Kết quả 1 đến 6 của 6

Chủ đề: Âm nhạc trong khiêu vũ thể thao.

  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2011
    Đang ở
    Hai duong
    Bài viết
    116
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Âm nhạc trong khiêu vũ thể thao.

    Steven Hiller và Jenny Buchanan đã thỉnh giảng khiêu vũ tại Sunny Low Dance Studio. Tham dự gồm ba mươi người hâm mộ và một số vận động viên khiêu vũ thể thao. Steven Hiller lưu ý vài lỗi rất thường thấy vận động viên khiêu vũ thể thao và ông ta thất vọng khi nhìn thấy ở thậm chí những đôi đỉnh cao trong giới nghiệp dự đã nhảy chệch với âm nhạc. Đặc biệt đối với điệu Foxtrot Chậm. Steven Hiller và Jenny Buchanan đã thỉnh giảng khiêu vũ tại Sunny Low Dance Studio. Tham dự gồm ba mươi người hâm mộ và một số vận động viên khiêu vũ thể thao. Steven Hiller lưu ý vài lỗi rất thường thấy vận động viên khiêu vũ thể thao và ông ta thất vọng khi nhìn thấy ở thậm chí những đôi đỉnh cao trong giới nghiệp dự đã nhảy chệch với âm nhạc. Đặc biệt đối với điệu Foxtrot Chậm. Lặp đi lặp lại, Steven Hiller nhấn mạnh về sự quan trọng của tư thế phải đúng, vào đôi chuẩn, cân bằng đúng và Bàn chân tiếp sàn (footwork) đúng Nếu tư thế không đúng, vào đôi sai, không cân bằng, và Bàn chân tiếp sàn sai, thì gần như không thể đạt được nhảy chính xác với âm nhạc . " Nó sẽ là một tai hoạ " ông ta nhấn mạnh.


    Đầu gối phải luôn luôn được thư giãn với sự mềm dẻo. Một đầu gối khoá cứng là Một tai hoạ. Kết nối giữa hai người trong cặp phải luôn luôn được trì. Nhiều đôi , ông lưu ý, có kết nối sai lầm - người cho là ở hông, vài những người khác lại tin là ở ngực. Không có cân bằng sẽ tạo ra nhảy những quái vật trên sàn nhảy. Kết nối phải duy trì lâu dài từ những đầu gối lên trên đến ngực. Một kết nối phải linh hoạt, không cứng rắn như tạo ra những người máy nhảy.

    Jennifer Buchanan lưu ý rằng nhiều quý bà cố bằng mọi cách, uốn cong sau lưng ra sau làm làm mất ổn định phía trên. Mất cân bằng của đôi thì không thể nào nhảy duyên dáng và đúng lúc với âm nhạc được. Quý bà phải luôn luôn tự cân bằng cho chính bản thân mình. Cố bẻ thân trên ra sau để tạo dáng là một ảo tưởng. Chính tại thường điểm những quý bà tạo tạo dáng như vậy, thì cặp nhảy trong tư thế đứng gần phải và họ phải giữ cân bằng để di chuyển cùng với bạn nhảy nam của họ. Những quý bà phải tránh nhảy như trong điệu múa bụng bằng mọi giá. Jennifer Buchanan cũng nhấn mạnh sự quan trọng của kết nối. Điều cực kỳ quan trong là các quí bà cần kết nối với bạn nam trong mọi thời gian.Bàn tay phải cần đặt đúng và được nối tới nam. Phải có áp lực nào đó ở đó. Điều này sẽ cản trở bàn tay tuột ra khỏi bàn tay của nam trong khi nhảy. Bàn tay trái quý bà phải cũng được nối với nam. Nó cũng phải có áp lực nào đó . Steven Hiller gợi ý rằng bàn tay trái của nam phải kết nối đúng mặt trước của bàn tay nữ. Điều này tạo sự vững chắc và an toàn để giữ quý bà. Bàn tay phải cũng hỗ trợ kết nối với quý bà với những ngón tay nhẹ được đặt trên xương vai trái của quý bà với áp lực nhẹ. Kết nối này được tiếp tục với phía trên cánh tay tạo hình chữ V với tay trái của nữ. Việc này tạo ra tư thế rất an toàn và tiện nghi trong kết nối và sinh ra bóng dáng cặp nhảy đúng.

    Nó sẽ là một tai hoạ khi nhảy mà hai thân thể không cân bằng. Điểm quan trọng tiếp theo là Bàn chân tiếp sàn rõ ràng và đúng , vận động viên thi đấu phải xác định rõ Bàn chân tiếp sàn . Dẫn gót tốt cũng là điều phải biết. Không bao giờ kéo lê bàn chân trên sàn. Nhấc bàn chân và đặt nó vào đúng vị trí nhẹ nhàng. Nhắc lại là thật không đẹp khi xem một cặp nhảy kéo lê chân trên sàn. Nó nhìn xấu xí và gây đau đớn tới cho mắt. Sử dụng thích hợp bàn chân và n mắt cá chân , để chuyển trọng lượng từ bàn chân này đến bàn chân kia, và sự chuyển động từ gót đến mũi bàn chân, sẽ giúp đỡ cặp nhảy đúng với âm nhạc. Nếu Bàn chân tiếp sàn của bạn sai hoặc không chính xác, bạn không thể nào nhảy đúng với âm nhạc. Điểm thứ ba cần giải thích nhảy đúng âm nhạc. Anh ta nhấn mạnh đúng với phách mạnh của âm nhạc. Trong Foxtrot Chậm sự nhấn mạnh vào phách thứ 3 khi thực hiện bước Kết thúc Lông vũ ( Feather Finish) đếm là Chậm , Nhanh, Nhanh. Trong Tănggô, sự nhấn mạnh vào phách thứ 3 khi thực hiện bước khi Bước dạo chơi đóng (in the closed promenade), đếm là Chậm Nhanh Nhanh Chậm. Hiểu phách nào là phách mạnh là rất quan trọng để nhảy đúng với âm nhạc . Mặt khác, với điệu Foxtrot, những cặp không nghe được nhạc sẽ ra khỏi phịp điệu. Phải tạo ra một sự nhấn mạnh trong đếm Nhanh đầu tiên của bước Kết thúc Lông chim để tạo cho Foxtrot sự trôi đều điển hình của nó.

