PDA

View Full Version : Slow Foxtrot có những gì giống và khác với SW và Tango



khng
01-07-2012, 06:41 PM
Có nhẽ chúng ta phát triển thêm 1 chủ đề để không khí trao đổi đỡ buồn nhỉ? Tất nhiên điều đó không có nghĩa là những vấn đề trước đây đã bàn đến hết thời rồi.
Xem thi đấu, thậm chí thi đấu quốc tế, khi thấy những sơ suất của vận động viên, nhiều người bĩu môi "Thế mà cũng đi nhảy, đi thi". Nhưng thực ra lỗi của chúng ta có khi còn nhiều hơn, cơ bản hơn. Có lắm madam là cô giáo hét ra lửa (với học sinh và phụ huynh), nhưng trên sàn khi nghe thấy mình bảo "ông bạn mình đang ngồi xem để góp ý sau khi nhảy - lúc chúng ta uống bia đấy" là chân run lẩy bẩy, nhảy nhạt nhẽo, thiếu điều đánh nhạc bằng răng. Thế nên các vấn đề trước đây vẫn luôn mới với nhiều người.
Quay lại chủ đề chính: SF là một thứ mà nhiều người mơ nhảy được nó với đúng ý nghĩa là SF. Việc chúng ta là bàn với nhau phân tách ra để cùng nhau "ở mãi với hoa thì thấy mùi thơm cũng nhạt đi - tức là chúng ta đã thơm lên".

Lead
01-07-2012, 06:45 PM
Nhân đây xin được hỏi các bác, có bác nào có cuốn sách: Question and Answer ballroom ko ạ ? E đang tìm cuốn này ạ. Bác Khng, bác TuyCan có ai có ko ạ ?

Mong ý kiến của 2 bác về sự giống và khác nhau ở trên.

TuyCan
01-07-2012, 09:55 PM
Về phong cách , mỗi điệu nhãy có đặc trưng riêng :
1. Slow Foxtrot : elegance và fluidity .
2. Waltz : sentimental .
3. Tango : passion , power .
Nhạc cũa SF và Waltz là liên tục ( Legato ) nên bước nhãy cũng dịu dàng và liên tục theo nhạc , nhạc cũa Tango là ngắt khoãng ( staccato ) nên bước nhãy cũng mạnh , gọn và sắc như nhạc . Nhiều người học nhãy thường hay nóng vội , tiếc tiền , cứ muốn thầy dạy cho mình thật nhiều bước , nên đã không chú trọng đến kỹ thuật cơ bãn nên học mãi mà vẫn chưa nhãy được tốt là vậy .
Khi xem những bài biễu diễn cũa các tay nhãy cự phách thế giới , tôi chú trọng đến cách họ thễ hiện các điễm đặc trưng cũa mỗi điệu nhãy như thế nào hơn là xem và bắt chước các bước nhãy cũa họ : bước nhãy thì rất nhiều , học không hết và nhớ không nỗi , nhưng kỹ thuật chĩ có một , tôi vẫn nghĩ như thế , và vì vậy tôi chú trọng đến cách nhãy nhiều hơn là bước nhãy . LESS MEANS MORE tiếng Mỹ có nghĩa là " tuy là ít bước , nhưng có nhiều chất lượng " , đó là lời khuyên cũa các thầy dạy nhãy ! Các bạn đang học nhãy cứ làm như thế , và kiên nhẫn , thì sẽ mau nhãy tốt thôi . Mỗi ngày tôi cũng dành ra một ít thì giờ đễ tập như thế luôn và tập thêm một vài bước mới cho vui .

TuyCan
02-07-2012, 04:18 AM
Khi tôi xem 2 thí sinh nữ tuỗi 18 được vào Top 20 cũa SYTYCD đêm 27/6 nhãy biễu diễn chung với 1 thí sinh nam khoãng 20 tuỗi trong điệu Chachcha , điều tôi ấn tượng nhất , không phãi là các bước nhãy cũa họ vã lại bài nhãy cũa họ không có nhiều bước Chachcha cầu kỳ , mà là cách họ chuyễn động cơ thễ , cách đánh đầu , cách múa tay , và thần sắc vui tươi và tự nhiên cũa họ và đặc biệt là họ chẵng cần phãi õng ẹo hay sexy gì cã ; các GK đã nức nỡ khen họ , và cô GK chuyên về KVTT Mary Murphy cũng nói là trong tương lai họ sẽ là nhà vô địch Latin cũa Mỹ . Thi nhãy ít ra cũng phãi là như thế !Trong số 10 thí sinh nữ ( và 10 thí sinh nam ) vào Top 20 cũa SYTYCD mùa này thì có 3 chuyên về KVTT, và đó là một vinh dự cho môn KVTT !

khng
03-07-2012, 06:40 PM
Về phong cách , mỗi điệu nhãy có đặc trưng riêng :
1. Slow Foxtrot : elegance và fluidity .
2. Waltz : sentimental .
3. Tango : passion , power .
Nhạc cũa SF và Waltz là liên tục ( Legato ) nên bước nhãy cũng dịu dàng và liên tục theo nhạc , nhạc cũa Tango là ngắt khoãng ( staccato ) nên bước nhãy cũng mạnh , gọn và sắc như nhạc . Nhiều người học nhãy thường hay nóng vội , tiếc tiền , cứ muốn thầy dạy cho mình thật nhiều bước , nên đã không chú trọng đến kỹ thuật cơ bãn nên học mãi mà vẫn chưa nhãy được tốt là vậy .
Khi xem những bài biễu diễn cũa các tay nhãy cự phách thế giới , tôi chú trọng đến cách họ thễ hiện các điễm đặc trưng cũa mỗi điệu nhãy như thế nào hơn là xem và bắt chước các bước nhãy cũa họ : bước nhãy thì rất nhiều , học không hết và nhớ không nỗi , nhưng kỹ thuật chĩ có một , tôi vẫn nghĩ như thế , và vì vậy tôi chú trọng đến cách nhãy nhiều hơn là bước nhãy . LESS MEANS MORE tiếng Mỹ có nghĩa là " tuy là ít bước , nhưng có nhiều chất lượng " , đó là lời khuyên cũa các thầy dạy nhãy ! Các bạn đang học nhãy cứ làm như thế , và kiên nhẫn , thì sẽ mau nhãy tốt thôi . Mỗi ngày tôi cũng dành ra một ít thì giờ đễ tập như thế luôn và tập thêm một vài bước mới cho vui .
Vài ngày bác tập thêm một bước mới thôi thì cũng là tấm gương sáng cho nhiều, nhiều người lắm rồi chứ chưa nói "Mỗi ngày tập thêm một vài bước mới cho vui".
Tất nhiên cách chuyển động - hay gọi là kỹ thuật chuyển động - thì quan trọng, cực kỳ quan trọng rồi. Nhưng để rèn luyện nó thì vẫn phải thông qua các figure.
Ta bàn dần dần vậy:
Trước tiên là các thuật ngữ Legato và Staccato, có thể xem (và nghe clip) sau:
http://www.ehow.com/video_2388699_piano-staccato-legato-techniques.html.
Như vậy footwork cũng phải thể hiện sắc thái của các phách.
SW và SF thì footwork cũng thể hiện sự mềm mại Legato, có điều SF thì mềm hơn, nhấn nhá hơn rất nhiều. Sự giống và khác về cách "ra chân" giữa SW và SF trước hết là vậy (nhạc thì luôn là liên tục, không có ngắt khoảng nhưng cách thể hiện các phách theo Legato và Staccato thì khác nhau).

TuyCan
04-07-2012, 06:48 AM
Vài ngày bác tập thêm một bước mới thôi thì cũng là tấm gương sáng cho nhiều, nhiều người lắm rồi chứ chưa nói "Mỗi ngày tập thêm một vài bước mới cho vui".
Tất nhiên cách chuyển động - hay gọi là kỹ thuật chuyển động - thì quan trọng, cực kỳ quan trọng rồi. Nhưng để rèn luyện nó thì vẫn phải thông qua các figure.
Ta bàn dần dần vậy:
Trước tiên là các thuật ngữ Legato và Staccato, có thể xem (và nghe clip) sau:
http://www.ehow.com/video_2388699_piano-staccato-legato-techniques.html.
Như vậy footwork cũng phải thể hiện sắc thái của các phách.
SW và SF thì footwork cũng thể hiện sự mềm mại Legato, có điều SF thì mềm hơn, nhấn nhá hơn rất nhiều. Sự giống và khác về cách "ra chân" giữa SW và SF trước hết là vậy (nhạc thì luôn là liên tục, không có ngắt khoảng nhưng cách thể hiện các phách theo Legato và Staccato thì khác nhau).


