Trang 18 của 28 Đầu tiênĐầu tiên ... 81617181920 ... CuốiCuối
Kết quả 171 đến 180 của 277

Chủ đề: BÊN LỀ CUỘC SỐNG - st những câu truyện hay

  1. #171
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Sự khác nhau của Mẹ và Con



    Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ phớt nhẹ bên ngoài thôi.

    Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai!

    Mẹ cười.

    Con lớn, thành đạt, sắp lập gia đình. Mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu rồi, hồi phục thính lực cũng khó !

    Mẹ tránh cái nhìn của con, như mình là người có lỗi …

    Con khóc.

  2. #172
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Em là ai giữa biển người hở chị ???

    Ngày…. tháng… năm….


    Em may mắn sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá sung túc, là con út trong gia đình với với 4 anh chị nên em được ba, má anh-chị, người thân yêu thương rất mực, bởi vì em nhỏ nhắn lại yếu ớt, sức khỏe của em là điều quan trọng bậc nhất, ba mẹ em có thể đánh đổi tất cả để đổi lấy sức khỏe cho em.

    Ông Trời rất công bằng với em, trong lúc cả gia đình em thót tim, đau khổ, mất tất cả vì em thì có vị ân nhân ra tay cứu sống em. Khi ấy thân thể em như “cọng bún” vậy mà chỉ cần vài ba đường lưỡi lam cắt gang-dọc vào thân thể em, nhìn những giọt máu bầm từ trong cơ thể yếu ớt của em rơm rớm chảy lại mang theo những độc tố từ trong người em ra. Qua 3 ngày như thế, da thịt em trở lại hồng hào hơn, “ngay ngắn” hơn. Đó là phép màu mà ông Trời đã ban cho em.

    Ngày tháng trôi qua, em lớn lên trong sự yêu chiều, tình thương và bảo vệ của cả đại gia đình dành cho em. Nhưng tình thương ấy vẫn không thể giúp em cải thiện sức khỏe ngang bằng các bạn cùng trang lứa hay đơn giản nhất là sức khỏe bình thường như mọi người.

    Giờ đây em đã lớn, càng lớn cành xinh, càng đáng yêu đó là hình thức bên ngoài của em, nhưng sức khỏe của lại là gánh nặng cho em. Em “gánh” trên vai mình rất nhiều rất nhiều chứng bệnh nào là hở van tim, khớp tim, suy tim, men gan cao ngất ngưỡng, viêm đa khớp… với tờ kết luận của bác sĩ chuyên khoa người em không có một tí gì gọi là sức đề kháng, tức là em sống hoàn toàn là nhờ thuốc, nếu không có thuốc thì đồng nghĩa em cũng không thể tồn tại, cùng lúc đó Ba của em, người em thương yêu nhất lại bỏ em mà ra đi, đi đến một nơi xa thật xa. Đó là điều đau khổ nhất với em.

    Hàng tháng mẹ em phải chi từ 10 đến 15 triệu đồng cho tiền thuốc uống và thuốc chích để “mua” sức khỏe cho em. Đau đớn thay, vậy mà em vẫn không được khỏe hoàn toàn.

    Em đã hơn 30, tuy em mang nhiều chứng bệnh nguy hiểm nhưng em vượt lên số phận đã xuất sắc “rinh” về tấm bằng chuyên ngành viễn thông ngon lành. Thế mà sức hai chữ sức khỏe ấy mà em đành gát lại cái ước mơ giản dị “tự nuôi sống bản thân” :LoveStruc:

    Mà cũng ngộ lắm, em không có sức đề kháng, viêm đa khớp và bệnh tim nhưng em lại nhanh nhẹn, em chơi thể thao rất cừ, em yêu thích môn cầu lông cực kỳ, những đường cầu của em nhiều khi làm cho đối phương và cả chị nữa phải há mồm, đuối sức, chỉ biết đứng nhìn và khom người xuống nhặt trái cầu mà thôi :Battin ey:

    Dù nhanh nhẹn, chơi hay nhưng trên cánh tay, chân của em đều phải được “bảo vệ” bằng những mảnh vải trắng nếu không em khó mà tạo ra những đường cầu đẹp hay gây khó khăn cho đối phương. Cái điều mà chị khâm phục em nhất chính là ý chí và nghị lực của em thắng tất cả những nổi đau về thể xác để giơ cao những chiếc cúp ở thứ hạng không ngờ tới :Kiss:

    Thời gian hơn 2 tháng nay, chị lại là bạn song hành cùng em từ trong sân cầu, tạo thành cặp ăn ý và hơi “trên cơ” đối phương và bây giờ trở thành vận động viên trên “đường đua”của mỗi buổi sáng.

    Có lần em hỏi chị, chị ơi em là ai giữa biển người hở chị, tai sao em sinh ra mang nhiều bệnh tật hả chị, em thấy em là gánh nặng cho người quá, em không dám gật đầu với ai, vì em rất sợ, em được vui vẽ như thế này được bao lâu hở chị ????. Câu hỏi dồn dập của em làm chị ứa nước mắt, biết trả lời với em sao đây, biết nói thế nào cho em đừng bi quan nữa đây, nói thế nào để vực dậy ý chí và nghị lực cho em đây, bi nhiêu câu hỏi cứ quấn lấy chị bất kể ngày đêm.

    Mà chị có hơn gì em, chị cũng yếu ớt lắm đấy chứ, mà chị thèm ngủ lắm, thèm được tận hưởng diễn cảnh được ngủ nướng ngày cuối tuần nhưng chị không cho phép mình “bỏ cuộc” mà phải song hành cùng em, mục đích là giúp cho em có sức khỏe hơn, giúp cho em vui hơn và phải động viên, kề bên em giúp cho em có niềm tin hơn vào cuộc sống.

    Và chị đã làm được, như ai đó đã từng hát ví von mỗi ngày ta chọn một niềm vui, thì chị áp dụng triệt để cho em, mỗi sáng chị kể cho em nghe một chuyện về cuộc sống, về nghị lực, về khát khao cháy bỏng của những em có hoàn cảnh khó khăn hay thực tế hơn chị lấy hình ảnh chị, cuộc sống của chính chị làm đề tài cho em.

    Cũng như sáng này chị lại kể cho em chị nhịn đói đúng một tháng trong một hoàn cảnh hết sức trớ trêu, đau khổ tột cùng, chị không dám nói cho gia đình biết việc chị nhịn đói, em là người đầu tiên biết đấy, sau khi nghe xong em bảo là: chị, em không thể tưởng tượng nổi sao chị lại chịu đựng nhiều đến thế và vượt qua tất cả được vậy, em thật sự khâm phục ý chí của chị….

    Như thường lệ hay quy ước của chị và em là đúng 4:30 mỗi sáng đều đặn từ 2 đầu phố cùng xuất phát và gặp nhau giữa đỉnh “đèo” rồi cùng í ới với nhau. 1-2-3 nào tăng tốc, hai chị em cùng chạy, cùng cười, cùng kể chuyện trong ngày cho nghe, nhìn nét mặt của em cười rất duyên và vui vẽ chị rất mừng và thầm hứa chị sẽ giúp em luôn giữ nét mặt hồn nhiên này mãi mãi nhé em T kute của chị.

    Ngày 8/8, chị bị bạn chơi “cướp” cầu nên đánh từ phía sau làm cây vợt yêu quý của chị gãy, thế mà chị vẫn không biết, em lấy ra kiểm tra xem xem thế nào và đem về nhà đan lưới lại cho chị thì phát hiện bị gãy.

    Hôm sau, không nói không rằng em trao cho chị cây vợt hoàn toàn mới với bộ lưới mà em yêu thích, em bảo rằng tình cảm của em đã gởi vào cây vợt này và lưới có màu vàng kim này em rất thích, điều quan trọng là chính em em đan và nâng niu tặng cho chị. Nếu chị không nhận chị đã phụ tấm lòng của em dành cho chị, chị nhận đi cho em vui, chị mà không nhận em sẽ không chơi cầu nữa :Crying:

    Trong tình huống này thử hỏi làm sao mà chị không nhận hở em, chị nhận không phải vì vợt mới mà là vì chữ tình của em đã gởi vào cây vợt mà em đã trao cho chị :Kiss:

    Chị sẽ cẩn thận trong từng lối đánh, không để bạn chơi va chạm vào vợt nữa, và nâng niu xem như là món quà kỷ niệm rất riêng của chị với em, em nhé.

    Và hôm qua, khi chị đang họp thì nhận tin nhắn của em làm chị cứ tủm tỉm cười hoài: chị T ơi, chị T à, chị T kute của em, em đang xem phim thấy diễn viên người Sing có mái tóc rất giống chị. Chị xem và hồi âm lại cho em: thế à, vậy chị sắp nổi tiếng rồi vì giống cô diễn viên abc ấy, 2 ly chè hén.

    Tên của chị với tên của em đều bắt đầu bằng chữ T nếu kết hợp lại thì thành tên của một ca sĩ nổi tiếng một thời trước khi chị với em ra đời đấy em ạ. Nên chị hay đùa với em là ca sĩ 2T thách đấu với bạn chơi đó nhá, mời vào sân. Còn em thì cười và bảo ca sĩ 2T có tên mới rồi, tên rất là nổi “Đại bại tướng quân”.

    Chị sẽ mãi khắc ghi tấm chân tình này của em và hứa với em, chị sẽ cố gắng là người chị xứng đáng của em, em nhé, em T kute của chị :Kiss::Kiss:

  3. #173
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Cùng nghề




    (Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)


    Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:

    - Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?

    - Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.

    - Sao không thấy học trò thăm bố?

    - À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi.

    Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...


  4. #174
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    VẾT MỰC - CÂU CHUYỆN LÀM NGƯỜI

    Tờ giấy trắng là hình ảnh rất quen thuộc để ví đời sống tinh khiết của một người. Và khi một lầm lỗi xảy ra, đó là một vết mực bôi vào tờ giấy trắng. Thế thì làm sao ta xóa vết mực đó đi?

    Ở một lớp học có câu chuyện mà chúng tôi không bao giờ quên. Hôm nay tôi xin kể lại câu chuyện đó.

    Thầy giáo cầm một tờ giấy A4 trên đó có một vết mực đen. Thầy hỏi cả lớp “các em nhìn thấy gì trên tờ giấy”, cả lớp đồng thanh trả lời là "vết mực". Thầy hỏi lại, cả lớp vẫn trả lời "vết mực". Thầy lại hỏi một lần nữa, cả lớp vẫn trả lời là "vết mực". Thầy trầm ngâm một lúc nhìn tất cả lớp một lần, những đôi mắt trong sáng hồn nhiên của tuổi học trò.

    Thầy bắt đầu nói “các em ạ! các em hãy coi tờ giầy nầy là cuộc đời của mỗi người. Vết mực kia là những khuyết điểm, những sai lầm chúng ta mắc phải trong cuộc sống. Còn khoảng trắng còn lại là những ưu điểm, những thành công của chúng ta trong cuộc sống. Các em ạ ! Trong cuộc sống không ai là không mắc sai lầm. Điều quan trọng là chúng ta sửa chữa sai lầm đó như thế nào. Các em đừng nhìn vào sai lầm (đặc biệt là những sai lầm trong quá khứ) của một ai đó mà đánh giá con người họ. Mà hãy nhìn vào ưu điểm của họ, tha thứ cho những sai lầm của họ...

    Tôi luôn nhớ đến Thầy cùng câu chuyện trên . Con cám ơn Thầy rất nhiều ! Còn các bạn nghĩ gì khi đọc câu chuyện này ?


  5. #175
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bát canh nước trong rau biếc
    Phần 1:
    Anh mở cửa rồi nhìn sang phòng khách, không thấy chị ở đó. Anh mỉm cười, đi vào bếp, quả nhiên chị đang đảo cơm trong nồi. Anh ngửi thấy mùi cơm thơm, rất thơm. Điều lạ là ở nơi khác, hầu như anh chưa ngửi thấy mùi cơm thơm như thế bao giờ.

    Anh rửa tay, ngồi vào bàn ăn. Chị bưng lên hai đĩa nhỏ có hoa xanh, một đĩa đựng mười mấy con ốc hạt mít, một đĩa đựng rau non mỡ, trong trong. Cuối cùng chị bưng lên một âu sành nhỏ, đây mới chính là món anh mong chờ nhất. Lập tức anh mở nắp âu ra xem, trong đó có trắng có xanh, có đỏ, trông thật vui mắt.

    Anh tự múc trong âu ra nửa bát canh. Nước canh trong, không có váng mỡ, xanh là rau cải, trắng là đậu phụ, lại còn dăm ba hạt câu kỷ đỏ. Mùi vị canh tuyệt hảo, bảo chay tịnh thì lại rất đậm đà, bảo đậm đà thì lại rất thanh đạm, bảo thanh đạm thì lại rất ngọt ngào. Bát canh chẳng khác gì có đoá phù dung nổi trên mặt nước trong, đầy vẻ thiên nhiên. Chỉ húp một ngụm thôi đã thấy các giác quan bị tê liệt cả một ngày bỗng dưng thức tỉnh, vẻ mặt anh cũng biến đổi theo. Dường như vỏ bọc mỏng trên mặt đã bị vỡ tan, tất cả các thớ thịt, tất cả các nếp nhăn đều duỗi ra... thật là một món canh ngon tuyệt! Nó khác hẳn các bữa tiệc anh phải thù tiếp - tiệc công việc. Loại tiệc như thế không bao giờ có cơm. Lúc nào cũng quá nhiều chất béo, quá nhiều vị nồng cay làm cháy cả cổ, lưỡi hầu như tê dại.

    Anh húp liền hai bát canh rồi mới ăn cơm, cứ một con ốc hạt mít lại một gắp rau, một đằng béo, một đằng giòn, đều là những món trôi cơm. Bát cơm hết veo lúc nào cũng chẳng hay, nhưng anh không xới thêm mà chỉ nhấm nháp một lưng canh nữa, sau đó anh đặt bát xuống, mỉm cười với chị:

    - Em nấu sao được món canh này? Ai cũng bảo tiệm ông Vương Già có món canh ngon, nhưng theo anh thì canh ở tiệm ấy cũng không ngon bằng canh nhà nấu.

    - Nói ra thì... Kỳ thực rất đơn giản, nhưng phải có lòng kiên trì.

    Sau này nhiều lần anh thấy luyến tiếc cuộc sống lúc đó. Cuộc sống thật yên bình. Cảm giác thật tuyệt khi ngồi vào bàn ăn đợi vợ bưng chiếc âu sành lên, màu sắc đẹp mắt khi mở nắp âu ra.

    Anh đã kết hôn mười bảy mười tám năm rồi. Vợ anh là bạn thời học đại học, là mối tình đầu. Ra trường hai năm, họ làm lễ cưới và chẳng bao lâu đã có con. Thằng bé chẳng những học vào loại ưu mà còn rất xinh trai, bởi vì chị là hoa khôi của trường, chẳng cần trang điểm cũng đáng yêu. Vì thế nên anh không dễ bị sắc đẹp đàn bà làm kinh động. Vả chăng anh cũng biết sắc đẹp của phụ nữ bây giờ phần lớn nhờ vào mỹ phẩm.

    Nhưng sự xuất hiện của Đô Đô là một việc hoàn toàn bất ngờ. Lúc đầu anh thấy đó chỉ là cô bé còn chưa trút bỏ được vẻ ấu trĩ, như một bình hoa thuỷ tinh, đẹp và trong suốt, chỉ để ngắm chứ không dùng được bao lâu. Tới khi nhận ra ý đồ của cô bé, anh còn cảm thấy buồn cười. Nếu không phải là nhân viên của anh, cô bé đáng gọi anh bằng chú. Đương nhiên anh cũng thầm lấy làm thích thú. Cô bé chẳng những xinh đẹp mà gia đình cũng không xoàng. Cha là luật sư nổi danh, mẹ là bác sĩ nổi tiếng, gia đình vốn định cho cô sang Đại học Cambridge du học. Một cô bé như thế mà gần gũi đàn ông thì...

    Lúc đầu anh thật sự không hề để ý vì cho rằng Đô Đô chỉ bốc đồng nhất thời, hơn nữa anh không thể phá hoại gia đình của mình. Nhiều năm nay, vợ anh xin nghỉ công việc dạy học ở một trường trung học mà chị đang làm rất tốt, chuyên tâm ở nhà giúp chồng, dạy con. Một phụ nữ ngoài bốn chục tuổi, không có sự nghiệp, cũng không có bạn bè, chị sẽ sống sao đây? Huống hồ rất nhiều đàn ông bây giờ sau khi thành đạt đều tìm thú vui mới, bỏ mặc người vợ kết tóc xe tơ. Anh không muốn mình cũng là hạng đàn ông tầm thường. Nhưng con gái thời nay chỉ thích làm theo ý mình. Các cô muốn gì là vừa khóc vừa gào đòi chết. Bình hoa thuỷ tinh Đô Đô vì yêu anh vô vọng nên đặt mình trên vách đá thẳng đứng. Cuối cùng anh đành phải giơ tay đỡ lấy cô ta.

    Anh không về nhà ăn cơm nữa. Sau đó cả đến tối cũng không về. Anh bảo anh quá bận, sau đó lại nói anh muốn ở một mình cho yên tĩnh. Chị im lặng hồi lâu. Cuối cùng chị bảo:

    - Thôi thế này vậy, khi nào anh muốn về thì gọi điện.

    Anh không thích thuê nhà, bảo phải mua một căn hộ trang bị đầy đủ, đồng bộ, từ đồ đạc đến đồ điện. Đô Đô lại không thích, cô bảo kiểu nhà như thế không có phong cách. Cuối cùng cô đưa anh về ở nhà cô. Đô Đô một mình ở căn hộ hai phòng ở, một phòng khách do cha mẹ mua cho. Cô tự trang trí lấy, một phong cách gọn nhẹ, hiện đại nhưng lại là kiểu còn tốn tiền hơn cả bài trí hoa lệ.

    Tình yêu mới, nhà ở mới, không khí mới, điên cuồng mới, cả anh cũng thấy mình như đổi mới. Mấy tháng trời qua đi như có cánh bay. Cũng có lúc cả hai thấy đói. Anh là nhân vật của một nửa công chúng, không thể đi ăn hàng ngày ở tiệm, Đô Đô đành phải gọi các tiệm mang đồ ăn tới nhà. Món ăn đưa đến không có canh, họ có lúc uống thay bằng trà Ô Long đóng hộp và thường xuyên hơn là uống Côca Côla.

    Dần dần bữa ăn trở thành công việc khổ sai, bởi các món đưa đến trở nên khó nuốt, hơn nữa anh còn phải che giấu, bởi chỉ cần anh tỏ ra không vừa ý là Đô Đô nói ngay: "Em biết anh lại nhớ cuộc sống trước kia rồi chứ gì? Anh thấy hối thì cứ nói toẹt ra đi!".

    Chẳng ngờ một hôm, vừa vào qua cửa, anh đã nhìn thấy khuôn mặt ửng hồng vì hưng phấn của Đô Đô. Đô Đô kéo anh vào bếp. Trong bếp là cảnh một siêu thị thu nhỏ sau cơn động đất. Mọi thứ đều rối loạn, cả đến mái tóc của Đô Đô cũng dính một thứ gì đó vàng vàng như mỡ. Tất bật một lúc lâu rồi Đô Đô cũng làm xong. Anh làm ra vẻ không do dự xúc món xúc xích Viên sốt cà chua thêm mười mấy thứ gia vị khác nữa. Ăn xong, anh nói: "Từ nay không cần phải nhiêu khê đến thế. Người giỏi làm cơm thì cho dù chỉ có canh nước trong cải biếc, ăn vào đã thấy sướng!".

    Dứt lời, anh lập tức nhận ra mình đã nói một câu không nên nói.

  6. #176
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bát canh nước trong rau biếc
    phần 2:

    Khi tiếng chuông cửa vang lên, trong một giây, chị tưởng anh trở về, nhưng chị hiểu ngay là không phải. Chị mở cửa, một cô gái trẻ đứng ngay trước mặt chị, da trắng nõn nà. Chị thầm hỏi bằng ánh mắt, cô bé nói: "Em là Đô Đô, bạn của chồng chị!".

    Chị hiểu ra ngay. Đô Đô muốn tìm một tình cảm nào đó biểu hiện trên nét mặt chị nhưng không hề có. Cô ấy đi vào đề:

    - Hôm nay em đến đây, một là muốn thấy chị là người như thế nào, hai là muốn được chị cho ăn cơm chị nấu. Anh thường khen chị nấu món đơn giản nhất cũng thành được món ngon nhất nên em tò mò.

    Chị dường như cảm thấy khó nghĩ, lát sau mới nói:

    - Thế thì cô ăn tạm bữa cơm xoàng vậy.

    Chị dọn ra một bát cơm, hai đĩa thức ăn nhỏ và một cái âu sành. Đô Đô mở âu sành, múc một bát canh, húp một ngụm rồi chẳng cần suy nghĩ đã reo "Oa!". Cô ngờ vực nhìn chị:

    - Đây chính là món canh nước trong rau biếc hay sao?

    - Anh ấy gọi như thế! - Chị đáp.

    - Chị có thể cho em biết canh này nấu như thế nào không?

    Chị dường như khẽ trút một tiếng thở dài, sau đó mới nói:

    - Phải chuẩn bị nhiều thứ đấy. Sườn ngon, giăm bông Kim Hoa, gà cỏ Tô Bắc, tôm tươi Thái Hồ, măng núi Mạc Can, sò tươi, nấm hương, đến mùa cua thì mua cua hồ Dương Trừng, chặt làm đôi, cho tất cả vào âu đun nhỏ lửa chừng ba bốn giờ. Nước một lần phải đổ cho đủ, không cho muối, bột nêm. Hầm xong, vớt tất cả bã ra, cả những vụn bã nhỏ cho nước thật trong. Lúc gần ăn mới thả đậu phụ, rau cải, những thứ này có thể hút hết váng mỡ.

    Đô Đô hít vào một hơi dài. Đây chính là món canh được gọi là "nước trong rau biếc" sao? Lòng dạ người phụ nữ này mới sâu lắng làm sao! Còn người đàn ông kia nói mà chẳng hiểu gì hết. Hàng ngày được hưởng thụ món ngon như thế mà anh lại cho rằng đó là món đơn giản nhất, dễ làm nhất? Chính trong giây phút đó, Đô Đô sâu sắc hiểu ra người phụ nữ ấy. Cô cũng hiểu ra trên thế giới này, giữa tình yêu này và tình yêu kia khác xa nhau biết mấy!

    Chị nhìn Đô Đô, cười khoan dung rồi hỏi:

    - Cô có thể vì anh ấy mà nấu như vậy không?

    Đô Đô nghẹo đầu, nghiêm túc suy nghĩ rồi đáp:

    - Em có thể làm như vậy, nhưng không cần nữa rồi.

    Một tháng sau. Chiều muộn, như thường lệ chị ở trong bếp. Chuông cửa bỗng reo vang, chị mở cửa, bất ngờ lại là anh. Chị ngẩn ra, buột miệng hỏi:

    - Sao thế? Quên không mang chìa khoá à?

    Anh cảm thấy như trút được gánh nặng, xác định mình có thể rửa tay ngồi vào bàn ăn được rồi. Chị bưng lên một khay to. Chứ không mang thành nhiều lần như trước. Trên khay có hai bát cơm, hai đĩa nhỏ thức ăn và một cái âu sành. Đó là thứ anh nhớ nhung nhất. Không chờ được, anh mở nắp âu, múc ra lưng bát canh. Vẫn có xanh, đỏ, trắng, vẫn là màu nước trong vắt, không có váng mỡ. Anh hấp tấp hút một ngụm, chỉ một ngụm ấy là đã biến sắc mặt.

    - Canh gì thế này? - Anh không dám nhổ ra.

    Chị nếm một ngụm rồi nói:

    - Nước trong rau biếc thì chỉ có thế này thôi.

    Anh đặt thìa xuống xét nét nhìn chị. Chị không nhìn anh, thản nhiên ăn cơm. Anh không ăn, châm một điếu thuốc. Chị không hề nhìn anh lấy một cái. Ăn xong miếng cuối cùng, chị thu hết bát đĩa vào khay, sau đó mới nhìn thẳng vào anh nói:

    - Nhà ta sau này có thể phải thuê một người giúp việc theo giờ. Em tìm được việc rồi mà việc nhà lại nhiều như vậy.

    - Em đi làm? Làm gì? - Anh kinh ngạc hỏi.

    - Anh quên rồi à? Em vốn là một cô giáo.

    Ngụm canh khó nuốt vừa nãy dường như cuộn lên trong ruột, anh buột miệng hỏi:

    - Việc lớn như thế sao không bàn với tôi? Em bây giờ sao thế? - Vừa hỏi xong, anh đã thấy hối. Người đuối lý là anh.

    Nhưng chị không nói gì thêm, chỉ nhìn anh một cái. Cái nhìn ấy khiến anh bắt đầu nhận ra mình thật ngu xuẩn.

  7. #177
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Mẹ tôi
    Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

    Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.

    Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.

    Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore .

    Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore . Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

    Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!”. Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?

    Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.

    Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:

    “Con yêu quý,

    Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

    Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
    Mẹ yêu con lắm,
    Mẹ...".

  8. #178
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Câu hỏi
    Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang, không nhà cửa.
    Cuối buổi học.
    - Cô ơi! Dạy hát cho tụi con đi cô.
    - Hát đi cô.
    Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi , cô dạy cho tụi trẻ bài Đi học về .
    - Hát theo cô nè, "Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen..."
    Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
    - Tao không có ba mẹ thì chào ai?
    - ….!
    Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.

  9. #179
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Vô Tâm
    Ngày còn nhỏ, tôi thường được dì - dượng kể về chuyện tình của họ.
    Một tình yêu thật dẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn mà lúc ấy cả hai người đều thích...
    Hôm vào nhà sách, thấy tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn, tôi mua ngay gởi tặng dì - dượng.
    Người bạn gái đi cùng bỗng hỏi: "Ba mẹ anh thích gì? Sao anh không mua tặng họ?".

    Tôi chợt giật mình. Tôi có vô tâm lắm không khi mà tôi cũng chẳng biết được ba mẹ tôi thích điều gì nhất!

  10. #180
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Bài viết
    253
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Ngày cưới của cha.

    Anh hai làm ở thành phố, tổ chức đám cưới luôn trên ấy. Ba vượt hơn 200 cây số đường quàn quả các thứ lo đám cưới cho anh.
    Anh kế, rồi đến tôi đám cưới ba lo lắng đến từng chi tiết, cả đến cách lạy, cách đi đứng như thế nào cho phải đạo...
    Mẹ mất sớm, ba sống cô đơn hàng chục năm.
    Khi các con đã yên bề cả, ba đi thêm bước nữa, ngày cưới của ba, cả ba anh em tôi đều viện cớ vắng mặt...

Các Chủ đề tương tự

  1. Truyền thuyết lông đuôi voi!
    Bởi bmt_ds trong diễn đàn Tâm tình - Ăn uống - Vui chơi
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 13-09-2012, 12:37 PM
  2. ReFlex tự truyện :D
    Bởi Lead trong diễn đàn CLB Mô hình Hải Dương
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 16-09-2010, 04:26 PM
  3. Lịch phát sóng phóng sự về CLB FDC trên truyền hình HD
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 05-06-2010, 04:53 PM
  4. Chương trình So You Thing You Can Dance trên truyền hình Mỹ
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 09:41 PM
  5. Phóng sự truyền hình về CLB FDC
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Phòng truyền thống
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-10-2009, 08:41 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •