Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Vấn đề quay Pivot liên tục.

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Vấn đề quay Pivot liên tục.

    Vấn đề quay Pivot liên tục.


    Trong Slow Waltz, quay pivot liên tục là figure rất đẹp. Và khi đã quay pivot được thì có nghĩa là hầu hết các khó khăn trong Slow Waltz đếu có thể được giải quyết dễ dàng (các tổ hợp của Slow Waltz và Tango đẹp nhất đều chứa các bước quay pivot).
    Vậy quay pivot là gì?
    Quay pivot là quay 1 góc 180 độ trên chân bước khi chân này tiếp sàn. Như vậy ở chiều tiến có pivot phải, pivot trái và ở chiều lùi cũng có pivot phải và pivot trái.
    Nếu tập đơn lẻ:
    Khi tập đơn lẻ, rõ ràng là trọng tâm phải rơi đúng điểm chân tiếp sàn (mũi chân). Dùng kỹ thuật CBM để tạo mô men xoắn ban đầu (quay khung tay). Khi chân chuyển động tiếp sàn chuyển thành chân trụ thì thả lỏng hông để chân tự do chuyển động.
    Như vậy, nếu hướng bàn chân chuyển động thành chân trụ tạo với LOD một góc càng nhỏ hơn 90 độ thì lực xoay của vai càng phải mạnh - điều này không tốt chút nào vì tốn sức, dễ mất thăng bằng. Tốt nhất là góc bẻ của bàn chân so với LOD cỡ khoảng gần bằng 90 độ (Nếu hơn 90 độ so với LOD thì quá giỏi, thành người ngoài hành tinh mất). Lúc này, chỉ tốn lực quay của khung vai rất ít và như vậy xoay rất nhẹ nhàng. Thực ra cách đặt bàn chân như vậy là làm giảm tổng lực ma sát giữa chân và sàn, giảm nhỏ sự cản trở của cổ chân đến chuyển động toàn thân. Góc bẻ hướng của bàn chân này là kỹ thuật chung khi quay Pivot.
    Nếu tập đôi hoặc khi nhảy SW:
    Rõ ràng là hai người không thể đồng thời xoay trên chân trụ của mình 180 độ khi được "đóng khung" vào với nhau như kiểu khi tập đơn lẻ (trọng tâm rơi đúng trên chân). Như vậy, chỉ có hai cách:
    1 - Quay khi trọng tâm của hai người rơi không đúng trên điểm tiếp sàn của bàn chân.
    2 - Thay nhau làm trục quay, một người trụ vững để người kia quay quanh mình rồi lại đổi vai trò.
    Cách thứ nhất được sử dụng khi hai người có thời gian tập đôi cùng nhau khá lớn, khung rất vững và tốc độ quay kiểu này lớn, bước dài hơn và "bắt mắt" nhất.
    Cách thứ hai đơn giản hơn và cũng khá đẹp, Tango nên dùng cách này.
    Để tăng mômen xoắn, cần lợi dụng lực của cổ chân khi chuyển tiếp sàn từ gót sang mũi ở đếm 1 đối với nam (quay pivot có đếm là 1 & 2 3), đối với nữ là ở đếm &. Với cách quay 1 thì có thể bỏ qua lực này mà chỉ có mũi chân tiếp sàn. Nhưng nếu thấy góc quay và tốc độ quay không đủ thì cách bổ sung duy nhất là dùng lực cổ chân và lúc này nữ rất quan trọng vì nam chỉ còn tiếp sàn bằng mũi chân, không thể bổ sung lực.
    Như vậy, an toàn nhất là dùng cách 2 để luôn có lực bổ sung. Lực bổ sung này do là ở cổ chân nên dễ dàng điều chỉnh tăng giảm thích hợp với trạng thái hiện tại của cặp nhảy.
    Một cách bổ sung lực quay (ngoài CBM và cổ chân) là dùng lực kéo của thân khi lùi. Nhưng là kéo lệch khỏi LOD để bạn nhảy vượt lên. Tất nhiên nếu bạn nhảy nhẹ cân hay khung vai lỏng thì không có hy vọng gì dùng lực kéo này (tất nhiên chưa lỏng tới mức không thể quay pivot được, còn lỏng quá và lại không có CBM thì đừng nghĩ đến đến chuyện quay pivot là hơn). Nếu hai man tập với nhau thì có thể dùng cả lực này - hoặc khi nữ có thân hình như "pháo hạm", nam nhẹ cân hơn thì bắt buộc phải dùng cách này mới lay được "cái cột gỗ lim".



    Lưu ý:
    1. Rất quan trọng khi chân trụ tiếp sàn thì chân kia phải thả lỏng từ cổ chân, chân, đùi đến hông. Lúc đó thì góc quay mới đảm bảo, LOD không lệch, mềm mại và giữ được thăng bằng.
    2. Nhận biết Figure tiếp theo là quay Pivot liên tục hay là Turning Lock to Right (đối với nữ, còn Figure tới là gì thì nằm trong dự kiến của nam rồi) hay Turning Lock (to Left). Ba Figure nói trên được sử dụng sau Natural Spin Turn, do đó dấu hiệu nhận biết như sau:
    a - Nếu kết thúc Natural Spin Turn mà mặt nam hướng ngược lại LOD, lực kéo thẳng của nam mà nhẹ, dài thì Figure tiếp theo sẽ là Turning Lock to Right: đã có sự hãm đà quay của Natural Spin Turn để thuận lợi chuyển vào Turning Lock to Right - bảo đảm giữ được LOD. Lực kéo nhẹ và dài để phù hợp cách đếm 1 2 & 3 của Turning Lock to Right.
    b - Nếu kết thúc Natural Spin Turn mà mặt nam hướng ngược lại LOD, lực kéo thẳng của nam mà hơi mạnh, ngắn kết hợp đẩy tay trái theo xu hướng vặn nữ một chút thì Figure tiếp theo sẽ là Turning Lock (to Left): Lực kéo hơi mạnh, ngắn và đẩy tay trái vặn nữ để phù hợp cách đếm 1 & 2 3 của Turning Lock (to Left).
    Turning Lock có hai biến thể là kết thúc ở tư thế đóng hoặc tư thế mở. Dấu hiệu nhận biết điều này cho nữ là ở bàn tay phải của nam (80%) và khung vai của nam (20%).
    c - Nếu kết thúc Natural Spin Turn mà mặt nam hướng gần như theo LOD thì Figure tiếp theo sẽ là Pivot liên tục. Nam dẫn đã không hãm đà quay của Natural Spin Turn mà còn làm mạnh hơn để lấy đà cho Pivot liên tục.
    3. Số lượng bước(step) Pivot liên tục là 4 step ( Figure được làm 1 lần) hoặc 8 step (Figure được làm 2 lần). Hơn nữa thì chẳng có chỗ (tổng cộng cả với trước và sau đã đến khoảng 14 mét) và nó không hợp lý với câu nhạc, trạng thái tình cảm của nhạc, bài nhảy không cân đối.
    Figure tiếp theo Pivot liên tục:
    Sau Pivot liên tục thì thích hợp nhất là Turning Lock to Right. Lý do là đã đến góc sàn rồi và có nghĩa là đã đến lúc chuyển LOD mà việc chuyển này chỉ có thể bằng Turning Lock to Right (Sau một chuỗi Natural Spin Turn, Pivot thì cặp nhảy đã di chuyển một quãng đường khoảng 7-9 m thì cũng sắp hết chiều dài của sàn và chỉ còn khoảng không gian đủ cho Turning Lock to Right để đổi hướng, nếu dùng Turning Lock thì lại phải tiếp theo là một số Figure nữa mới thoát khỏi góc được nên sẽ gặp khó khăn.
    Nếu cặp nhảy mà giỏi, không gian cho phép thì có thể dùng Turning Lock (closed) rồi Feather Step, Outside Spin, Closed Change để thoát khỏi góc sàn.
    Tuy nhiên, dù về góc độ kỹ thuật và không gian cho phép thì hoàn toàn có thể làm như vậy, nhưng có hai lý do không nên làm:
    - Sau quay Pivot liên tục thì việc dùng Turning Lock để quay trái làm cho dãy các Figure không hoàn toàn hợp lý về mô men quay, bị "ngắt" nên trông không đẹp.
    - Nên tiếp tục quay phải với Turning Lock to Right hoặc bước đổ để làm dịu một tình cảm cao trào thể hiện bằng Pivot liên tục thì tốt hơn là "bẻ" nó bằng quay trái của Turing Lock.
    Do vậy sau Pivot liên tục, chủ yếu là Turning Lock to Right.
    Mạo muội bàn như vậy, mong nhận được sự hiệu chỉnh.

    Tác giả: vatly. theo dancesport.vn
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. Cảm ơn laiphu cảm ơn tác giả của bài viết này
  3. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Đang ở
    105 yết kiêu TP Hải Dương thân yêu
    Bài viết
    12
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trời ơi, quay nhiều chóng mặt lắm, quay là một kỷ thuật rất khó. đọc xong bài viết này nói thật không có người làm mẫu cho quay thì cũng bó tay luôn, không biết mình quay có đúng kỹ thuật không ? Hì
    CRACK_LOVE

Các Chủ đề tương tự

  1. Để dễ dàng đổi chiều quay và thực hiện Contra Check
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Viennese Waltz
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 09-03-2012, 06:42 AM
  2. Gọi tình yêu quay về
    Bởi loisechia1900 trong diễn đàn Tâm tình - Ăn uống - Vui chơi
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-03-2011, 02:46 PM
  3. Kinh nghiệm. Tại sao King hay bị quay đuôi? Cách khắc phục.
    Bởi Lead trong diễn đàn CLB Mô hình Hải Dương
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 16-09-2010, 04:22 PM
  4. Cạnh trong và cạnh ngoài trong động tác quay
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 09:58 PM
  5. Paul Killick :” Tại sao tôi quay trở lại”
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-10-2009, 11:34 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •