PDA

View Full Version : Chia sẻ kinh nghiệm lái xe



Lead
24-08-2012, 12:09 AM
Các bài viết trong các topic dưới đây do mình tổng hợp chủ yếu trên diễn đàn otofun.net. Mỗi ngày e cố đọc một bài để nâng cao kiến thức và ý thức.

1. Khi nào công an giao thông được phép kiểm tra hành chính ?

-Khi bị xxx vịn vào nhớ dừng xe đúng luật...bật đèn khẩn cấp, lấy Điện thoại bật ghi âm...
- Yêu cầu xxx nói rõ lý do dừng xe
Đối chiếu xem có với TT27-BCA xem có đúng các trường hợp sau đây hay không:
2. Các trường hợp được dừng phương tiện
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Chỉ phần chữ đỏ mới được phép dừng xe để kiểm tra hành chính (phải có lệnh, hoặc lực lượng liên ngành như 141). Nếu không thì không cho phép kiểm tra hành chính. Còn lại phần chữ xanh mới được dừng xe kiểm tra xử lý vi phạm.
+ Khi xxx không đưa ra lỗi vi phạm thì cương quyết không đưa giấy tờ cho xxx, vì trường hợp này xxx dừng xe trái qui định của thông tư 27 BCA.
+ Khi xxx mà nói vi phạm tốc độ thì yêu cầu phải cho xem hình ảnh: Nếu đúng mới đưa Giấy tờ cho xxx theo điều sau đây của TT 27:
4. Nội dung kiểm soát
b) Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ
nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được phải cho xem, sau đó lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, trường hợp người vi phạm yêu cầu cung cấp bản ảnh vi phạm, thì người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc in bản ảnh đó..
Ở trường hợp này phải chứng minh cho xxx biết là tôi không đưa GT là tôi đang làm đúng pháp lý chứ tôi hoàn toàn chống đối NTHCV. Nếu tôi sai các anh có thể áp dụng nhiều chế tài khác chứ không chỉ giữ GT.
- Khi lỗi vi phạm mà xxx đưa ra là đúng thì chúng ta phải chấp nhận biên bản. Không chấp nhận 50/50.
-Đối chiếu xem nội dung biên bản có đúng với lỗi mà mình mắc phải hay không. Nếu không đúng thì yêu cầu xxx sửa ngay, nếu yêu cầu của mình không được chấp nhận thì phải ghi ý kiến của người vi phạm trước khi ký tên.
- Các trường hợp chế tài xử phạt từ 500k trở xuống thì yêu cầu xxx viết QĐ xử phạt ngay nếu nhóm xxx có 3 người thì đội trưởng được quyền ký QĐ. Còn nếu 200K trở xuống thì chiến sĩ được ký QĐ ngay ( Theo NĐ 34 ). Trường hợp xxx đủ thẩm quyền mà không chịu xử phạt thì:
1/ là cho chúng ta ăn cháo hành
2/ là xxx đi đêm, ăn mảnh mới nói là không có phiếu xử phạt.
Chúng ta gọi điện ngay về Cục CSGTĐB-ĐS để khiếu nại. Chú ý là nói rõ cả tên và số hiệu của xxx.
(Vì điều này đã được lãnh đạo cục CSGTĐB-ĐS trả lời trên thông tin đại chúng: Khi người tham gia GT vi phạm các lỗi trên thì phải xử lý ngay tại chỗ, tránh phiền hà cho người vi phạm.)
Số điện thoại đường dây nóng của Cục CSGTĐB-ĐS:
Hà nội: 069.42608 -04.39423011
Đại diện phía Nam: 069.36233
Coi như số điện thoại này là giải pháp ĐT cho người thânhttp://www.otofun.net/images/smilies/yahoo/21.gif


* Cảnh sát cơ động:
Từ 22h - 6h sáng CSCĐ được phép kiểm tra hành chính.

Lead
24-08-2012, 12:12 AM
2. Điều lệnh ngành và các nguyên tắc làm việc với dân
- Phải chào trước khi làm việc.
- Em nhớ không nhầm thì xxx ko được phép làm việc trong xe.
- Xưng hô đúng mực ...