Mới cũa mình , nhưng cũ cũa thiên hạ đấy chứ , nhưng vì biết được tên và chút gốc gác nên tập cũng vui và tập mãi cũng nhãy được !

khng
04-07-2012, 12:03 PM
Dạ, mới đối với mình - tất nhiên là thế.
Cái khó nhất là với một vài figure, ta luyện chuyển động cơ bản như footwork, CBM, giữ khung vai... Đây là vấn đề luyện chứ không phải nắm sơ sơ rồi coi là biết rồi để chuyển sang figure khác. Phải luyện đến khi không cần để ý đến các kỹ thuật trong đó nữa - luyện đến quên đi, không cần nghĩ. Và với điệu nhảy nào cũng vậy.
Cả SF và Tango đều là nhạc 4/4, đều có chậm nhanh nhanh, đều có nhanh nhanh nhanh nhanh - với 4 phách tạo nên 3 bước (trong 1 nhịp) hoặc 4 bước. Thế nên giống nhau là ra chân có chậm và nhanh đan xen nhau. Như vậy, việc luyện 1 bước chậm kéo dài bỏ qua 1 phách và bước nhanh kéo dài giữa 2 phách là rất cần để ý. Và điều này ở SF, Tango và Quick Step là giống nhau. Khác nhau là các bước nhanh chậm của Tango cần hướng tới có độ dài bằng nhau và có thể dừng (pause) 1 chút để "nổi vị" Tango lên - nhiều người lợi dụng điểm này để tính bước tới như thế nào cho phù hợp sắc thái bản nhạc, sàn.... Còn SF thì do chuyển động là mượt, đều và êm nên sẽ có bước dài (step chậm) và bước ngắn (step nhanh). Độ chênh có thể không nhiều do 1 phần thời gian bước chậm dùng vào "nhấn nhá" từ gót sang mũi nếu là bước tiến, từ mũi sang gót nếu là bước lùi (tính cho nam).
khng hiểu vậy, không biết thế có đúng không? Bác Tuy Can và Lead cho ý kiến nhé.

Lead
04-07-2012, 04:03 PM
Như vậy, việc luyện 1 bước chậm kéo dài bỏ qua 1 phách và bước nhanh kéo dài giữa 2 phách là rất cần để ý.

Cái này tập cũng mệt lắm lắm bác Khng nhỉ!

TuyCan
04-07-2012, 07:37 PM
Cái này tập cũng mệt lắm lắm bác Khng nhỉ!


Học dancing thì phãi vận dụng đầu cỗ vai thân mình và tay chận , luôn cã tim và óc , chưa kễ đến cái năng khiếu và ngoại hình trời cho . Nhìn vào những tay cao thũ dancing , người nào cũng cao , cũng đẹp người , bãnh trai bãnh gái cã , vì thế mà xem họ nhãy ai cũng khoái !

khng
05-07-2012, 09:37 AM
Học thì cũng còn dễ vì chỉ việc nghe và nhớ. Nhưng để nhảy được thì phải luyện, biến cái trong đầu thành chuyện chuyển động tự nhiên, đến mức quên luôn kiến thức đi (có ai lúc đi lại phải phân tích, nhớ là phải đẩy chân, nhón gót, mạnh nhẹ, dài ngắn bước, phối hợp với tay, đầu... thế nào đâu).
Cái luyện đấy thì mới khó - muốn rút ngắn thời gian luyện tập thì phải luyện tập và cảm nhận để khi bắt đúng rồi, so sánh với kiến thức trong đầu (từ bài giảng, xem đĩa, lời góp ý tốt...) thì nhớ lấy và làm đi làm lại cho thành tự nhiên.
Nhiều người luyện một cách vô hồn thì có luyện mấy cũng không xong - vì đầu óc để ở chỗ khác mất rồi.

khng
05-07-2012, 09:53 AM
Rèn luyện một ngày là lượm được kết quả một ngày, luyện một khắc là được kết quả trong một khắc. Kim Dung - Tiếu ngạo giang hồ.

TuyCan
06-07-2012, 05:55 AM
Smile & happiness là 2 điều tôi thường thấy trên gương mặt cũa các tay nhãy chuyên nghiệp cự phách nhãy sft ./.

kitchut
06-07-2012, 02:00 PM
:2::2:các bác bàn tán chuyện trò về dance làm cháu thèm quá đi.....híc....híc....

khng
06-07-2012, 06:45 PM
Smile & happiness là 2 điều tôi thường thấy trên gương mặt cũa các tay nhãy chuyên nghiệp cự phách nhãy sft ./.
SW thì ánh mắt phải mơ màng theo nhạc, Tango thì mặt phải lạnh, VW và Q.Step thì còn phải thở và tập trung. Chỉ còn SF với tốc độ vừa phải, chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển là cho phép thể hiện smile và happiness thôi - à còn cả tính chất bản nhạc nữa cũng đóng góp vào đó (như bản My Moonlight Memories chẳng hạn).
SW cũng thể hiện hạnh phúc ngay khi nhảy (nếu ....). Còn lại (Tango, VW và Q.Step) chủ yếu là nhảy xong, buông tay ra thì thấy thật hạnh phúc - cũng như nghe Heavy Rock xong, hết nhạc, trên đường đi về, thấy sống thật hạnh phúc(!).

TuyCan
06-07-2012, 08:52 PM
Giữ tốt phong thái cũa từng điệu nhãy là điều không dễ làm , vì người nhãy thường hay lo nghĩ và nhớ bài nhãy đễ cho bài nhãy được trơn tru từ đầu đến cuối . Chĩ khi nào " chân bước đi mà lòng chẵng chút ngại ngùng " thì hồn mới " bay bỗng " được ! Người Mỹ hay nói là " dance to please the eyes and the hearts " cũa người xem đễ nói đến cái đẹp và kỳ diệu cũa dancing là vậy ./.

khng
07-07-2012, 06:38 AM
SW cũng thể hiện hạnh phúc ngay khi nhảy (nếu ....)
Lý giải giả thiết "nếu...": Không phải là nhảy với vợ hay người yêu đâu nhé. Các madam hiểu cho đúng đấy.
Chữ "nếu" này, LEAD sẽ lý giải rất sinh động khi LEAD lái xe của Lead xong, lại lái Vonga, Lada cũ rồi chuyển sang lái Toyota mới tinh vừa hết roda, rồi Mec., Ford.
Êm, đằm, lượn những đường cong tuyệt mỹ, dễ dàng và nhẹ nhàng tăng tốc, giảm tốc. Trong xe lại có để lọ nước nhả hương hợp với gu (hay mũi cũng được) của LEAD, bảng điều khiển lại đẹp, mầu sắc hài hòa, hệ âm thanh nhẹ nhàng êm ái chứ không "khọt khẹt hoặc the thé".
Thế, khi đó chắc chắn là LEAD sẽ thốt lên là "hạnh phúc quá!".
Câu tiếp theo có lẽ là "lần tới ta đổi xe này", "lần tới nữa ta đi thử xe kia", "lần tới nữa nữa ta lại đổi xe"......Ha ha ha.

khng
07-07-2012, 06:10 PM
Thế LEAD đã thử đổi xe chưa? À mà chết rồi, nhiều "giặc lái" gọi xe là vợ hai lắm. Vợ cả thì cứ để ở nhà, còn ta vi vu với vợ hai. Lại có nhiều vợ hai thì "hạnh phúc quá!".

khng
09-07-2012, 09:15 AM
Smile & happiness là 2 điều tôi thường thấy trên gương mặt cũa các tay nhãy chuyên nghiệp cự phách nhãy sft ./.

Riêng Mirko Gozzoli thì luôn cười tươi và hạnh phúc cả khi nhảy Quick Step.

khng
09-07-2012, 07:53 PM
Và vấn đề khung vai, nhất là trong SF. Có ai thấy mỏi cổ và mỏi khung vai không?

Lead
10-07-2012, 12:03 AM
Và vấn đề khung vai, nhất là trong SF. Có ai thấy mỏi cổ và mỏi khung vai không?

