Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 49

Chủ đề: Một vài điều về VW.

  1. #1
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Một vài điều về VW.

    Số vũ hình của VW thì ai cũng biết là rất ít, có 6 thôi (gộp hết đổi chiều ở tư thế tiến và lùi vào gọi chung là đổi chiều). Bước chân cũng rất dễ thuộc. Nhưng lại có lắm thứ để bàn:
    - Hạ trọng tâm rồi đưa chân ra hay vừa hạ trọng tâm, vừa đẩy chân trụ và vừa mềm chân tiếp sàn ở bước 1 (bằng gót), đã có nhiều kiểu ứng xử rồi. Thậm chí, có người còn lướt nhẹ cạnh ngoài bàn chân trên sàn rồi không tiếp sàn bằng gót cho êm và đẩy ngang luôn.
    - Khung vai chao nghiêng ở mức nào? Có người chỉ bập bềnh hai cánh tay chứ vai vẫn nằm ngang (không chao nghiêng người), có người thì nghiêng trước khi bước, hoặc đảo vai đến 2 lần trong 1 nhịp nhạc và làm quá nhanh so với khung của người dẫn. Nhiều người mới ở phách 3 đã đảo vai ngay...
    - Tạo độ rướn của cơ thể như thế nào?
    - Hướng nhìn của người dẫn và người theo như thế nào trong 2 nhịp nhạc liên tiếp.
    - Tập luyện vai trái của nữ ra sao để tạo thuận lợi cho người dẫn?
    - Tại sao khi dẫn, có lúc mỏi tay phải, có lúc mỏi tay trái? Có khi còn mỏi cả hai tay và bả vai phải?
    - Tay trái có tác dụng gì, đến đâu khi dẫn.
    - Và làm thế nào để chập chân tốt? Chữa bệnh không có đẩy ngang bước 2 thế nào?
    - Nguyên lý giảm tốc để đổi chiều quay, để kết thúc contra check xong ở tư thế thuận tiện và bắt đầu quay phải.
    - Bài tập cổ chân để tạo sóng?
    Lắm chuyện nhỉ?
    Quả là lắm chuyện.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi khng Xem bài viết
    Số vũ hình của VW thì ai cũng biết là rất ít, có 6 thôi (gộp hết đổi chiều ở tư thế tiến và lùi vào gọi chung là đổi chiều). Bước chân cũng rất dễ thuộc. Nhưng lại có lắm thứ để bàn:
    - Hạ trọng tâm rồi đưa chân ra hay vừa hạ trọng tâm, vừa đẩy chân trụ và vừa mềm chân tiếp sàn ở bước 1 (bằng gót), đã có nhiều kiểu ứng xử rồi. Thậm chí, có người còn lướt nhẹ cạnh ngoài bàn chân trên sàn rồi không tiếp sàn bằng gót cho êm và đẩy ngang luôn.
    - Khung vai chao nghiêng ở mức nào? Có người chỉ bập bềnh hai cánh tay chứ vai vẫn nằm ngang (không chao nghiêng người), có người thì nghiêng trước khi bước, hoặc đảo vai đến 2 lần trong 1 nhịp nhạc và làm quá nhanh so với khung của người dẫn. Nhiều người mới ở phách 3 đã đảo vai ngay...
    - Tạo độ rướn của cơ thể như thế nào?
    - Hướng nhìn của người dẫn và người theo như thế nào trong 2 nhịp nhạc liên tiếp.
    - Tập luyện vai trái của nữ ra sao để tạo thuận lợi cho người dẫn?
    - Tại sao khi dẫn, có lúc mỏi tay phải, có lúc mỏi tay trái? Có khi còn mỏi cả hai tay và bả vai phải?
    - Tay trái có tác dụng gì, đến đâu khi dẫn.
    - Và làm thế nào để chập chân tốt? Chữa bệnh không có đẩy ngang bước 2 thế nào?
    - Nguyên lý giảm tốc để đổi chiều quay, để kết thúc contra check xong ở tư thế thuận tiện và bắt đầu quay phải.
    - Bài tập cổ chân để tạo sóng?
    Lắm chuyện nhỉ?
    Quả là lắm chuyện.
    Bác Khng chia sẻ những kinh nghiệm của bác về các vẫn đề trên đi ạ.

    E muốn biết về chỗ đỏ đỏ kia trước.

    Trong thi đấu điệu này còn thấy các đôi sử dụng các bước khác ngoài 6 bước trong syllabu như bước quay Spin.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Nhất trí thôi. Chuyện nguyên lý giảm tốc để đổi chiều quay trước kia có người đã viết rồi, nhưng phải suy luận hơi nhiều. Nay mình một phần sử dụng ví dụ cũ, một phần bổ sung để rõ ràng hơn:
    - Trước hết là muốn đổi chiều quay thì phải giảm tốc độ quay. Nếu đổi đột ngột thì lực hãm và quay ngược phải rất lớn, và như vậy dễ gây chấn thương hoặc méo mó. Nói chung là không thể làm được.
    - Muốn đang quay mà giảm tốc độ thì với những người đã xem trượt băng nghệ thuật, tất cả đều thấy rằng khi vận động viên quay tại chỗ mà chụm gọn cả tay và chân vào thành cột thẳng đứng thì tốc độ quay tăng lên, khi dang rộng chân tay thì tốc độ quay giảm đi. Thu gọn lại, tốc độ quay lại tăng lên. Tại sao thế: Vì có mô men quán tính - hay nói một cách đơn giản là quán tính quay. Cái quán tính quay bằng khối lượng nhân với bình phương bán kính và nó này duy trì đà quay (chúng ta cứ coi như tốc độ quay) . Đà quay lớn lên khi khối lượng giảm đi hoặc bán kính tăng lên.
    Vậy bán kính quay ở đây là gì? Chính là khoảng cách của 2 trọng tâm của người dẫn và "cái sinh vật đáng yêu (!) đang trong khung của người dẫn" - hi hi, nếu "sinh vật" đó có mùi tóc, hơi thở perfect và gọn ghẽ, trẻ trung tươi mát, cổ chân tốt, khung vai tốt thì phải là đáng yêu rồi. Trừ một số trường hợp ngoại lệ (!) - mà có thể ban đầu đáng yêu, xong một thời gian sau lại thành cực kỳ đáng ghét nên "chia chân - không phải chia tay đâu nhé".
    Đến đây chắc Lead và nhiều người đã đoán ra là để giảm tốc độ quay thì phải làm gì rồi: Do khoảng cách 2 trọng tâm do người dẫn quyết định bằng cánh tay phải. Nới lỏng tay ra để tăng khoảng cách lên là tốc độ quay giảm đi.
    Thực tế là trọng tâm của 2 người cách nhau khoảng 25 cm (mình chưa dùng thước đo nên chính xác thì không rõ lắm, có thể hơn với những dân mắt xanh tóc vàng, còn với con cháu bà Trưng bà Triệu thì cứ đại khái là thế). Nếu Lead nới tay ra khoảng 3 - đến 5 cm thì quá đủ để tốc độ quay giảm xuống rõ rệt. Cái nới tay đó, trên sàn không thể phát hiện ra dù tinh mắt đến đâu vì ngoài quay, cặp đôi còn di chuyển tịnh tiến - di chuyển theo line of dance chứ không đứng tại chỗ quay.
    Vấn đề là người dẫn có nới tay được hay không thôi, vì theo xu thế khi quay, người ta cứ níu chặt nhau.
    Hoặc Lead cứ hình dung là lỏng khung vai nhất là vai phải ra một chút (cho người mới tập - đoạn lỏng khung vai thì họ rất giỏi).
    Do còn chuyển động tịnh tiến, do lực cản từ sàn, do lực cản từ cách tiến chân hoặc lùi của người dẫn, của cổ chân (không thể vặn quá) nên tốc độ quay còn giảm nhiều hơn so với tính toán thuần túy toán học cho vật quay trong điều kiện không có lực cản như mình trình bày ở trên.
    Nếu thả lỏng cả người thì hiệu quả còn rõ hơn.
    Và cứ yên tâm là bạn nhảy không văng mất, không tuột khỏi khung đâu: Tốc độ quay đã giảm thì văng ra thế nào được? Vả chăng ta dắt cái xe máy, chẳng hạn như xe lead (hi hi) nặng đến trên 130 kg có nghiêng khỏi ta vài cm thì cũng chưa là gì, còn chưa sợ xe đổ xước sơn vỡ yếm huống hồ...
    Lần sửa cuối bởi khng, ngày 27-03-2012 lúc 08:48 AM.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Cứ nới tay phải ra, Lead ạ. Để dãn cái thanh giằng - tay phải người dẫn - là tốc độ quay giảm xuống ngay.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Khi nam nới lỏng tay phải, người nữ sẽ bị ngả ra phía sau nhiều hơn; theo nguyên lý nào đó, để duy trì thăng bằng của cặp nhảy thì người Nam có phải ngả ra phía sau ko ?

    Còn những câu hỏi khác ở trên, bác khng chia sẻ kinh nghiệm dần dần nhé.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  6. #6
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Lead Xem bài viết
    Khi nam nới lỏng tay phải, người nữ sẽ bị ngả ra phía sau nhiều hơn; theo nguyên lý nào đó, để duy trì thăng bằng của cặp nhảy thì người Nam có phải ngả ra phía sau ko ?

    Còn những câu hỏi khác ở trên, bác khng chia sẻ kinh nghiệm dần dần nhé.
    Nếu đứng yên thì phải ngả ra một chút, nhưng ăn thua gì? Vì nam thường nặng hơn nữ.
    Đằng này, chúng ta còn đang muốn tiến về phía trước nên lợi dụng luôn lực kéo đó để tiến chứ kéo lại (bằng khối lượng cơ thể mình) thì làm bước ngắn đi. Vả chăng, như một mục mà mình nói ở trên, khi nữ bẻ vai trái để ta có áp lực ở tay và hơi mất cân bằng chút xíu (có cảm giác có lực kéo về phía trước) thì nhảy VW còn "bay" hơn. Chứ nữ không tạo áp lực chút nào lên tay phải nam thì đó là tai hoạ.
    Vấn đề là khi nào lỏng - hay nới - tay: Khi bắt đầu tiến (hoặc lùi) bước 1 của nam. Đổi chiều quay ở tư thế tiến dễ hơn đổi chiều quay ở tư thế lùi do ở tư thế tiến, ta lợi dụng được lực kéo về phía trước để tiến, còn lùi thì ta chẳng lợi dụng được gì và lúc đó trông cậy vào kỹ thuật, khả năng của 2 người để đổi chiều cho đẹp. Nên mình đánh giá ai đổi chiều ở tư thế lùi được mà đẹp thì cao thủ hơn so với đổi chiều đẹp ở tư thế tiến (tính theo người dẫn).
    Còn khi nào đổi chiều quay: Cần cộng hưởng với câu nhạc. Mỗi câu nhạc VW có 8 nhịp. Vậy quay phải 8 nhịp là hết 1 câu, một bước đổi chiều hết 1 nhịp tiếp, 6 nhịp quay trái rồi 1 nhịp đổi chiều. Như vậy quay phải lần 2 sẽ lại bắt vào đúng đầu câu nhạc.
    Nếu vào lỡ một số a nhịp thì như vậy chỉ quay 8 - a nhịp thôi (vào lỡ là chuyện thường, do vướng chẳng hạn) là có thể đổi chiều.
    Nhưng đảo chiều như vậy thì hơi nhiều (nếu bài dài) nên có thể 16 nhịp cho quay phải, 1 nhịp cho đổi chiều, 14 nhịp cho quay trái, rồi 1 nhịp cho đổi chiều và ta lại vào đúng đầu câu nhạc.
    Tất nhiên trên sàn giao lưu, lắm lúc không chỉ đơn thuần là khiêu vũ mà còn tranh thủ tập luyện (tính mình cũng lắm lúc thực dụng, như kiểu võ sĩ quyền anh thỉnh thoảng đấm vào cái gì đó vừa tầm khi không có bao cát ấy - không phải họ khoe mẽ đâu, tốn sức thì ngoài được khiêu vũ, cũng phải lợi dụng bạn nhảy làm thỏ thí nghiệm chứ, mà vợ cấm không được tập với ai rồi mà), quay trái gần hết bản nhạc, hoặc quay tại chỗ đến nửa bài. Vả chăng, đi nhảy VW mà không làm các madam phê phê thì cái cảm giác yếu yếu, áy náy nó cứ đeo đẳng.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Việc nới tay làm cho tốc độ quay giảm đi và cũng làm cho nữ hiểu là không quay nữa, đồng thời tạo lực kéo chúng ta đi "thẳng hơn" về phía trước. Đó chính là các điều kiện thuận lợi để thực hiện vũ hình đổi chiều.
    Nếu ai chưa tự tin lắm về nới tay để đổi chiều thì có thể làm dần dần như sau:
    Khi đã quyết định ở bước tiến sau làm động tác đổi chiều thì ở bước lùi trước đó ta giảm tốc độ quay đi một chút bằng cách quay khung ít đi. Chúng ta đừng nên nghĩ là kéo bạn nhảy mà là chỉ quay khung vai tạo áp lực để họ hiểu là chuyển động xoay đang tiếp tục (còn kéo thật thì kéo đến đấy là dừng - nhưng với trường hợp phải kéo thật thì đừng đổi chiều quay làm gì, món ngon phải dành cho người sành sỏi).

  8. #8
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bây giờ các bạn đã quen một số thuật ngữ như mô men quán tính rồi và sự tăng giảm của nó gắn với sự tăng giảm của vận tốc quay. Vậy mối liên hệ như thế này:
    Tích số giữa mô men quán tính với vận tốc góc (tốc độ quay) được gọi là mô men động lượng. Nếu hệ thống quay không có lực cản thì mô men động lượng bảo toàn.
    L = M.r.r.w
    Với M là khối lượng, r là khoảng cách trọng tâm của vật thể đến trục quay, w là vận tốc góc (không viết được r bình phương nên xài r.r).
    Như vậy, khi mô men quán tính tăng lên thì vận tốc góc giảm đi. Mô men động lượng bảo toàn là một nguyên lý cực kỳ quan trọng và ta thấy, ứng dụng trong trượt băng nghệ thuật, khiêu vũ rất tốt. Trong công nghiệp, giao thông vận tải cũng rất tốt (ví dụ như đổ chì vào vành ngoài của bánh xe đầu máy xe lửa tốn 1 mà hiệu quả ngang bằng đổ chì toàn bánh (tốn gấp 3)...

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Và sự tồn tại của thế giới cũng có dựa vào nguyên lý bảo toàn mô men động lượng. Vì các bạn thấy electron quay quanh hạt nhân phải có mô men động lượng bảo toàn. Vậy thì bán kính quay (tạm gọi thế rồi sau này ta bổ sung một vài thứ để chính xác hơn) cố định và tức là có quỹ đạo cố định. Nếu không thế thì electron tự động mất dần năng lượng rồi rơi vào hạt nhân. Thế là nguyên tử bị phá hủy và kéo theo là thế giới vật chất sụp đổ. Đằng này, thế giới vật chất vẫn tồn tại và như vậy, mô men động lượng bảo toàn và chúng ta, những người tập luyện khiêu vũ xài luôn nguyên lý này để có bước nhảy biến hóa.
    Và ai kém luyện thì không "phê phê" được.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Về cổ chân, khi nhảy VW thì phải có nâng hạ thân. Theo mình hiểu thì đầu gối chỉ mềm (để khỏi thành chân gỗ) và chùng nhẹ khi tiếp sàn ở các step 1 (bằng gót chân). Nếu không chùng nhẹ thì nhảy cứng lắm, và dễ chấn thương đầu gối. Còn nhiệm vụ nâng hạ, đẩy là do cổ chân đảm nhiệm.
    Vì vậy, cần "luyện quân 3 năm để dùng quân trong 1 giờ". Bình thường, chúng ta đi lại cũng là luyện tập cổ chân rồi, nhưng chưa đủ. Đó là do nâng, hạ, đẩy chân khi khiêu vũ phải rõ ràng và đòi hỏi tập thêm.
    Các bạn có thể đứng tại chỗ để nâng hạ bằng cách nhún theo nhạc (không dùng đầu gối nhé, chỉ kiễng bằng cổ chân thôi) mỗi sáng 5 phút theo nhịp của 2 bài VW 60 nhịp 1 phút, mỗi bài 2 phút, nghỉ 1 phút giữa hai bài. Như vậy tổng cộng là 240 lần nâng hạ.
    Ô, nếu làm đều như thế được hàng ngày thì khả năng "đắt như tôm tươi khi ló mặt ra sàn" tăng lên hẳn.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •