Khiêu vũ và âm nhạc................................

Khiêu vũ là nhảy trên nền nhạc cho nên có thể nói "âm nhạc là cái nền của khiêu vũ". Không có nhạc thì không có khiêu vũ, không hiểu nhạc, không cảm nhạc thì không thể khiêu vũ.

Tuy nhiên có một thực tế ở nước ta là hầu hết các vũ sư nói cho chúng ta biết về các vũ hình, các kỹ thuật, các kiểu dáng trong khiêu vũ nhưng ít có vũ sư nào nào nói về âm nhạc trong khiêu vũ, nói về cách nghe nhạc, cảm nhạc thế nào để nhảy sao cho đúng nhạc.

Đến học khiêu vũ ở một trung tâm thì hình như người ta đã giả định là bạn đã hiểu nhạc và biết nghe nhạc rồi. Hầu hết trung tâm chỉ dạy cho các bạn "bước theo đếm" chứ ít khi nào dạy bạn "bước theo nhạc". Vũ sư không đếm, bạn không nghe được nhạc thì chỉ còn cách là nhảy theo các học viên xung quanh!

Nhưng hình như việc này cũng chẳng hề gì! Tôi đã thấy nhiều đôi nhảy say sưa bên nhau trên sàn nhảy bất chấp tiếng nhạc và những người xung quanh. Tôi thật sự ghen tị với sự tự nhiên và hạnh phúc của họ. Họ đang nhảy cho chính họ. Nhưng tôi biết chắc một điều là nếu có thêm sự đồng hành của âm nhạc thì chắc chắn niềm hạnh phúc của họ sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Vâng, nhưng nếu muốn có thêm sự đồng hành của âm nhạc thì bạn phải hiểu âm nhạc là thế nào. Âm nhạc không thể đồng hành theo bạn như người đệm đàn phải đàn theo bạn hát, cho dù bạn hát sai nhịp. Hoặc là bạn nhảy tự do bất chấp nhạc, cũng như đôi nhảy rất tự nhiên và hạnh phúc kia trên sàn, hoặc là bạn phải nhảy theo nhạc. Tùy bạn quyết định, nếu bạn chẳng cần gì đến nhạc thì cũng không phải là điều tồi, còn nếu bạn thích phải nhảy theo nhạc thì nên xem tiếp những điều phịền phức dưới đây.

Có lẽ gạn lọc và giản đơn cách mấy đi nữa thì cũng không thể không nói đến 4 điều của âm nhạc cho người khiêu vũ không cần phải biết nhiều về nhạc. Bốn điều này là phách, nhịp (khuôn nhạc), trọng âm và dịch phách. Tiếng Anh gọi là beat, measure, accent và syncope. Có 4 điều này thì ta mới có cơ sở để có thể nói "làm thế nào để nhảy theo nhạc". Hai điều đầu là cơ bản cho người mới học, hai điều sau là cho những người muốn hiểu sâu hơn.

1. Phách nhạc

Phách nhạc là một đơn vị dùng để đo thời gian trong bài nhạc. Chỉ trong bài nhạc này thôi, không phải đo tất cả các bài nhạc. Phức tạp không?. Phách không "chuẩn" như giây. Nói "một giây" thì ở Tây hay ở Tàu cũng dài như nhau. Còn nói "một phách" thì ở bài nhạc này có khi lại dài ngắn khác nhau với "một phách" thì ở bài nhạc khác.

Trong một bài nhạc thì phách là đơn vị đo xuyên suốt. Thí dụ có một bài hát "Thằng Bờm" bắt đầu với câu hát: "Thằng bờm có cái quạt mo", nếu hát một chữ người ta đánh nhịp một chữ và hát hết câu "Thằng bờm có cái quạt mo" đều nhau, thì ta đánh nhịp tổng cộng được 6 cái đều nhau. Có thể hiểu nôm na là lúc ta đánh nhịp thì gọi là đánh phách (hay gọi tắt là phách), còn thời gian từ cú đánh này đến cú đánh kế sau gọi là độ dài phách.

Đánh phách lúc đầu nhanh chậm thế nào thì tất cả các câu hát về sau như "Phú ông xin đổi ba bò chín trâu" cũng đều phải hát đúng theo cách đánh phách đó. Đánh phách nhanh thì hát nhanh, đánh phách chậm thì hát chậm.

2. Khuôn nhạc (hay gọi là nhịp)

Thường thì để làm một cái gì đó khá dài, người ta làm từng đoạn ngắn rồi ghép chúng lại với nhau. Xây một cây cầu, người ta thường xây từng nhịp một cho đến khi xong cả cây cầu. Nhạc cũng vậy, một bài nhạc dài vài phút cũng được người ta sáng tác từng khúc một cho đến khi hết bài, bài ngắn thì có ít khúc, dài thì có nhiều khúc. Mỗi khúc nhạc có độ dài bằng nhau này ta gọi là khuôn nhạc hay nhịp nhạc.

Trong mỗi nhịp cầu, người ta xây số đà ngang bằng nhau để bước đi. Có thể xem mỗi đà ngang này là một phách trong nhịp nhạc. Trong một nhịp nhạc (khuôn nhạc) sẽ có một số phách bằng nhau giống như mỗi nhịp cầu có số đà ngang bằng nhau.

Chiều dài của cây cầu có thể tính bằng bao nhiêu nhịp, hay bao nhiêu đà ngang thì một bài nhạc dài ngắn tính bằng bao nhiêu nhịp, hoặc bao nhiêu phách.

Tùy theo mỗi cây cầu mà mỗi nhịp sẽ có số đà ngang khác nhau. Cũng như vậy số phách trong mỗi nhịp nhạc có thể khác nhau.
[*]Nếu có 2 phách trong một nhịp thì ta gọi bài nhạc có nhịp 2/4[*]Nếu có 3 phách trong một nhịp thì ta gọi bài nhạc có nhịp 3/4[*]Nếu có 4 phách trong một nhịp thì ta gọi bài nhạc có nhịp 4/4



Như vậy trong một bài nhạc có nhịp 2/4, thì mỗi nhịp có 2 phách, lần lượt là 1-2.
Trong một bài nhạc có nhịp 3/4, thì mỗi nhịp có 3 phách, lần lượt là 1-2-3.
Trong một bài nhạc có nhịp 4/4, thì mỗi nhịp có 4 phách, lần lượt là 1-2-3-4.
Những chữ tương ướng của 4 phách này ta hát đều nhau và hát lớn như nhau.

3. Trọng âm (âm nhấn, âm mạnh)
Con người ta lại không thể để cho mọi thứ đều nhau mà không có phân biệt. Bạn thử nằm im trong đêm vắng, lắng khi tiếng đồng hồ chạy trên tường, sẽ nghe rõ ràng từng tiếng "tik" "tak" "tik" "tak" .... vang liên tục trong đêm.

Thực ra không có "tik" và "tak" mà chỉ có một âm thanh duy nhất đều đặn phát ra từ chiếc đồng hồ. Nhưng đầu óc con người lại có thói quen "tạo sự phân biệt khi nghe" cho nên thay vì nghe "tik" "tik" "tik" "tik" như nhau thì ta lại nghe "tick" "tak" "tik" "tak" phân biệt rõ ràng. Không tin bạn cứ cố nghĩ là "tik" "tik" đi, nhưng cuối cùng thì bạn cũng sẽ nghe nó là "tik" "tak"!. Còn nữa, ngay trong tiếng "tik" "tak" này ta còn nghe tiếng "tik" mạnh hơn tiếng "tak". Lý do là ta còn có thói quen cho "tiếng trước mạnh hơn tiếng sau". Cuối cùng thì những âm thanh đều đặn của chiếc đồng hồ được ta nghe "tik" "tak" "tik" "tak". Ta đã "accent" (tạo trọng âm) cho chuổi âm thanh đều đặn từ chiếc đồng hồ.

Do xu hướng ""tạo sự phân biệt khi nghe" nên người ta cũng tạo trọng âm cho các phách trong một nhịp nhạc chứ không để nó đều đặn và giống nhau.
[*]Nếu nhịp 2/4 có 2 phách thì phách đầu mạnh, rồi đến phách yếu kế sau: Một - Hai.[*]Nếu nhịp 3/4 có 3 phách thì phách đầu mạnh, rồi đến 2 phách sau yếu: Một - Hai - Ba.[*]Nếu nhịp 4/4 có 4 phách thì phách đầu mạnh, rồi đến phách yếu kế sau: Một - Hai - Ba - Bốn.



Như vậy mỗi phách trong nhịp đều đã có accent (có trọng âm) theo quy luật thông thường như trên.
Phách có trọng âm như Một, Ba thì gọi là phách mạnh, phách không có trọng âm như Hai, Bốn thì gọi là phách yếu

4. Dịch phách

Ở đời không phải ai cũng biết về cái cách mạnh nhẹ như trên. Giả sử bạn đang đi du lịch sang Mỹ vào khu ổ chuột Harlem, sinh hoạt cộng đồng ngoài trời với bọn Mỹ đen. Bạn hát còn tụi nó vỗ tay. Thay vì vỗ cái mạnh cái nhẹ Một - Hai - Một - Hai như thông thường, bọn này lại vỗ tay mạnh nhẹ theo kiểu Một - Hai - Một - Hai. Lúc đúng ra phải vỗ tay mạnh thì tụi nó vỗ yếu xìu hay không vỗ, còn lúc chỉ cần vỗ tay nhẹ thôi thì bọn chúng lại vỗ ầm ầm.

Hậu quả là bài hát của bạn nghe như bị khác đi do bọn chúng đã vỗ tay lệch trọng âm từ Một sang Hai. Động tác này của tụi Mỹ đen gọi là xê dịch trọng âm của phách hay gọi rút gọn là "dịch phách". (Sở dĩ tôi lấy thí dụ có tụi Mỹ đen vì chính Mỹ đen là người tạo ra dịch phách và là bậc thầy trong việc dịch phách)

Tới đây thì có lẻ các bạn đã hình dung ra được 4 cái quan trọng trong âm nhạc cho người khiêu vũ là "phách, nhịp, trọng âm và dịch phách" là gì. Bạn không cần phải biết gì về âm nhạc để hiểu vì tôi chưa từng dùng một thuật ngữ chuyên môn nào âm nhạc như "nốt đen, nốt tròn, nốt trắng" cho các lời giải thích ở trên. Nếu muốn biết thêm về "phách, nhịp, trọng âm và dịch phách" thì tham khảo thêm các tài liệu âm nhạc ebook có trong phần âm nhạc của forum này.

Khiêu vũ với nhạc thì cũng giống như bạn đi qua một cây cầu, cứ theo các đà bắt ngang mà bước nghĩa là cứ theo phách đánh mà nhảy. Bước trật đà bị té xuống sông còn nhảy sai phách bị xem là nhảy sai nhạc. Khi bạn đã hiễu trọng âm thì bạn cũng có thể tìm ra phách nào là phách 1 vì đó là phách nghe mạnh nhất, từ đó suy ra các phách tiếp theo là 2,3,4 v.v...Đếm được 1,2,3,4 theo nhạc rồi thì bạn có thể theo đó mà nhảy, không sợ bị sai nhạc.

Thế còn biết dịch phách là để làm gì? Vâng ta sẽ nói sau về dịch phách vì nó không phải là điều cơ bản cần nói lúc này. Nó sẽ được đề cập ở phần nâng cao.

Đã xong 4 thứ quan trọng cần nói là "phách - nhịp - trọng âm - dịch phách", ta trở lại với chủ đề bài viết: Làm thế nào để nhảy nhảy đúng nhạc?

Để dễ hiểu, ta có thể nói nôm na nhảy đúng theo nhạc là:
[*]Bước sao cho đúng phách nhạc (step on the beat): đối với người mới bắt đầu học khiêu vũ, đây là điều quan trọng bậc nhất. Bước sao cho đúng phách nhạc bao gồm:[*]bước đúng thời gian: nghe phách thì bước đúng lúc phách đánh.[*]bước đúng phách: đếm 1 thì phải bước ở phách 1, đếm 2 thì phải bước ở phách 2


Bước đúng lúc phách đánh không có nghĩa là ta phải tiên lượng trước thời gian phách đánh để cho bước và phách hoàn toàn trùng nhau. Cứ phản xạ tự nhiên, nghe phách đánh thì bước, đương nhiên là phải sau một chút.[*]Nhảy sao cho đúng với nhạc (dance on the music): cho trình độ chuyên sâu hơn. Âm nhạc thường được phân đoạn (music phrase), mỗi phân đoạn thường có tiết tấu và âm sắc khác nhau. Các dancer phải biết nhảy thế nào cho hợp với "tự tình" của phân đoạn đó. Đây là khả năng cảm thụ âm nhạc và thể hiện nó trong khiêu vũ của dancer. Trong Latin, nhạc thường có nhiều phân đoạn là Pasodble, kế đến là Samba. Trong Standard thì hầu hết các nhạc đều phân đoạn. Nhảy sao cho đúng với nhạc là nhảy sao cho hợp với "lời tự tình" của âm nhạc. Xem thêm Phrasing trong Khiêu vũ


Đối với các nền nhạc có lời thì cách phân biệt ra các phách khá dễ dàng. Hầu hết [highlight=#ffff80]phách 1 là nằm ở âm cuối câu[/highlight] (khi không có dịch phách). Thử tập tìm các phách trong bài "Ngăn cách của Y vân, nhịp 3/4 sau đây

Nhạc:
[tab=230][mp3zing]ZWZABZ6A[/mp3zing]

Lời:
[tab=230]Yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên tình dài, gắn bó đôi lời.
[tab=230]Ta quen nhau một ngày, thương nhau trọn đời, giữ cho lâu dàị
[tab=230]Khi chia tay lần đầu, duyên chưa đậm mầu cũng đã say nhiềụ
[tab=230]Một thời gian quen biết, tình ta tha thiết muôn phần

[tab=230]Nhưng không ai nào ngờ, duyên đang mặn bỗng đã chia lìa
[tab=230]Ðêm chia ly lạnh lùng, đưa tay một lần, đến mai không còn.
[tab=230]Ðêm nay không còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài
[tab=230]Lời từ ly êm ái, để đâu không nói đêm naỵ..


Các chữ tô đậm là chữ cuối câu, là phách mạnh 1, từ đó bạn có thể đánh phách để thấy các phách 1 khác như các chữ có màu nâu.

Khi đã tìm ra các phách 1 rồi thì bạn cũng dễ dàng tìm ra giữa 2 phách 1 có bao nhiêu phách để từ đó biết được nhịp của bài nhạc. Là 2/4 nếu phách mạnh phách nhẹ kế tiếp nhau, 3/4 nếu 1 phách mạnh rồi tiếp theo là 2 phách nhẹ, là 4/4 nếu phách mạnh, phách nhẹ, phách hơi mạnh, phách nhẹ cứ thế kế tiếp nhau. Bạn tìm ra phách 1 rồi đếm thử, nếu đếm được khớp nhạc là coi như ổn rồi.

Lưu ý là không phải nhạc nào cũng nhảy được, tỉ lệ nhạc nhảy được/nhạc không nhảy được có rất thấp. Tốt nhất là nên chọn các bài nhạc có trong danh sách "nhạc khiêu vũ".

Đối với những nền nhạc không lời, tìm ra phách 1 có khó hơn. Lúc này không phải dựa vào lời mà phải dựa vào bộ gõ chủ, thông thường là tiếng trống hoặc bass. Do vậy bạn nên giảm "treb" và tăng "bass" tối đa để dễ nghe.

Phách 1 sẽ nằm ở nơi trống/bass đánh mạnh nhất. Nếu có violon hay nhạc cụ gì đó tạo melody thì để ý thêm âm cuối của melody, giống như tìm phách 1 trong nhạc có lời.

[tab=230][mp3zing]WZACBUA[/mp3zing]

Dần dần cảm thụ âm nhạc của bạn ngày càng tăng, sẽ đến lúc dường như cứ nhạc trổi lên là bạn biết đây là nhạc điệu gì, đâu là phách 1 mà không cần phải lắng nghe để phân biệt nữa.

Xem thêm bài viết:
NHẢY ĐÚNG NHẠC của Steven Hillier
NHẠC CẢM VÀ BẠN NHẢY NHỮNG LỜI KHUYÊN THIẾT THỰC CỦA DONNIE BURNS

Giờ đã xong phần cơ bản ta đến phần dịch phách.

Như đã nói ở trên, khi ta xê dịch trọng âm trong một nhịp đi thì gọi là dịch phách (syncope). Cũng có sách gọi là đảo phách vì người thấy rằng âm mạnh thì thành nhẹ còn nhẹ lại thành mạnh, nhưng tôi cho rằng gọi đảo phách là không đúng vì cái người ta muốn chính là xê dịch trọng âm sang phách khác chứ "mạnh đảo thành nhẹ, nhẹ đảo thành mạnh" chỉ là cái kết quả tình cờ có được. Dịch phách có rất nhiều dạng chứ không phải chỉ đảo mạnh thành nhẹ (đọc trang 16 quyển dịch Cẩm nang âm nhạc cho người bình dân). Phải hiểu nôm na syncope là nhấn lệch phách.

Trong âm nhạc mục đích của dịch phách là để làm cho đoạn nhạc có nét khập khiễng, ngập ngừng, làm bớt đi sự đơn điệu. Kỹ thuật dịch phách chỉ có đôi chỗ trong một bài nhạc, do vậy cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc tìm kiếm các trọng âm để làm phách 1 đối với ngườ đang tập nghe.

Trong khiêu vũ, khi đến đoạn nhạc có syncope thì phải nhảy như thế nào?

Vì chúng ta khiêu vũ là khiêu vũ trên nền nhạc, cho nên khi nhạc có "syncope" thì nếu ta cũng "nhảy syncope" thì sẽ thấy phù hợp hơn. Tuy nhiên điều này không nhất thiết phải có, chúng ta có thể nhảy bình thường mà không cần phải "nhảy syncope", hoặc là chỉ thêm vào khúc "syncope" một chuyển động nào đó cũng xem như đủ rồi.

Ngược lại, khi nhạc không có "syncope" ta cũng có tạo một "syncope" trong điệu nhảy của mình, mục đích làm cho các chuyển động bớt đều đều nhàm chán, các bước di chuyển trông khỏe mạnh hơn.

Thế nào là "nhảy có syncope"

Nhảy có syncope là nhảy các bước lệch với phách, hoặc không bước gì trong các phách đúng ra phải bước. Nhảy có syncope thường là sự biến đổi trên một cách nhảy bình thường.

Tôi lấy một thí dụ dùng vũ hình Basic của Rumba để tạo một syncope cho vũ hình này với mục đích phá bỏ cái cách đều đặn nhàm chán của nó.

Thông thường:[*]Phách 1: nam tiến chân trái lên trước[*]Phách 2: chuyển trọng tâm về chân phải[*]Phách 3: chân trái bước lui ngang


Syncope: trong syncope này ở phách 2, thay vì chuyển trọng tâm lui người ra sau thì nam lại đứng yên ở trước[*]Phách 1: nam tiến chân trái lên trước[*]Phách 2: hip action
[tab=37]&: chuyển trọng tâm về chân phải[*]Phách 3: chân trái bước lui ngang



Không chỉ có nam mới có thể tạo syncope trong khiêu vũ, chính người nữ cũng có thể chủ động tạo ra syncope mà không cần người nam. Điều này rất cần thiết trong các vũ điệu Rumba khi người nữ muốn trốn tránh hay cưỡng lại sự lôi kéo của người nam.

Tôi lấy một thí dụ dùng vũ hình Basic của Rumba người nữ dùng syncope để diễn tả cách cưỡng lại sự lôi kéo của người nam như thế nào.

Thông thường:
[*]Phách 1: nữ lui chân phải ra sau[*]Phách 2: chuyển trọng tâm về chân trái[*]Phách 3: chân phải bước lên trước


Syncope: trong syncope này ở phách 2 thay vì chuyển trọng tâm đưa người tới thì nữ lại đứng yên
[*]Phách 1: nữ lui chân phải ra sau[*]Phách 2: vẫn giữ chuyển trọng tâm ở chân phải phía sau, thực hiện chuyển động hông.
[tab=35] a: chuyển trọng tâm về chân phải[*]Phách 3: chân phải bước lên trước


Syncope này làm rõ sự cưỡng lại của người nữ nhưng cuối cùng vẫn bị người nam kéo đi.

Lưu ý: có rất nhiều người lầm lẫn giữa việc dịch phách (syncope) với việc chẻ phách (beat splitting). Kỹ thuật chẻ một phách ra làm 2 phần để xen thêm bước (thí dụ để đổi chân) cũng thường có trong khiêu vũ nhưng đây không phải là syncope.


Tác giả bài viết: Docco. Nguồn: minhha.vn