PDA

View Full Version : Tản Mạn Linh Tinh Về Dancing.



Lead
11-01-2010, 07:23 AM
Bài viết của bác TuyCan:

Gần đây tôi có đọc các bài dịch từ tiếng Nga của bác Vũ Chí Dũng. Sau đây là vài điều tôi xin được tản mạn cùng các bạn yêu
thích Dancing ở Việt Nam:

Thứ nhất, nói về ƯỚC MƠ VỀ HUẤN LUYỆN VIÊN, tôi nghĩ đơn giản là chẳng có gì phải ước mơ cả, vì ở các nước Dancing phát triển cao, thì việc đào tạo thầy dạy nhảy cũng là chuyện bình thường; còn thầy nào dạy như thế nào thì là chuyện khác, nhất là muốn học với người thầy chịu "bẻ cổ bẻ vai, nắn tay nắn chân" thì cũng không phải là khó. Cái khó là người học có kiên nhẫn và tiền bạc thừa thãi để học như thế không. Giả như tôi mà khi xưa trong giờ học lắm lúc bà thầy dạy nhảy đã phải bẻ chân, bẻ vai, bẻ cổ tôi nữa đấy, nhưng mà tôi lại trả học phí cao hơn bình thường và mỗi giờ học cũng không có được nhiều bước nhảy như tôi mong muốn. Ở bên Mỹ, khi xem các chương trình thi đấu trên Tivi lớp tuổi từ 9 đến 12 tuổi trong DWTS, hay là xem bọn trẻ từ 17 đến 22 tuổi trong SYTYCD, và nghe chính bọn trẻ nói ra thì mới biết là họ đã học hành như thế nào, thi đấu bao nhiêu lần, cả bố mẹ họ, và có khi cộng đồng nơi họ sinh sống đã xúm vào tài trợ ra sao cho việc học Dancing của họ, khi biết được là việc đầu tư như thế rất là xứng đáng vì năng khiếu đặc biệt của bọn trẻ! Ở Việt Nam, các lớp thầy dạy nhảy già xấp xỉ tuổi tôi hiện nay thì cũng đã tự học qua băng đĩa và đọc sách là chính; những thầy dạy nhảy hiện nay đa số còn trẻ tuổi, chỉ hơn 30 tuổi trở xuống, và lúc đầu thì cũng tự học, nhưng dần dà họ có điều kiện tham khảo các tư liệu nước ngoài, ra nước ngoài học thêm
và thi đấu, đã giúp họ phát triển tốt hơn và nhanh hơn các lớp thầy cao niên, mặc dù là vẫn chưa được tốt lắm như họ mong muốn. Những người thầy dạy nhảy tốt (như bác Vũ Chí Dũng mơ ước) thật ra họ đã sống hơn nửa cuộc đời hay trọn cuộc đời cho Dancing rồi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí báu, nghiên cứu những phương pháp mới và khoa học hơn để giảng dạy và truyền đạt cho những thế hệ đi sau. Ballroom Dancing ở Việt Nam vẫn còn non trẻ, vẫn cần có thêm thời gian, sự quan tâm, đầu tư và nâng đỡ của những người có quyền chức, những người giàu có trong nước để phát triển. Bọn trẻ trong nước đã làm được nhiều điều tốt với nội lực của họ, và muốn cho họ làm tốt hơn nữa, nhanh hơn nữa thì họ cần có ngoại lực nữa để tạo
thêm sức đẩy cho họ. Nếu không thì cũng vẫn là "BIẾT RỒI, NÓI MÃI" mà thôi.

Thứ nhì, nói về MOTIVATION hay là ĐỘNG VIÊN NGƯỜI HỌC, thì như trường hợp cá nhân tôi, thì trong gần 20 năm "dạy nghề điện tử" ở Mỹ, là người thầy tôi được nhà trường MOTIVATE tôi bằng cách cung cấp cho tôi đầy đủ những phương tiện và thiết bị để giảng dạy tốt và cập nhật như tôi yêu cầu, tăng lương hàng năm cho tôi cao hơn những người thầy khác trong trường, vì lớp học của tôi luôn luôn có đông học sinh, và ngay cả lớp hè cũng đông học sinh nữa, và tôi cũng không có được nghỉ hè. Tôi đã MOTIVATE học sinh của tôi bằng cách dạy cho họ làm tốt được những điều họ học trong lớp, và họ tìm được việc làm tốt và dễ dàng sau khi họ mãn khóa huấn luyện; không những thế, tôi cũng tiếp tục giúp các học sinh cũ của tôi mỗi khi họ có những vấn đề kỹ thuật trong việc làm của họ, để họ giữ được việc làm của họ. Trong suốt gần 20 năm cả thầy và trò đều được nhà trường và các công ty điện tử trong vùng MOTIVATE! Trong việc dạy Dancing, tôi chưa bao giờ là người thầy dạy nhảy, nhưng có nhiều lần tôi đã chỉ dẫn vài điều cho vài VĐV thi đấu ở VN về một vài vấn đề kỹ thuật mà họ cần làm tốt hơn, và sau khi họ làm được tốt thì họ và tôi cùng vui. MOTIVATION trong dancing là chỉ dẫn một cách "MAKE SENSE" cho người học hiểu, biết và làm được những gì họ cần. Người học Dancing thì có người chỉ học qua loa để nhảy cho vui với gia đình và bạn bè, có người thích học đến nơi đến chốn để thi đấu, vì vậy mà cách MOTIVATION cũng có khác nhau. Nhưng dù có khác nhau, những người học phải nhận thấy là họ học có kết quả, và nhảy giao tiếp với bạn bè trong các tiệc tùng hay CLB cũng OK. Tôi còn nhớ cách
đây lâu lắm tôi có đọc được một mẩu tin là MỘT ÔNG QUAN TÒA ĐÃ RA LỆNH CHO MỘT VŨ SƯ HOÀN LẠI SỐ TIỀN 800 DOLLARS MÀ CÔ HỌC VIÊN ĐÃ TRẢ CHO THẦY (LUMP SUM), VÌ CÔ ẤY NÓI LÀ CÔ ẤY ĐÃ KHÔNG NHẢY ĐƯỢC VỚI BẠN BÈ, VÀ CÔ CẢM THẤY MẮC CỠ VỚI BẠN BÈ QUÁ! Chuyện ở Mỹ chắc là không có ở Việt Nam.

Thứ ba, nói về ISTD thì tôi cũng nói là có bằng cấp của họ thì rất tốt, nhưng không có cũng không sao. Tôi có quen một vũ sư người Nam Triều Tiên ở đây đã qua tận bên Anh học gần nửa năm để thi lấy chứng chỉ ISTD FELLOWSHIP (dậy cấp Gold), và gần đây anh ta đã sang lớp học cho một vũ sư người MỸ rồi chuyển qua làm nghề khác, vì từ nhiều năm nay lớp học anh ta chẳng có đông người học, và người học thì đa số là người Việt và người Triều Tiên cao niên. Ngoài ra cũng có một nữ vũ sư người Mỹ gốc Đức cũng có ISTD FELLOWSHIP và chứng chỉ EXAMINER ở bên Anh trước khi qua Mỹ định cư và lập nghiệp. Học viên của cô vũ sư này phần đông là những người Trung Hoa cao niên và học theo nhóm là chủ yếu. Những vũ sư tên tuổi quanh vùng Nam California mà tôi được quen biết chẳng mấy ai có ISTD; họ toàn là những tay thi đấu có thành tích cao ở Mỹ và
ở Anh, dạy Private Lessons là chính với học phí khá cao. Có ai hỏi họ về cái chứng chỉ ISTD thì chắc là họ làm thinh cho qua câu chuyện. Dancing bây giờ cũng có nhiều cái khác với Dancing khi xưa, nhất là có tính cách khoa học hơn khi xua, vì vậy các danh sư về Dancing trên thế giới, cụ thể là bên Anh, đã có nhiều người đề xuất những phương pháp và kỹ thuật mới, tinh vi hơn khi xưa. Ông Donnie Burns hay nói một cách khiêm tốn là "ĐÂY LÀ CÁCH TÔI NHẢY CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ KỸ THUẬT" trong các DVD ông ấy giảng dạy về Dancing. Tôi còn nhớ là khi tôi nói chuyện với một bà vũ sư ở New York về bộ DVD ISTD 5 LATIN DANCES thay thế cho bộ 5 cuốn sách bìa màu đỏ khi xưa, thì bà ấy trả lời như sau: BÂY GIỜ KHÁC XƯA RỒI!

BÂY GIỜ ĐÃ KHÁC XƯA RỒI, EM KHÓC CŨNG KHÁC XƯA, đó là câu thơ của một nhà thơ người Nga tôi nghe được trong chương trình THAY LỜI MUỐN NÓI của đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2008, và tôi xin kết thúc phần tản mạn linh tinh về Dancing./.