Tay trái cầm cạp nong hướng xuống đất, hai chân xếp hình chữ V, đứng thẳng người, trang phục đầy đủ mũ,quân hàm,quân hiệu. Tay phải giơ lên chào, lúc đó ta hãy làm việc.
Ngoài ra còn phải giới thiệu, ví dụ: chào anh, tôi là Nguyen văn xxx, cấp bậc trung úy thuộc đội CSGT số 2 công an tp HN. Đọc lỗi của người vi phạm. Đề nghị anh cho kiểm tra giấy tờ xe...
==============

Theo quy định của Thông tư số 27/2009/TT-BCA do Trung tướng Trần Đại Quang đã ký ngày 06/5/2009 quy định về hiệu lệnh dừng phương tiện (em xin trích dẫn đoạn này):

Mục V.
NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện
a) Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:
- Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông.
- Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra.
- Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.
b) Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông bằng gậy chỉ huy giao thông tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông.
- Ngoài khu vực nội thành, nội thị: cán bộ, chiến sĩ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát; đồng thời, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên theo phương thẳng đứng, từ đầu gậy chỉ huy giao thông đến khuỷu tay tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt đất; từ khuỷu tay đến vai tạo thành đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng về phía sau giữ cho gậy chỉ huy giao thông ở vị trí thẳng đứng sau đuôi mắt phải. Khi người lái xe nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vào xe cần kiểm soát, kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho xe cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát.
- Trong khu vực nội thành, nội thị: cán bộ, chiến sĩ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện cần kiểm soát, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát, đồng thời thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho phương tiện cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát.
c) Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông bằng gậy chỉ huy giao thông khi đang ngồi trên phương tiện tuần tra, kiểm soát công khai lưu động
- Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện cần kiểm soát, tay phải của cán bộ, chiến sĩ được phân công cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải phương tiện tuần tra, sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, xe tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát.
- Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện cần kiểm soát, cán bộ, chiến sĩ dùng loa yêu cầu phương tiện cần kiểm soát dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông để kiểm soát.
- Trường hợp phương tiện tuần tra đi ngược chiều với phương tiện cần kiểm soát (đường không có dải phân cách), tay trái của cán bộ, chiến sĩ cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên trái phương tiện tuần tra và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, phương tiện tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát.
d) Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, cán bộ, chiến sĩ hóa trang phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm phải thực hiện quy định sau:
- Thông báo ngay cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để ngăn chặn, đình chỉ và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Có thể trực tiếp ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm, nhưng phải sử dụng giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân (trong trường hợp chưa được đổi giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân thành giấy chứng minh Công an nhân dân) để thông báo cho người vi phạm biết về việc đang thực hiện nhiệm vụ; thông báo về hành vi vi phạm và yêu cầu người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai đến để tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.

Quy định tại TT 27 như thế, nhưng em quan sát thấy đa số các xxx khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, khi ra tín hiệu dừng phương tiện không thực hiện đúng quy định. Vậy khi xxx không ra tín hiệu đúng > người điều khiển phương tiện sẽ không hiểu các xxx đó làm gì > vậy, khi thấy các "hành động kỳ quặc" đó, chúng ta sẽ phản ứng hay hành động ntn?
===========




Trong trường hợp mình có lỗi thật và bị lập biên bản, thì trước khi ký xác nhận các cụ Nhớ bắt xxx đọc từ đầu chí cuối cái Biên bản phạt đó nhé, đọc xong rồi mới ký. Vì trên cái bb có ghi rõ là xxx PHẢI đọc to, rõ cho người vi phạm nghe và ký xác nhận
Em đã bắt 1 chú xxx đọc lại 3 lần mới đúng ngữ pháp rồi đó

Lead
24-08-2012, 12:21 AM
3. Vấn đề vượt phải

Cứ lôi XX ra đứng giữa đường mà hỏi là anh nhìn thấy tôi vượt phải ở chỗ nào? X chỉ thì hỏi thêm là có nhìn thấy mặt đường không? Bảo có thì hỏi tiếp có nhìn thấy vạch chia làn ko? bảo có thì hỏi tiếp xe tôi có bị cấm đi vào làn đó ko? bảo không thì hỏi tiếp tôi có vựot tốc độ ko? bảo ko thì xin lỗi chào anh tôi đi, tôi ko vượt ai hết, tôi đi làn ko bị cấm, ko vượt tốc độ tối đa, ai đi làn người đó và ngừoi nào đi chậm thì người đó ở lại phía sau chứ tôi ko thích đi chậm lại để đợi xe bên cạnh và càng ko thích đi song song cùng xe khác.

Lưu ý, ko được dùng động từ vượt trong mọi câu nói, chú ấy mà bảo luật có định nghĩa vượt thì yêu cầu mở luật ra cho xem luôn, chú nhớ luật ko đúng thì cho anh xin cái đơn ra khỏi ngành luôn, đứng ở đây mà hướng dẫn luật sai cho nhân dân thì loạn.



- Định nghĩa vượt chỉ tồn tại khi các xe cùng trên một làn đường.
- Nếu không có biển phân làn thì làn thằng nào thằng ấy đi miễn sao không vượt quá tốc độ quy định.
- Một điều quan trọng nữa là nhớ xi nhan khi chuyển làn


Vượt phải là vượt phía bên phải xe khác trên cùng 1 làn đường. Còn trên đường có chia nhiều làn đường bởi vạch đứt (chỉ có vạch đứt - vì đường này có cả chỗ kẻ vạch đứt song song với vạch liền) và xe của cụ được chạy trên tất cả các làn thì cụ có thể chuyển làn vượt và trở lại làn cũ. XXX bắt lỗi vượt phải là sai. Còn có mấy trường hợp đc phép vượt phải nữa theo quy định của luật!
=============


" Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Ý nghĩa của biển báo lắp đặt trên từng làn xe chạy:
- Biển vẽ ký hiệu hình ô tô: Chỉ dẫn làn đường dành cho các loại ô tô.
- Biển vẽ ký hiệu xe máy: Chỉ dẫn làn đường dành cho xe máy và xe gắn máy
+ "Xe gắn máy" là phương tiện vận tải hai hoặc ba bánh, được gắn máy, chuyển động bằng động cơ có thể tích làm việc dưới 50cm3. Khi tắt máy đạp xe đi được.
+ "Xe máy" (Mô tô) là phương tiện vận tải hai hoặc ba bánh, chuyển động bằng động cơ có thể tích làm việc trên 50 cm3, trọng lượng toàn bộ (không kể người và hàng không quá 450kg.
- Biển vẽ ký hiệu hình xe đạp: Chỉ dẫn làn đường dành cho xe thô sơ bao gồm: xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Lead
24-08-2012, 08:14 AM
Mức xử phạt: http://giaothongvn.com/muc-phat-vi-pham-giao-thong/
Biển báo: http://giaothongvn.com/bien-bao-duong-bo/
Văn bản luật: http://giaothongvn.com/van-ban-luat/

Lead
24-08-2012, 08:15 AM
Các bác lưu ý với xe 2B là chỉ bị phạt khi không lắp gương bên trái thôi nhé. Trong Nghị định 34 đã nêu rõ như vậy.

Theo quy định mới nhất tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông là xe gắn máy chỉ bị xử phạt hành chính khi không lắp gương chiếu hậu bên trái phương tiện. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 34/2010/NĐ-CP thì: "Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng...".

Lead
24-08-2012, 09:05 AM
Xe máy – mức phạt cho các lỗi vi phạm giao thông phổ biến: Xem tại đây. (http://giaothongvn.com/2012/08/08/xe-may-muc-phat-vi-pham-giao-thong-pho-bien/)

Mercury
25-08-2012, 12:09 AM
Đặt gạch Đặt gạch Đặt gạch.

Gạch lỗ hay gạch ba banh ah? Mà đặt đấy để làm gi ah bác Lead???

Lead
25-08-2012, 12:14 AM
Gạch lỗ hay gạch ba banh ah? Mà đặt đấy để làm gi ah bác Lead???

Đặt gạch để các bài viết được liền mạch, ko bị các mem khác nhảy vào chặng ngang mạch bài viết, làm người xem khó theo dõi.

Mercury
25-08-2012, 12:26 AM
Đặt gạch để các bài viết được liền mạch, ko bị các mem khác nhảy vào chặng ngang mạch bài viết, làm người xem khó theo dõi.

Hỉu rồi, bây giờ thì em đã hỉu... :4:.

khng
25-08-2012, 09:48 AM
Ở đâu đó có câu:
Đã đến lúc nhặt đá lên và ném đá đi (ném nhau).
Hải Dương là vùng ít núi nên chuẩn bị gạch là phải rồi.

samba
25-08-2012, 11:54 PM
Gạch lỗ hay gạch ba banh ah? Mà đặt đấy để làm gi ah bác Lead???

Để ném những tên hay hỏi linh tinh, hề hề :21:

Lead
30-08-2012, 08:53 AM
Hết gạch rồi, e lại phọt tiếp lên đây vậy.

Theo bạn, có chiếc ô tô nào đi qua đây mà không bị phạt không? Khi mà đằng trước có người đứng cầm máy ảnh rình sẵn?

Muốn không bị lập biên bản thì bạn làm thế nào?

Đường Hồ Chí Minh đấy...
(Lấy từ FB)

http://otofun.net/upanh/2012/08/Otofun.net--545908_336687846425913_468277106_n(1).jpg

Lead
30-08-2012, 09:22 AM
Theo em có 2 lý do xxx không thể phạt sai làn đường 5:

1. Cái biển ở đường 5 không thuộc hệ thống biển báo trong điều lệ GTĐB, nó chỉ như 1 bảng chỉ dẫn thông thường mà thôi (giống như bảng chỉ dẫn tốc độ). Nếu hỏi xxx là biển đó là biển số bao nhiêu, tác dụng như thế nào chắc chắn xxx tịt.
2. Nếu cái biển đó đúng Điều lệ GTĐB thì nó cũng đã hết hiệu lực ngay khi gặp giao cắt lối vào Việt Hưng.

Ngoài ra biển đó không đúng với Quy chế khai thác đường 5, Quy chế khai thác đường 5 cho phép xe con đi cả 2 làn, chỉ cấm xe tải đi làn ngoài cùng bên trái.




Nếu cụ nào chẳng may bị xxx bắt trước ngã tư, có thể dựa vào đây để bật lại:
Nhóm biển đặt ở đầu đường 5 thuộc nhóm biển chỉ dẫn
Mục 4 điều 10 - Quy tắc giao thông đường bộ nói rõ:
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Như vậy xxx không có đủ cơ sở để bắt lỗi vì không thuộc nhóm biển cấm hoặc các loại biển hiệu lệnh bắt buộc phải tuân theo



Vậy cái biển 411 (Phân làn) cũng thuộc nhóm " biển đầu đường 5" thì mình có bắt buộc phải tuân theo không ợ ?

Theo Luật GTĐB, biển hết hiệu lực khi đến chỗ giao cắt, muốn tiếp tục có hiệu lực phải đặt biển nhắc lại.

Đường 5 có đoạn nào cấm ô tô con đi làn giữa ko ạ?
Câu trả lời là không.

Lead
30-08-2012, 02:12 PM
Xếp đống gạch ở đây để

Lead
30-08-2012, 11:16 PM
Nghị định 34 về quy định xử phạt: https://docs.google.com/file/d/0BxP2RI54zjG3M0JXdFNKcEdBQUU/edit?pli=1

Thông tư 27: http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu/Thong-tu-27-2009-TT-BCA-C11-nhiem-vu-quyen-han-hinh-thuc-noi-dung-tuan-tra-kiem-soat-Canh-sat-giao-thong-duong-bo-vb89470t23.aspx

Lead
31-08-2012, 12:10 PM
Phải làm gì khi bị CSGT dừng xe kiểm tra


Thưa các cụ, các mợ!
Khi tham gia GT các OFERS chân chính luân chấp hành tuyệt đối LGTĐB.
Nhưng vì rất nhiều lý do mà chúng ta vẫn bị xxx dừng xe kiểm tra giấy tờ mà không biết mình đã bị vi phạm vào lỗi gì.
Để tránh bị oan uổng và bức xúc với các trò lật lọng và dơ bẩn của 1 số xxx,(1 số thôi chứ không phải tất cả http://otofun.net/images/smilies/29.gif. ) chúng ta nên có 1 " Qui trình làm việc " đúng các văn bản pháp qui khi bị xxx Vịn.
Theo em "Qui trình" như sau:
-Khi bị xxx vịn vào nhớ dừng xe đúng luật...bật đèn khẩn cấp, lấy Điện thoại bật ghi âm...
- Yêu cầu xxx nói rõ lý do dừng xe
Đối chiếu xem có với TT27-BCA xem có đúng các trường hợp sau đây hay không:
2. Các trường hợp được dừng phương tiện
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Chỉ phần chữ đỏ mới được phép dừng xe để kiểm tra hành chính (phải có lệnh, hoặc lực lượng liên ngành như Y141). Nếu không thì không cho phép kiểm tra hành chính. Còn lại phần chữ xanh mới được dừng xe kiểm tra xử lý vi phạm.
+ Khi xxx không đưa ra lỗi vi phạm thì cương quyết không đưa giấy tờ cho xxx, vì trường hợp này xxx dừng xe trái qui định của thông tư 27 BCA.
+ Khi xxx mà nói vi phạm tốc độ thì yêu cầu phải cho xem hình ảnh: Nếu đúng mới đưa Giấy tờ cho xxx theo điều sau đây của TT 27:
4. Nội dung kiểm soát
b) Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ
nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được phải cho xem, sau đó lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, trường hợp người vi phạm yêu cầu cung cấp bản ảnh vi phạm, thì người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc in bản ảnh đó..
Ở trường hợp này phải chứng minh cho xxx biết là tôi không đưa GT là tôi đang làm đúng pháp lý chứ tôi hoàn toàn chống đối NTHCV. Nếu tôi sai các anh có thể áp dụng nhiều chế tài khác chứ không chỉ giữ GT.
- Khi lỗi vi phạm mà xxx đưa ra là đúng thì chúng ta phải chấp nhận biên bản. Không chấp nhận 50/50.
-Đối chiếu xem nội dung biên bản có đúng với lỗi mà mình mắc phải hay không. Nếu không đúng thì yêu cầu xxx sửa ngay, nếu yêu cầu của mình không được chấp nhận thì phải ghi ý kiến của người vi phạm trước khi ký tên.
- Các trường hợp chế tài xử phạt từ 500k trở xuống thì yêu cầu xxx viết QĐ xử phạt ngay nếu nhóm xxx có 3 người thì đội trưởng được quyền ký QĐ. Còn nếu 200K trở xuống thì chiến sĩ được ký QĐ ngay ( Theo NĐ 34 ). Trường hợp xxx đủ thẩm quyền mà không chịu xử phạt thì:
1/ là cho chúng ta ăn cháo hành
2/ là xxx đi đêm, ăn mảnh mới nói là không có phiếu xử phạt.
Chúng ta gọi điện ngay về Cục CSGTĐB-ĐS để khiếu nại. Chú ý là nói rõ cả tên và số hiệu của xxx.
(Vì điều này đã được lãnh đạo cục CSGTĐB-ĐS trả lời trên thông tin đại chúng: Khi người tham gia GT vi phạm các lỗi trên thì phải xử lý ngay tại chỗ, tránh phiền hà cho người vi phạm.)
Số điện thoại đường dây nóng của Cục CSGTĐB-ĐS:
Hà nội: 069.42608 -04.39423011
Đại diện phía Nam: 069.36233
Coi như số điện thoại này là giải pháp ĐT cho người thânhttp://www.otofun.net/images/smilies/yahoo/21.gif
Kính thưa các cụ, các mợ. Trên tinh thần văn hoá của diễn đàn, ACE chúng ta khi bị dính trường hợp trên thì nên bình tĩnh, tự tin, ôn hoà hợp tác đúng luật, đúng lý. ( cương quyết, khôn khéo ) xxx sẽ không làm gì được chúng ta.
Với tinh thần trên em nhiều lần đã thành công khi bị xxx vịn láo.
Và em xin nhắc lại là chỉ nên áp dụng khi mình bị bắt láo thôi, chứ vi phạm mười mươi rồi và bị xử phạt đúng người đúng lỗi thì nên tâm phục, khẩu phục chấp hành để lần sau không bị lập lại, chứ không nên cãi chày cãi cối.

Lead
31-08-2012, 12:35 PM
Mỗi ngày e cố gắng học 1 điều luật an toàn giao thông.

Cụ làm gì khi mượn xe oto phi ra ngoài đường và bị xxx vị vào lỗi đi xe ko chính chủ, hay mua xe ko sang tên, đổi chủ ? E lót gạch chờ ý kiến cụ.

Lead
31-08-2012, 06:38 PM
TRÍCH DẪN CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI HIỆN HÀNH
Về giao thông đường bộ

PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Số: 44/2002/PL-UBTVQH10 Ngày 02 Tháng 07 năm 2002
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Điều 46. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.
Điều 48. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1.Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

PHÁP LỆNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Số: 04/2008/PL-UBTVQH12 , ngày 02 tháng 04 năm 2008
19. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 46. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.
6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.”
23. Bổ sung Điều 55a sau Điều 55 như sau:
“Điều 55a. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để phát hiện, truy tìm đối tượng vi phạm hành chính
2. Chứng cứ thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được thể hiện trong biên bản vi phạm hành chính.

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002 VÀ PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2008
Số: 128/2008/NĐ-CP 16 tháng 12 năm 2008
Điều 4. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính
Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
3. Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.

NGHỊ ĐỊNH
Quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết Số: 27/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 03 năm 2010
Điều 4. Những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 27/2010/NĐ-CP NGÀY 24/3/2010 QUY ĐỊNH VIỆC HUY ĐỘNG CÁC LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT KHÁC VÀ CÔNG AN XÃ PHỐI HỢP VỚI CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THAM GIA TUẦN TRA, KIỂM SOÁT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG TRƯỜNG HỢP CẦN THIẾT
Số: 47/2011/TT-BCA ngày 02 tháng 07 năm 2011
Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường;
2. Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy;
3. Cảnh sát giao thông đường bộ;
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
1. Tuân thủ quy định của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm đúng địa bàn, tuyến đường, thời gian đã đề ra trong kế hoạch; không được tùy tiện đặt ra các quy định về trật tự, an toàn giao thông hoặc tùy tiện ngăn chặn, kiểm soát, cản trở người và phương tiện tham gia giao thông.
3. Việc xử lý vi phạm hành chính khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải theo đúng quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
4. Việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông phải theo đúng thẩm quyền, nhiệm vụ và chỉ trong trường hợp cần thiết theo quy định tại các điều 4, 5 và 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP.
Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã
3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

THÔNG TƯ CỦA BỘ CÔNG AN
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
SỐ 27/2009/TT-BCA(C11) Ngày 06 tháng 05 năm 2009
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nhiệm vụ
c) Kiến nghị với cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và trật tự an toàn giao thông đường bộ.
V. NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện
d) Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, cán bộ, chiến sĩ hóa trang phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm phải thực hiện quy định sau:
- Thông báo ngay cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để ngăn chặn, đình chỉ và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Có thể trực tiếp ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm, nhưng phải sử dụng giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân (trong trường hợp chưa được đổi giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân thành giấy chứng minh Công an nhân dân) để thông báo cho người vi phạm biết về việc đang thực hiện nhiệm vụ; thông báo về hành vi vi phạm và yêu cầu người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai đến để tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các trường hợp được dừng phương tiện
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
b) Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- An toàn, đúng quy định của pháp luật;
- Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
- Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
4. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện và hoạt động vận tải.
+ Kiểm soát việc trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, chở hàng nguy hiểm.
+ Khi đã ghi nhận hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người, phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện, người có hành vi vi phạm để kiểm soát và xử lý theo quy định; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được phải cho xem, sau đó lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, trường hợp người vi phạm yêu cầu cung cấp bản ảnh vi phạm, thì người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc in bản ảnh đó.
5. Xử lý vi phạm
b) Khi phát hiện có vi phạm, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản).
Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm, một bản giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ. Trường hợp sau khi lập biên bản mà người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký, thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
c) Trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản
Khi xử phạt theo thủ tục đơn giản, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát quyết định xử phạt tại chỗ theo quy định của pháp luật; nếu người bị xử phạt chưa thực hiện ngay được quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ liên quan để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (ghi rõ việc tạm giữ giấy tờ vào quyết định xử phạt).
d) Trường hợp vụ, việc vi phạm hành chính có mức phạt tiền trên 200.000 đồng
thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, nếu thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì ra quyết định xử phạt, nếu không thuộc thẩm quyền xử phạt (hình thức xử phạt, xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả) thì phải chuyển vụ, việc vi phạm đến người có thẩm quyền để xử phạt.



=====
Theo TT 27 Mục V. Nội dung tuần tra, kiểm soát
5. Xử lý vi phạm:
a) Sau khi kiểm soát xong cán bộ, chiến sĩ ...........Trường hợp ko phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: " Cảm ơn ông (bà, anh, chị,...) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ."
E bổ sung thêm vì khi ko bắt đc lỗi là bọn xxx toàn hay nói "...lần sau rút kinh nghiệm" *** cha nó chứ ( lần sau rút kinh nghiệm ko dc đi đúng mà phải đi sai để nó còn kiếm hay sao??????????????? To shi ba nó)

khng
01-09-2012, 06:45 PM
Lái bậy bạ trên sàn thì phạt làm sao hả LEAD?
Xem phim Lục nữ Giang Nam thấy hiệp hội cầm đồ có uy lực khiếp thật.
Mà LEAD ơi, số người có ô tô ít lắm.

khng
01-09-2012, 06:47 PM
"Lái" bạn nhảy của người khác thì có khi cũng phải trả giá, lái xe người khác cũng vậy thôi.

Lead
01-09-2012, 09:57 PM
Lái bậy bạ trên sàn thì phạt làm sao hả LEAD?
Xem phim Lục nữ Giang Nam thấy hiệp hội cầm đồ có uy lực khiếp thật.
Mà LEAD ơi, số người có ô tô ít lắm.

Lái bậy bạ trên sàn thì phạt đi dọn vệ sinh để lần sau biết đường lái đúng chỗ ạ.

E cũng ko có ô tô nhưng post lên đây thỉnh thoảng đọc để nâng cao kiến thức và văn hóa tham gia giao thông ạ.


"Lái" bạn nhảy của người khác thì có khi cũng phải trả giá, lái xe người khác cũng vậy thôi.
Lái xe người khác thì vô tư nhưng lái bạn nhảy người khác có khi vỡ mệ mồm =))

Lead
06-09-2012, 11:26 AM
Vạch kẻ đường, xem tại Thùy Link: http://giaothongtuoiteen.com/html/bienbaogiaothong/vachkeduong.htm

Lead
15-09-2012, 02:27 PM
TVGT: Đừng coi thường biển báo 411

00:29 25/06/2012
Ý nghĩa, hiệu lực và sự tác động lên nhau của biển phân làn 411, vạch kẻ đường và đèn tín hiệu.
Biển phân làn 411
Biển 411 chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường (phối hợp cùng mũi tên chỉ hướng). Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải giữ đúng hướng đã được chỉ dẫn trên mỗi làn. http://image4.chaobuoisang.net/cs/2012/06/25/tvgt-dung-coi-thuong-bien-bao-411-0.jpgĐèn tín hiệu giao thông
Theo Điều 13: Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn.
3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:
- Tín hiệu xanh: Cho phép đi.
- Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn, tín hiệu vàng cấm đi. Khi tín hiệu vàng thay đổi, lái xe và người đi bộ không thể dừng lại trước nơi giao nhau theo quy định thì được phép đi qua tiếp.
- Tín hiệu vàng nhấp nháy: Cho phép các phương tiện qua lại và báo hiệu cần chú ý khi qua phải thận trọng.
4. Nếu đèn có lắp hộp đèn phụ tín hiệu hình mũi tên chỉ thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu.
Khi tín hiệu mũi tên được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì lái xe và những người điều khiển các loại phương tiện đi theo hướng mũi tên, chỉ phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.
http://image4.chaobuoisang.net/cs/2012/06/25/tvgt-dung-coi-thuong-bien-bao-411-1.jpgVạch kẻ đường
Phụ lục 8: Vạch tín hiệu giao thông đường bộ.
1. Qui định chung:
1.1: Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường gôm các loại tín hiệu như đường kẻ, mũi tên, chữ viết hoặc vẻ hình thể trên mặt đường, kể cả những kí hiệu.... Tác dụng của nó là cung cấp và giai thích ý nghĩa, hoặc hướng dẫn giao thông. Vạch tín hiệu được phối hợp sử dụng với biển báo, hoặc sử dụng riêng lẻ.
http://image4.chaobuoisang.net/cs/2012/06/25/tvgt-dung-coi-thuong-bien-bao-411-2.jpgHiệu lực và sự tác dụng lẫn nhau của biển 411, vạch kẻ đường và đèn tín hiệu
1. Luật GTĐB 2008 - Điều 10 "Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn"
2. Điều lệ báo hiệu đường bộ (hiện hành) 22-TCN-237-01 quy định:
"Điều 2: Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
1. Hiệu lệnh của những người điều khiển giao thông;
2. Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4. Vạch kẻ đường."
3. QCVN 41: 2012/BGTVT(từ 01/01/2013)
"Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1 Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
3.1.1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2 Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường."
Điều 53. Hiệu lực của vạch kẻ đường.
Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo hiệu mà ý nghĩa sử dụng của vạch kẻ đường mâu thuẫn với ý nghĩa sử dụng của biển báo hiệu thì người lái xe phải tuân theo sự điều khiển cuả biển báo hiệu.
Do đó, theo những hiệu lực và ý nghĩa như trên thì chúng ta sẽ có một kết quả về sự tác động của biển phân làn, vạch kẻ lên nhau như sau:
1. Không có biển phân làn 411, có vạch kẻ và mũi tên kết hợp với đèn tín hiệu thì nhất thiết phải tuân theo mũi tên dưới lòng đường và tuân theo đèn tín hiệu, khi nào đèn tín hiệu màu xanh theo hướng đi thì phương tiện phải đứng ở làn theo mũi tên đúng theo tín hiệu màu xanh thì mới được đi.
2. Không có biển phân làn 411, không có đèn báo rẽ theo hướng, phương tiện vẫn phải tuân theo hướng mũi tên trên đường.
3. Có biển phân làn 411, không có mũi tên, không có đèn tín hiệu thì phương tiện tuân theo biển phân làn. Rẽ hướng nào thì đứng vào làn hướng đó.
4. Khi biển phân làn 411, mũi tên không giống nhau thì phương tiện tuân theo biển 411.
5. Đèn tín hiệu không có tác dụng phân làn, chỉ có tác dụng báo dừng khi đèn đỏ và đi khi đèn xanh.
6. Mũi tên chỉ hướng nằm trong nhóm vạch chỉ dẫn chứ không nằm trong nhóm vạch cấm, vẽ dưới đường kết hợp thêm chứ không có tác dụng bắt buộc phải theo nếu như không có biển 411.
Theo Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 4; điểm a khoản 5; điểm a khoản 6 Điều này.
Chúc các bạn lái xe an toàn!