Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 39

Chủ đề: Đại hội Liên đoàn Thể dục Việt Nam ( Hội đồng Khiêu vũ thể thao Việt Nam)

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Đại hội Liên đoàn Thể dục Việt Nam ( Hội đồng Khiêu vũ thể thao Việt Nam)

    Ngày 01-02/11/2012 Liên đoàn Thể dục Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2012-2016.

    Xin chia sẻ cách hiểu của mình về hệ thống quản lý nhà nước hiện nay của bộ môn Dancesport mà chúng ta yêu thích.

    Hiện nay Liên đoàn Thể dục Việt Nam được giao nhiệm vụ phụ trách rất nhiều bộ môn như: Thể dục Nghệ thuật, Dụng cụ, Aerobic, Dưỡng sinh, Cử tạ, Thể hình, Đồng diễn, Cổ động, Khiêu vũ thể thao...

    Trong Ban chấp hành Liên đoàn Thể dục có Chủ tịch, các phó chủ tịch, các ủy viên ... Trong đó có 01-02 ủy viên phụ trách một phân môn như trên.

    Đại hội IV sắp tới sẽ bầu ra BCH Liên đoàn Thể dục mới, nhiệm kỳ 4 năm để điều hành các phân môn nhỏ như trên.

    Như vậy chúng ta thấy hiện nay Khiêu vũ thể thao đang là một phân môn nhỏ trong Liên đoàn Thể dục Việt Nam chứ chưa có Liên đoàn Khiêu vũ thể thao quốc gia hoạt động độc lập.

    Nếu trong Đại hội tới, bộ môn Khiêu vũ vẫn chưa tách ra thành lập Liên đoàn riêng thì trong 4 năm tiếp theo bộ môn Khiêu vũ vẫn nằm trong Liên đoàn Thể dục Việt Nam.

    Sắp tới mình có tham dự Đại hội này và sẽ có những ý kiến đóng góp tại Đại hội (ko có sự đặt hàng trước của BTC Đại hội). Bà con, ai có ý kiến gì định đóng góp cho Đại hội, cho bộ môn Dancesport của chúng ta xin post lên đây, mình sẽ tổng hợp, thay mặt mọi người gửi ý kiến đến Đại hội. Hi vọng sau Đại hội này bộ môn dancesport sẽ ngày càng phát triển hơn.


    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    68
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Theo bác Khách viếng thăm Liên đoàn Thể dục VN - phân môn Khiêu vũ thể thao Việt Nam - Hội đồng Khiêu vũ thể thao Việt Nam cần làm những gì để bộ môn Khiêu vũ thể thao sang năm 2013 sẽ càng phát triển hơn trước ?

    Các bác tổng hợp, đánh giá những mặt đã làm được, chưa làm được trong những năm qua; những giải pháp cần thực hiện trong những năm tới ?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Bài viết
    54
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    PHCM đọc trên CAND online và vớ được bài này. Tác giả An Nhi của báo Công an Nhân dân này lập luận rất sắc bén. PHCM bold đậm những lý do các Liên đoàn yếu kém hy vọng có thể giúp Lead có thông tin, lập luận để họp Liên đoàn TD góp ý.


    Vai trò của các Liên đoàn thể thao VN: Quá mờ nhạt!
    1200 21/10/2012
    Trong 23 tổ chức xã hội nghề nghiệp hiện tại, các Liên đoàn hoạt động hiệu quả chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... Với các Liên đoàn còn lại, dù đã có chủ trương xã hội hóa trong nhiều năm qua, nhưng vai trò vẫn hoàn toàn mờ nhạt, không để lại dấu ấn gì. Không khó để giải thích thực tế này, khi bộ phận không nhỏ các nhà quản lý ở các liên đoàn này không có đủ năng lực trong công tác đẩy mạnh xã hội hóa.

    Sự có mặt của các doanh nghiệp ngay lập tức tạo nên một một bức tranh sáng sủa cho sự phát triển ở các liên đoàn. Giờ đây, 1 tay vợt hàng đầu như Kiến Quốc (bóng bàn) có thu nhập lên tới vài chục triệu đồng. Những VĐV ở môn bóng chuyền, cầu lông... đa số cũng đều sống khỏe bằng nghề. Dưới sự tài trợ của những “Mạnh Thường Quân”, nhiều tài năng của TTVN như Tiến Minh, Lê Quang Liêm... có cơ hội tham dự nhiều giải đấu quốc tế. Song, xét về tổng thể, những thành công đó chỉ như điểm sáng hiếm hoi trong tổng số hơn 40 môn thể thao ở Việt Nam. Phải thẳng thắn thừa nhận, công tác xã hội hóa ở các môn phi bóng đá vẫn còn hạn chế, khi mà còn gặp nhiều vướng mắc trong khâu quản lý cũng như trình độ của đội ngũ lãnh đạo. Các doanh nghiệp có thừa độ “máu” nhưng họ lại không được Liên đoàn định hướng rõ ràng, cũng như tạo điều kiện tốt nhất để 2 bên cùng có lợi.

    Đề án xã hội hóa thể thao đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 1999, nhưng sau hơn một thập kỷ thực hiện, hiệu quả mang lại vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có của nền thể thao nước nhà. Hầu hết các liên đoàn hiện nay, đều rất khó kiếm được nhà tài trợ, có chăng chỉ là nhờ những mối quan hệ cá nhân, nhưng cũng chẳng gắn bó được lâu dài.

    Cứ nhìn vào kỳ Olympic vừa rồi, TTVN có tới 18 suất tham dự chính thức nhưng hầu hết những chuyến tập huấn, thuê HLV ngoại... của số VĐV này, chủ yếu phải dựa vào ngân sách của ngành Thể thao, chứ chưa thể đứng trên đôi chân của mình là các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, mà đáng lẽ ra các liên đoàn phải làm tốt.

    Một giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực thể thao đã đưa ra nhận xét về sự yếu kém ở các liên đoàn: “Thực trạng dễ nhận thấy là công tác thực hiện xã hội hóa thể thao còn nhỏ lẻ và tự phát, nhiều chính sách và giải pháp đi vào đời sống thể thao thiếu đồng bộ, hiệu quả. Thiếu sót này nằm ở khâu triển khai, mà trách nhiệm trực tiếp thuộc về ngành Thể thao”.
    Thực tế, không phải môn nào cũng dễ thu hút tài trợ như bóng đá, bóng chuyền. Thế nhưng, với chủ trương xã hội hóa hơn chục năm nay, đáng lẽ các liên đoàn cũng phải cho thấy sự thay đổi, đi lên về nguồn tài chính, qua đó thúc đẩy sự phát triển môn của mình. Sự kém phát triển của hầu hết các liên đoàn xuất phát từ bộ máy BCH không đặt khâu điều hành, quản lý, nhất là việc tìm kiếm nguồn tài trợ, chạy lo kinh phí cho các hoạt động chuyên môn lên hàng đầu.

    Còn nhớ, tại Đại hội nhiệm kỳ 2006-2010, nguyên Chủ tịch Liên đoàn bóng bàn Việt Nam Đinh Hạnh đã đưa ra yêu cầu cần phải thay máu toàn diện đội ngũ lãnh đạo cũ để hướng tới một sự mới mẻ về cách làm, tư duy, con người. Theo ông Hạnh, với những con người cũ, luôn có tư duy liên đoàn chỉ là cho có, nên gặp rất nhiều hạn chế về kêu gọi sự tài trợ của các đơn vị, cá nhân, các Mạnh Thường Quân, công tác xã hội hoá còn rất yếu. Tuy nhiên cũng chẳng hiểu vì sao, đến hơn 2 năm nay Đại hội khóa mới của Liên đoàn bóng bàn vẫn chưa được tiến hành. Từ thực trạng của Liên đoàn bóng bàn, có thể suy ra nhiều liên đoàn khác hiện nay, cũng trong cảnh trì trệ, không có người đủ tâm, đủ tầm gánh vác.
    Những khó khăn là rõ ràng nhưng chẳng phải vì thế mà sự phát triển của các liên đoàn cứ giậm chân tại chỗ như vậy mãi được.

    An Nhi

    Lần sửa cuối bởi Phoenix HCMC, ngày 27-10-2012 lúc 11:27 AM.

  4. Thích Lead thích bài viết này
  5. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Bài viết
    54
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    PHCM phân tích cấu trúc quản lý để anh em mình không lẫn lộn vai trò của Liên đoàn, của Sở, của các nhà đầu tư chứ không hy vọng có giải pháp triệt để vì Liên đoàn, Sở nằm ở tầm vĩ mô vượt quá khả năng của anh em mình.

    Sở là đơn vị quản lý Nhà nước theo chuyên ngành (ví dụ Sở TDTT). Nhưng Sở là đơn vị hành chính sự nghiệp không thu. Trước đây VN bao cấp, tất cả các hoạt động TDTT đều từ ngân sách eo hẹp của nhà nước, có chi mà không có thu. Tổ chức Nhà nước không năng động trong kinh doanh, quản lý. Liên đoàn ra đời là sự hợp tác giữa Nhà nước (Tổng Thư Ký) và nhân dân/tư nhân (Chủ tịch Liên đoàn) để phía tư nhân năng động hơn trong việc thu hút tài trợ, đầu tư vào các hoạt động của ngành để có nguồn tài chính, không phải sử dụng ngân sách nhà nước. Như vậy vai trò của Liên đoàn là Điều phối/Liên kết giữa nhà nước và nhà đâu tư tư nhân. Nhưng nghịch lý là các thành viên chủ chốt trong Liên đoàn đều là người Nhà nước chuyển qua, vẫn làm việc theo kiểu hành chính, quan liêu, cửa quyền ... do đó Liên đoàn không làm được vài trò điều phối/liên kết. Nhà đầu tư/tài trợ không phải là nhân viên ăn lương của Liên đoàn nên họ đâu có sợ Liên đoàn, họ không chơi với Liên đoàn nếu Liên đoàn chơi không đẹp với họ. Nếu cần kinh doanh họ sẽ theo luật doanh nghiệp xin giấy phép từ Sở (là đơn vị quản lý Nhà nước) để tổ chức, kinh doanh và đóng thuế cho Chi cục thuế. Ví dụ như Cát Tiên Sa, Đông Tây Promotion....tổ chức các cuộc thi. Quan trọng hơn cả là việc tổ chức, kinh doanh khiêu vũ này có lợi nhuận đáng kể để họ tài trợ và phải chịu 2 nấc "cửa quyền" là Sở và Liên đoàn? Lưu ý Liên đoàn không có quyền cấp giấy phép tổ chức, kinh doanh nhé.

    Trở lại vấn đề Liên đoàn TD bao gồm phân ban KVTT hay Liên đoàn KVTT : Điều làm nên hiệu quả không phải là cái tên Liên đoàn TD hay Liên đoàn KVTT mà vai trò của Liên đoàn là gì mới có cấu trúc quản lý và cách điều hành phù hợp. Liên đoàn không phải là quản lý Nhà nước nên đừng hách dịch, cửa quyền. Với vai trò Liên kết cần phải năng động tìm kiếm, gần gũi để thuyết phục các nhà đầu tư, tài trợ, những người đam mê khiêu vũ tự nguyện tham gia, đóng góp vào các hoạt động Khiêu vũ của Liên đoàn tổ chức. Liên đoàn là tổ chức xã hội nghề nghiệp thì BCH phải thông qua bỏ phiếu bình bầu dân chủ để tìm ra những người có tâm huyết, có trình độ quản lý làm may ra mới hiệu quả được. Các dancers, kiện tướng có thể khiêu vũ giỏi, dạy giỏi nhưng chưa chắc đã làm quản lý giỏi - 2 chuyên môn hoàn toàn khác nhau.

    Tổ chức, kinh doanh Khiêu vũ hay làm bất cứ cái gì đều cần những yếu tố cơ bản sau đây làm nền móng :
    1. Tài chính
    2. Nhân lực
    3. Chuyên môn

    Yếu tố tài chính (góp vốn, tài trợ) và nhân lực (như các CLB, người làm việc chạy chọt, thu xếp, khuân vác, ...) dường như ít người tham gia chỉ có yếu tố chuyên môn thì ai cũng hăng hái. Ví dụ rõ rệt nhất là khâu trọng tài, khâu huấn luyện và VĐV thi đấu mọi người hào hứng tham gia nhiều nhất.

    Một điều nữa là có tiền đầu tư, tài trợ là phải có kiểm toán, hạch toán công khai nếu không nhà đầu tư/tài trợ làm được 1 - 2 lần là chạy mất. Các dancers , teachers dường như không rành khâu kế toán, kiểm toán này. Nhà đầu tư/tài trợ tự kiểm tra tài chính, chi tiêu của họ là tốt nhất. Chẳng ai chịu đưa tiền của mình cho người khác xài rồi đưa bảng tổng kết chi tiêu phải chấp nhận đâu.

    Do vậy nếu chúng ta có Liên đoàn nhưng không có 3 yếu tố trên thì chỉ có nóc nhà thôi mà không có nền nhà. Nền móng của ngôi nhà là bộ phận quan trọng nhất phải đào và đổ bê tông chắc chắn chứ không phải chỉ cần úp nóc nhà lên.
    Lần sửa cuối bởi Phoenix HCMC, ngày 27-10-2012 lúc 01:59 PM.

  6. Thích Lead thích bài viết này
  7. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bạn Phoenix HCMC thân mến,
    Những bàn luận về cấu trúc xã hội hay tổ chức nghiệp đoàn, điều hành xã hội của những người như bạn là rất có ích. Quan tâm, suy nghĩ và phát biểu đến các vấn đề của xã hội chính là phẩm chất đầu tiên và cần có của công dân.
    Vậy xã hội Việt Nam có là 1 xã hội công dân hay không? Hi Hi Hi: Các quan chức thì vô cảm với đời sống nhân dân, tham nhũng và lãng phí tràn lan mà ngay cả quốc hội cũng lúng túng chẳng biết được cần làm thế nào (có khi biết nhưng sợ làm thì đau), dân thì bị động chạm đến mới dãy đành đạch, còn cháy nhà hàng xóm vẫn bình chân như vại; nịnh vài câu, vuốt ve tý chút đã thoả mãn và hiền lành như con cừu. Về học tập thì đa phần chỉ là để phục vụ kiếm việc, có bằng cấp ở những cái ngành mau kiếm được tiền và đi làm quan chứ đâu có hoài bão, khát vọng gì (tính trung bình thôi đấy nhé). Và bạn đừng bảo mình là họ đói nên phải lo kiếm việc và kiếm tiền; mình sẽ không phản đối nhưng cũng không nhất trí với ý đó mà mình chỉ đưa ra: Chọn ngành đầu tiên phải dựa trên 3 điều là sự say mê, khả năng bản thân và nhu cầu xã hội - sau khi suy xét kỹ lưỡng rồi mới lựa chọn. Chứ còn ở ta: ngành nào nghe nói kiếm được nhiều tiền và thi dễ là ào ào xin vô.
    Quay lại câu chuyện của chủ đề này: Vậy các câu lạc bộ thể thao ở châu Âu họ làm thế nào để tồn tại và phát triển? Họ có bán đứng tên câu lạc bộ như ở ta không? Họ là con người như thế nào trong tổ chức điều hành công việc? Các Liên đoàn họ làm gì, như thế nào? Hoạt động tài trợ diễn ra như thế nào để kích thích phát triển chuyên môn? Trong môi trường ấy, tại sao có những câu lạc bộ tàn lụi đi rất nhanh và rất sâu, còn có những câu lạc bộ vẫn lúc chìm lúc nổi, có những câu lạc bộ ở xa trung tâm, thủ đô vẫn luôn nổi? Nền móng và bối cảnh hoạt động như thế nào?
    Mình nghĩ là chúng ta có vài ba mô hình với số liệu đầu vào chính xác, trung thực để phân tích rất nghiêm túc, đánh giá xem chúng ta muốn xây cái nhà như thế nào (mục tiêu của chúng ta là gì) rất cẩn thận rồi mới quyết định làm thì tốt hơn. Nếu thấy không ổn thì phải quay lại điểm xuất phát ngay.
    Mình nghĩ là chúng ta cần số liệu đầu vào còn "gin" chưa qua xử lý thêm bớt bình luận của ai cả. Rồi chính những người muốn "có nhà" họp bàn, phân tích, lựa chọn và quyết định lấy. Chứ trông chờ vào các quan chức ở đâu đó thì không ổn rồi. Và các đại hội toàn thể đó chắc vẫn thành công, vẫn phát triển, vẫn rút ra bài học... như bao nhiêu lần, còn tình hình vẫn thế, các chú ở cấp câu lạc bộ cứ nổi gân trán lên kéo cày, có cái tên thì bán đi bán lại thay đổi liên tục mà chẳng hiểu tại sao tình hình ngày càng tệ.
    Thế nên Chiến, Phoenix và... đừng đổi hay bán tên câu lạc bộ nhé - bao nhiêu tiền cũng thế thôi. Chỉ ký hợp đồng tài trợ, quảng cáo hay làm gì cũng được, trừ chuyện độc lập, tự chủ và cái tên. Mình thấy các câu lạc bộ thể thao nước ngoài làm điều này rất chặt chẽ.

  8. Thích Phoenix HCMC, Lead thích bài viết này
  9. #6
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Mình rất ghét cái từ "Mạnh Thường Quân" được hiểu theo kiểu Việt Nam: Cái tay mang của cải (mà của cải đó có phải là do giỏi giang chân chính mà có đâu, lại từ lừa đảo...) ra nuôi mọi người chỉ để vụ lợi cái danh, còn mọi người thì nằm ngửa ăn sẵn và quỵ luỵ . Kêu gọi, quảng bá hình ảnh đó là truyền bá hình ảnh, phương thức hạ nhục con người và ai đó nói ra những từ ca ngợi "Mạnh Thường Quân" thì về bản chất chính là bợ đ... cho kẻ có tiền.
    Tại sao chúng ta không khẳng định mình và ngẩng cao đầu: Tôi bán cái mà ông cần nên ông phải bỏ tiền ra. Và trong cái tôi bán, không có các mặt hàng như cái tên tuổi, phẩm cách và nhân cách. Và không có chuyện tiền về lại kèm theo sự khúm núm, nịnh bợ người cấp tiền - rất mất nhân cách.
    Và giờ thì nhiều câu lạc bộ bóng đá vỡ mặt vì các ông bầu rút chạy - như trong chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" nhỉ? Lại thấy mình bên túp lều rách nát và cái máng lợn cũ kỹ.
    Thế nên đừng xã hội hoá theo kiểu đổi tên như nhiều câu lạc bộ bóng đá. Và các câu lạc bộ phải khẳng định quyền của mình chứ đừng để bị thao túng bởi ai đó có tiền, có quyền. Chứ đến khi "cái bèo bọt thấm đẫm ơn huệ bị vắt một cái là bèo bọt lại trở về thân xác khô" thì muộn rồi/ hoặc mất bao năm tháng lại vòng về điểm ban đầu rồi.
    Lần sửa cuối bởi khng, ngày 03-11-2012 lúc 04:49 PM.

  10. Thích Phoenix HCMC, Lead thích bài viết này
  11. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Vài hình ảnh về Đại hội

    Địa điểm tổ chức đại hội:




    Ban thường vụ Liên đoàn Thể dục Việt Nam, có 11 người:





    Giờ nghỉ giải lao:





    Ban chấp hành Liên đoàn Thể dục Việt Nam khóa IV, nhiệm kỳ 2012-2016, có 35 thành viên:




    Mấy bác trong hội nhảy đầm tham dự Đại hội:

    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  12. #8
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Bài viết
    54
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    35 thành viên trong BCH Liên đoàn TD coi "nhừ" quá nhỉ? Dường như toàn là viên chức nhà nước hay sao ấy. Lại "vũ như cẩn" bấu víu vào nguồn ngân sách teo tóp của Nhà nước thôi, chứ không tự lực tài chính, không năng động tìm kiếm, liên kết các nguồn từ khối tư nhân bên ngoài để phát triển ngành được đâu. Đôi khi PHCM tự hỏi, nếu không còn ngân sách nhà nước rót vào Liên đoàn TDVN thì các vị quan chức già nua này có vào BCH Liên đoàn TDVN không nhỉ? Khi đó chắc Liên đoàn mới thực sự là tổ chức xã hội tự nguyện được?

  13. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Phoenix HCMC Xem bài viết
    35 thành viên trong BCH Liên đoàn TD coi "nhừ" quá nhỉ? Dường như toàn là viên chức nhà nước hay sao ấy. Lại "vũ như cẩn" bấu víu vào nguồn ngân sách teo tóp của Nhà nước thôi, chứ không tự lực tài chính, không năng động tìm kiếm, liên kết các nguồn từ khối tư nhân bên ngoài để phát triển ngành được đâu. Đôi khi PHCM tự hỏi, nếu không còn ngân sách nhà nước rót vào Liên đoàn TDVN thì các vị quan chức già nua này có vào BCH Liên đoàn TDVN không nhỉ? Khi đó chắc Liên đoàn mới thực sự là tổ chức xã hội tự nguyện được?
    Giả thiết của bạn không được chấp nhận. Vì nếu chấp nhận thì ai lo Olimpic, Asian Game...?
    Mà có không phải là viên chức nhà nước thì sau khi nhận 1 ghế ở một hiệp hội nào đó, lại bắt đầu sơ cứng, vô cảm và làm ăn như 1 viên chức nhà nước thôi. Cái văn hóa ta nó đang thế và sẽ còn mất thời gian, nó chỉ chuyển dần dần thôi.
    Mà có năng nổ, tài năng khi bối cảnh xung quanh chưa cho phép thì cũng chẳng ăn thua.
    Tất nhiên trẻ lên thay tất thì tốt hơn.

  14. #10
    Ngày tham gia
    Oct 2012
    Bài viết
    54
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Mình đồng ý với khng. Cái chính là văn hóa con người VN. Nếu các cá nhân bên khối tư nhân mà ngồi vào các ghế Liên đoàn, Hiệp hội mà với văn hóa chụp giựt, cơ hội, tầm nhìn ngắn hạn, lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích chung thì trước sau gì cũng mắc bệnh vô cảm, sơ cứng như viên chức nhà nước thôi. Ngoài xã hội, trong công ty, trong các tổ chức... tính Teamworking của người VN rất yếu nên VN mình khó làm được gì lớn. Mình ghét tụi Tàu nhưng phải công nhận China tính cộng đồng, tương hỗ nhau rất cao. Chính vì vậy mà China có thể bành trường trên toàn TG mà giờ đây Mỹ, Châu Âu đều phải e ngại.

    Mình cũng suy nghĩ nhiều bài viết của khng "Và giờ thì nhiều câu lạc bộ bóng đá vỡ mặt vì các ông bầu rút chạy - như trong chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" nhỉ? Lại thấy mình bên túp lều rách nát và cái máng lợn cũ kỹ.". Các ông bầu cũng là tư nhân, nhà đâu tư có tiền, có trình độ đấy nhưng cách họ làm bóng đá dường như cũng chụp giựt, cơ hội chứ không phải xây dựng các CLB bóng đá chuyên nghiệp? Dường như họ cũng mông má, lòe loẹt PR bên ngoài nhiều hơn là xây dựng nền tảng chắc để có nội lực thực sự (con người như trình độ văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nguồn tài chính và cơ sở vật chất)?

    Nhìn lại đối tượng của cộng đồng Khiêu vũ, các CLB, dancers nghèo hơn, bình dân hơn nhiều nên nội lực chắc chắn kém hơn bóng đá nhiều. Nhưng chính vì còn yếu, còn sơ khởi lại dễ xây dựng văn hóa, đạo đức nghề nghiệp của con người một khi họ đam mê, yêu thích khiêu vũ thật sự và họ chưa bị đồng tiền chi phối mạnh. Chứ đợi đến khi kiềm được nhiều tiền như bóng đá thì VĐV chắc cũng hư nhiều như các cầu thủ vì các ông bầu, cá độ trải tiền ra "mua" hết. Đồng tiền có sức tàn phá con người còn khủng khiếp hơn cơn bão Sơn Kim vừa rùi ấy

  15. Thích Lead thích bài viết này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •