Viết bởi Vuchidung

Nhạc cảm

Về cơ bản nhạc cảm là sự kiểm soát quá trình chuyển động đang xảy ra. Nhạc cảm tốt là có thể bắt đầu chuyển động vào đúng thời điểm cần thiết cũng như kiểm soát được toàn bộ thời gian cho phép để thực hiện chuyển động đó. Hiệu quả của việc vận dụng nhạc cảm tốt đem lại sự truyền cảm mạnh mẽ.
Dù là người mới tập những bước đi chập chững trên sàn hay những cặp nhảy đang luyện tập bên huấn luyện viên với mục tiêu giành danh hiệu cao quý trong các cuộc thi tầm cơ thế giới thì những phương pháp chính xác để huấn luyện là điều tối cần thiết trong lĩnh vực nhạc cảm. Các vũ công muốn đạt trình độ cao trong lĩnh vực cảm nhận nhịp điệu cần phải biết một cách chính xác mình cần có bao nhiêu thời gian (được tính theo phách hoặc các phần của phách) để cho mỗi chuyển động trong bài nhảy của mình.
Để đạt được mục tiêu này giới khiêu vũ chuyên nghiệp cần phải nghiên cứu đưa ra một ngôn ngữ riêng biệt để xác định chuyển động của chân hoặc của thân trong mỗi vũ hình của từng vũ điệu cần chính xác bao nhiêu phách hoặc bao nhiêu phần của phách nhạc.




Ngôn ngữ này của khiêu vũ rất đơn giản, chỉ chứa đựng trong vài từ hoặc các số đếm như sau : CHẬM (SLOW - S); NHANH (QUICK - Q); VÀ (AND - &); EH (A); và các số 1,2,3,4,5,6,7,8. Việc sử dụng tổ hợp các từ vừa nói trên có thể xác định chính xác bao nhiêu phách hoặc bao nhiêu phần của phách cho mỗi chuyển động trong các vũ hình cụ thể nào đó. Từ sự quan sát cá nhân, tôi rất buồn rằng sự quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ rất đơn giản nói trên, thực tế ngay cả khi huấn luyện các đôi nhảy thuộc đẳng cấp cao, đã không được các huấn luyện viên hiểu một cách thấu đáo. Điều không cần phải bàn cãi là việc sử dụng không đúng các phương pháp huấn luyện Nhạc cảm cho các cặp nhảy là nguyên nhân của sự yếu kếm về nhạc cảm và làm cản trở bước tiến của các vũ công. Bởi vì các vũ công không được huấn luyện rằng họ cần có bao nhiêu thời gian và làm thế nào để sử dụng thời gian đó cho mỗi chuyển động trong từng vũ điệu, kết quả là bài nhảy trở nên buồn tẻ và ngây ngô lạc lõng với âm nhạc. Để lấp đi sự yếu kém đó họ khuyến khích các vũ công đưa thêm các động tác phụ vào bài nhảy - kết quả là một sự rối tinh rối mù, không nhạc cảm, thậm chí có thể nói là điên cuồng nhằm thu hút sự chú ý của các giám khảo cũng như khán giả.

Đặc tính của vũ điệu

Mỗi vũ điệu đều có một đặc tính riêng - mỗi vũ hình được sử dụng trong từng vũ điệu, có thể nói cũng có lịch sử riêng của nó. Hiệu quả của đặc tính hoá các vũ điệu đạt được nhờ sự thể hiện uqa phong cách âm nhạc. Phong cách, lịch sử, nghệ thuật tạo ra linh hồn của âm nhạc và khiêu vũ là sự thể hiện những đặc tính đó. Phong cách và đặc tính được đưa vào âm nhạc (trước tiên là loại nhạc có tính thông dụng) dành cho 5 vũ điệu Latin là : Rumba - trần tục/khoái cảm/lôi cuốn (không mang tính trữ tình); Samba - không khí lễ hội/ sung sướng/sôi động/ "bốc lửa"; Cha Cha Cha - ngang tàng/vui nhộn/khá sôi động là đặc tính của âm nhạc, tuy nhiên, có thể thay đổi phong cách để CCC trở nên ngọt ngào; Paso Doble - mãnh liệt/tập trung cao độ/kịch tính; Jive - rạng rỡ/đầy sức sống/hoang dã - chứa đựng những yếu tố tinh tế.
(Walter Laird - The Laird Technique of Latin Dancing. England 2003)
__________________
Hãy để đôi chân lên tiếng !