    Trong Tango, Steven Hiller nhấn mạnh sự quan trọng của tư thế đặc trưng của điệu này . Nếu một vận động viên nhảy Tănggô mà không tạo ra tư thế vào đôi đúng, anh ta sẽ bị loại ra khỏi sự cạnh tranh thi đấu ngay vòng đầu tiên! Tư thế đặc trưng của điệu này được tạo ra bởi vào đôi , đứng gần, vị trí của đầu, vai, thân , hông, đầu gối và chân đúng . Không tạo ra tư thế đúng, Tănggô sẽ là không còn là điệu này. Cần giữ cân bằng, dáng thân và tư thế đúng trước khi bạn bắt đầu nhảy Tango. Một lỗi thường gặp , Steven Hiller lưu ý, là vị trí của chân trái của nam. Nếu ngón chân cái bàn chân này mà đặt bình thường là trong vị trí dạo thì không phải là Tango. Vị trí đúng là trọng lượng cần rơi vào mép trong của phần sau mũi bàn chân (ball) với hai đầu gối hơi nghiêng vào nhau và gần như đề sát vào đầu gối phải của nữ. Với hình ảnh đầu gối hơi cong vào nhau, nó tạo cho Tăngo thành dòng điển hình riêng biệt. Và nhảy Tănggô đúng với âm nhạc, thật quan trọng là hiểu được phách mạnh, và cái này sẽ tạo ra đặc điểm sắc gắt trong động tác đặc trưng của nó.

    Nói tóm lược, nhảy đúng với âm nhạc, một đôi nhảy phải trước hết giữ sự cân bằng hoàn hảo, dáng thân phải đúng và tư thế vào đôi phải đúng. Điểm cơ bản thứ hai Bàn chân tiếp sàn rõ ràng và đúng và không lê chân bàn chân trên sàn. Mỗi bước chân đặt nnhẹ nhàng được nâng lên và thận trọng đđặtvào đúng vị trí. Điểm cơ bản thứ ba, nhảy với phách mạnh đúng với đặc tính của từng điệu nhảy.
    Live, laugh, love

  2. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Mercury Xem bài viết
    Steven Hiller và Jenny Buchanan đã thỉnh giảng khiêu vũ tại Sunny Low Dance Studio. Tham dự gồm ba mươi người hâm mộ và một số vận động viên khiêu vũ thể thao. Steven Hiller lưu ý vài lỗi rất thường thấy vận động viên khiêu vũ thể thao và ông ta thất vọng khi nhìn thấy ở thậm chí những đôi đỉnh cao trong giới nghiệp dự đã nhảy chệch với âm nhạc. Đặc biệt đối với điệu Foxtrot Chậm. Steven Hiller và Jenny Buchanan đã thỉnh giảng khiêu vũ tại Sunny Low Dance Studio. Tham dự gồm ba mươi người hâm mộ và một số vận động viên khiêu vũ thể thao. Steven Hiller lưu ý vài lỗi rất thường thấy vận động viên khiêu vũ thể thao và ông ta thất vọng khi nhìn thấy ở thậm chí những đôi đỉnh cao trong giới nghiệp dự đã nhảy chệch với âm nhạc. Đặc biệt đối với điệu Foxtrot Chậm. Lặp đi lặp lại, Steven Hiller nhấn mạnh về sự quan trọng của tư thế phải đúng, vào đôi chuẩn, cân bằng đúng và Bàn chân tiếp sàn (footwork) đúng Nếu tư thế không đúng, vào đôi sai, không cân bằng, và Bàn chân tiếp sàn sai, thì gần như không thể đạt được nhảy chính xác với âm nhạc . " Nó sẽ là một tai hoạ " ông ta nhấn mạnh.


    Đầu gối phải luôn luôn được thư giãn với sự mềm dẻo. Một đầu gối khoá cứng là Một tai hoạ. Kết nối giữa hai người trong cặp phải luôn luôn được trì. Nhiều đôi , ông lưu ý, có kết nối sai lầm - người cho là ở hông, vài những người khác lại tin là ở ngực. Không có cân bằng sẽ tạo ra nhảy những quái vật trên sàn nhảy. Kết nối phải duy trì lâu dài từ những đầu gối lên trên đến ngực. Một kết nối phải linh hoạt, không cứng rắn như tạo ra những người máy nhảy.

    Jennifer Buchanan lưu ý rằng nhiều quý bà cố bằng mọi cách, uốn cong sau lưng ra sau làm làm mất ổn định phía trên. Mất cân bằng của đôi thì không thể nào nhảy duyên dáng và đúng lúc với âm nhạc được. Quý bà phải luôn luôn tự cân bằng cho chính bản thân mình. Cố bẻ thân trên ra sau để tạo dáng là một ảo tưởng. Chính tại thường điểm những quý bà tạo tạo dáng như vậy, thì cặp nhảy trong tư thế đứng gần phải và họ phải giữ cân bằng để di chuyển cùng với bạn nhảy nam của họ. Những quý bà phải tránh nhảy như trong điệu múa bụng bằng mọi giá. Jennifer Buchanan cũng nhấn mạnh sự quan trọng của kết nối. Điều cực kỳ quan trong là các quí bà cần kết nối với bạn nam trong mọi thời gian.Bàn tay phải cần đặt đúng và được nối tới nam. Phải có áp lực nào đó ở đó. Điều này sẽ cản trở bàn tay tuột ra khỏi bàn tay của nam trong khi nhảy. Bàn tay trái quý bà phải cũng được nối với nam. Nó cũng phải có áp lực nào đó . Steven Hiller gợi ý rằng bàn tay trái của nam phải kết nối đúng mặt trước của bàn tay nữ. Điều này tạo sự vững chắc và an toàn để giữ quý bà. Bàn tay phải cũng hỗ trợ kết nối với quý bà với những ngón tay nhẹ được đặt trên xương vai trái của quý bà với áp lực nhẹ. Kết nối này được tiếp tục với phía trên cánh tay tạo hình chữ V với tay trái của nữ. Việc này tạo ra tư thế rất an toàn và tiện nghi trong kết nối và sinh ra bóng dáng cặp nhảy đúng.

    Nó sẽ là một tai hoạ khi nhảy mà hai thân thể không cân bằng. Điểm quan trọng tiếp theo là Bàn chân tiếp sàn rõ ràng và đúng , vận động viên thi đấu phải xác định rõ Bàn chân tiếp sàn . Dẫn gót tốt cũng là điều phải biết. Không bao giờ kéo lê bàn chân trên sàn. Nhấc bàn chân và đặt nó vào đúng vị trí nhẹ nhàng. Nhắc lại là thật không đẹp khi xem một cặp nhảy kéo lê chân trên sàn. Nó nhìn xấu xí và gây đau đớn tới cho mắt. Sử dụng thích hợp bàn chân và n mắt cá chân , để chuyển trọng lượng từ bàn chân này đến bàn chân kia, và sự chuyển động từ gót đến mũi bàn chân, sẽ giúp đỡ cặp nhảy đúng với âm nhạc. Nếu Bàn chân tiếp sàn của bạn sai hoặc không chính xác, bạn không thể nào nhảy đúng với âm nhạc. Điểm thứ ba cần giải thích nhảy đúng âm nhạc. Anh ta nhấn mạnh đúng với phách mạnh của âm nhạc. Trong Foxtrot Chậm sự nhấn mạnh vào phách thứ 3s khi thực hiện bước Kết thúc Lông vũ ( Feather Finish) đếm là Chậm , Nhanh, Nhanh. Trong Tănggô, sự nhấn mạnh vào phách thứ 3 khi thực hiện bước khi Bước dạo chơi đóng (in the closed promenade), đếm là Chậm Nhanh Nhanh Chậm. Hiểu phách nào là phách mạnh là rất quan trọng để nhảy đúng với âm nhạc . Mặt khác, với điệu Foxtrot, những cặp không nghe được nhạc sẽ ra khỏi phịp điệu. Phải tạo ra một sự nhấn mạnh trong đếm Nhanh đầu tiên của bước Kết thúc Lông chim để tạo cho Foxtrot sự trôi đều điển hình của nó.

    Trong Tango, Steven Hiller nhấn mạnh sự quan trọng của tư thế đặc trưng của điệu này . Nếu một vận động viên nhảy Tănggô mà không tạo ra tư thế vào đôi đúng, anh ta sẽ bị loại ra khỏi sự cạnh tranh thi đấu ngay vòng đầu tiên! Tư thế đặc trưng của điệu này được tạo ra bởi vào đôi , đứng gần, vị trí của đầu, vai, thân , hông, đầu gối và chân đúng . Không tạo ra tư thế đúng, Tănggô sẽ là không còn là điệu này. Cần giữ cân bằng, dáng thân và tư thế đúng trước khi bạn bắt đầu nhảy Tango. Một lỗi thường gặp , Steven Hiller lưu ý, là vị trí của chân trái của nam. Nếu ngón chân cái bàn chân này mà đặt bình thường là trong vị trí dạo thì không phải là Tango. Vị trí đúng là trọng lượng cần rơi vào mép trong của phần sau mũi bàn chân (ball) với hai đầu gối hơi nghiêng vào nhau và gần như đề sát vào đầu gối phải của nữ. Với hình ảnh đầu gối hơi cong vào nhau, nó tạo cho Tăngo thành dòng điển hình riêng biệt. Và nhảy Tănggô đúng với âm nhạc, thật quan trọng là hiểu được phách mạnh, và cái này sẽ tạo ra đặc điểm sắc gắt trong động tác đặc trưng của nó.

    Nói tóm lược, nhảy đúng với âm nhạc, một đôi nhảy phải trước hết giữ sự cân bằng hoàn hảo, dáng thân phải đúng và tư thế vào đôi phải đúng. Điểm cơ bản thứ hai Bàn chân tiếp sàn rõ ràng và đúng và không lê chân bàn chân trên sàn. Mỗi bước chân đặt nnhẹ nhàng được nâng lên và thận trọng đđặtvào đúng vị trí. Điểm cơ bản thứ ba, nhảy với phách mạnh đúng với đặc tính của từng điệu nhảy.
    Bài rất hay. Những điều khng bôi đậm cũng là những điều mà khng rút ra được sau khi nghiền ngẫm sau những buổi khiêu vũ.
    Sự nhấn mạnh vào phách 3 của Tango cho phép bước nhảy cân đối và hoàn hảo hơn (gọi là khng té nước theo mưa).
    Ngoài ra, footwork không đúng sẽ mất conect nhất là với SF, mất sự uyển chuyển của SF. Khung vai và CBM kém thì càng kinh khủng.
    Nữ bẻ vai uốn cong ra ngoài thì cũng đã tệ, nhưng nếu họ gù lưng thót bụng để tránh va chạm của "Bộ lương thực thực phẩm của chồng con - hi hi" với bạn nhảy thì còn kinh hoàng hơn (mặc dù chẳng thể nào có va chạm được nhưng nhiều madam vẫn lo sợ, đề phòng). Cái đó tạo ra một "cá voi lưng gù" - không biết có là quái vật không - và khng rất sợ khi phải dẫn: Toát mồ hôi, hai tay mỏi nhừ, nguyền rủa cái thân nam nhi của mình sao mà khổ thế.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Khiêu vũ và âm nhạc................................

    Khiêu vũ là nhảy trên nền nhạc cho nên có thể nói "âm nhạc là cái nền của khiêu vũ". Không có nhạc thì không có khiêu vũ, không hiểu nhạc, không cảm nhạc thì không thể khiêu vũ.

    Tuy nhiên có một thực tế ở nước ta là hầu hết các vũ sư nói cho chúng ta biết về các vũ hình, các kỹ thuật, các kiểu dáng trong khiêu vũ nhưng ít có vũ sư nào nào nói về âm nhạc trong khiêu vũ, nói về cách nghe nhạc, cảm nhạc thế nào để nhảy sao cho đúng nhạc.

    Đến học khiêu vũ ở một trung tâm thì hình như người ta đã giả định là bạn đã hiểu nhạc và biết nghe nhạc rồi. Hầu hết trung tâm chỉ dạy cho các bạn "bước theo đếm" chứ ít khi nào dạy bạn "bước theo nhạc". Vũ sư không đếm, bạn không nghe được nhạc thì chỉ còn cách là nhảy theo các học viên xung quanh!

    Nhưng hình như việc này cũng chẳng hề gì! Tôi đã thấy nhiều đôi nhảy say sưa bên nhau trên sàn nhảy bất chấp tiếng nhạc và những người xung quanh. Tôi thật sự ghen tị với sự tự nhiên và hạnh phúc của họ. Họ đang nhảy cho chính họ. Nhưng tôi biết chắc một điều là nếu có thêm sự đồng hành của âm nhạc thì chắc chắn niềm hạnh phúc của họ sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

    Vâng, nhưng nếu muốn có thêm sự đồng hành của âm nhạc thì bạn phải hiểu âm nhạc là thế nào. Âm nhạc không thể đồng hành theo bạn như người đệm đàn phải đàn theo bạn hát, cho dù bạn hát sai nhịp. Hoặc là bạn nhảy tự do bất chấp nhạc, cũng như đôi nhảy rất tự nhiên và hạnh phúc kia trên sàn, hoặc là bạn phải nhảy theo nhạc. Tùy bạn quyết định, nếu bạn chẳng cần gì đến nhạc thì cũng không phải là điều tồi, còn nếu bạn thích phải nhảy theo nhạc thì nên xem tiếp những điều phịền phức dưới đây.

    Có lẽ gạn lọc và giản đơn cách mấy đi nữa thì cũng không thể không nói đến 4 điều của âm nhạc cho người khiêu vũ không cần phải biết nhiều về nhạc. Bốn điều này là phách, nhịp (khuôn nhạc), trọng âm và dịch phách. Tiếng Anh gọi là beat, measure, accent và syncope. Có 4 điều này thì ta mới có cơ sở để có thể nói "làm thế nào để nhảy theo nhạc". Hai điều đầu là cơ bản cho người mới học, hai điều sau là cho những người muốn hiểu sâu hơn.

    1. Phách nhạc

    Phách nhạc là một đơn vị dùng để đo thời gian trong bài nhạc. Chỉ trong bài nhạc này thôi, không phải đo tất cả các bài nhạc. Phức tạp không?. Phách không "chuẩn" như giây. Nói "một giây" thì ở Tây hay ở Tàu cũng dài như nhau. Còn nói "một phách" thì ở bài nhạc này có khi lại dài ngắn khác nhau với "một phách" thì ở bài nhạc khác.

    Trong một bài nhạc thì phách là đơn vị đo xuyên suốt. Thí dụ có một bài hát "Thằng Bờm" bắt đầu với câu hát: "Thằng bờm có cái quạt mo", nếu hát một chữ người ta đánh nhịp một chữ và hát hết câu "Thằng bờm có cái quạt mo" đều nhau, thì ta đánh nhịp tổng cộng được 6 cái đều nhau. Có thể hiểu nôm na là lúc ta đánh nhịp thì gọi là đánh phách (hay gọi tắt là phách), còn thời gian từ cú đánh này đến cú đánh kế sau gọi là độ dài phách.

    Đánh phách lúc đầu nhanh chậm thế nào thì tất cả các câu hát về sau như "Phú ông xin đổi ba bò chín trâu" cũng đều phải hát đúng theo cách đánh phách đó. Đánh phách nhanh thì hát nhanh, đánh phách chậm thì hát chậm.

    2. Khuôn nhạc (hay gọi là nhịp)

    Thường thì để làm một cái gì đó khá dài, người ta làm từng đoạn ngắn rồi ghép chúng lại với nhau. Xây một cây cầu, người ta thường xây từng nhịp một cho đến khi xong cả cây cầu. Nhạc cũng vậy, một bài nhạc dài vài phút cũng được người ta sáng tác từng khúc một cho đến khi hết bài, bài ngắn thì có ít khúc, dài thì có nhiều khúc. Mỗi khúc nhạc có độ dài bằng nhau này ta gọi là khuôn nhạc hay nhịp nhạc.

    Trong mỗi nhịp cầu, người ta xây số đà ngang bằng nhau để bước đi. Có thể xem mỗi đà ngang này là một phách trong nhịp nhạc. Trong một nhịp nhạc (khuôn nhạc) sẽ có một số phách bằng nhau giống như mỗi nhịp cầu có số đà ngang bằng nhau.

    Chiều dài của cây cầu có thể tính bằng bao nhiêu nhịp, hay bao nhiêu đà ngang thì một bài nhạc dài ngắn tính bằng bao nhiêu nhịp, hoặc bao nhiêu phách.

    Tùy theo mỗi cây cầu mà mỗi nhịp sẽ có số đà ngang khác nhau. Cũng như vậy số phách trong mỗi nhịp nhạc có thể khác nhau.
    [*]Nếu có 2 phách trong một nhịp thì ta gọi bài nhạc có nhịp 2/4[*]Nếu có 3 phách trong một nhịp thì ta gọi bài nhạc có nhịp 3/4[*]Nếu có 4 phách trong một nhịp thì ta gọi bài nhạc có nhịp 4/4



    Như vậy trong một bài nhạc có nhịp 2/4, thì mỗi nhịp có 2 phách, lần lượt là 1-2.
    Trong một bài nhạc có nhịp 3/4, thì mỗi nhịp có 3 phách, lần lượt là 1-2-3.
    Trong một bài nhạc có nhịp 4/4, thì mỗi nhịp có 4 phách, lần lượt là 1-2-3-4.
    Những chữ tương ướng của 4 phách này ta hát đều nhau và hát lớn như nhau.

    3. Trọng âm (âm nhấn, âm mạnh)
    Con người ta lại không thể để cho mọi thứ đều nhau mà không có phân biệt. Bạn thử nằm im trong đêm vắng, lắng khi tiếng đồng hồ chạy trên tường, sẽ nghe rõ ràng từng tiếng "tik" "tak" "tik" "tak" .... vang liên tục trong đêm.

    Thực ra không có "tik" và "tak" mà chỉ có một âm thanh duy nhất đều đặn phát ra từ chiếc đồng hồ. Nhưng đầu óc con người lại có thói quen "tạo sự phân biệt khi nghe" cho nên thay vì nghe "tik" "tik" "tik" "tik" như nhau thì ta lại nghe "tick" "tak" "tik" "tak" phân biệt rõ ràng. Không tin bạn cứ cố nghĩ là "tik" "tik" đi, nhưng cuối cùng thì bạn cũng sẽ nghe nó là "tik" "tak"!. Còn nữa, ngay trong tiếng "tik" "tak" này ta còn nghe tiếng "tik" mạnh hơn tiếng "tak". Lý do là ta còn có thói quen cho "tiếng trước mạnh hơn tiếng sau". Cuối cùng thì những âm thanh đều đặn của chiếc đồng hồ được ta nghe "tik" "tak" "tik" "tak". Ta đã "accent" (tạo trọng âm) cho chuổi âm thanh đều đặn từ chiếc đồng hồ.

    Do xu hướng ""tạo sự phân biệt khi nghe" nên người ta cũng tạo trọng âm cho các phách trong một nhịp nhạc chứ không để nó đều đặn và giống nhau.
    [*]Nếu nhịp 2/4 có 2 phách thì phách đầu mạnh, rồi đến phách yếu kế sau: Một - Hai.[*]Nếu nhịp 3/4 có 3 phách thì phách đầu mạnh, rồi đến 2 phách sau yếu: Một - Hai - Ba.[*]Nếu nhịp 4/4 có 4 phách thì phách đầu mạnh, rồi đến phách yếu kế sau: Một - Hai - Ba - Bốn.



    Như vậy mỗi phách trong nhịp đều đã có accent (có trọng âm) theo quy luật thông thường như trên.
    Phách có trọng âm như Một, Ba thì gọi là phách mạnh, phách không có trọng âm như Hai, Bốn thì gọi là phách yếu

    4. Dịch phách

    Ở đời không phải ai cũng biết về cái cách mạnh nhẹ như trên. Giả sử bạn đang đi du lịch sang Mỹ vào khu ổ chuột Harlem, sinh hoạt cộng đồng ngoài trời với bọn Mỹ đen. Bạn hát còn tụi nó vỗ tay. Thay vì vỗ cái mạnh cái nhẹ Một - Hai - Một - Hai như thông thường, bọn này lại vỗ tay mạnh nhẹ theo kiểu Một - Hai - Một - Hai. Lúc đúng ra phải vỗ tay mạnh thì tụi nó vỗ yếu xìu hay không vỗ, còn lúc chỉ cần vỗ tay nhẹ thôi thì bọn chúng lại vỗ ầm ầm.

    Hậu quả là bài hát của bạn nghe như bị khác đi do bọn chúng đã vỗ tay lệch trọng âm từ Một sang Hai. Động tác này của tụi Mỹ đen gọi là xê dịch trọng âm của phách hay gọi rút gọn là "dịch phách". (Sở dĩ tôi lấy thí dụ có tụi Mỹ đen vì chính Mỹ đen là người tạo ra dịch phách và là bậc thầy trong việc dịch phách)

    Tới đây thì có lẻ các bạn đã hình dung ra được 4 cái quan trọng trong âm nhạc cho người khiêu vũ là "phách, nhịp, trọng âm và dịch phách" là gì. Bạn không cần phải biết gì về âm nhạc để hiểu vì tôi chưa từng dùng một thuật ngữ chuyên môn nào âm nhạc như "nốt đen, nốt tròn, nốt trắng" cho các lời giải thích ở trên. Nếu muốn biết thêm về "phách, nhịp, trọng âm và dịch phách" thì tham khảo thêm các tài liệu âm nhạc ebook có trong phần âm nhạc của forum này.

    Khiêu vũ với nhạc thì cũng giống như bạn đi qua một cây cầu, cứ theo các đà bắt ngang mà bước nghĩa là cứ theo phách đánh mà nhảy. Bước trật đà bị té xuống sông còn nhảy sai phách bị xem là nhảy sai nhạc. Khi bạn đã hiễu trọng âm thì bạn cũng có thể tìm ra phách nào là phách 1 vì đó là phách nghe mạnh nhất, từ đó suy ra các phách tiếp theo là 2,3,4 v.v...Đếm được 1,2,3,4 theo nhạc rồi thì bạn có thể theo đó mà nhảy, không sợ bị sai nhạc.

    Thế còn biết dịch phách là để làm gì? Vâng ta sẽ nói sau về dịch phách vì nó không phải là điều cơ bản cần nói lúc này. Nó sẽ được đề cập ở phần nâng cao.

    Đã xong 4 thứ quan trọng cần nói là "phách - nhịp - trọng âm - dịch phách", ta trở lại với chủ đề bài viết: Làm thế nào để nhảy nhảy đúng nhạc?

    Để dễ hiểu, ta có thể nói nôm na nhảy đúng theo nhạc là:
    [*]Bước sao cho đúng phách nhạc (step on the beat): đối với người mới bắt đầu học khiêu vũ, đây là điều quan trọng bậc nhất. Bước sao cho đúng phách nhạc bao gồm:[*]bước đúng thời gian: nghe phách thì bước đúng lúc phách đánh.[*]bước đúng phách: đếm 1 thì phải bước ở phách 1, đếm 2 thì phải bước ở phách 2


    Bước đúng lúc phách đánh không có nghĩa là ta phải tiên lượng trước thời gian phách đánh để cho bước và phách hoàn toàn trùng nhau. Cứ phản xạ tự nhiên, nghe phách đánh thì bước, đương nhiên là phải sau một chút.[*]Nhảy sao cho đúng với nhạc (dance on the music): cho trình độ chuyên sâu hơn. Âm nhạc thường được phân đoạn (music phrase), mỗi phân đoạn thường có tiết tấu và âm sắc khác nhau. Các dancer phải biết nhảy thế nào cho hợp với "tự tình" của phân đoạn đó. Đây là khả năng cảm thụ âm nhạc và thể hiện nó trong khiêu vũ của dancer. Trong Latin, nhạc thường có nhiều phân đoạn là Pasodble, kế đến là Samba. Trong Standard thì hầu hết các nhạc đều phân đoạn. Nhảy sao cho đúng với nhạc là nhảy sao cho hợp với "lời tự tình" của âm nhạc. Xem thêm Phrasing trong Khiêu vũ


    Đối với các nền nhạc có lời thì cách phân biệt ra các phách khá dễ dàng. Hầu hết [highlight=#ffff80]phách 1 là nằm ở âm cuối câu[/highlight] (khi không có dịch phách). Thử tập tìm các phách trong bài "Ngăn cách của Y vân, nhịp 3/4 sau đây

    Nhạc:
    [tab=230][mp3zing]ZWZABZ6A[/mp3zing]

    Lời:
    [tab=230]Yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên tình dài, gắn bó đôi lời.
    [tab=230]Ta quen nhau một ngày, thương nhau trọn đời, giữ cho lâu dàị
    [tab=230]Khi chia tay lần đầu, duyên chưa đậm mầu cũng đã say nhiềụ
    [tab=230]Một thời gian quen biết, tình ta tha thiết muôn phần

    [tab=230]Nhưng không ai nào ngờ, duyên đang mặn bỗng đã chia lìa
    [tab=230]Ðêm chia ly lạnh lùng, đưa tay một lần, đến mai không còn.
    [tab=230]Ðêm nay không còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài
    [tab=230]Lời từ ly êm ái, để đâu không nói đêm naỵ..


    Các chữ tô đậm là chữ cuối câu, là phách mạnh 1, từ đó bạn có thể đánh phách để thấy các phách 1 khác như các chữ có màu nâu.

    Khi đã tìm ra các phách 1 rồi thì bạn cũng dễ dàng tìm ra giữa 2 phách 1 có bao nhiêu phách để từ đó biết được nhịp của bài nhạc. Là 2/4 nếu phách mạnh phách nhẹ kế tiếp nhau, 3/4 nếu 1 phách mạnh rồi tiếp theo là 2 phách nhẹ, là 4/4 nếu phách mạnh, phách nhẹ, phách hơi mạnh, phách nhẹ cứ thế kế tiếp nhau. Bạn tìm ra phách 1 rồi đếm thử, nếu đếm được khớp nhạc là coi như ổn rồi.

    Lưu ý là không phải nhạc nào cũng nhảy được, tỉ lệ nhạc nhảy được/nhạc không nhảy được có rất thấp. Tốt nhất là nên chọn các bài nhạc có trong danh sách "nhạc khiêu vũ".

    Đối với những nền nhạc không lời, tìm ra phách 1 có khó hơn. Lúc này không phải dựa vào lời mà phải dựa vào bộ gõ chủ, thông thường là tiếng trống hoặc bass. Do vậy bạn nên giảm "treb" và tăng "bass" tối đa để dễ nghe.

    Phách 1 sẽ nằm ở nơi trống/bass đánh mạnh nhất. Nếu có violon hay nhạc cụ gì đó tạo melody thì để ý thêm âm cuối của melody, giống như tìm phách 1 trong nhạc có lời.

    [tab=230][mp3zing]WZACBUA[/mp3zing]

    Dần dần cảm thụ âm nhạc của bạn ngày càng tăng, sẽ đến lúc dường như cứ nhạc trổi lên là bạn biết đây là nhạc điệu gì, đâu là phách 1 mà không cần phải lắng nghe để phân biệt nữa.

    Xem thêm bài viết:
    NHẢY ĐÚNG NHẠC của Steven Hillier
    NHẠC CẢM VÀ BẠN NHẢY NHỮNG LỜI KHUYÊN THIẾT THỰC CỦA DONNIE BURNS

    Giờ đã xong phần cơ bản ta đến phần dịch phách.

    Như đã nói ở trên, khi ta xê dịch trọng âm trong một nhịp đi thì gọi là dịch phách (syncope). Cũng có sách gọi là đảo phách vì người thấy rằng âm mạnh thì thành nhẹ còn nhẹ lại thành mạnh, nhưng tôi cho rằng gọi đảo phách là không đúng vì cái người ta muốn chính là xê dịch trọng âm sang phách khác chứ "mạnh đảo thành nhẹ, nhẹ đảo thành mạnh" chỉ là cái kết quả tình cờ có được. Dịch phách có rất nhiều dạng chứ không phải chỉ đảo mạnh thành nhẹ (đọc trang 16 quyển dịch Cẩm nang âm nhạc cho người bình dân). Phải hiểu nôm na syncope là nhấn lệch phách.

    Trong âm nhạc mục đích của dịch phách là để làm cho đoạn nhạc có nét khập khiễng, ngập ngừng, làm bớt đi sự đơn điệu. Kỹ thuật dịch phách chỉ có đôi chỗ trong một bài nhạc, do vậy cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc tìm kiếm các trọng âm để làm phách 1 đối với ngườ đang tập nghe.

    Trong khiêu vũ, khi đến đoạn nhạc có syncope thì phải nhảy như thế nào?

    Vì chúng ta khiêu vũ là khiêu vũ trên nền nhạc, cho nên khi nhạc có "syncope" thì nếu ta cũng "nhảy syncope" thì sẽ thấy phù hợp hơn. Tuy nhiên điều này không nhất thiết phải có, chúng ta có thể nhảy bình thường mà không cần phải "nhảy syncope", hoặc là chỉ thêm vào khúc "syncope" một chuyển động nào đó cũng xem như đủ rồi.

    Ngược lại, khi nhạc không có "syncope" ta cũng có tạo một "syncope" trong điệu nhảy của mình, mục đích làm cho các chuyển động bớt đều đều nhàm chán, các bước di chuyển trông khỏe mạnh hơn.

    Thế nào là "nhảy có syncope"

    Nhảy có syncope là nhảy các bước lệch với phách, hoặc không bước gì trong các phách đúng ra phải bước. Nhảy có syncope thường là sự biến đổi trên một cách nhảy bình thường.

    Tôi lấy một thí dụ dùng vũ hình Basic của Rumba để tạo một syncope cho vũ hình này với mục đích phá bỏ cái cách đều đặn nhàm chán của nó.

    Thông thường:[*]Phách 1: nam tiến chân trái lên trước[*]Phách 2: chuyển trọng tâm về chân phải[*]Phách 3: chân trái bước lui ngang


    Syncope: trong syncope này ở phách 2, thay vì chuyển trọng tâm lui người ra sau thì nam lại đứng yên ở trước[*]Phách 1: nam tiến chân trái lên trước[*]Phách 2: hip action
    [tab=37]&: chuyển trọng tâm về chân phải[*]Phách 3: chân trái bước lui ngang



    Không chỉ có nam mới có thể tạo syncope trong khiêu vũ, chính người nữ cũng có thể chủ động tạo ra syncope mà không cần người nam. Điều này rất cần thiết trong các vũ điệu Rumba khi người nữ muốn trốn tránh hay cưỡng lại sự lôi kéo của người nam.

    Tôi lấy một thí dụ dùng vũ hình Basic của Rumba người nữ dùng syncope để diễn tả cách cưỡng lại sự lôi kéo của người nam như thế nào.

    Thông thường:
    [*]Phách 1: nữ lui chân phải ra sau[*]Phách 2: chuyển trọng tâm về chân trái[*]Phách 3: chân phải bước lên trước


    Syncope: trong syncope này ở phách 2 thay vì chuyển trọng tâm đưa người tới thì nữ lại đứng yên
    [*]Phách 1: nữ lui chân phải ra sau[*]Phách 2: vẫn giữ chuyển trọng tâm ở chân phải phía sau, thực hiện chuyển động hông.
    [tab=35] a: chuyển trọng tâm về chân phải[*]Phách 3: chân phải bước lên trước


    Syncope này làm rõ sự cưỡng lại của người nữ nhưng cuối cùng vẫn bị người nam kéo đi.

    Lưu ý: có rất nhiều người lầm lẫn giữa việc dịch phách (syncope) với việc chẻ phách (beat splitting). Kỹ thuật chẻ một phách ra làm 2 phần để xen thêm bước (thí dụ để đổi chân) cũng thường có trong khiêu vũ nhưng đây không phải là syncope.


    Tác giả bài viết: Docco. Nguồn: minhha.vn
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Đếm nhạc và vào nhạc:

    Đếm nhạc và vào nhạc:
    1. Về ngôn ngữ: Trong tiếng Việt chỉ có một từ “Đếm nhạc” nhưng trong Tiếng Anh có 2 từ khác nhau gồm Counting và Timming.
    2. Cách đếm theo số thự tự phách Counting (đọc là cao-ting) là đếm nhạc theo phách (beat đọc là bít): Mỗi phách được đếm bằng một con số. Ví dụ: đếm Rumba là 2341, đếm Tango là 12345678. Đó là cách đếm các phách bằng nhau. Với cách đếm này, cứ hai đếm thì bằng một “chậm”, một đếm thì bằng một “nhanh”.
    3. Cách đếm theo tốc độ Timming (đọc là tai-ming) là đếm nhạc theo tốc độ “nhanh” và “chậm”. Một chậm bằng hai nhanh.
    4. Các đếm nháy:
    - Ngoài các đếm theo số, theo nhanh chậm còn có một số đếm “èn” hoặc a (&, a) để chỉ những bước nhỏ hơn một phách.
    - Thông thường “èn” = 1/2 hoặc1/4 phách, “a” = 1/3 phách.
    - Điều cần chú ý là các “đếm nháy” này “cướp” hay gọi là “cướp thời gian của đếm trước đó”. Các minh họa:
    + Đếm là 1&2 thì có nghĩa là “1/2 phách – 1/2 phách – 1 phách”.
    + Đếm “1a2” trong bước Whisk của điệu Samba thì có nghĩa là “2/3 phách – 1/3 phách – 1 phách”.
    + Đếm “chậm-èn-chậm” thì bằng “1 phách – 1 phách – 2 phách” hay bằng “nhanh-nhanh-chậm”
    5. Đếm “nhanh-nhanh trong Tango”: Trong Tango để tạo ra chất nhấn, giật, mạnh mẽ (staccato) người ta đã bước hai bước nhanh cạnh nhau là “nhanh-nhanh” với hai tốc độ khác nhau. Thường thì “nhanh 1” nhanh hơn “nhanh 2”, miễn sao tổng hai “nhanh” bằng một “chậm” là được.
    6. Đếm bước “Quarter Beat trong Tango”: Trong tiếng Anh, “Quarter” nghĩa là 1/4. Quarter Beat là 1/4 phách. Đếm bước Quarter Beat của Tango là “nhanh-èn-nhanh-èn-chậm” được hiểu là nhanh = èn = 1/4 phách.
    7. Cách tìm “1” trong đếm nhạc:
    - Trong âm nhạc thường “1” là phách mạnh nhất. Nên người ta quy ước một số điệu nhảy vào nhạc bắt đầu bằng “phách mạnh” (phách 1) hay “phách nhẹ” (phách 2)
    - Khi nghe nhạc: phách 1 ở âm “bùm” (tiếng bass hoặc đôi khi không có tiếng bass)
    - Ví dụ với điệu Rumba: đếm là 2341 . Nghe nhạc là 2-3-4-bùm. Vì quy ước Rumba vào nhạc “Phách nhẹ” nên cứ “bùm” xong mới bước.
    - Ví dụ với điệu Tango: Mới học ta cứ đếm theo bốn phách nhạc là 1234. Phách 1 là phách mạnh. Ta vào nhạc ở 1. Có một cách “mẹo” để tìm “1” ở Tango là: nền nhạc Tango ta luôn nghe thấy “chách-chách-chách- tà.rà.chách” hoặc nghe thấy “chat – chat – chat – tà.rà.bùm” thì “Bùm” chính là “1” (Thực ra Tango có nhạc “Dịch phách” nên “bùm” xảy ra sau “1” một chút, nói đúng ra “1” ở “rà”.
    8. Phong cách chơi và Phong cách vào nhạc:
    Thông thường các điệu Standard vào nhạc (vào bước đầu tiên) ở “1” (phách mạnh nhất”, nhưng với điệu Slowfox các vũ công siêu hạng đã vào nhạc ở “2” (nói theo ngôn ngữ khiêu vũ là “Vào phách nhẹ”. Tôi vẫn nói đùa là “Các vũ công vào nhạc Slowfox như vào Rumba 2- 3 - 4 bùm”

