PDA

View Full Version : Thi lấy chứng chỉ của IDTA



haiduongdancesport
18-10-2009, 10:11 PM
Viết bởi Vuchidung

IDTA LATIN

Trong cuốn sách “Ballroom Branches Syllabus – Professional & Amateur” của IDTA xuất bản 2003 đã đề cập chi tiết nội dung các cuộc thi lấy chứng chỉ trong hệ thống đào tạo của họ. Giữa ISTD và IDTA thì IDTA gần gũi với IDSF hơn, cả hai đều là hiệp hội mang tính chất chuyên môn, đều có bộ phận đào tạo chuyên nghiệp cũng như không chuyên. Tôi không rõ lắm về hệ thống đào tạo của IDSF, chỉ biết rằng họ khuyên những người đang dạy và luyện tập khiêu vũ nên theo giáo trình của IDTA.

Có lẽ trước đây IDTA có phân 3 cấp độ : Bronze, Silver và Gold như chúng ta đã biết, hoặc việc phân cấp này là của IDSF, nhưng trong cuốn sách này họ đưa ra 4 cấp độ :
-Student
-Associate
-Licentiate
-Felowship

Như thế, cho tới nay IDTA cùng một quan điểm với ISTD về việc phân cấp độ trong giáo trình. Xin được giới thiệu qua với các bạn quan tâm, vì trong tương lai gần, nhiều người trong chúng ta sẽ phải tham gia các kỳ thi để lấy chứng chỉ nhằm hợp pháp hoá công việc giảng dạy và huấn luyện của mình.

Xin chỉ giới thiệu phần các kỳ thi chuyên nghiệp.

Phần chung.

Thành viên chính thức của IDTA chỉ bao gồm những người đã có chứng chỉ Associate, Licentiate và Fellowship sau khi vượt qua các kỳ thi tương ứng. mặ dù có tổ chức kỳ thi lấy chứng chỉ Student, nhưng chứng chỉ này chưa được phép hành nghề. Muốn có chứng chỉ cấp cao hơn, thí sinh phải có chứng chỉ cấp thấp và chỉ được đăng ký thi sau một thời gian hành nghề theo quy định.

Những thí sinh thi lấy chứng chỉ Student cần vượt qua kỳ thi gồm hai phần : thực hành và lý thuyết. Các chứng chỉ Associate, Licentiate và Fellowship được cấp qua các kỳ thi gồm 3 phần : thực hành, lý thuyết và kỹ năng kỹ thuật.

Chứng chỉ Student

Thời lượng cho kỳ thi này vào khoảng 45 phút. Những sinh viên được đào tạo bởi IDTA sẽ được tham gia kỳ thi này. Thí sinh phải từ 16 tuổi trở lên. Thí sinh vượt qua kỳ thi này chưa được công nhận là thành viên hiệp hội và chứng chỉ chưa được phép hành nghề. Sau khi vượt qua kỳ thi, thí sinh được cấp chứng nhận có giá trị trong vòng 1 năm, giấy này có thể được cấp lại hàng năm trong vòng 5 năm.

Chứng chỉ Associate
Thời lượng cho kỳ thi này khoảng 75 phút. Thí sinh phải đủ 17 tuổi trở lên.

Chứng chỉ Licentiate
Thời lượng cho kỳ thi khoảng 75 phút. Thí sinh phải từ 21 tuổi trở lên và ngay sau khi hành nghề ít nhất 2 năm phải nộp đơn dự thi. Những thí sinh đã có chứng chỉ Licentiate về ballroom mới được dự kỳ thi lấy chứng chỉ Viennese Waltz (kỳ thi này khoảng 30 phút). (khái niệm ballroom ở đây vẫn bao gồm cả Latin Dances)

Chứng chỉ Fellowship
Thời lượng cho kỳ thi là 90 phút. Thí sinh phải có chứng chỉ Licentate mới được tham dự kỳ thi này sau thời gian hành nghề 3 năm.

LATIN

Thi thực hành

Thí sinh được yêu cầu trình diễn cùng với bạn nhảy cả 5 vũ điệu Latin trong cấp độ tương ứng với chứng chỉ. Thí sinh phải trình diễn tổ hợp những vũ hình chính trong cấp độ được lựa chọn trong danh mục vũ hình. Nữ thí sinh phải thực hiện phần trình diễn với bạn nhảy của mình. Nam thí sinh cũng phải trình diễn với yêu cầu tương tự. Ngoài ra, thí sinh còn được yêu cầu nhảy solo cùng với âm nhạc hai vũ điệu theo yêu cầu của giám khảo cũng như khả năng điều hành lớp học. Thí sinh được tự lựa chọn thực hiện hoặc bước nam hoặc bước nữ.

Thi lý thuyết.

Thí sinh phải nắm vững phần lý thuyết và kỹ thuật được mô tả trong cuốn “ Technique of Latin Dancing” của Walter Laird.

Phải nắm vững những chỉ dẫn về kỹ thuật trong từng vũ hình như số lượng bước chân, nhạc cảm (timing), chia phách (beat value), tiếp sàn của bàn chân (footwork), lượng quay (body turn)…Không yêu cầu phải mô tả toàn bộ vũ hình.
Không yêu cầu phải đếm phách và nhịp trong mỗi vũ hình.

Trong phần kỹ thuật, thí sinh phải mô tả chi tiết việc thực hiện vũ hình và những yếu tố kỹ thuật cần thiết cho việc thực hiện vũ hình đó. Đây là phần rất quan trọng cho việc đánh giá kỹ năng của thí sinh khi họ phải thực hiện solo một cách thận trọng những kỹ thuật mà họ đạt được.

Khả năng giảng dạy
Khả năng giảng dạy là phần riêng có tác dụng bổ trợ cho kết quả đánh giá thí sinh. Phần này tạo điều kiện cho giám kháo có thể đánh giá một cách hoàn thiện hơn về năng lực chung của thí sinh.
__________________

haiduongdancesport
18-10-2009, 10:11 PM
Thi lấy chứng chỉ của IDTA như thế nào Viết bởi Vuchidung

Trong cuốn sách “Ballroom Branches Syllabus – Professional & Amateur” của IDTA xuất bản 2003 đã đề cập chi tiết nội dung các cuộc thi lấy chứng chỉ trong hệ thống đào tạo của họ. Giữa ISTD và IDTA thì IDTA gần gũi với IDSF hơn, cả hai đều là hiệp hội mang tính chất chuyên môn, đều có bộ phận đào tạo chuyên nghiệp cũng như không chuyên. Tôi không rõ lắm về hệ thống đào tạo của IDSF, chỉ biết rằng họ khuyên những người đang dạy và luyện tập khiêu vũ nên theo giáo trình của IDTA.

Có lẽ trước đây IDTA có phân 3 cấp độ : Bronze, Silver và Gold như chúng ta đã biết, hoặc việc phân cấp này là của IDSF, nhưng trong cuốn sách này họ đưa ra 4 cấp độ :
- Student
- Associate
- Licentiate
- Felowship

Như thế, cho tới nay IDTA cùng một quan điểm với ISTD về việc phân cấp độ trong giáo trình. Xin được giới thiệu qua với các bạn quan tâm, vì trong tương lai gần, nhiều người trong chúng ta sẽ phải tham gia các kỳ thi để lấy chứng chỉ nhằm hợp pháp hoá công việc giảng dạy và huấn luyện của mình.

Xin chỉ giới thiệu phần các kỳ thi chuyên nghiệp.

Thành viên chính thức của IDTA chỉ bao gồm những người đã có chứng chỉ Associate, Licentiate và Fellowship sau khi vượt qua các kỳ thi tương ứng, mặc dù có tổ chức kỳ thi lấy chứng chỉ Student, nhưng chứng chỉ này chưa được phép hành nghề. Muốn có chứng chỉ cấp cao hơn, thí sinh phải có chứng chỉ cấp thấp và chỉ được đăng ký thi sau một thời gian hành nghề theo quy định. Những thí sinh thi lấy chứng chỉ Student cần vượt qua kỳ thi gồm hai phần : thực hành và lý thuyết. Các chứng chỉ Associate, Licentiate và Fellowship được cấp qua các kỳ thi gồm 3 phần : thực hành, lý thuyết và kỹ năng kỹ thuật.

Chứng chỉ Student
Thời lượng cho kỳ thi này vào khoảng 45 phút. Những sinh viên được đào tạo bởi IDTA sẽ được tham gia kỳ thi này. Thí sinh phải từ 16 tuổi trở lên. Thí sinh vượt qua kỳ thi này chưa được công nhận là thành viên hiệp hội và chứng chỉ chưa được phép hành nghề. Sau khi vượt qua kỳ thi, thí sinh được cấp chứng nhận có giá trị trong vòng 1 năm, giấy này có thể được cấp lại hàng năm trong vòng 5 năm.

Chứng chỉ Associate
Thời lượng cho kỳ thi này khoảng 75 phút. Thí sinh phải đủ 17 tuổi trở lên.

Chứng chỉ Licentiate
Thời lượng cho kỳ thi khoảng 75 phút. Thí sinh phải từ 21 tuổi trở lên và ngay sau khi hành nghề ít nhất 2 năm phải nộp đơn dự thi. Những thí sinh đã có chứng chỉ Licentiate về ballroom mới được dự kỳ thi lấy chứng chỉ Viennese Waltz (kỳ thi này khoảng 30 phút). (khái niệm ballroom ở đây vẫn bao gồm cả Latin Dances)

Chứng chỉ Fellowship
Thời lượng cho kỳ thi là 90 phút. Thí sinh phải có chứng chỉ Licentate mới được tham dự kỳ thi này sau thời gian hành nghề 3 năm.

Phần Latin

Thi thực hành
Thí sinh được yêu cầu trình diễn cùng với bạn nhảy cả 5 vũ điệu Latin trong cấp độ tương ứng với chứng chỉ. Thí sinh phải trình diễn tổ hợp những vũ hình chính trong cấp độ được lựa chọn trong danh mục vũ hình. Nữ thí sinh phải thực hiện phần trình diễn với bạn nhảy của mình. Nam thí sinh cũng phải trình diễn với yêu cầu tương tự. Ngoài ra, thí sinh còn được yêu cầu nhảy solo cùng với âm nhạc hai vũ điệu theo yêu cầu của giám khảo cũng như khả năng điều hành lớp học. Thí sinh được tự lựa chọn thực hiện hoặc bước nam hoặc bước nữ.

Thi lý thuyết.
Thí sinh phải nắm vững phần lý thuyết và kỹ thuật được mô tả trong cuốn “ Technique of Latin Dancing” của Walter Laird. Phải nắm vững những chỉ dẫn về kỹ thuật trong từng vũ hình như số lượng bước chân, nhạc cảm (timing), chia phách (beat value), tiếp sàn của bàn chân (footwork), lượng quay (body turn)…Không yêu cầu phải mô tả toàn bộ vũ hình. Không yêu cầu phải đếm phách và nhịp trong mỗi vũ hình.

Trong phần kỹ thuật, thí sinh phải mô tả chi tiết việc thực hiện vũ hình và những yếu tố kỹ thuật cần thiết cho việc thực hiện vũ hình đó. Đây là phần rất quan trọng cho việc đánh giá kỹ năng của thí sinh khi họ phải thực hiện solo một cách thận trọng những kỹ thuật mà họ đạt được.

Khả năng giảng dạy
Khả năng giảng dạy là phần riêng có tác dụng bổ trợ cho kết quả đánh giá thí sinh. Phần này tạo điều kiện cho giám kháo có thể đánh giá một cách hoàn thiện hơn về năng lực chung của thí sinh.

haiduongdancesport
18-10-2009, 10:11 PM
Thi lấy chứng chỉ Ballroom Student của IDTA Viết bởi Vuchidung

Thi thực hành
Ở tất cả các cấp độ thí sinh tham dự thi cần phải trình diễn cả 4 vũ điệu Standard theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp đã được quy định. Phần chính của các vũ hình được lựa chọn từ danh mục của từng cấp độ. Thí sinh nữ thực hiện bước chân nữ với bạn nhảy. Nam thực hiện bước nam cùng với bạn nhảy. Ngoài ra thí sinh còn được yêu cầu thực hiện solo với âm nhạc 2 vũ điệu theo yêu cầu của giám khảo và việc khởi động lớp học vào nhạc. Thí sinh có quyền lựa chọn hoặc chân nam hoặc chân nữ.

Thi lý thuyết
Kỹ thuật và những yêu cầu về lý thuyết đã được trình bày trong cuốn (Technique of Ballroom Dancing" của Guy Howard. Những chỉ tiêu về kỹ thuật đối với bất kỳ vũ hình nào đều được trình bày trên các cột dọc của vũ hình đó. Không yêu cầu phải mô tả toàn bộ vũ hình.

Trình diễn đúng vũ hình là điều quan trọng nhất trong việc đánh giá. Nếu thí sinh trả lời không trôi chảy nhưng phần thể hiện vũ hình tốt thì vẫn được coi là đạt yêu cầu. Mô tả vũ hình một cách đúng đắn và trôi chảy, thể hiện solo vũ hình tốt sẽ được đánh giá cao

IDTA BALLROOM STUDENT (45 phút)

Phần thực hành
Ngoài phần trình diễn với bạn nhảy, thí sinh còn phải thực hiện trình diễn solo cùng với âm nhạc một kết nối gồm 3 vũ hình thuộc 2 vũ điệu theo yêu cầu của giám khảo lấy từ giáo trình Student. Thí sinh được quyền lựa chọn thực hiện hoặc chân nam hoặc chân nữ.

Phần lý thuyết
Thí sinh cần năm vững những khái niệm và định nghĩa sau :
Nhịp âm nhạc (time signature), nhịp độ (tempo), nhạc cảm tiết tấu (rhythm), tư thế thân người (poise), thế chân (position of Feet), tiếp sàn của bàn chân (Foot work), hướng trong tương quan với sàn nhảy (Alignment), Lượng quay (Amount of Turn), nâng hạ cơ thể (Rise and Fall), chuyển động CBM (Contra Body Movement), thế chân CBMP (Contra Body Movement Position), nghiêng thân (Sway)

Thí sinh cũng được yêu cầu mô tả bước Dạo Tiến và Dạo Lùi cũng như một số khái niệm về Pivot thuận (Natural Pivot), Chuyển động Pivot (Pivot Action), Quay đóng (Closed Turn), quay mở (Open Turn), quay gót (Hill Turn), đẩy gót (Hill Pull), Bước Quét (Brush Step), cách cầm tay vào đôi trong các vũ điệu (the Hold as applied to the varios dances)

Danh mục vũ hình
Thí sinh phải có khả năng trình diễn tất cả các vũ hình được nêu trong giáo trình Associate với các bước chân của nam cũng như nữ đồng thời với việc đọc đúng theo nhạc cảm (timing) yêu cầu.

WALTZ
1. Bước đóng đổi (Closed Changes)
2. Quay Trái (Reverse Turn)
3. Quay Phải (Natural Turn)
4. Whisk
5. Bước Chasse từ thế Dạo (Chasse from Promenade Position)
6. Bước Ngập ngừng (Hesitation Change)

QUICKSTEP
1. Bước Dạo (the Walk)
2. Bẻ góc phải (Quater Turn to R)
3. Quay phải tại góc (Natural Turn at Corner)
4. Spin Phải (Natural Spin Turn)
5. Quay phải ngập ngừng (Natural Turn with Hesitation)
6. Đuổi Tiến (Progressive Chasse)
7. Tiến Khoá (Forward Lock Step)
8. Lùi Khoá (Backward Lock Step)
9. Quay trái đuổi (Chasse Reverse Turn)

FOXTROT
1. Bước Dạo (The Walk)
2. Bước Lông vũ (Feather Step)
3. Quay Trái (Reverse Turn)
4. Ba Bước (Three Step)
5. Quay Phải (Natural Turn)
6. Quay Impitơs (Impetus Turn)
7. Đổi hướng (Change of Direction)

TANGO
1. Bước Dạo (The Walk)
2. Ngang Dịch chuyển (Progressive Side Step)
3. Dạo Đóng (Closed Promenade)
4. Quay trái mở - nữ đi bước trong, kết đóng (Open Reverse Turn Lady-in-Line, Closed
�Finish)
5. Quay trái mở - nữ đi bước ngoài, kết mở (Open Reverse Turn Lady Outside, Open
�Finish)
6. Quay Rock Phải (Natural Rock Turn)
7. Cocte Lùi (Back Corte)

Ghi chú :
- Các thuật ngữ tiếng Việt trong phần danh mục chỉ là những thuật ngữ tạm dịch.

- Ở các cấp độ STUDENT, ASSOCIATE và LICENTIATE chỉ thi 4 vũ điệu trên. Những thí sinh đã có chứng chỉ LICENTIATE hội đủ điều kiện mới được nộp đơn thi lấy chứng chỉ LICENTIATE của VIENNESE WALTZ. Kỳ thi Viennese Waltz là một kỳ thi riêng biệt. Nội dung kỳ thi này sẽ được giới thiệu trong thời gian tới.
< Trước Kế tiếp

haiduongdancesport
18-10-2009, 10:11 PM
Thi chứng chỉ IDTA Latin Student Viết bởi Vuchidung

Tầm quan trọng của kỳ thi này là đánh giá những hiểu biết rất cơ bản của thí sinh về các vũ điệu Latin

Phần thực hành
Sau phần thực hành chung như đã nêu ở trên, thí sinh được yêu cầu thực hiện solo không có nhạc bước nữ cũng như bước nam hai vũ hình trong mỗi vũ điệu thuộc danh mục của Student với nhạc cảm cần thiết trong mỗi bước chân. Thí sinh cũng được yêu cầu thực hiện solo chuyển động cơ bản với âm nhạc của hai vũ điệu mà giám khảo yêu cầu.

Phần lý thuyết
Thí sinh phải giải thích được những khái niệm về nhịp (time signature), nhịp độ (tempo), nhịp phách (rhythm), tư thế thân người và các đề mục trong mỗi vũ hình thuộc giáo trình Student.

Câu hỏi bắt buộc.
Thí sinh phải mô tả được những chuyển động cơ bản và vũ hình sau :

RUMBA - Bước Dạo Tiến (Forward Walk), Bước Dạo Lùi (Backward Walk)

SAMBA - Chuyển động nảy (Samba Bounce Action)

PASO DOBLE - Chuyển động cơ bản (Basic Movement), mổ chân tại chỗ (Sur Place), bước Kích bò (Appel)

CHA CHA CHA - Bước Chasse Trái và Phải (Chasse to L and R)

JIVE - Bước Chasse Trái và Phải (Chssse to L and R)

CHUYỂN ĐỘNG VÀ VŨ HÌNH CƠ BẢN

RUMBA
1. Bước Dạo Tiến (Forward Walk)
2. Bước dạo Lùi (Backward Walk)
3. Chuyển động cơ bản (Basic Movement)
4. Fan (Fan)
5. Hockey Stick (Hockey Stick)
6. Quay trái đơn (Spot Turn to Left)
7. Quay phải dưới tay (Underarm Turn to R)
8. Quay phải đơn (Spot Turn to R)
9. Quay trái dưới tay (Underarm Turn to L)
10. Niu York (New York - Check from CPP)
11. Niu York (Check from PP)
12. Quay tại chỗ (Natural Top)

SAMBA
1. Chuyển động cơ bản thuận (Natural Basic Movement)
2. Chuyển động cơ bản ngược (Reverse Basic Movement)
3. Cơ bản dịch chuyển (Progressive Basic Movement)
4. Samba Whisk trái và phải (Samba Whisk to L and R)
5. Bước Dạo Samba (Promenade Samba Walks)
6. Bước Rock đóng (Closed Rocks on RF and LF)
7. Quay ngược (Reverse Turn)

PASO DOBLE
1. Chuyển động cơ bản (Basic Movement)
2. Mổ chân tại chỗ (Sur Place)
3. Kích bò (Appel)
4. Bước Chasse phải (Chasse to R)
5. Bước Chasse trái (Chasse to L)
6. Huit
7. Tấn công (Attack)
8. Dạo (Promenade)

CHA CHA CHA
1. Chasse trái (Cha Cha Cha Chasse L LRL)
2. Chasse phải (Cha Cha Cha Chasse R RLR)
3. Bước khoá tiến chân trái (Cha Cha Cha Lock Forward LRL)
4. Bước khoá tiến chân phải (Cha Cha Cha Lock Forward RLR)
5. Bước khoá lùi CT ( Cha Cha Cha Lock Backward LRL)
6. Bước khoá lùi CP (Cha Cha Cha Lock Backward RLR)
7. Lùi chéo (Time Step)
8. Chuyển động cơ bản đóng (Closed Basic Movement)
9. Chuyển động cơ bản mở (Open Basic Movement)
10. Fan
11. Hockey Stick
12. Bước Check từ thế Mở CPP (Check from Open CPP(, (New York)
13. Bước Check từ thế PP (Check from Open PP), (New York)
14. Quay đơn trái (Spot Turn to L)
15. Quay phải dưới tay (Underarm Turn to R)
16. Quay đơn phải (Spot Turn to R)
17. Quay trái dưới tay (Underarm Turn to L)

JIVE
1. Jive chasse trái TPT (Jive Chasse to L LRL)
2. Jive chasse phải PTP (Jive Chasse to R RLR)
3. Cơ bản tại chỗ (Basic in Place)
4. Cơ bản chéo chân (Basic in Fallaway)
5. Đổi chỗ phải qua trái (Change of Place R to L)
6. Đổi chỗ phải qua trái (Change Place L to R)
7. Bước kết nối (Link)
8. Bước Whip (Whip)

haiduongdancesport
18-10-2009, 10:11 PM
IDTA nội dung kỳ thi chứngs chỉ Latin Associate Viết bởi Vuchidung

CHỨNG CHỈ ASSOCIATE (75 phút)

Phần thực hành
Ngoài việc trình diễn 5 vũ điệu, thí sinh phải thực hành nhảy solo một tổ hợp gồm 3 vũ hình của 2 vũ điệu trong danh mục vũ điệu cấp độ Associate theo yêu cầu của giám khảo. Thí sinh được quyền lựa chọn chân nam hoặc nữ.

Phần lý thuyết
Thí sinh cần nắm vững để có thể trả lời về những khái niệm sau :

Nhịp nhạc, nhịp độ, lượng quay, bước tiến Check(Checked Forward Walk), bước trễ (Delayed Walk), bước tiến quay (Forward Walk Turning), bước chéo chân (Latin Cross), Cucaracha, tư thế thân người (posture) và các thế (Basic Positions) được sử dụng trong cấp độ Associate.

Thí sinh cũng cần có khả năng thực hiện solo các vũ hình kết hợp với đếm phách hoặc giá trị mỗi bước chân theo phách nhạc.

Thí sinh cần nắm chắc những yêu cầu cụ thể như nhạc cảm (timing), chia phách (beat values), thế chân (Foot Positions), tiếp sàn (Fơơtwork), lượng quay (Amount of Turn) (chỉ ghi nhớ lượng quay cơ bản, ngoại trừ các bước 4-6 của chuyển động cơ bản trước khi vào vũ hình Reverse Top), chuyển động (Action Used), dáng thân(Shaping), vũ hình trước và vũ hình sau (Precedes and Follows), và một số chuyển động khác như chuyển động nảy Samba (Samba Bounce Action), chuyển động hông (Pelvic Action), hướng di chuyển và nghiêng thân (Alignment and Sway) của tất cả những vũ hình có trong giáo trình thuộc cấp độ Associate.

Câu hỏi bắt buộc
Thí sinh phải mô tả được những chuyển động cơ bản và những vũ hình sau đây :

RUMBA - Dạo Tiến (Forward Walk), Dạo Lùi (Backward Walk)

SAMBA - Chuyển động nảy Samba (Samba Bounce Action), chuyển động hông (Pelvic Action)

PASO DOBLE - Chuyển động cơ bản (Basic Movement), Mổ chân tại chỗ (Sur Place)
Bước Chasse phải (Chasses to R), Bước Kích bò (Appel).

CHA CHA CHA - Chasse trái và phải (Chasse to L and R), Bước Tiến khoá và Lùi khoá (Cha Cha Cha Locks Forward and Backward)

JIVE - Chasse trái và phải (Chasses to L and R), chuyển động Rock (Rock Action), thể hiện với nhạc cảm

Khả năng giảng dạy

Các giám khảo sẽ kiểm tra năng lực sư phạm của thí sinh để có thể đánh giá một cách hoàn thiện hơn trong việc đánh giá tổng thể kỳ thi.

Danh mục các chuyển động cơ bản và vũ hình.

(Trong phần danh mục này xin được giữ nguyên bản tiếng Anh)

RUMBA
1. Forward Walk
2. Backward Walk
3. Basic Movement
4. Fan
5. Hockey Stick
6. Spot Turn to L
7. Underarn Turn to R
8. Spot Turn to R
9. Underarm Turn To L
10. Check From Open CPP (New York)
11. Check from Open PP (New York)
12. Hand to Hand
13. Natural Top
14. Closed Hip Twist
15. Reverse Top
16. Alemana
17. Alemana from Open Position with L to R Hand Hold
18. Open Hip Twist


SAMBA
1. Natural Basic Movement
2. Reverse Basic Movement
3. Progressive Basic Movement
4. Samba Whisk to L and R
5. Promenade Samba Walk
6. Side Samba Walk
7. Stationary Samba Walks
8. Close rocks on R Foot and L Foot
9. Reverse Turn
10. Corta Jaca
11. Traveling Bota Fogos
12. Natural Roll
13. Volta Spot Turn to R for Lady
14. Volta Spot turn to L for Lady


PASO DOBLE
1. Basic Movement
2. Sur Place
3. Appel
4. Chasse to R
5. Chasse to L
6. Elevation to R
7. Elevation to L
8. Huit
9. Attack
10. Separation
11. Sixteen
12. Twist Turn
13. Promenade
14. Promenade to Counter Promenade
15. Promenade Close

CHA CHA CHA
1. CCC Chasse to L (LRL)
2. CCC Chasse to R (RLR)
3. CCC Lock Forward (LRL)
4. CCC Lock Forward (RLR)
5. CCC Lock Backward (LRL)
6. CCC Lock Backward (RLR)
7. Time Step
8. Closed Basic Movement
9. Open Basic Movement
10. Fan
11. Hockey Stick
12. Check from Open CPP (New York)
13. Check from Open PP (New York)
14. Spot Turn to L
15. Underarm Turn to R
16. Spot turn to R
17. Underarm Turn to L
18. Shoulder to Shoulder
19. Hand to Hand
20. Natural Top using Finish A ( gồm 3 nhịp)
21. Alemana using Finish A (không sử dụng delay)
22. Alemana from Open Position with L to R Hand Hold


JIVE
1. Jive Chasse to L (LRL)
2. Jive Chasse to R (RLR)
3. Basic in Place
4. Basic in Fallaway
5. Change of Place R to L
6. Change Place L to R
7. Link
8. Chnge of Hand Behind Back
9. Whip
10. Promenade Walk (Slow)
11. Promenade Walk (Quik)
12. American Spin

Nếu so sánh giữa hai giáo trình của ISTD và IDTA chúng ta thấy không khác nhau nhiều lắm ở một vài vũ hình, trong cách phân cấp độ. Trên thực tế các vũ sư Anh quốc chấp nhận cả hai giáo trình. Nhiều bạn trong chúng ta đã có bộ đĩa DVD của các giáo viên người Anh sang giảng dạy tại Tây Ban Nha và chúng ta thấy cả hai giáo trình đều được tôn trọng. Chung quy, đó là những giáo trình của một phong cách, được cộng đồng khiêu vũ trên thế giới chấp nhận để trở thành phong cách QT.

Do đó, việc tôn thờ một giáo trình nào đó như một thứ Kinh Thánh không hoàn toàn là đúng đắn. Bộ sách đỏ của ISTD là ấn bản gần đây, ấn phẩm đầu tiên của ISTD là 5000 cuốn "The Revised Technique of Latin-American Dancing" năm 1974. Giáo trình của Walter Laird xuất hiện trước đó 13 năm (1961). Về Stanndard, hai cuốn sách "The Ballroom Technique" của Alex Moore và cuốn "Technique of Ballroom Dancing" của Guy Howard về cơ bản cũng giống nhau và cùng được tôn trọng như nhau.