Có, e mỏi lắm. Bác có cách nào cho không mỏi ko ạ ?

khng
10-07-2012, 10:40 AM
Có, e mỏi lắm. Bác có cách nào cho không mỏi ko ạ ?
Mình muốn biết: LEAD mỏi cả với người nhảy tốt hay chỉ khi "dìu" người mới? À "người mới" tiếng Hán Việt là "tân nhân".

khng
11-07-2012, 05:49 AM
Nhưng trước hết giúp các madam đỡ mỏi đã.
Để có khung vai đúng, ổn định trong quá trình khiêu vũ thì ngoài việc kéo theo chiều ngang 2 cánh tay vào hõm vai (kéo xiên lên thì có ngay một rùa bà so vai rụt cổ, kéo xiên xuống thì là đánh đu, thả lỏng cánh tay không kéo thì thành cái xe đạp lỏng ghi đông), cần thiết hai điểm nữa như sau:
- Xoay nhẹ cánh tay để nâng khuỷu tay lên và hạ thấp bàn tay xuống một chút (trong khi cánh tay - phần giữa vai và khuỷu vẫn ở tư thế nằm ngang. Điều này cho phép hạ thấp vai, tạo được hình ảnh cổ cao thêm (3 ngấn hay không thì tùy vào gật hay lắc nhiều hay ít khi ngồi trước bàn ăn). Các tay dẫn chuẩn rất thích khiêu vũ với những người tạo được khung như vậy.
- Nếu chia khoảng cách giữa đốt sống cổ trồi ra nhiều nhất và thắt lưng làm 2, ta có 1 điểm giữa trên cột sống. Bạn hãy hơi hóp bụng lại và tạo một lực đẩy từ điểm giữa đó lên lồng ngực để nâng ngực lên - từ phía sau lên phía trước ngực - thì là bạn có dáng đẹp khi khiêu vũ SF, SW, VW, QS và Tango. Khi đó cổ sẽ không mỏi, rất thoải mái với cách nghiêng đầu đặc trưng của 5 điệu nhảy trên.
Việc còn lại là thả lỏng vùng thắt lưng một cách vừa phải và tập để thành thói quen. Do SF thường ít được chơi nên mọi người có xu thế chăm chăm nhìn trước ngó sau về chân, nhạc... nên khung vai lại thả lỏng ra, mất hai điểm trên nên chóng mỏi.

khng
13-07-2012, 06:41 PM
Nhân đây xin được hỏi các bác, có bác nào có cuốn sách: Question and Answer ballroom ko ạ ? E đang tìm cuốn này ạ. Bác Khng, bác TuyCan có ai có ko ạ ?

Mong ý kiến của 2 bác về sự giống và khác nhau ở trên.
Mình không có, chán thế.
Khoảng cách các bước chân trong SW, Tango và VW thì dài bằng nhau (trừ trường hợp có and của SW đấy nhé). Nhưng trong SF thì là khác nhau. Để vui vẻ được tươi cười và hạnh phúc, hay là chúng ta đọc cho bạn nhảy lúc đang nhảy (theo kiểu vũ sư nào đó đã đề nghị trong diễn đàn này, anh ta đọc bước cho bạn nhảy khi dẫn trên sàn (!)) - không, không đọc "chậ....ậm nhanh nhanh" mà chúng ta đọc "d........ài ngắn ngắn"?
Có khi những tay cao thủ mà bác Tuy Can nhắc đến cũng tươi cười và hạnh phúc vì đã và đang "l...ong short short" vào tai bạn nhảy chăng?

TuyCan
13-07-2012, 11:24 PM
Mình không có, chán thế.
Khoảng cách các bước chân trong SW, Tango và VW thì dài bằng nhau (trừ trường hợp có and của SW đấy nhé). Nhưng trong SF thì là khác nhau. Để vui vẻ được tươi cười và hạnh phúc, hay là chúng ta đọc cho bạn nhảy lúc đang nhảy (theo kiểu vũ sư nào đó đã đề nghị trong diễn đàn này, anh ta đọc bước cho bạn nhảy khi dẫn trên sàn (!)) - không, không đọc "chậ....ậm nhanh nhanh" mà chúng ta đọc "d........ài ngắn ngắn"?
Có khi những tay cao thủ mà bác Tuy Can nhắc đến cũng tươi cười và hạnh phúc vì đã và đang "l...ong short short" vào tai bạn nhảy chăng?

Hey , bạn khng tiếu lâm thật , vừa nhãy vừa đếm " dài ngắn ngắn " chắc là " madam " nghe khoái tai và cười khúc khích , nên nhãy càng " hăng " ! Tôi nhớ một nhà vô địch Latin ỡ Blackpool khi xưa cũng đã đếm là " LONG SHORT LONG " khi ông dạy nhãy Jive ! hihihi ./.

khng
25-07-2012, 10:31 AM
Còn Lead mỏi là do phải tập cùng người mới thì xử lý rất dễ:
- "Bắt" họ tạo khung vai rồi chuyển động vòng quanh sàn tập với CBM, chỉ với hai vũ hình là Three Step và Feather Step. Cứ giơ tay mà đi theo nhạc một cách uyển chuyển (dùng bản My_Moonlight_Memories hoặc Dear John letterấy cho nó bay bổng, mượt mà và điệu đà một chút). Họ cứ chuyển động (d...ài ngắn ngắn) và CBM đúng với 2 vũ hình này thì Lead khỏe rồi.
- Vấn đề thêm nữa là phải luyện để luôn đúng khi ra sàn. Chứ mới đủ tầm "khôn nhà dại chợ" thì mình còn khổ nếu đi với họ. Sau mất cả cảm hứng khi trông thấy mặt nhau, hoặc khi thấy họ giơ tay mỉm cười là tâm tình chùng xuống, đầu gối nhũn ra (chúng ta là động vật nên phản xạ có điều kiện là thứ không tránh được mà).
PS.: Chữ Bắt để trong nháy nháy là để cho Lead mở rộng phương pháp : Trợn mắt dọa bỏ, Nịnh để đối tác chịu tập, khích tướng (tướng bà - mình thích chơi tam cúc lắm) hoặc khen người này để kích người kia...

khng
27-07-2012, 03:39 PM
Ta lại quay về chủ đề chính vậy:
- Trong SW và SF đều có những figure Impetus (closed và opened impetus): Đều là nam quay phải trên gót chân trái sau khi gót tiếp sàn (mũi - gót). Phân biệt 2 vũ hình này trong SW và trong SF là cung cách chuyển động và sự mềm mại.
- Trong SW và SF cũng có các figure Telemark. Điểm chung là tạo nên một nút của quá trình chuyển động (có lẽ do tên telemark chăng? Ví dụ như mình - khng - đang phóng xe máy xuống Phù Tinh (không cho LEAD đi xe máy nữa, cho LEAD nghỉ một hôm), đến đầu làng, thấy Mercury đứng cạnh đường, sự bồng bột trong lòng trỗi dậy nên vòng xe máy 1 vòng quanh Mercury. Nhưng rồi sợ bị hô hoán là "người lạ trêu ghẹo gái Phù Tinh", cả làng kéo ra thì ... mất xe máy nên rồ ga chạy thẳng. Cái cuốc xe đang đi, vòng quanh 1 điểm đến hơn 360 độ đó rồi lại đi tiếp được gọi là tele (ở xa thì mới tele chứ, như telephon, television, telemechanics, telemarketing, telecontrol, telekinesis, telekiss...(!!!) chẳng hạn) và mark (để ý, cho điểm, đánh dấu...). Nếu vòng phải thì đặt thêm là Natural, thôi chết, còn Over telemark lại chưa đủ 360 độ, chưa biết bịa làm sao cho hợp lý đây.
- Telemark trong SW khác Telemark trong SF như thế nào nhỉ? Thôi, mời các bác các anh các chị tưởng tượng hoặc kể lại cái mình biết để ít nhất cho vui diễn đàn. Không có dạo này lắm người khóc, gào, xến quá (Cách đây khoảng 1800 năm, Tào Tháo cười bảo các quan: Các ngài cứ khóc từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, xem có khóc chết được thằng Đổng Trác không?)

TuyCan
27-07-2012, 08:54 PM
Open Impetus và Open Telemark là 2 vũ hình rất phỗ thông trong điệu Waltz , và nam nữ thực hiện đối nhau ( nam Open Impetus thì nữ Open Telemark hay ngược lại ) : Open Impetus còn được gọi là Heel Turn vì ỡ count 2 nam phãi xoay thẵng ngưỡi trên cã 2 gót chân chụm lại , và Open Telemark thì nữ bước vòng qua bạn nhãy cũa mình . Đây là 2 vũ hình tôi thường dùng khi tôi nhãy Waltz . Khi tôi nhìn người nhãy Waltz nhãy 3 bước đơn giãn như Chassé , Open Impetus và Open Telemark , tôi có thễ biết là người ấy nhãy Waltz như thế nào ! hihihi .
Góp chút thông tin cho vui cuối tuần với các bạn nhé ./.

khng
28-07-2012, 07:36 AM
Thì impetus nam quay trên gót, nữ vòng qua. Đến telemark nữ phải quay trên gót, nam vòng qua. Gọi là "sung sướng thì mỗi bên hưởng 1 tý", không có mất bình đẳng quá.

TuyCan
28-07-2012, 09:23 AM
Khi xưa khi tôi học bước Open Impetus , tôi phãi làm đi làm lại nhiều lần vì bà thây chưa gật đầu do tôi thực hiện độ xoay không đúng ( the amount of turn was not right ) ; học nghiêm chĩnh khó thật đấy , các bạn ạ !

khng
28-07-2012, 11:51 AM
Luyện đúng khó chứ bác. Học + luyện đúng = học được.
Khng này hay chán các lady ở nhà là họ không chịu luyện, nhất là luyện một mình (cứ muốn lúc nào cũng có bàn tay đàn ông đỡ :10: - mà đến thân mình, mình còn chưa xong lại cứ phải đi "nâng vác").
Cái vụ quay trên gót thì đầu óc phải thoải mái, thân thể thả lỏng - không thả lỏng khung vai. Ngoài CBM ở step 1 còn phải chọn vị trí đặt mũi-gót chân phải (step 2) ở đâu. Mà đặt gót chân phải ở đâu sẽ quyết định nốt góc quay (CBM và vị trí chân trái ở step 1 quyết định phần đầu - 35%), vị trí đặt gót chân phải quyết định góc quay 65%. Bác Túy chia thế nào?
Tùy tình hình ở sàn khi đi khiêu vũ mà có thể chọn lựa góc quay phù hợp (khỏi va, vướng nhau hay khó triển khai figure tiếp theo hoặc tùy vào khả năng vòng chân của mỗi lady cụ thể, ở thời điểm cụ thể. Còn tập riêng thì phải chuẩn về góc - phải đều tăm tắp.

khng
29-07-2012, 08:16 AM
Chọn vị trí đặt gót chân phải của nam ảnh hưởng như thế nào tới góc quay:
- Nếu gót chân phải hơi dịch lên phía trước - chỉ cần 3 đến 5 cm thôi - thì góc quay nhỏ hẳn lại do 2 gót vướng vào nhau khi ở phần cuối của góc quay. Mọi người thử đi rồi phát biểu xem nhé. Không cần bạn nhảy, tự mình tập cá nhân cũng thấy.
- Nếu gót chân phải lùi quá sâu thì khi tập một mình, góc quay sẽ lớn. Nhưng khi tập cùng nữ hay khiêu vũ, các madam không vòng qua được. Thế là đội hình xộc xệch, mất thăng bằng.
- Muốn góc quay lớn (phù hợp tình hình trên sàn) thì phải lưu ý ngay từ bước 1 chọn chỗ đặt gót chân trái và CBM để tạo điều kiện cho nữ vòng 1 cách thoải mái qua ta - tức là phải tránh đường và khung vai tốt để họ đi được (thế nên dẫn đi vòng mới tốt).
Rút cuộc, chỗ đặt gót chân phải nên hơi lệch về phía sau gót trái 1 chút để khi bước 2 quay trên hai gót chân xong, hai bàn chân ta ở vị trí song song và đều nhau, hai mắt cá chân chạm nhẹ nhau. Lúc bấy giờ khi chuyển sang mũi (cả hai bàn chân), hai mắt cá vẫn chạm nhau được.
Việc chuyển sang mũi chân và chọn closed hay opened thì thực hiện trong thời gian làm step 3.
Đấy là những điều khng tự rút ra được khi tập và khiêu vũ. Còn kinh nghiệm hay kiến thức của mọi người?

khng
30-07-2012, 05:33 PM
Nói chung là quay trên gót của SW và SF là giổng nhau về các khâu kỹ thuật, chỉ khác về đặc trưng của SF thì mềm mại, đằm thắm, đều đặn và êm ả, của SW thì bay bổng, nhẹ nhõm và tươi mát.