Trang 11 của 28 Đầu tiênĐầu tiên ... 91011121321 ... CuốiCuối
Kết quả 101 đến 110 của 277

Chủ đề: BÊN LỀ CUỘC SỐNG - st những câu truyện hay

Hybrid View

  1. #1
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    TÚI GẠO CỦA MẸ

    Người mẹ góa bụa ở vậy,chị quyết không đi bước nữa.Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình.Chị cặm cụi,chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp,tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị.Ngày qua ngày,năm nối năm,những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên,ngoan ngoãn,học hành giỏi giang,nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.



    Học hết cấp hai,cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố.Gánh nặng lại oàn lên vai người mẹ.Thế nhưng không may thay,khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh.Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới.Vốn là lao động chính của gia đình ,giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông.Cậu bé vốn hiểu chuyện,thương mẹ vất vả,cậu xin nghỉ học:



    - Mẹ này,con nghỉ học thôi,ở nhà làm ruộng thay mẹ.Đi học,tiền đâu mà đóng học phí,tiền sinh hoạt phí,lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa,nhà mình biết lấy đâu ra.



    - Có thế nào con cũng không được bỏ học.Con là niềm tự hào của mẹ.Chỉ cần con chăm chỉ học hành,còn những việc khác,con không phải bận tâm.



    Hai mẹ con tranh luận rất lâu,cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ.Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm.Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được ,mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má,cậu mới sững người lại.Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi.Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nỡ…



    Nghe mẹ,cậu khăn gói vào trường nhập học.Lòng cậu nặng trĩu.Người mẹ đứng lặng hồi lâu,nhìn bóng con trai khuất dần…



    Ít lâu sau,có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa,chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ.Chị nộp gạo cho con trai.Chị là người đến muộn nhất.Đặt bao gạo xuống đất,chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

    Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị,nói:



    -Chị đặt lên cân đi.Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.



    Chị cẩn thận tháo túi.



    Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại,giọng lạnh băng:



    -Thật chẳng biết nên nói thế nào.Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn.Đấy,chị xem.Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ,vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ,cả cám gạo nữa,đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi,gạo thế này,chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. _ Thầy vừa nói vừa lắc đầu.



    -Nhận vào. _ Thầy nói ,không ngẩng đầu lên,đánh dấu vào bảng tên của học sinh.



    Mặt người mẹ đỏ ửng lên.Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:



    -Tôi có 5 đồng,thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?



    -Thôi,chị cầm lấy để đi đường uống nước. _ Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay,khổ sở,mặt đỏ ửng lên,chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào.Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.



    ~*~



    Đầu tháng sau,chị lại đến nộp gạo cho con trai.Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày,lắc đầu.Thầy có vẻ lạnh lùng ,ác cảm:



    - Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì,chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra,đừng trộn chung như thế này.Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem,với loại gạo hổ lốn thế này,liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?



    - Thầy thông cảm.Thầy nhận cho,ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.



    - Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào ! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.



    Người mẹ im bặt,mặt chị trở nên trắng bệch,nhợt nhạt.Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp,bước cao ra về.Dáng chị liêu xiêu,đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

    ~*~



    Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo.Chị lại đến.Vẫn dáng đi xiêu vẹo,mồ hôi mướt mải trên trán,ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ.Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

    Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra.Lần này,nét giận dữ in hằn trên mặt thầy.Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:



    - Tôi đã nói với chị thế nào.Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa.Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này.Chị mang về đi.Tôi không nhận !



    Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất.Dường như bao nỗi ấm ức,đau khổ va bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát.Chị khóc.Hai hàng nước mắt nóng hổi,chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn.Có lẽ,chị khóc vì tủi thân và xấu hổ.Khóc vì lực bất tòng tâm.



    Thầy Hùng kinh ngạc,không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.

    Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng.Một bên chân quắt queo lại



    - Thưa với thầy,gạo này là do tôi... Tôi đi ăn xin,gom góp lại bao ngày mới có được.Chẳng giấu gì thầy,chân cẳng tôi thế này,tôi làm ruộng thế nào được nữa.Cháu nó sớm hiểu chuyện,đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng.Thế nhưng tôi kiên quyết không cho,kiên quyết không để con tôi thất học.Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này.Nhà chỉ có hai mẹ con,cha cháu mất sớm... Thầy thương tình,thầy nhận giúp cho.Không nộp gạo,con tôi thất học mất !





    Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế.Trời còn tờ mờ,khi xóm làng còn chưa thức giấc,chị lặng lẽ chống gậy,lê mình rời khỏi thôn.Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo.Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về.Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.



    Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng.Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên.Giọng thầy nhỏ nhẹ :



    - Chị đứng lên đi,người mẹ trẻ ! chị làm tôi thực sự bất ngờ.Tôi đã có lời không phải với chị.Thôi thế này,tôi nhận.Tôi sẽ thong báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này,để trường có chế độ học bổng hổ trợ cho học sinh vượt khó.



    Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt.Chị gần như chắp tay lạy thầy.Giọng chị van lơn:



    - Xin thầy.Tôi có thể lo cho cháu,dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được.Khổ mấy,vất vả mấy tôi cũng chịu được.Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này.Đây là bí mật của tôi,mong thầy giữ kín giùm cho.



    Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn,đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc,liêu xiêu ra về.

    Lòng thầy xót xa.



    Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng.Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối.Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này.Ngoài ra,học lực của cậu rất khá,đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.



    Cuối cấp,cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường.Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của thủ đô.Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú,khi tên cậu được xướng lên đầu tiên,mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất,mỉm cười sung sướng.



    Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy,có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng,nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất.Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

    Trong buổi lễ trang nghiêm ấy,thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.

    Cả trường lặng đi vì xúc động.Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra.Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.



    Thầy nói:



    - Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực.Những hạt gạo đáng quý này,Tiền,vàng cũng không thể mua nổi.Sau đây ,chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.



    Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc.Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất,quê mùa đang được thầy Hùng dìu tùng bước khó nhọc bước lên sân khấu.



    Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại.Cậu há hốc miệng kinh ngạc.Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.



    - Chúng tôi biết,kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng,chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng,tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ.Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này,giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…



    Giọng thầy hiệu trưởng đều đều,ấm áp và hết sức xúc động.Tai cậu ù đi,cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả, mắt cậu nhòe nước.Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp,yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.



    Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình.Với chị,đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.



    Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:



    - Mẹ ơi ! Mẹ của con…

  2. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    SMS
    -
    Khi ta không thích gọi điện mà chỉ thích nhắn tin cho một ai đó, ắt hẳn ta muốn được đọc đi đọc lại nhiều lần những tin nhắn đã nhận.

    - Khi ta kiên nhẫn bấm từng phím để nhắn tin cho một ai đó, ắt hẳn người kia phải quan trọng với ta lắm.

    - Khi ta giữ lại mọi tin nhắn bất chấp thời gian trôi qua, nghĩa là trong lòng ta đã nghĩ về ai đó.

    - Khi ta đủ kiên nhẫn để nhắn 120 tin nhắn 1 đêm cho một ai đó, điều đó cũng giống như khi ta viết một lá thư tình bằng các tin nhắn 160 ký tự vậy.

    - Khi ta đủ bình thản để xóa đi 1500 tin nhắn trong điện thoại, nghĩa là ta cũng đã quên đi mọi thứ đã qua

    - 8 năm rồi, vẫn còn thói quen thích nhắn tin và thích nhận tin nhắn từ ai đó. Tiếc là thời gian vô tình, cuộc sống cũng vô tình và con người đôi khi cũng vô tình. Duy chỉ có những tin nhắn là có tình

    - Vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ mãi giữ được những tin nhắn như đã từng...

    - Vẫn luôn nghĩ là SMS không phải là Short Message Service, mà phải là Send My Sweet

  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Hạnh phúc vô hình

    Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc.

    Một hôm, ông ta nảy ra một ý tưởng kỳ quặc, đem tất cả những đồ vật quý giá, vàng bạc, châu báu cho vào một cái bao lớn rồi đi chu du. Ông ta quyết định chỉ cần ai có thể nói cho ông làm thế nào để hạnh phúc thì ông sẽ tặng cả bao của cải cho người đó.

    Ông ta đi đến đâu cũng tìm và hỏi, rồi đến một ngôi làng có một người nông dân nói với ông rằng nên đi gặp một vị Đại sư, nếu như Đại sư cũng không có cách nào thì dù có đi khắp chân trời góc bể cũng không ai có thể giúp ông được.

    Cuối cùng cũng tìm gặp được vị Đại sư đang ngồi thiền, ông ta vui mừng khôn xiết nói với Đại sư: “Tôi chỉ có một mục đích, tài sản cả đời tôi đều ở trong cái bao này. Chỉ cần ngài nói cho tôi cách nào để được hạnh phúc thì cái bao này sẽ là của ngài”.

    Lúc ấy trời đã tối, màn đêm sắp buông xuống, vị Đại sư nhân lúc ấy liền tóm lấy cái túi chạy đi. Phú ông sợ qua, vừa khóc vừa gọi đuổi theo: “Tôi bị lừa rồi, tâm huyết của cả đời tôi”.

    Sau đó vị Đại sư đã quay lại, trả cái bao lại cho phú ông. Phú ông vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất quay về thì lập tức ôm nó vào lòng mà nói: “Tốt quá rồi!”. Vị Đại sư điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi: “Ông cảm thấy thế nào? Có hạnh phúc không?” - “Hạnh phúc! Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc rồi!”.

    Lúc này, vị Đại sư cười và nói: “Đây cũng không phải là phương pháp gì đặc biệt, chỉ là con người đối với tất cả những thứ mình có đều cho rằng sự tồn tại của nó là đương nhiên cho nên không cảm thấy hạnh phúc, cái mà ông thiếu chính là một cơ hội mất đi. Ông đã biết thứ mình đang có quan trọng thế nào chưa? Kỳ thực cái bao ông đang ôm trong lòng với cái bao trước đó là một, bây giờ ông có còn muốn đem tặng nó cho tôi nữa không?”.

    Câu chuyện thú vị này đã khiến tôi chợt nhận ra bản thân mình trong đó. Bạn liệu có phát hiện ra rằng, khi mất đi hoặc thiếu thứ gì đó bạn sẽ luôn nhớ về nó, nhưng khi có được rồi thì lại dễ dàng coi nhẹ, thậm chí nhìn mà không thấy nó?

    Nếu từng yêu, bạn sẽ hiểu được điều đó.

    Con người luôn quan tâm, hoài niệm thứ đã mất song lại không biết trân trọng những thứ mình đang có, đang sống trong hạnh phúc mà không biết mình hạnh phúc. Có lẽ, đó chính là bất hạnh lớn nhất của con người và cũng là nguyên do khiến hạnh phúc cứ mãi vô hình.


    Ông trời cho ta khả năng nhìn thấy thì sẽ sắp xếp cho ta những bài học về sự mất đi, mất đi để có thể nhìn thấy. Nhìn thấy hạnh phúc mình đang nắm giữ!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2011
    Đang ở
    Hai duong
    Bài viết
    116
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Phụ nữ, bão và đàn ông

    Cơn bão, phụ nữ và đàn ông

    Đã nhiều lần tổ chức bảo vệ nhân quyền kêu ca về vấn đề này, và các quốc gia cũng thử sữa chữa. Nhưng than ôi, hễ đặt tên bão khác đi, thì hoặc nó không đến, hoặc tệ hơn nó đến mà hổng ai đề phòng, gây hậu quả thảm khốc.
    Gần đây , các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo, xem xét sự giống nhau và khác nhau giữa 1 cơn bão và 1 “quý cô”. Cuối cùng họ đã đưa ra kết luận như sau:
    Sự giống nhau:
    1 - Bão và phụ nữ đều hình thành từ những vùng bí hiểm và từ những nguyên nhân bí hiểm.
    2 - Đường đi của bão và phụ nữ đều không thể đoán trước.
    3 - Cả phụ nữ và bão đều có thể bất ngờ mạnh lên.
    4 - Cả 2 đều có kèm theo mưa.
    5 - Cả hai đều có thể gây hư hại cho cây cối, nhà cửa và hoa màu.
    6 - Trước khi bão tới và trước khi phụ nữ nổi giận, trời rất đẹp.
    7 - Vật thổi tung trước tiên thường là quần áo.
    8 - Phương pháp đề phòng tốt nhất là đóng cửa ngồi im trong nhà,
    9 - Có nhiều tiếng nức mạnh.
    10 - Muốn tồn tại đều phải biết sống chung.

    Còn sau đây là những điểm khác nhau cơ bản:
    1 - Bão nổi lên theo mùa, phụ nữ nổi lên quanh năm
    2 - Bão tàn phá lung tung, phụ nữ nhiều lúc chỉ tàn phá 1 chỗ
    3 - Bão càng ngày càng yếu đi, phụ nữ càng ngày càng mạnh lên
    4 - Bão ồn ào mới đáng sợ, phụ nữ yên lặng mới đáng sợ hơn.
    5 - Trời nổi bão khi khí lạnh về, phụ nữ nổi bão khi quý ông không về.
    6 - Bão mạnh khi nó to, phụ nữ mạnh khi họ nhỏ
    7 - Muốn an toàn ta phải chạy xa bão, muốn an toàn ta phải lại gần phụ nữ.
    8 - Bão làm đắm thuyền, phụ nữ làm đắm mình.
    9 - Bão cần mây tan, phụ nữ chẳng cần mây gì hết.
    Sau khi kết luận này đưa ra, chị em phản đối kịch liệt, đến mức các nhà khoa học phát hoảng, phải triệu tập khẩn cấp một cuộc họp so sánh bão với đàn ông và đưa ra bảng tổng kết là:
    A- Sự khác nhau giữa bão và đàn ông:
    1. Bão kèm theo sấm chớp, đàn ông chỉ kèm theo những lời hứa suông.
    2. Bão hay đổ bộ vào vùng quen. Đàn ông hay đổ bộ vào vùng lạ.
    3. Bão đôi khi khôn chịu vào bờ, đàn ông đôi khi không chịu xa bờ.

    B- Sự giống nhau giữa bão và đàn ông:

    1. Cả hai càng đi xa càng yếu đi
    2. Cả hai nhiều lúc đều đe dọa rất cao rồi chả làm gì cả.



    3. Cả hai đôi khi chỉ được thiên hạ nhớ đến do sức tàn phá mà thôi.




  5. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    11 lần gõ cửa

    Giấy mời phỏng vấn của công ty Thụy Đức đã làm cho Kelly Fuchs vui vẻ hẳn lên sau thời gian dài phấp phỏng chờ đợi. Ngày phỏng vấn, anh chuẩn bị thật kỹ: Đóng bộ chỉnh tề, thắt luôn cái caravat mới mua để tự chúc mình may mắn. Đúng 10 giờ sáng hôm đó, anh bước vào phòng nhân sự của công ty Thụy Đức.

    Đợi cô thư ký báo lại giám đốc xong, anh bình tĩnh xách cặp táp đến trước cửa phòng giám đốc và gõ nhẹ 2 cái.

    "Anh Kelly Fuchs phải không?" Trong phòng có tiếng nói vọng ra.

    "Kính chào giám đốc! Tôi là Kelly Fuchs." Anh đẩy nhẹ cửa bước vào.

    "Xin lỗi anh Fuchs, anh có thể gõ cửa lần nữa được không?" Ông giám đốc đang ngồi trên ghế bành, nhìn chằm chằm vào anh, mặt lạnh như tiền.

    Kelly Fuchs không khỏi băn khoăn về đề nghị của giám đốc, nhưng anh vẫn đóng cửa, bước ra ngoài gõ lại 2 cái và đẩy cửa bước vào.

    "Không, anh Fuchs, lần này không hay bằng lần đầu, anh có thể lặp lại lần nữa được không?" Giám đốc lại gợi ý. Kelly Fuchs quay ra gõ cửa lần thứ ba-vẫn 2 tiếng-và bước vào phòng: "Thưa ông, lần này được chưa ạ?"

    "Nói như thế nghe có vẻ không ổn..."

    Một lần nữa, Kelly Fuchs lại gõ cửa: "Tôi là Kelly Fuchs, rất vui được gặp ông, thưa giám đốc."

    "Chớ nói kiểu như vậy", giám đốc vẫn tỏ ra lạnh nhạt. "Anh làm lại lần nữa đi".

    Anh cố thử thêm lần nữa: "Xin lỗi, tôi đã làm phiền ông".

    "Lần này khá hơn đấy, anh sẽ làm tốt hơn nếu lặp lại lần nữa. Thử lần nữa được chứ?"

    Khi Kelly Fuchs ra cửa lần thứ 10, niềm hân hoan và bao kỳ vọng đều tan biến. Anh sắp sửa nổi cáu, tự hỏi chỉ mở cửa chào hỏi thôi mà sao yêu cầu khó khăn quá vậy? Đây đâu phải là cuộc phỏng vấn, rõ ràng là gây khó dễ cho người xin việc.

    Kelly Fuchs tức giận quay lưng bỏ đi, nhưng chỉ được vài bước, bất chợt anh dừng lại suy nghĩ: "Không, mình không thể bỏ cuộc dễ dàng như vậy. Nếu thực sự công ty này không muốn nhận mình vào làm, mình phải nghe chính miệng họ nói câu đó." Nghĩ thế, anh lấy lại tinh thần và đưa tay gõ cửa lần thứ 11. Lần này, điều anh nhận được không phải lời từ chối, mà là một tràng pháo tay hoan nghênh nồng nhiệt. Anh không ngờ lần gõ cửa thứ 11 này đã mở ra cánh cửa thành công.

    Do công ty Thụy Đức muốn tuyển nhân viên điều tra thị trường, mà với nhân viên điều tra thị trường, ngoài kiến thức ra, còn phải có lòng kiên nhẫn và nghị lực hơn người. Mười một lần gõ cửa và cách thức chào hỏi chính là đề thi kiểm tra tố chất tâm lý của ứng viên.

    Người ta luôn cảm thấy khó chịu mỗi khi bị trách mắng hay làm khó dễ, nhưng nếu biết hoá giải bằng lòng kiên trì, cố gắng bằng nghị lực và khoan dung bằng lý trí, xem như bạn đã bước lên bàn đạp của sự thành công rồi đấy.


  6. #6
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    SHMILY

    Ông bà tôi đã cưới nhau được hơn nửa thế kỷ và họ cứ luôn hay chơi một trò đặc biệt của họ hằng ngày. Mục tiêu của trò chơi là một người phải viết từ "shmily" ở một bất ngờ quanh nhà, còn người kia sẽ đi tìm.



    Ông bà bôi từ đó lên gờ cửa sổ. Nó được viết lên hơi nước còn đọng lại trên gương sau vòi nước nóng. Thậm chí, có lần bà còn lật từng tờ của tập giấy nháp trên bàn để tìm thấy "shmily" trên tờ cuối cùng. Những mảnh giấy nhỏ với chữ "shmily" được viết nguệch ngoạc được tìm thấy khắp nơi, có khi được nhét vào trong giày hoặc dưới gối. Từ "shmily" bí ẩn này gần như trở thành một phần trong ngôi nhà của ông bà tôi, cũng giống như đồ đạc vậy.



    Thái độ hoài nghi và sự thực dụng ngăn cản tôi tin vào tình yêu nồng nàn và lâu dài. Cho đến khi tôi khám phá được "trò chơi" của ông bà tôi.



    "Trò chơi" đi tìm từ "shmily" cứ tiếp diễn, cho đến khi bà bị bệnh ung thư. Bà yếu dần và không rời khỏi giường được nữa. Và một ngày kia, tất cả chúng tôi đều phải đối diện với một thực tế đau lòng: Bà mất. "Shmily" được viết nguệch ngoạc bằng màu vàng trên một dải lụa hồng đặt cạnh giường bà vào hôm bà mất. Khi tất cả họ hàng và những người quen biết đã đi về, ông tôi lại gần giường bà nằm và bắt đầu hát cho bà nghe. Giọng ông khàn và nghẹn.



    Tôi không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy. Vì tôi biết tôi đã được chứng kiến một tình yêu không bao giờ chết.



    Tôi hỏi ông tôi, sau bao nhiêu năm, rằng "shmily" có nghĩa là gì. Và lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, tôi được biết "shmily" đơn giản là "See how much I love you".

  7. #7
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    MỘT AI ĐÓ

    Khi 1 ai đó không còn bên bạn, bạn vẫn dõi theo, vẫn quan tâm đến người đó..... Bạn hiểu rằng mình đã thực sự yêu



    Khi 1 ai đó quyết định rời xa bạn, bạn cảm thấy mọi ý nghĩa cũng ra đi..... Bạn hiểu rằng đó là người quan trọng của cuộc đời bạn



    Khi 1 ai đó bạn muốn quên đi, nhưng càng quên thì bạn càng nhớ.... Bạn hiểu rằng người đó đã chiếm phần lớn trái tim bạn



    Khi 1 ai đó khiến bạn bị tổn thương, khiến bạn đau khổ mà bạn vẫn sẵn sàng tỏ ra bình thường và ở bên họ.... Bạn hiểu rằng tình yêu của bạn dành cho người đó rất lớn



    Khi 1 ai đó được bạn cho rất nhiều, nhưng người đó không coi trọng mà bạn vẫn sẵn sàng cho đi.... Bạn hiểu rằng người đó là người có giá trị lớn với cuộc sống của bạn



    Khi 1 ai đó từ chối bạn, nhưng bạn không cảm thấy hối tiếc những gì mình làm.... Bạn hiểu rằng tình yêu của bạn là chân thành



    Khi 1 ai đó làm bạn đau khổ khi họ ở bên người khác chứ không phải bạn mà bạn vẫn cầu chúc cho họ được hạnh phúc... Bạn hiểu rằng bạn yêu người đó còn hơn cả bản thân mình



    Khi 1 ai đó, dù bạn biết người đó đã xa bạn, và mỗi lần nhớ lại bạn thấy nhói trong tim.... Bạn biết rằng bạn không thể tìm được ai hơn người đó trong cuộc sống này



    Khi 1 ai đó luôn làm bạn thất vọng, luôn đối xử không công bằng với bạn, luôn làm bạn đau lòng.... Nhưng bạn vẫn sẵn sàng chịu đựng, bạn hiểu rằng người đó là người có thể làm thay đổi cuộc đời bạn.



    Và giờ đây tôi sẽ.....



    Tôi sẽ quan tâm đến mọi người nhiều hơn... và dành 1 góc nhỏ cho riêng người đó.... để tôi luôn cảm giác rằng tôi đã yêu thực sự



    Tôi sẽ cố tìm những ý nghĩa mới của cuộc sống.... vì tôi biết tôi cũng quan trọng với 1 ai đó



    Tôi sẽ vẫn nhớ, nhưng nhớ chỉ là thoáng về.... để tôi biết rằng tôi không vô cảm và tôi còn có 1 trái tim yêu thương



    Tôi sẽ ở bên, như 1 người bạn..... để tôi biết rằng tôi là người biết giữ lời hứa, và tôi trân trọng những gì tốt đẹp đã có với họ



    Tôi sẽ học cách tạo cơ hội mới cho mình... Vì tôi biết, mỗi lần từ chối là 1 cơ hội mới cho bản thân



    Tôi sẽ học cách sống cao thượng... vì hạnh phúc thực sự là khi người tôi yêu thương được hạnh phúc



    Tôi sẽ học cách nghĩ về những kỷ niệm đẹp... Vì cuộc sống này không thể sống mãi trong những điều buồn bã.



    Tôi sẽ học cách chấp nhận... vì cuộc sống này không bao giờ có sự công bằng tuyệt đối ...



    Và tôi sẽ biết rằng người đó sẽ mãi ở trong tim tôi dù tháng năm có qua đi.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bố ơi, mẹ ở đường nào trên thiên đàng?


    Tí vừa trải qua một biến cố lớn của đời mình: mẹ của Tí đã mất. Năm ngoái, từ khi mẹ lâm bệnh nặng phải nằm bệnh viện để tìm bệnh rồi chờ mổ thì cuộc sống của Tí bắt đầu xáo trộn. Tí phải làm quen với nhiều điều thay đổi. Tí không còn được ngủ với mẹ nữa.

    Tối nào mà bố phải ở trong bệnh viện lo cho mẹ thì Tí ngủ với bà nội hoặc với mấy cô của Tí. Cuối tuần Tí mới được bố chở vô bệnh viện thăm mẹ một lần. Tí ăn cơm do bà nội nấu. Tí nói với bố là bà nội nấu không có nhiều món như mẹ. Tí nhớ khoai tây chiên nóng giòn, cánh gà chiên nước mắm, lẩu cá kèo tươi, lẩu đầu cá hồi béo, bún cá thác lác với nước lèo trong, chua và thơm mùi của rau thì là... do mẹ nấu.

    Mẹ được mổ, một tuần lễ trước tết mẹ được bác sĩ cho về nhà cùng giấy chuyển viện. Nghe nói mẹ về nhà, Tí vui lắm. Mẹ chỉ nằm một chỗ, dù phải chịu đựng những cơn đau nhưng do có Tí quanh quẩn bên mẹ, cộng với không khí tết nên mẹ trông tươi tỉnh hơn.

    Ông nội của Tí đã mang hai cây mai kiểng để trên sân thượng mà ông chăm sóc cẩn thận suốt từ sau tết năm ngoái đến nay, xuống phòng khách. Hai cây mai dày đặc nụ xanh mởn. Một vài nụ hé lộ màu vàng rực cùa cánh mai nằm bên trong, báo hiệu sẽ nở tưng bừng vào ba ngày tết. Tí thích hai cây mai của ông nội lắm.

    Tí thuận tay trái, sinh hoạt và vẽ bằng tay trái nhưng viết bằng tay phải. Tí thường cầm màu sáp vẽ trực tiếp một cách dứt khoát, không quan tâm xấu hay đẹp, tự nhiên theo ghi nhớ và cảm nhận riêng của mình. Tí mừng mẹ về nhà bằng cách vẽ liền một lúc hai bức tranh. Một hình cây mai kiểng của ông nội và một hình chân dung mẹ, cả hai đều có ghi chữ "Con tặng mẹ". Tí dùng màu vàng cho bông mai, màu đen cho thân và cành mai. Chân dung mẹ cũng hai màu, màu đỏ cho môi mẹ và màu đen cho mắt và tóc. Mẹ khen Tí vẽ đẹp, nhưng bố lại thấy màu đen trong cả hai bức đều toát lên điều gì đó buồn buồn, nhất là bức chân dung mẹ.

    Mỗi sáng thức dậy Tí đều hỏi thăm sức khỏe mẹ. Lúc nào mẹ cũng trả lời Tí là mẹ ngủ được, bớt đau nhức. Tí chưa đủ lớn để hiểu được bệnh tình của mẹ, chỉ có bố mới rõ. Tí luôn hỏi khi nào thì mẹ khỏi bệnh, khi nào mẹ đứng lên đi lại được.

    Trước khi mẹ được mổ, một lần bố chở Tí đến cơ quan mẹ để lãnh lương cho mẹ thì gặp cô Đ.Q. làm cùng ban với mẹ ở cổng bảo vệ. Bố kể bệnh tình của mẹ và phương án mổ của các bác sĩ cho cô nghe. Được một lúc, chợt thấy cô ra dấu cho bố ngừng nói, thì ra cô đã nhìn thấy Tí khóc khi nghe được những gì bố vừa kể. Tí không hiểu hết đâu nhưng có lẽ đã lờ mờ nhận biết điều gì đó rất xấu đang xảy ra với mẹ.

    Các cô chú ở cơ quan mẹ, bạn bè thân quen với mẹ, họ hàng nội ngoại hai bên, lối xóm đến thăm mẹ mỗi ngày. Tí hỏi bố sao có nhiều người đến thăm mẹ vậy. Bố trả lời vì mẹ bệnh nên mọi người đến thăm để giúp mẹ mau khỏi bệnh. Nhưng Tí cũng biết so sánh khi chất vấn bố là sao dì C. cũng mổ như mẹ mà dì đã đi lại được, còn mẹ nằm hoài một chỗ. Bố buộc phải nói rồi mai mốt mẹ sẽ đi đứng được. Như tìm lại được niềm tin là mẹ cũng sẽ khỏi bệnh như dì C., Tí luôn miệng lặp lại câu: "Vậy hả bố? Vậy hả bố?".

    Mẹ gầy đi nhiều nhưng luôn cười nói với Tí. Thỉnh thoảng khi chỉ có mình Tí bên mẹ, mẹ hay xoa đầu ôm hôn Tí, rồi nói: "Con còn nhỏ quá…". Tí hỏi khi nào thì con mới lớn. Mẹ trả lời khi nào con được 18 tuổi, Tí xòe hai bàn tay ra rồi đếm 8, 9, 10...

    Mẹ luôn bị những cơn đau nhức hành hạ. Ngày cũng như đêm, bố và các cô của Tí liên tục thay phiên nhau xoa bóp cho mẹ. Thấy vậy Tí cũng leo lên giường, cũng xoa bóp cho mẹ, nhưng ngồi chưa nóng chỗ đã nhảy xuống kêu mỏi tay. Mẹ bắt đầu cảm thấy khó thở, bố phải thuê bình oxy về nhà cho mẹ thở. Tí lo lắng hỏi sao phải nhét hai sợi dây vào mũi của mẹ. Bố trả lời để mẹ thở dễ hơn. Mẹ mệt nên mẹ chỉ nói những câu ngắn và không nói chuyện nhiều với Tí như trước được nữa.

    Một sáng sớm, Tí hốt hoảng chứng kiến mẹ lên cơn thở dốc, bố đưa mẹ vô bệnh viện cấp cứu. Đến trưa thấy bố đưa mẹ về nhà, Tí mừng lắm. Các cô chú trong cơ quan kéo đến nhà thăm mẹ. Tí ngơ ngác khi nhìn thấy có ai đó khóc.

    Rồi mẹ lại lên cơn mệt lần nữa, Bố đưa mẹ trở vô bệnh viện. Đến tối bố về nhà tắm rửa, rồi chuẩn bị quay lại bệnh viện ngủ đêm. Tí xin đi theo nhưng bố nói không được vì bệnh viện không cho con nít vô ngủ đêm.

    Chiều hôm sau bố gọi điện về nhà dặn các cô chuẩn bị cho Tí ăn cơm trước, chờ bố về chở Tí vô thăm mẹ. Tí vào bệnh viện đến bên mẹ, Tí sờ cánh tay mẹ, mẹ gượng cười với Tí rồi xoay đầu vô trong để Tí không nhìn thấy nước mắt mẹ đang rơi. Bố phải chen vô nói chuyện để mẹ bớt xúc động. Mẹ rất mệt nên bố cho Tí về nhà sớm. Tí không biết rằng đó là lần cuối được nhìn thấy mẹ cười.

    Mẹ Tí hay cười, nụ cười tươi, thân thiện. Ngay cả những lúc buồn mẹ vẫn cười, như để tự động viên mình và làm dịu nỗi lo của người khác.

    Thêm một ngày nữa, sau này bố nói đó là chiều thứ tư buồn. Bố và nhiều người thân đưa mẹ về nhà. Mẹ nằm yên, nhắm mắt, thỉnh thoảng lại lấy hơi lên. Mọi người đứng quanh giường cầu nguyện cho mẹ. Mẹ lịm dần rồi ra đi. Nhiều người xung quanh bật khóc, Tí hoảng sợ khóc theo. Vài người lấy điện thoại gọi báo tin mẹ Tí đã chết. Tí nghe được hỏi:

    -Mẹ chết hả bố, mẹ chết hả bố? Có phải rồi ông ò e sẽ đến nhà đưa mẹ đi không?

    Mẹ được đặt nằm trong quan tài có nắp bằng mica trong suốt nhìn thấy được. Có lần Tí chạy đi lấy khăn, kéo ghế nhựa kê sát vào áo quan, leo lên ghế nhìn mẹ rồi dùng khăn lau nắp mica cho sạch sẽ. Thấy người ta đến phúng điếu, Tí cũng xin tiền mấy cô, bỏ vô phong bì để phúng điếu. Cô K.T., cũng là đồng nghiệp của mẹ, nói Tí còn nhỏ, muốn gì thì chỉ cần viết vào giấy, đem để trên quan tài của mẹ là được. Tí nghe lời cô, lấy giấy ra viết.

    Sáng sớm thứ bảy, Tí và mọi người đưa mẹ đi hỏa táng. Khi quan tài được hạ xuống tầng hầm, Tí hỏi: "Có phải là chỗ để đưa mẹ lên thiên đàng không bố?". Trên đường về nhà, Tí hỏi thêm:

    -Bố ơi, mẹ ở đường nào trên thiên đàng?

    Bố của Tí là anh lớn nhất trong nhà nên Tí có nhiều đứa em họ: Tý Ròm, Dắccu, Bầm, Ru, Su, Xị, Bếp. Xị nhỏ con nhất bọn, nhưng lại là đứa lém lỉnh nhất. Xị nói với Tí là từ nay anh Tí chỉ còn được gặp mẹ trong giấc mơ mà thôi, Dắc cu chen vào nói: "Hôm qua em ngủ nằm mơ gặp mẹ của anh nè". Để được gặp mẹ trong mơ, Tí xin bố cho đi ngủ chung với Dắc cu.

    Ngày qua ngày Tí quen dần với việc không có mẹ. Vậy là em Xị đã nói đúng: Tí chỉ còn được gặp mẹ trong giấc mơ mà thôi...

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Sự hy sinh - câu chuyện về cây chuối

    Tôi là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở thành phố nên không biết nhiều về cây chuối. Có một lần nhìn thấy một cây chuối có buồng, tôi hỏi bố tôi:

    “Bố, trong cuộc đời của một cây chuối nó sinh ra được bao nhiều buồng?”

    “Chỉ một buồng duy nhất.” - Bố tôi trả lời.

    Tôi ngạc nhiên về câu trả lời của bố. Tôi cứ đinh ninh trong cuộc đời của mình một cây chuối ít nhất cũng phải cho vài buồng quả.

    “Khi buồng chuối chín cũng là lúc cây chuối mẹ chết đi.” - Bố tôi nói thêm.

    Về sau, tôi có dịp được nhìn một cây chuối mang một buồng quả chín. Lá của cây chuối mẹ héo rũ và xác xơ, và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối nặng trĩu quả. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.

    Trong quá trình nuôi buồng chuối, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình - chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt.

    Hóa ra lâu nay hàng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.

    Và bạn biết không, dưới gốc cây chuối mẹ sắp chết đi, tôi nhìn thấy chồi non của một cây chuối mới. Một cuộc sống mới, một sự hy sinh mới lại bắt đầu...

  10. #10
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Gánh chữ cho con !

    Không quản nắng mưa, đường xa hay đêm khuya, trên đôi vai quang gánh nặng trĩu những trái cóc, xoài, ổi, bánh tráng, trứng cút, đậu phộng,.. những người phụ nữ rong ruổi khắp đường phố Sài thành mưu sinh. Họ tha phương nơi đất khách quê người để “gánh chữ” về cho con.

    Mưu sinh đêm ngày

    “Ngày nào cũng vậy, cứ đến 4g sáng, tôi phải dậy đi chợ mua hàng để chuẩn bị cho buổi bán hàng. Gần trưa, gánh hàng đi bán đến 2, 3g sáng hôm sau mới về lại chỗ trọ. Lúc nào vắng khách tranh thủ ăn, ngủ tại chỗ bán luôn. Có những hôm ế ẩm, chẳng buồn ăn cơm, chỉ ăn tạm vài chiếc bánh tráng trộn hay mấy quả trứng thay bữa”, chị Nguyễn Thị Mười, quê Bình Định cho biết. Vào Sài Gòn đã 5 năm và cũng từng ấy năm gánh hàng rong gắn liền với chị.

    Gần 12g khuya, bóng người trên đường phố thưa dần, nhưng tại các quán nhậu, công viên, khu vui chơi trung tâm thành phố, các chị bán dạo vẫn bám trụ bên những gánh hàng rong. Mấy hôm nay, Sài Gòn trời mưa ban đêm nên càng về khuya trời bắt đầu se lạnh. Vậy mà, chị Mười vẫn rảo bước quanh công viên 23-9 (Q.1) để bán hàng.

    Chị kể: “Lúc mới vào đi bán bị lạc miết, có khi hỏi đường hơn chục lần mới về được phòng trọ. Bây giờ, đi nhiều nên mọi ngóc ngách trong thành phố này tôi đều thông thạo”. Đêm khuya, trời se lạnh nhưng chị vẫn cất tiếng rao mỗi khi thấy khách qua đường. Cả ngày vật lộn với cuộc sống, bây giờ, cái mệt mỏi đã hiện rõ lên khuôn mặt chị. Đôi tay gầy gò thoăn thoắt gọt những quả xoài, chị nói: “Nghề này phải bán vào ban đêm mới đắt hàng chú à. Nếu ở công viên vắng khách thì chuyển đến các quán nhậu trong thành phố. Đường xa, gánh nặng không quản, miễn sao bán hết hàng là vui rồi”.

    Ngồi bên cạnh chị Mười là chị Nguyễn Thị Tư, cùng quê Bình Định. Chị Tư vào sau chị Mười 2 năm. Những ngày đầu đến TPHCM, chị Tư làm đủ thứ nghề từ nhặt rác, thợ hồ cho đến giúp việc nhà... Tình cờ hai chị gặp nhau khi bán hàng rong tại công viên 30-4 (Q.1). Từ đó, chị Tư chuyển về ở cùng chị Mười luôn.

    Những người phụ nữ bán hàng rong chủ yếu đến từ một số tỉnh miền Trung. Họ tha phương vào Sài Gòn kiếm tiền với mong muốn con mình được ăn học đàng hoàng. Từ những gánh hàng rong, họ đã nuôi biết bao đứa con ăn học thành tài.

    Giờ đây, khu vực bến Chương Dương (Q.1) trở thành địa điểm bán hàng quen thuộc của chị. Gần 1g sáng, chị vẫn cặm cụi bên gánh hàng. Chốc chốc vài người trên tàu neo đậu gần đó xuống mua ủng hộ, khỏi phải nói, chị mừng ra mặt.

    Chị tâm sự: “Mướn phòng trọ nhằm có chỗ trú chân lúc ốm đau, chứ phần lớn thời gian toàn ở ngoài đường. Chỉ mong sao bán đắt hàng, ngày lại có thêm thu nhập gửi về gia đình”.

    Với nghề gánh hàng rong khi đêm càng khuya càng gặp nhiều nguy hiểm rình rập, nhưng để kiếm tiền nuôi con ăn học, họ không hề chùn bước. “Ngày trước cũng vào thời điểm này, do mệt quá nên ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy, mọi thứ đều bị mất, tiền tích góp sau một ngày bán cũng không còn. Kẻ gian lấy đi hết, lúc đó chỉ biết ngồi khóc thôi”, chị bộc bạch.

    Mong đổi đời con…

    Hầu hết những người bán hàng rong do ở quê ruộng ít nên phải tha phương kiếm sống. Các chị đều có chung một suy nghĩ, một động lực đó là mong sao con mình được ăn học tử tế, hy vọng sau này đời chúng sáng sủa hơn.

    Với gia đình bà Bông, gánh hàng rong chính là nguồn cung cấp tiền ăn học cho đứa con trai đầu đang học ĐH Công nghệ Sài Gòn năm 2. “Nhà chỉ 2 sào ruộng, ba lũ trẻ bị giảm biên chế, trong khi nhà có 3 đứa con. Dù hoàn cảnh có ngặt nghèo, vợ chồng vẫn quyết tâm cho con ăn học đến nơi đến chốn. Nghĩ thế, chồng tui ở nhà đi phụ hồ, làm thuê làm mướn, còn mình vào đây kiếm tiền”, bà thổ lộ.

    Trong số người bán hàng rong thì hoàn cảnh gia đình chị Thơm khá đặc biệt. 5 năm về trước, chồng chị bị tai nạn xe máy, chấn thương sọ não. Trong lúc nằm viện, gia đình không đủ tiền chạy chữa, chị phải cắm số đỏ vay ngân hàng 10 triệu đồng lo chạy chữa cho chồng. Ngày chồng ra viện cũng là lúc số tiền nợ cộng với tiền lãi đè nặng lên đôi vai chị. Gạt nước mắt, chị quyết định vào Sài Gòn kiếm tiền vừa trả nợ, vừa lo cho con ăn học.
    Đã hơn 1g sáng nhưng chị vẫn quảy gánh, bước dài trên lề đường Nguyễn Văn Cừ (Q.5). “Hôm nay, mưa kéo dài nên không bán được là bao, phải đi liên tục may ra còn bán được”, chị nói với giọng buồn.

    Chị nhớ lại: “Ngày bước chân để đi vào đây cũng vào tầm này. Ngày ấy, tôi phải đợi cho mấy đứa ngủ say mới khăn gói ra đi. Nhìn bọn trẻ nằm trên giường mà không cầm lòng nổi, lòng nặng trĩu…”. Bây giờ, mỗi tháng trừ tất cả các khoản ra còn tích góp được khoảng 1 triệu đồng gửi về cho chồng thuốc thang và nuôi 3 đứa con ăn học.

    Chị cho biết đứa con gái lớn đang học năm 3 Cao đẳng Sư phạm Quy Nhơn, ngày nghỉ tranh thủ về chăm bón 2 sào ruộng, rảnh lại đi làm mướn có tiền phụ cha mẹ. Hai đứa sau đang học cấp 2 nhưng thay phiên nhau làm hết việc nhà, thuốc thang chăm sóc người cha.

    Trời dần chuyển sáng, hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn với bộ quần áo đã sờn màu vẫn quảy gánh bước đi trong tiếng rao đêm… đã khiến chúng tôi thêm bao suy tư: Các chị vẫn phải đi bán vì còn hàng trong gánh; trên vai các chị còn chồng chất nỗi lo toan thường ngày cơm áo gạo tiền…


Các Chủ đề tương tự

  1. Truyền thuyết lông đuôi voi!
    Bởi bmt_ds trong diễn đàn Tâm tình - Ăn uống - Vui chơi
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 13-09-2012, 12:37 PM
  2. ReFlex tự truyện :D
    Bởi Lead trong diễn đàn CLB Mô hình Hải Dương
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 16-09-2010, 04:26 PM
  3. Lịch phát sóng phóng sự về CLB FDC trên truyền hình HD
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 05-06-2010, 04:53 PM
  4. Chương trình So You Thing You Can Dance trên truyền hình Mỹ
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 09:41 PM
  5. Phóng sự truyền hình về CLB FDC
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Phòng truyền thống
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-10-2009, 08:41 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •