PDA

View Full Version : Làm thế nào để khiêu vũ không bị chóng mặt



haiduongdancesport
18-10-2009, 03:55 PM
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHIÊU VŨ KHÔNG BỊ CHÓNG MẶT
Nguyễn Đình Nguyên

Trong thời đại này, dưới áp lực của công việc, người ta khó tìm thấy thời gian rỗi rãi để luyện tập thể lực. Ngay cả việc đi bộ là đơn giản mà cũng khó thực hiện rồi. Càng ngày các khoa học gia càng cho thấy rõ mối tương quan giữa hoạt động thể lực với khả năng chống đỡ bệnh tật như bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh loãng xương ở tuổi già…Khiêu vũ cũng được xem là một hoạt động thể lực ngoài tác dụng giải trí và hoạt động xã hội. Thế nhưng không phải ai muốn là cũng có thể “nhảy” được.

Một tối cuối tuần thư thả, tâm hồn thấy yêu đời, một người bạn đến rủ bạn đi khiêu vũ. Vốn chưa bao giờ bước ra sàn nhảy, lần này có được một “vũ sư” mời đi, bạn vững tâm và tự tin hơn. Đèn chớp, nhạc êm dịu, điệu valse như đưa người vào cõi mộng, từng đôi quấn lấy nhau nhịp nhàng xoay tít. Bạn không thể ngồi yên được nữa nên bước ra sàn nhảy. Thế nhưng, chỉ được hai vòng xoay bạn đã thấy chóng mặt, thêm vài vòng nữa bạn xây xẩm, và rán bước nữa, bạn thấy trời đất tối sầm, loạng choạng chực ngã; partner phải dìu bạn về bàn. Mọi thứ cứ như sụp đổ dưới chân bạn. Dịp thứ hai lại đến sàn nhảy, vẫn chuyện như cũ xảy ra. Bạn chán chường, đành làm ngồi dự khán viên thèm thuồng nhìn từng cặp uyên ương xoay tít điệu nghệ theo nhịp valse lả lướt diễu qua mặt bạn. Bất lực ư? Bạn không thể nhảy được ư? Bạn không sinh ra để khiêu vũ ư? Không sao cả, nếu biết chịu khó tập luyện, bạn sẽ làm quen được với những bước xoay chóng mặt đó.

Để hiểu hơn về hiện tượng chóng mặt khi chúng ta xoay tròn, hoặc khi đứng lên ngồi xuống nhiều lần, chúng ta nên biết một chút về một chức năng của cơ thể đó là chức năng giữ thăng bằng. Cơ thể của chúng ta mà giữ được thăng bằng, cũng như định vị được không gian là nhờ một bộ phận gọi là tiền đình ốc tai. Trong tai của chúng ta có ba vành khuyên, bố trí theo ba chiều không gian, bên trong có chất dịch chuyển động. Bộ phận này có liên hệ với trung tâm chỉ huy ở não. Khi bị bệnh lý ở bộ phận này ta gọi là hội chứng tiền đình. Tuỳ theo tổn thương tại chỗ (tai) hay ở trung tâm chỉ huy não ta có hội chứng tiền đình do ốc tai hay do não. Trừ những trường hợp bệnh lý ra, trong những điều kiện không bệnh lý chúng ta cũng có thể có biểu hiện rối loạn tiền đình ốc tai. Động tác quay vòng tròn xung quanh mình nhiều vòng có thể gây ra triệu chứng rối loạn này và như đã mô tả khi đi khiêu vũ ở trên. Lý do là vì khi ta quay, hệ thống dịch trong ốc tai của ta cũng chuyển động, để duy trì thăng bằng. Khi ta dừng lại, hệ thống dịch bị dội ngược đột ngột; hệ thống tín hiệu không kịp điều chỉnh, nên cơ thể ta đã đứng mà tín hiệu vẫn tiếp tục dội về não là quay, nên lúc đó ta không quay nữa và thấy nhà quay. Vì thấy nhà quay, nên não tiếp tục phát tín hiệu là ta phải quay theo để giữ thăng bằng, cho nên khi đang đứng yên thì cơ thể lại ngã nhào. Ngưỡng nhạy cảm với hiệu ứng này thay đổi theo từng người, do vậy mà trong tuyển chọn phi công hoặc đặc biệt là phi công vũ trụ, họ đều phải là những người có sức chịu đựng rất cao và phải tập luyện trong một điều kiện hết sức chuyên nghiệp mới loại bỏ được hiệu ứng này mà thích nghi được môi trường chuyển động nhanh, liên tục, đột ngột. Diễn viên xiếc xoay, nhào lộn, khiêu vũ cũng ần phải tập luyện.

Đối với những người bị hội chứng rối loạn tiền đình ốc tai lành tính hoặc bị nhạy cảm với các động tác xoay vòng (rối loạn tiền đình do tư thế), chúng ta cần thực hiện các bước tập luyện để tạo được sự thích nghi. Các bài tập để thích nghi được tập trung vào các mục đích:

Duy trì thăng bằng khi đứng yên

Duy trì thăng bằng khi lắc lư

Duy trì thăng bằng khi xoay chuyển

Duy trì thăng bằng khi đi lại

Các bài tập (*) được chia thành nhiều mức độ từ dễ đến khó. Theo một nguyên tắc là bắt đầu từ từ, động tác chậm đến nhanh dần, thời gian từ ngắn đến lâu hơn, tần suất lặp lại tăng dần.

Bài tập mức độ 1

Động tác Romberg

Bài tập này nên đứng vào gần vách tường, nhiều người có thể bị ngã. Đứng thẳng, hai chân chụm sát, hai tay buông thẳng sát vào người. Hai mắt nhắm. Đứng như vậy trong 30 giây. Sau đó lặp lại động tác. Động tác này có thể nâng lên sau đó, các bước như cũ, chỉ thay đổi là hai tay đưa thẳng về phía trước song song với thân người, song song với mặt đất.

Bài tập lắc lư ra trước, ra sau

Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau sao cho lực dồn xuống ngón chân và gót chân khi thực hiện. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng.

Làm như vậy mỗi lần 20 nhịp. Động tác nâng dần lên theo biên độ di chuyển và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

Lắc lư sang hai bên:

Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải. Không được nhấc gót và ngón chân lên.

Lặp lại 20 lần. Động tác sau đó nâng lên bằng cách tăng tốc độ lắc, lặp lại nhiều lần. Mở mắt sau đó tập với mắt nhắm.

Dậm chân tại chỗ:

Thực hiện động tác dậm chân tại chỗ như người đi hành quân. lặp đi lặp lại.

Bài tập mức độ 2

2.1. Xoay người:

Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông.

Xoay người nửa vòng tròn sang trái, dừng 10 giây, sau đó xoay trở lại bên phải, dừng 10 giây và động tác lặp lại. Nếu thấy chóng mặt thì nghỉ ở tư thế đó đến hết chóng mặt thì lặp lại.

2.2. Cử động đầu:

Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông.

Gập đầu ra trước lên xuống 10 lần

Nghiêng đầu sang hai bên trái -phải 10 lần

Xoay đầu sang trái-phải 10 lần.

2.3. Đi bộ:

- Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột. Nghỉ 10 giây, tiếp tục đi như vậy

- Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột. Bước lui nhanh 5 bước, dừng đột ngột. Nghỉ 10 giây, lặp lại động tác.

2.4: Đi bộ kết hợp động tác:

- Đi bộ, vừa đi vừa xoay đầu sang trái rồi sang phải

- Đi bộ, vừa đi vừa nghiêng đầu sang trái rồi sang phải

- Đi bộ, vừa đi vừa gật đầu lên xuống

- Đi bằng ngón chân và bằng gót chân với mắt nhắm.

- Đi nối gót với mắt mở và nhắm

Khoảng cách các động tác đi bộ tuỳ theo sự chịu đựng của mỗi người, ban đầu có thể chóng mặt, nên nghỉ cho hết rồi lặp lại. Khoảng cách đi tăng dần.

3. Các bài tập hỗ trợ

3.1. Bài tập của Brandt-Daroff: Ngồi, thẳng lưng. Nằm thẳng ra với đầu ở tư thế nghiêng 45 độ. Giữ như vậy trong 30 giây rồi ngồi dậy. Động tác thực hiện trở lại, lần này đầu xoay sang bên đối diện. Lặp lại 5 lần.

3.2. Lăn người. Nằm thẳng, hai tay thẳng lên trên đầu. Lăn người qua trái, rồi qua phải. lăp lại 5 lần.

3.3 Gập người trong tư thế ngồi: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi ra trước. Cúi đầu xuống cho mũi chạm đầu gối bên trái, ngẩng đầu lên rồi lại cúi xuống cho chạm đầu gối phải. Lặp lại 5 lần.

3.4: Gập người trong tư thế đứng: Đứng thẳng, cố gập người xuống nhặt đồ vật ở trước mặt. Lặp lại động tác 5 lần.

4. Các bài tập với mắt

- Di chuyển tròng mắt từ chậm đến nhanh dần theo các hướng: lên-xuống, sang hai bên, xoay vòng tròn.

- Động tác này tập với tư thế ngồi, đứng và đi.

- Tập nhìn cố định một vật để ở phía trước cách mắt một sải tay

- Đứng lên ngồi xuống với mắt mở 5 lần rồi mắt nhắm 5 lần

- Tung trái banh nhỏ từ tay nọ sang tay kia ở ngang tầm mắt

Trên đây là những bài tập rất đơn giản, căn bản nhưng hiệu quả giúp bạn thích nghi được với các động tác xoay hoặc có liên quan đến cử động đầu nhiều, gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình. Các bài tập được nâng dần lên về số lượng và thời gian tập. Ban đầu bạn thấy chóng mặt nhiều, nhưng sau đó sẽ quen. Khi tập luyện thấy chóng mặt và mệt mỏi tức là hệ thống thăng bằng của bạn đang được thử thách. Chỉ có thử thách là cách tốt nhất để tăng cường sức chịu đựng. Chúc bạn mau chóng có thể lướt trên sàn nhảy những điệu lả lướt uyển chuyển mà không còn bị chóng mặt xoay xẩm nữa.

Nguyễn Đình Nguyên.

Ghi chú:

(*) Tài liệu tham khảo của: Viện đại học Y khoa Maryland, Khoa Thần Kinh viện đại học Wake Forest, North Carolina, Hiệp hội Thần kinh Mỹ.

http://www.ykhoanet.com/binhluan/ngu...hnguyen/12.htm (http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyendinhnguyen/12.htm)

Lead
06-11-2010, 09:37 AM
Các bạn đọc bài tổng hợp của quasimodo khá hay:

- Bước phụ trợ - khởi động :

+ Đứng tại chỗ vươn cao và hạ thấp theo nhạc, có cảm nhận về sự lên / xuống của xương sống.

+ Bước về trước với lực phát ra vừa đủ để người đứng 50/50, nhấc chân sau, mềm đầu gối chân trước để tự quán tính thu người về. Cần hạ thấp trọng tâm, duối thẳng cổ chân để bước đi dài nhất có thể: tập 1 mình và cùng với partner.
- Bước "chính quy": Tập bước quay phải - tiến thẳng, lùi thẳng: tập 1 mình và cùng với partner.

+ 2 bàn chân khi bước phải ở trên 2 đường song song, độ rộng đúng bằng khoảng cách khi đứng khép đùi một cách tự nhiên.

+ Chú ý CBM trong bước tiến

+ Khi kết thúc phách 3 của bước tiến, người vừa tiến đã phải đưa thẳng chân trái về sau, duỗi thẳng cổ chân. Thói quen bình thường là kết thúc phách 3, 2 chân thu về --> làm chậm nhịp nhạc ở bước lùi.

+ Chú ý hạ thấp để tiến xa khi tiến, không vươn khi kết thúc bước lùi. Duỗi thẳng cổ chân, sử dụng mũi chân, ko đặt trọng tâm lên gót chân.
- Điều quan trọng cần nhớ:

+ Trong suốt quá trình luyện tập hoặc nhảy thật, việc hướng ý nghĩ, sự tập trung ra phía sau gáy (giả sử là đốt sống cổ) sẽ giúp cho người thẳng + đầu, cằm, mắt hướng sang trái, lên cao một cách tự nhiên.

+ Cảm nhận được cột sống giữ thẳng khi đưa lên / hạ xuống trong bất kỳ động tác nào

+ Cảm nhận được cột sống (chứ không phải lực cánh tay, cổ tay hay vai) tì vào partner trong từng bước nhảy. Điều này sẽ giúp 2 người nhảy liên kết và trở thành một khối. Lúc đó, 2 người sẽ cảm nhận được toàn bộ các động tác của người kia (thông qua cột sống), ví dụ như thời điểm đặt chân chạm đất, chân chạm đất tại gót, mũi, hay cạnh bàn chân ...

__TinhXua__
06-11-2010, 01:41 PM
Đây là Pro ý tổng hợp lại những gì "Thạch đạj ka" dạy tại buổi học 1/4 của điệu VW tối thứ 4 vừa rồi... Mà hình như là không sót tý nào hix ! nhớ dai thế bái phục bái phục :D

Lead
08-11-2010, 08:29 AM
Bài tổng hợp của bác quasimodo:

- Bước phụ trợ - khởi động :

- Bước "chính quy": Tập bước quay phải - tiến thẳng, lùi thẳng: tập 1 mình và cùng với partner.

(1) 2 bàn chân khi bước phải ở trên 2 đường song song, độ rộng đúng bằng khoảng cách khi đứng khép đùi một cách tự nhiên.

(2) Người tiến:
+ Phách 1: Hạ thấp trọng tâm, tiển "thẳng" về hướng giữa 2 chân của người lùi.

+ Sang "and" sau "1" : kiễng gót chân phải, chân trái thu về gần như tự do để tạo lực bật ra dài nhất về phía trước, CBM để mở khung của người lùi, tạo đường để tiến. Đè thẳng, dứt khoát vào đường của nữ ở phách 2.

+ Phách 3: Nhấc + thu chân phải về --> duỗi thẳng chân trái theo hướng hông, đặt cạnh trong của bàn chân trái chạm đất. Chú ý (1)
(3) Người lùi: Phách 1 --> 3: Duỗi thẳng chân trái - Thu chân phải, xoay hông tạo đường cho người tiến - Duỗi thẳng chân phải theo hướng hông, đặt cạnh trong của bàn chân phải chạm đất - Nhấc + Thu chân phải về (ko được nâng người lên).
- Điều quan trọng cần nhớ:
+ Tinh thần chung: Phải nhớ trong đầu là cần đi thẳng, tiến thẳng về phía trước, để từ đó điều chỉnh chân, thân, tay như thế nào đó để cuối cùng vẫn phải là "đi thẳng về phía trước". Chống chỉ định các hình thức quay, xoay, leo trèo các thể loại.

+ Người nào làm trọn vẹn công việc của người đó ở từng bước và theo đường nhảy.

+ Ở thời điểm chuyển giao giữa tiến và lùi, người nhảy ở trình độ cao có khả năng dùng khung để tạo lực phụ trợ giúp partner chuẩn bị cho tư thế tiến / lùi tiếp theo.

Lead
15-11-2010, 11:22 PM
- Bước phụ trợ - khởi động : Quay phải, tiến thẳng và lùi thẳng, đi thành vòng tròn

- Bước "chính quy": Tập bước quay trái - tiến thẳng, lùi thẳng, đi vòng tròn 1 mình và vào đôi.

(1) 2 bàn chân khi bước phải ở trên 2 đường song song, độ rộng đúng bằng khoảng cách khi đứng khép đùi một cách tự nhiên.

(2) Người tiến:
+ Phách 1: Hạ thấp trọng tâm, tiển "thẳng" về hướng giữa 2 chân của người lùi. Sang "and" sau "1" : kiễng gót chân trái, chân phải thu về gần như tự do và CBM hông hết cỡ để mở khung của người lùi, tạo đường để tiến. Nhịp "1 & " này quan trọng nhất ở chỗ delay và CBM hông.

+ Phách 2: Đè thẳng, dứt khoát vào đường của người lùi ở phách 2. Tuy nhiên khác với bước quay phải, ở quay trái, cơ thể người lùi nằm gần như toàn bộ trên đường chuyển động của người tiến, do đó:
+ chân phải đưa lên lệch xa chân trái hơn một chút

+ chân trái nhấc thu về (ko phải kéo về) sao cho: 2 bàn chân vuông góc nhau ; bàn chân trái song song với hướng nhảy ; gót chân trái không vượt quá mép trong bàn chân phải.

---> hông sẽ cảm thấy độ vặn xoắn rất rõ, khung chéo 1 chút so với hướng tiến. Độ vặn xoắn này chính là lực để thả chân phải ra ở bước sau.
+ Phách 3: Duỗi thẳng chân phải theo hướng hông, cạnh trong của bàn chân phải chạm đất.
(3) Người lùi: Phách 1 --> 3:

+ Duỗi thẳng chân phải càng dài càng tốt, càng dễ đi -Chú ý là thẳng đây là thẳng hông của người lùi.

+ Bình tĩnh thu chân trái, xoay hông tạo đường cho người tiến

+ Duỗi thẳng chân trái, đặt cạnh trong của bàn chân trái chạm đất. Tuơng tự như khi tiến, ở bước nay mũi bàn chân trái phải nằm trên đường thẳng song song với mũi bàn chân phải, cách nhau 1 khoảng bằng lúc đứng thẳng khép đùi.

+ Nhấc + thu chân phải về (ko được nâng người lên). Đặt trọng tâm lên nửa đầu bàn chân phải, mềm gối, thả lỏng chân trái chuẩn bị cho bước tiến tiếp theo.

- Điều quan trọng cần nhớ: + Phách 1 bước tiến là để điều chỉnh hướng đi của cả đôi, sau 1 là chỉ có tiến thẳng, thẳng và thẳng. Do đó, việc delay và CBM hết cỡ ở " 1 & " là cực kỳ quan trọng. Không có nó gần như không nhảy được quay trái.

+ Phách 2 bước tiến, việc đưa 2 bàn chân vuông góc đúng vị trí cũng quan trọng. Lực xoáy và độ lệch của hông làm cho bước duối chân phải trở nên nhẹ nhàng, đúng hướng đúng góc.

+ Chú ý việc "chỉ đặt trọng tâm lên từng nửa đầu bàn chân một" cần được làm rõ ràng và minh bạch trong từng bước. Việc đặt trọng tâm lên gót là không tốt. Đặt trọng tâm lên cả hai chân cũng không tốt.

Lead
15-11-2010, 11:22 PM
- Bước phụ trợ - khởi động :

- Bước "chính quy":

A. Tập bước quay trái - tiến thẳng, lùi thẳng 1 mình và vào đôi.
Vẫn tương tự như buổi trước, nhưng một số điều được nói thêm (đính chính lại bài buổi số 3 luôn):

Bước lùi, phách 2, sau khi đã duỗi thẳng chân phải thì gần như không xoay mà chỉ đơn giản nhấc mũi chân trái lên, tự khắc người sẽ lùi về tạo đường cho người tiến. Lúc này chỉ cần duỗi thẳng chân trái ra là được. Gần như không hề có xoay hông như quay phải. (Chính là note của little_fox ở trên)
B. Giới thiệu sơ lược bước Reverse Fleckerl: Gần tương tự bước quay trái tại chỗ có thay đổi một số chỗ.

- Điều quan trọng cần nhớ:

+ Về hướng của đầu:
- Đầu thẳng sẽ không nhảy được.



- Ở trình độ cơ bản, ít nhất phải luôn giữ được đầu ngẩng lên, hướng sang trái.
- Ở trình độ cao hơn:
+ Ko còn khái niệm xoay người ---> ko còn việc đầu xoay theo thân người trong khi nhảy

+ Đầu chỉ có 2 trạng thái:
(A) Nhìn sang trái lúc chuẩn bị và cuối của tiến / lùi

(B) Nhìn thẳng theo hướng nhảy trong phách 1 đến phách 2 của bước tiến / bước lùi - tức là hướng thẳng.

Việc chuyển giữa 2 trạng thái (A) và (B) được tiến hành dứt khoát trong 1 khoảnh khắc:

+ Đối với quay phải, khoảnh khắc đó là "and sau 1"
+ Đối với quay trái, khoảnh khắc đó là "and sau 2"
+ Khi tiến thì thân trước, chân sau. Khi lùi thì chân trước, lùi sau. Đây là điều đúng cho mọi điệu nhảy Standard. Tức là dù toàn thân chuyển động, nhưng luôn có một độ trễ giữa thân và chân, thân xoay thì chân ngừng mà thân ngừng thì chân đi.

khng
05-03-2012, 06:09 AM
Để đỡ chóng mặt thì mỗi ngày tập quay, nâng dần lên thôi. Hôm nay 5 vòng thì ngày mai 7 vòng, cứ đều đặn mà nâng lên - cả trái và phải - 2 vòng 1 ngày, cứ đến chóng mặt là dừng nghỉ vài giây. Mỗi lần tập nửa tiếng đến 1 tiếng. Hết hai tháng thì có thể nhảy được mấy bài liền rồi. Rất đơn giản, phải không? Mà tập như thế, cơ thể sẽ tự tìm ra cách để chuyển động thoải mái nhất. Tất nhiên là phải đảm bảo mấy nguyên tắc: Xoay vai trước, bước sau (CBM đấy); Đẩy ngang chân ở bước 2 để chập chân tốt. Và nhớ đẩy tốt để bước 2 có độ dài bằng bước 1. Thả lỏng lưng và chắc khung vai (theo nguyên lý mà LEAD đặt tên là "chày-cối").

khng
13-08-2012, 06:41 PM
Trong VW, quay tại chỗ là khó nhất: Góc quay lớn dễ chóng mặt. Mà quay phải tại chỗ càng dễ chóng mặt hơn (hi hi).
Ngoài cách tập nâng dần số bước lên, khng xin bổ sung thêm một kỹ thuật nữa cho những ai đã tập quay tại chỗ đến mức không nhầm chân nữa:
Thường khi quay tại chỗ, người ta hay gồng người lên. Như vậy, càng quay sẽ càng thấy "lướt lướt" và bắt đầu chóng mặt dần. Đúng không LEAD? Quay trái thì do cổ chân phải khỏe hơn nên dễ hơn, không cần gồng người lắm. Quay phải thì do cổ chân trái yếu nên cần gồng cổ chân và kéo theo là nhiều người gồng luôn cả người, do liên kết các bộ phận của cơ thể và của cặp nhảy chắc hơn nên lực quán tính quay mất ít và thế là càng quay càng tít và chóng mặt.
Cách chống lại hiện tượng đó: Ở step 1 dùng CBM và hơi gồng người lên một chút - nên góc quay sẽ lớn hơn, step 2 bắt đầu thả lỏng, step 3 là thả hơi lỏng -cứ như vậy vào các nhịp nhạc sau. Điều này sẽ làm mất đi lực quán tính nhiều hơn. Và ta sẽ thấy ở đầu nhịp người ta quay nhiều, sau lại chậm lại ở cuối nhịp rồi lại nhanh lên ở đầu nhịp sau.
Các bạn có thể quan sát Mirko + Betti quay VW trong clip sau: http://www.youtube.com/watch?v=CJjBB67X7-4
- chính là điều mà khng vừa viết đấy.
Và lời giải đáp này vừa được 1 lady trả công (do không chóng mặt trong khi partner của cô ta loạng choạng - 1 bài 3 phút toàn quay phải tại chỗ) 3 cốc bia hơi (do muốn phạt partner của cô ta hay kiêu ngạo chê bạn nhảy nên nói nhỏ mấy câu vừa rồi với riêng lady đó).
Không biết có kiếm được cốc bia nào từ LEAD, Mercury không đây.

TuyCan
13-08-2012, 10:10 PM
Học nhãy điệu gì cũng cần phãi học , tập và luyện đúng cách . Khi mới bắt đầu học nhãy VW , tôi rất ngại vì thường bị chóng mặt , vì tôi chĩ mới học quay một chiều ; nhưng sau khi học được cách quay trái và tập cách quay phãi 6 vòng rối chuyễn sang quay trái 4 vòng theo lời hướng dẫn cũa bà thầy , thì tôi nhãy VW cã đêm cũng chẵng sao ! hihihi . Còn về bước quay tại chỗ , Fleckrl , thì cũng chẵng có vấn đề . Dancing cần được tự nhiên ( natural ) và được kềm chế ( in control ) , có thế thì người nhãy mới thấy tự tin và thực hiện tốt routine cũa mình . Dù là nhãy cho vui , nhưng nhãy tốt thì vui hơn , đó là châm ngôn cũa tôi , và xin chia xẽ với các bạn nhé !

Lead
13-08-2012, 11:30 PM
Rót riệu thuốc mời 2 bác lun ạ, hihi

TuyCan
14-08-2012, 03:02 PM
Một câu nói hay từ nhà bình luận Olympics 2012 trên kênh tivi NBC ỡ Mỹ : ỡ một nơi đông người mình vẫn cãm thấy đon đôc , chĩ vĩ ông ấy nhìn thấy VĐV đang tập trung hoàn toàn vào việc thực hiện routine cũa mình và chẵng đễ ý đến mọi người chung quanh ỡ đấu trường ! Thi đấu đễ có HCV là vậy thật !!!

khng
14-08-2012, 04:46 PM
Rót riệu thuốc mời 2 bác lun ạ, hihi
Vậy có "tửu" rồi, có "sắc" không? Sắc xém cũng được? Ha Ha Ha.
Vấn đề là ý kiến của mình chỉ xài được khi người ta đã tập đủ, đã làm chủ được các bộ phận của cơ thể. Muốn gồng cứng lên đến mức cần thiết nào đó - có ngay; muốn thả lỏng đến mức nào đó - có ngay.

Mercury
15-08-2012, 06:20 AM
Vậy có "tửu" rồi, có "sắc" không? Sắc xém cũng được? Ha Ha Ha.
Vấn đề là ý kiến của mình chỉ xài được khi người ta đã tập đủ, đã làm chủ được các bộ phận của cơ thể. Muốn gồng cứng lên đến mức cần thiết nào đó - có ngay; muốn thả lỏng đến mức nào đó - có ngay.

Bác khng ơi. Sắc ở Hải Dương thì nhiều lắm, nhất là ở lớp dance của thầy lead thì lại càng khỏi phải nói luôn nhưng "sắc xém" là gì ah? Hì hì

khng
15-08-2012, 09:09 AM
Bác khng ơi. Sắc ở Hải Dương thì nhiều lắm, nhất là ở lớp dance của thầy lead thì lại càng khỏi phải nói luôn nhưng "sắc xém" là gì ah? Hì hì
Uống rượu xong thì cần phải ăn cơm - không có thì mệt lắm. "sắc xém" là cơm nấu hơi quá lửa, thành vầng ở dưới đáy nồi. Mình cần sắc ấy kia.
Chứ "sắc" như Mercury nói thì ... sợ lắm. Mà mỗi khi uống rượu, tay chân người ngợm cứ mềm như bún, cười nói luểnh loảng, có "sắc Mercury" (lúc này Mercury là tính từ đấy nhé) cũng chịu. Hi Hi Hi.
Thế Mercury đã tập quay tại chỗ đến đâu rồi?

khng
15-08-2012, 10:19 AM
Mình quên mất, điệu VW này của Traicopxki có tên là Điệu valse của các bông hoa - trong vở balê Nutcracker (dịch ra tiếng Việt là Cái kẹp hạt dẻ). Toàn bộ bản VW này kéo dài hơn 6 phút, nhảy rất đã chân mà không nhàm chán do nhịp điệu thay đổi, giai điệu hoành tráng, trong sáng và khỏe khoắn, nhiều lúc lại rất tinh tế. Các bông hoa trước gió có lúc thì lả lướt, nghiêng ngả, có lúc thì nhún nhảy bay liệng, đung đưa. Nếu so với các bản VW của Straus thì có khi còn đáng yêu, tỏa sáng hơn (khng nghĩ vậy) - làm người ta nghĩ đến mầu sắc hoa hồng, hoa cúc... và những giọt sương, làn gió nhẹ ấm áp xen những tia gió ẩm ướt, mát lạnh:
Có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ,
Cái nóng êm ru, màu trời không chói (Olga Bergolz).
Các bạn có thể lấy nhạc từ đây:
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tchaikovsky-Waltz-Of-The-Flowers-Various-Artists/ZWZD778A.html

Mercury
16-08-2012, 10:36 PM
Uống rượu xong thì cần phải ăn cơm - không có thì mệt lắm. "sắc xém" là cơm nấu hơi quá lửa, thành vầng ở dưới đáy nồi. Mình cần sắc ấy kia.
Chứ "sắc" như Mercury nói thì ... sợ lắm. Mà mỗi khi uống rượu, tay chân người ngợm cứ mềm như bún, cười nói luểnh loảng, có "sắc Mercury" (lúc này Mercury là tính từ đấy nhé) cũng chịu. Hi Hi Hi.
Thế Mercury đã tập quay tại chỗ đến đâu rồi?

Hì hì. Vẫn tại chỗ quay ah. :4:

khng
22-08-2012, 05:53 PM
Trong bài viết trước, mình có nói thả hơi lỏng người ra ở step 3 để quay vài phút tại chỗ theo 1 chiều trái hay phải mà không chóng mặt. Vậy thì thả lỏng ở đâu là dễ nhất, hiệu quả nhất và dễ luyện nhất - đó là điều mà mình muốn viết tiếp:
Thả lỏng đầu gối và cổ chân để hạ thấp trọng tâm, ma sát với mặt sàn của cả 2 bàn chân sẽ làm tốc độ quay nhỏ lại. Và chuyển từ thả lỏng sang trạng thái ngược lại thực hiện ở hai chân là dễ nhất, nhanh nhất mà không tốn sức.
Tập một mình thì trong hình vuông mỗi cạnh 1 mét là đạt yêu cầu. Song khi tập đôi thì cần lưu ý CBM để nhường chỗ cho bạn nhảy. Nếu không việc quay tại chỗ lại không tại chỗ nữa mà điểm giữa cặp nhảy thành vệt dài như cơn lốc di chuyển.
Chúc cả nhà quay thoải mái nhé. Mỗi ngày 1 ít rồi nâng dần lên.

khng
18-09-2012, 06:12 AM
Hì hì. Vẫn tại chỗ quay ah. :4:
Mercury quay phải quay trái tại chỗ mỗi kiểu được dài bao nhiêu phút rồi (mà không chóng mặt)?
Đến đoạn thả lỏng ở bước 2 bước 3 chưa?
Và trong hình vuông mỗi cạnh là 2 hay 1 hay 0,5 m?