỗi năm , đễ chào mừng năm mới , đài TH PBS ỡ Mỹ phát sóng tiếp vận chương trình nhạc Johan Strauss cũa dàn nhạc giao hưỡng Vienna Philharmonic Orchestra ỡ nước Áo toàn nhạc V.W và có đoàn múa Ballet danh tiếng thế giời nhãy múa phụ họa theo dàn nhạc ; bài Dòng Sông Xanh thường được chơi mỗi năm và xem các tay múa Ballet trẽ tuỗi nhãy múa V.W thì trông sướng măt vố cùng ! Cứ nhãy V.W võn vẹn với 3 vũ hình như trong competitions thì tôi chẵng khoái xem cho lắm .

khng
04-04-2012, 05:40 AM
Đúng là có thể bổ sung các kiểu:
- Đang quay phải hoặc quay trái, nam có thể bỏ bước và quay nữ dưới tay 1 lần để đổi chiều quay (nhiều người quay vài vòng nhưng lại là cản trở người khác, dùng cách quay 1 vòng để đổi chiều khó hơn nhiều) như kiểu Joanne Bolton và Timophy khi nhảy với bài My Sweet and Tender Beast.
- Đang quay trái trên line of dance, nếu có không gian, làm luôn Contra Check rồi đổi sang quay phải.
Và nhảy có hồn, hòa với âm nhạc được, tạo được hứng khởi cho người nghe nhìn thì cũng không nhàm chán lắm.

khng
15-04-2012, 10:15 AM
Về hướng nhìn của nam:
- Khi quay phải, trong 2 phách đầu thì nhìn phía trên bàn tay trái khoảng 20 cm, trong 1 phách tiếp đổi sang nhìn tai phải của nữ (quá 1 tý, ngắm cũng được và không phải trả tiền để ngắm như trong bảo tàng hay đợt thi hoa hậu), 2 phách đầu của lùi thì nhìn tai phải nữ, phách cuối là để quay đầu đổi sang nhìn tay trái mình. Làm vậy thì là để tạo sự "bay lên" ở khi tiến, tạo sự ân cần (ra vẻ thế mà) với bạn nhảy. Nguyên nhân sâu xa thì là tạo dáng và tạo độ mượt, sự cân bằng trong chuyển động.
- Khi quay trái, việc đảo hướng nhìn ít hơn rất nhiều. Hoặc không đảo cũng có thể chấp nhận được.
Với nữ thì không đảo gì cả. Cứ để (và tận hưởng cảm giác) được nhìn, làm ấm má, tai bằng mắt của cái tên đang "vừa bê vừa chạy vừa thở phì phò". Hi Hi. Chứ còn nhìn mắt nhau thì va các đôi khác là chắc chắn, mà nhìn thế mấy phút thì chán lắm.:113:

khng
22-04-2012, 07:33 AM
Khi dẫn, tay phải nam mỏi khi nữ cứ muốn "áp sát" hoặc "gù lưng" dúi cả khung vào nam để tránh đụng chạm phần cao hơn vòng 2 khoảng 20 cm vào người dẫn thay vì bẻ vai, tạo áp lực nhẹ lên tay phải của nam. Lúc đó thì coi như xong tay phải.
Tay trái nam mỏi khi các lady đáng lẽ nâng khuỷu tay phải lên ngang vai thì thả xuống thấp hơn. Thế là vừa phải nâng tay (như tay Siu thì thôi rồi), vừa phải lái một cái xe đạp mà ghi đông, phuốc tăng đều lỏng lẻo.
Thế mới biết, nam giới có làm tốt được việc mình hay không còn lệ thuộc vào các bà.

Lead
22-04-2012, 05:33 PM
- Hạ trọng tâm rồi đưa chân ra hay vừa hạ trọng tâm, vừa đẩy chân trụ và vừa mềm chân tiếp sàn ở bước 1 (bằng gót), đã có nhiều kiểu ứng xử rồi. Thậm chí, có người còn lướt nhẹ cạnh ngoài bàn chân trên sàn rồi không tiếp sàn bằng gót cho êm và đẩy ngang luôn.
- Khung vai chao nghiêng ở mức nào? Có người chỉ bập bềnh hai cánh tay chứ vai vẫn nằm ngang (không chao nghiêng người), có người thì nghiêng trước khi bước, hoặc đảo vai đến 2 lần trong 1 nhịp nhạc và làm quá nhanh so với khung của người dẫn. Nhiều người mới ở phách 3 đã đảo vai ngay...
- Tạo độ rướn của cơ thể như thế nào?Mấy cái trên hiểu như thế nào hả bác khng ơi ?

Đếm 2 và đếm 5 trong các bước xoay phải và trái đều ko tiếp sàn bằng cả bàn mà chỉ kịp tiếp sàn bằng phần ức bàn chân (ball) thôi bác khng nhỉ ?

khng
23-04-2012, 06:14 AM
Mấy cái trên? Như vậy là hết các gạch đầu dòng đó à?
- Nếu quan sát kỹ trên sàn thì sẽ thấy: Những ai tập, nhảy SW mà thao tác lần lượt hạ thấp người, đưa chân ra, đẩy chân trụ ở các bước (step) thì VW họ cũng ứng xử như vậy. Nhưng có những người vừa hạ trọng tâm ở phách 1, vừa đẩy chân trụ. Nếu nhìn chân những người ở nhóm 1 thì thấy rất đẹp (thể hiện được chân dài) nhưng nhìn vai, lưng, dáng nhảy thì lại cứng hơn rất nhiều nhóm hai (không bàn đúng sai đâu nhé). Hai kiểu đi này, nếu ghép vào 1 đôi thì người nhóm 1 sẽ bảo người nhóm hai đi nhanh hơn nhạc (nhưng thực chất vẫn đúng các phách), người nhóm 2 sẽ bảo người nhóm 1 nhảy sao mà nặng thế, cứ muốn lôi nhau tụt xuống ngồi bệt lên sàn. Và khi sự chênh lệch này vượt quá khả năng điều chỉnh tạo được sự hòa hợp với nhau thì sự "chia chân", "mời 1 lần rồi thôi" là điều chắc chắn.

khng
23-04-2012, 06:16 AM
Và theo mình hiểu, quan sát đĩa quay các cuộc thi quốc tế ở những vòng cuối(ở Nhật và Anh kia), người ta di chuyển theo kiểu thứ 2.

lannguyen
24-04-2012, 02:55 AM
Và theo mình hiểu, quan sát đĩa quay các cuộc thi quốc tế ở những vòng cuối(ở Nhật và Anh kia), người ta di chuyển theo kiểu thứ 2.

@ Khng
1 ) Đề dể cho việc góp ý cho phép Hlân được ghi lại nhu sau :
1a ) http://www.youtube.com/watch?v=6wMoB3WQ900&feature=fvwrel (http://www.youtube.com/watch?v=6wMoB3WQ900&feature=fvwrel)
1b ) http://www.youtube.com/watch?v=Wfu8VaixdHE&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=Wfu8VaixdHE&feature=related)

1c ) http://www.youtube.com/watch?v=3LrM4hvb4yg&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=3LrM4hvb4yg&feature=related)
2 )..... Và theo mình hiểu, quan sát đĩa quay các cuộc thi quốc tế ở những vòng cuối(ở Nhật và Anh kia), người ta di chuyển theo kiểu thứ 2.
.... Với bài viết này có phải Bạn Khng muốn nói theo đoạn video clip ở 1b không ?
3 ) Phần góp ý cũa Hlân
@ Các Bạn :Tất cả những gì Hlân đang theo học đều theo hệ thống của ISTD thôi , để tránh sự tranh cãi nhầm lẫn trong lúc cùng tranh luận sau này ( khi mỗi người theo 1 hệ thống khác nhau )
3a ) Hiện tại theo ISTD đã có 2 bộ sách giáo khoa dành cho 2 style : American và International
3b ) Ở video clip ( 1a ) Người ta đang dạy theo style American
3c ) Ở video clip ( 1b & 1c ) Người ta đang dạy theo style International

khng
25-04-2012, 07:08 AM
Còn cách thứ nhất mà mình nhắc đến là do nhiều người đi học các lớp dancesport ở các Trung tâm lớn về trao đổi lại. Nhưng mình không nhất trí lắm vì:
- Nhảy như thế rất vất vả, trái với sự chuyển động tự nhiên.
- Người Việt vốn chưa cao, lại khi ở trạng thái xuất phát của vũ hình mà "như ngồi trên ghế" để đưa chân ra thì trông lại càng thấp. Nhất là nhảy standard, người ta phải thể hiện tính quý tộc, thanh cao chứ không thể hiện "quý tộc lùn".
- Và chả biết CBM thế nào cho thoải mái.

khng
03-05-2012, 05:13 AM
- Tay trái có tác dụng gì, đến đâu khi dẫn.

Tay trái của nam cũng như tay phải của nữ trước hết là tạo khung cân bằng, rồi cho đẹp, cân đối (nhiều cặp phô diễn kỹ thuật bỏ tiếp xúc này đi vẫn nhảy tốt được, nhưng rõ ràng là đẹp thì không). Tiếp theo là bổ trợ, điều chỉnh vào góc quay của cặp nhảy. Nhiều lúc cần quay "già" lên hoặc "non" đi so với góc chuẩn. Như vậy, nam dùng tay trái là tiện nhất, chính xác nhất và êm nhất. Cũng như đi xe máy, khung tay lái rộng thì lái nhẹ hơn, dễ hơn so với khung tay lái hẹp.
Và khi mà sàn đông, hoặc khi nữ luyện chưa đến nơi đến chốn, chưa có độ "đều tăm tắp" các góc quay của từng bước (step) thì tay trái của nam là một giải pháp tốt trong dẫn nhảy. Nhưng nếu nữ không giữ khung ổn định ở phần tay - vai phải của mình thì quả là kinh khủng cho tay trái của nam. Đẩy thì lực mất hút, kéo thì chẳng có hiệu quả. Như lái một cái xe đạp mà ghi đông lỏng toẹt. Tay trái nam mỏi là vì vậy, và nếu lady có bắp tay hoành tráng mà lại có xu hướng thả lỏng tay phải thì nên cố gắng tự nhủ để mỉm cười: Ta đang vừa nhảy vừa trổ tài nâng tạ đây. Mà tạ này là chú ỉn con: Vừa nặng tầm đó, vừa không ổn định, hay lúc lắc.

khng
03-05-2012, 05:20 AM
Đếm 2 và đếm 5 trong các bước xoay phải và trái đều ko tiếp sàn bằng cả bàn mà chỉ kịp tiếp sàn bằng phần ức bàn chân (ball) thôi bác khng nhỉ ? (câu hỏi của Lead)
Đúng là vậy. Và tiếp sàn bằng ức bàn chân để còn quay chứ.
Người ta hoặc quay trên mũi (balê chẳng hạn) hoặc quay trên ức bàn chân (dân mê tốc độ của VW, hoặc mê sự thanh lịch, nhẹ nhàng của SW) hoặc trên gót. Không có ai dùng được 2 trong 3 điểm trên tiếp sàn mà quay được cả. Tâm quay chỉ có 1 thôi mà.

khng
15-05-2012, 03:29 PM
Rất nhiều người kêu mỏi vai (do phải giữ khung) và mỏi cổ do phải nghiêng về bên trái. Mình đề nghị cách tập như sau:
- Khi nghiêng đầu, phần áp lực hơi dồn ra sau, phía bên trái để tỳ lên tay phải nam 1 chút.
- Mua 1 cặp tạ nhựa về đổ nước vào để có khối lượng khoảng 1,5 kg 1 quả. Sáng ra hai tay hai quả cứ thế mà quay. 30 tuổi thì quay 30 vòng; 40 tuổi thì quay 40 vòng. Mỗi sáng làm 3 lần quay như vậy. Bảo đảm sau 1 tháng hết cả mỏi vai, gáy, cổ dù cho có phải quay 80 vòng, 3 lần quay.
Mà làm như vậy tạo được những cánh tay rất đẹp cho nữ: Các madam hay mặc váy để lộ cánh tay, nếu cứ thấy hai cái túi lõng thõng treo ở phần từ khuỷu tay đến vai thì rất "đau mắt" và thê thảm. Tập vậy thì 2 túi sẽ dần dần biến mất.
Để những thứ khác đẹp hơn, phải hỏi Lead vì anh ta là giáo viên, nhiều bài phép hơn mình.

khng
31-10-2012, 06:19 AM
Luyện cổ chân rất đơn giản:
- Bắt đầu bằng đứng chụm hai chân, kiễng trên mũi chân rồi hạ xuống theo bài nhạc VW nào đó (từ chậm như "Morning has broken" chuyển sang nhanh đủ 60 nhịp/phút. Tất nhiên ngày đầu tập khoảng 5 lần, mỗi lần nhún kiễng 50 cái. Sau 1 tuần nâng thêm 20. Bao giờ 1 bài nhún kiễng đủ 200 cái thì cứ giữ đều đều mức đó là khá lắm rồi.
- Ai khỏe hơn, muốn tiến xa hơn thì chuyển sang kiểu sau: Kiếm miếng gỗ dày khoảng 2,3 - 3 cm. Gót chân dưới sàn, ức bàn chân trên miếng gỗ và cũng nhún kiễng như trên.
- Tranh thủ luyện khung vai luôn, người thả lỏng (để giữ thăng bằng tốt).
Tập luyện rất đơn giản và rất dễ. Nhưng lại rất khó ở chỗ say mê và duy trì đều đặn.
Luyện tập đều đặn kiểu này sẽ dẫn đến 2 kết quả:
1. Nhảy VW tốt hẳn lên, sự hài lòng đối với bản thân tăng lên, khỏe lên.
2. Mắt dễ bị đau (khi nhìn các cổ chân lẹt bẹt), mồm dễ bị dẩu ra, nhất là các madam (do chê những người không kiễng nhún tốt).
Thế nên cần cảnh giác nhé.

Phoenix HCMC
02-11-2012, 10:41 AM
Mình rất thích topic này nên muốn gửi lời cám ơn chung tới tất cả các bạn đã cung cấp thông tin, kiến thức về V.W trên đây. :41::41:

Phoenix HCMC
03-11-2012, 07:43 PM
Mình vào youtube thấy WDSF tổ chức tập huấn Viennese Waltz với 1 số figures mới. Cập nhật thông tin vào Haiduongdancesport nhé.
http://www.youtube.com/watch?v=Q1G-h_DYQ6s

khng
04-11-2012, 10:03 AM
Đây là chiêu dùng các bước Pivot, nhưng vụ này chỉ áp dụng được với điều kiện:
- Nhạc không nhanh quá, cỡ 52 - 55 nhịp 1 phút.
- Sàn vắng - cho thi đấu thì được, sàn đông thì nguy hiểm lắm.
- Kỹ năng quay pivot tốt, dân nghiệp dư yếu nhất điểm này.
- Khả năng dẫn của nam phải được nâng cấp so với khiêu vũ bằng các vũ hình quay trái quay phải bình thường vì pivot ở VW khó hơn.
Ai mà thích và có khả năng thì chơi 1 chuỗi pivot trái (reverse pivot) xem. Gọi là "khôn ngoan đến cửa quan mới biết" - hi hi.

khng
22-01-2013, 12:03 PM
A, chia góc khác nhau không phải do ta tự chia mà do:
- Độ dài ngắn của phách nhạc.
- Thế và vị trí của bàn chân, cách tiếp sàn.
- Sự chủ động quay bằng vai kết hợp lưng.
- Khả năng quay (tích, giữ và nhả năng lượng rồi lặp lại) - nếu bước 3 không thả lỏng người thì càng quay càng nhanh và rồi càng khó làm chủ tình hình.
Nếu còn cố sử dụng chân thì không đúng hay khó đúng nữa - mình nghĩ vậy.
Một điều quan trọng là bước 1 tích năng lượng, bước 2 giữ và bước 3 nhả - thả lỏng người: Như vậy bước 1 nhấn. Bước 2 bảo đảm giữ trên mũi (ball) - cổ chân mà yếu không giữ được trên mũi thì hạ gót mà hạ gót rồi thì không quay được nữa.
Mình không chạy quanh nhau như nhiều người (và SW có figure như vậy) mà đúng như yêu cầu của quay tại chỗ - luôn ở tư thế đối diện, closed (không phải là chạy vòng quanh nhau quanh 1 điểm giữa hai người).
Mấu chốt là ở các bước 1, 4 thì từ chân đến vai phải thành trục quay để quay thân mình - thế nên mới có chuyện quay trái thì chân trái sẽ khoá sau chân phải khi chân phải làm bước 1. Quay phải thì chân phải sẽ khoá sau nếu chân trái làm bước 1 (đúng cho cả nam và nữ).
Và như vậy, quay phải tại chỗ khó hơn quay trái tại chỗ do quay phải, yêu cầu chân trái làm trụ (khi chân trái làm bước 1) mà chân trái yếu hơn chân phải là phổ biến.
Lên My Home chăng?

khng
15-09-2017, 06:41 PM
Lâu lắm rồi bận quá nên ko viết gì cả.
Giờ mình nhảy VW cũng đã khác: Có cả bước 3 chập lệch 2 bàn chân độ 5 cm để luôn quay đúng góc cho mềm và không tốn năng lượng.
Ví dụ ở quay phải thì ở phách 3, mũi bàn chân phải phía sau mũi chân trái khoảng 5 cm và do quán tính quay, kết quả là được 2 bàn chân song song, 2 bàn chân ngang bằng nhau.
Ở phách 6 thì mũi chân trái lại ở trước mũi chân phải cỡ 5 cm và kết quả là dance line được giữ nguyên với 2 bàn chân ngang bằng nhau.
Nhưng nhớ đẩy ngang ở bước 2 và bước 5 nhé. Và để làm được điều đó thì nhớ CBM nữa.

Admin
09-11-2017, 09:36 AM
Cảm ơn chia sẻ của bác rất hữu ích ạ!

khng
14-12-2017, 09:04 PM
Lâu lắm rồi bận quá nên ko viết gì cả.
Giờ mình nhảy VW cũng đã khác: Có cả bước 3 chập lệch 2 bàn chân độ 5 cm để luôn quay đúng góc cho mềm và không tốn năng lượng.
Ví dụ ở quay phải thì ở phách 3, mũi bàn chân phải phía sau mũi chân trái khoảng 5 cm và do quán tính quay, kết quả là được 2 bàn chân song song, 2 bàn chân ngang bằng nhau.
Ở phách 6 thì mũi chân trái lại ở trước mũi chân phải cỡ 5 cm và kết quả là dance line được giữ nguyên với 2 bàn chân ngang bằng nhau.
Nhưng nhớ đẩy ngang ở bước 2 và bước 5 nhé. Và để làm được điều đó thì nhớ CBM nữa.

Làm vậy để giữ được dance line.
Lúc đầu mình quá chú trọng vào bước 1 (dài quá) làm mất khả năng đẩy chân trụ cho bước 2 cân xứng (và rất nhiều người nhảy cùng mình cũng mắc điểm này nên các bước 2 và 3 quá ngắn nên thiếu nhạc bước 2, thừa nhạc ở bước 3).

khng
11-01-2018, 07:15 PM
Vừa rồi đi lên sàn, chơi VW. Mình đã vào trong để quay tại chỗ và nhường một khoảng rộng đến 3m cho mọi cặp khác. Thế mà vẫn bị 1 cặp đâm vào. Ra còn bị tay dẫn trách là chiếm vị trí cản trở họ, họ khoe là đã đi học những thầy giỏi nhất Việt Nam, biết rất kỹ về nhạc, dance line, hướng quay...Mình chỉ bảo là lúc nhảy cả cặp anh cứ nhìn xem cặp tôi chơi thế nào thì đi lệch hướng và đâm vào bọn tôi thôi. May là người theo của tay dẫn ra bảo "anh chị này nhảy đẹp nhất, anh phải học theo đi". Mình đáp lễ là "cảm ơn madam, còn kém lắm và vẫn luôn phải tập luyện, bọn tôi còn kém cả việc chém gió như nhiều người khác".
Cũng như đi xe máy hay xe đạp (chưa có ô tô nên không có kinh nghiệm như Chiến), nếu ta cứ chăm chăm vào chỗ nào đó thì sẽ đưa xe vào đó. Nên thời gian quan sát giữ hướng là chính - đến 80%, còn lại là dự đoán xem ai sẽ cản trở mình, mình có khả năng va vào ai Và Tránh. Còn tránh không xong thì cười - chuyện bình thường.

khng
02-02-2018, 10:35 AM
Nhà ta lâu chẳng ai trao đổi với nhau. Chắc do smartphone rồi? Hôm qua mình cũng phải quát con gái lớn vì khi ăn cơm, tay phải dùng thìa, tay trái bấm điện thoại. Nói theo hòa thượng Thích Nhất Hạnh là đang không "tỉnh thức": Ăn mà không biết ăn gì vì tâm trí để vào điện thoại.
Kỹ năng khiêu vũ hình thành từ nhiều điểm liên quan đến nhau như một cái vòng tròn. Những điểm đột phá là nghe giảng hoặc trao đổi để vỡ lẽ ra, để hướng dẫn cái chân, cái tay...; luyện tập để chuyển thành phản xạ tốt và nhanh, nhiều khi nhanh đến vô thức. Các cuộc trao đổi nhằm đến cái đích là vỡ lẽ ra, phấn khởi hơn như đi sàn thấy lèo tèo thì cũng thấy không hào hứng, không có sự học hỏi...
Thay trao đổi và rèn luyện bằng đọc smartphone thì không ổn.

khng
15-02-2018, 08:28 PM
Chúc mừng năm mới, chúc sức khỏe và may mắn tới những ai còn vô diễn đàn nhé.

khng
10-01-2019, 01:13 PM
Sau mấy năm viết và thảo luận, giờ mọi người giỏi rồi nên ko buồn nghĩ và viết ra nữa ha.
Chúc mừng năm mới.

lehuankd
09-11-2022, 12:00 PM
Mình hay nhầm ở bước 2-5