    Bài viết trên là theo quan điểm của tác giả Ca Lê.
    Cảm ơn tác giả Ca Lê đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mọi người và mong tiếp tục nhận được các quan điểm khác của các đọc giả!
    Lần sửa cuối bởi Lead, ngày 23-12-2015 lúc 02:36 PM.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Sai nhạc và cách khắc phục

    SAI NHẠC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
    1. Vào trượt bước đầu tiên:
    a - Rumba, Chacha vào không đúng phách 2tức là vào không đúng phách nhẹ ngay sau phách mạnh nhất (phách 1).
    Cách khắc phục:
    + Với Rumba: tập nghe đâu là “bùm” và nhẩm “2-3-4-bùm”. Cứ “bùm” xong thì bước2-3-4.
    + Với Chacha: tập nghe đâu là “cha-cha-bùm” và nhẩm “2-3-chachabùm”. Cứ nghe “chachabùm” xong là bước 2-3.
    b - Tango, Slofox tưởng là vào lúc nào cũng được miễn là nghe thấy bùm hoặc chátmạnh.
    Cách khắc phục:
    + Với Tango: Tập nghe giai điệu của Tango, nghe thật nhiều lần đã, xem đâu là“chách-chách-chách-tà.rà.chách” thì sau “tà.rà” là phách 1 và tập nhiều lầnbước đi bước lại chỉ cần bước đầu đúng “1” ngay sau “tà.rà”
    + Với Slowfox cũng tương tự cũng bắt đầu bằng nghe giai điệu “bùm-chát-bum-chát”xem đâu là “bùm” mạnh nhất, chắc chắn ngay trước đó có cảm giác “èn”. Như vậy với Slowfox bao giờ ta cũng nghe được “èn.bùm” và vào đúng “bùm” mạnh nhất.

    2. Vào trượt bước chân 1 (step 1) của bước kế tiếp (vũ hình kế tiếp – tiếng Anh gọi là next figure): Điển hình với Van chậm và Van nhanh, khi đóng chân ở 3 lại khôngvào ngay bước 1 của bước sau.
    Cách khắc phục: Tập theo kiểu “1-2-3-1”. Khi tập không dừng ở 3 mà thành tật,phải vào 1 ngay sau 3. Xin lưu ý bây giờ người ta chơi Van nhanh là “Chậm-nhanh-nhanh” thì càng phải vào 1 ngay sau 3”

    3. Sai tốc độ bước chân (speed):
    - Một chậm không bằng hai nhanh: Cách khắc phục, thỉnh thoảng đếm theo số (counting) chứ không chỉ đếm theo tốc độ nhanh chậm. Lấy Tango tập đếm theo haicách đó sẽ thấy ngay. Ví dụ tập với tổ hợp gồm 3 vũ hình “Hai bước dọc + Bước link mở + Bước đóng”. Đếm là “CC-NN-CNNC”. Cái lỗi hay mắc nhất là sau hai bướcNN đầu lại không vào ngay C, thành ra N thứ hai bị gần như là C.
    - Chơi là “nhanh bằng nhau tất” cho các bước chân 1/4, 1/3, 1/2, 2/3 phách. Điển hình hình với Samba. Với bước Whisk (bước Quét hai bên) mà chơi 1a2 vớitốc độ là 1/2 + 1/2 + 1 (đếm là nhanh-nhanh-chậm) là sai. Chơi đúng phải là:2/3 + 1/3 + 1.

    Bài viết trên là theo quan điểm của tác giả Ca Lê.

    Cảm ơn tác giả Ca Lê đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mọi người và mong tiếp tục nhận được các quan điểm khác của các đọc giả!
    Lần sửa cuối bởi Lead, ngày 31-12-2015 lúc 06:35 AM.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2011
    Bài viết
    5
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bài hát và âm nhạc thật thú vị, nó đưa con người đến gần nhau hơn.

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 29
    Bài viết cuối: 05-08-2011, 05:30 PM
  2. Giải khiêu vũ thể thao Hải Phòng mở rộng 2010
    Bởi Lead trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 08-08-2010, 04:23 PM
  3. Giải Khiêu vũ Thể thao CLB Khiêu vũ Thanh niên Hà nội Mở rộng lần thứ nhất
    Bởi Lead trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 23-03-2010, 07:22 AM
  4. Tại sao khiêu vũ có thể coi là 1 môn thể thao?
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Tâm tình - Ăn uống - Vui chơi
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 06:12 PM
  5. Khái niệm Ensemble trong khiêu vũ thể thao
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Âm nhạc trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 10:27 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •