Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 32

Chủ đề: Slow Foxtrot có những gì giống và khác với SW và Tango

  1. #21
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Lead Xem bài viết
    Có, e mỏi lắm. Bác có cách nào cho không mỏi ko ạ ?
    Mình muốn biết: LEAD mỏi cả với người nhảy tốt hay chỉ khi "dìu" người mới? À "người mới" tiếng Hán Việt là "tân nhân".

  2. #22
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Nhưng trước hết giúp các madam đỡ mỏi đã.
    Để có khung vai đúng, ổn định trong quá trình khiêu vũ thì ngoài việc kéo theo chiều ngang 2 cánh tay vào hõm vai (kéo xiên lên thì có ngay một rùa bà so vai rụt cổ, kéo xiên xuống thì là đánh đu, thả lỏng cánh tay không kéo thì thành cái xe đạp lỏng ghi đông), cần thiết hai điểm nữa như sau:
    - Xoay nhẹ cánh tay để nâng khuỷu tay lên và hạ thấp bàn tay xuống một chút (trong khi cánh tay - phần giữa vai và khuỷu vẫn ở tư thế nằm ngang. Điều này cho phép hạ thấp vai, tạo được hình ảnh cổ cao thêm (3 ngấn hay không thì tùy vào gật hay lắc nhiều hay ít khi ngồi trước bàn ăn). Các tay dẫn chuẩn rất thích khiêu vũ với những người tạo được khung như vậy.
    - Nếu chia khoảng cách giữa đốt sống cổ trồi ra nhiều nhất và thắt lưng làm 2, ta có 1 điểm giữa trên cột sống. Bạn hãy hơi hóp bụng lại tạo một lực đẩy từ điểm giữa đó lên lồng ngực để nâng ngực lên - từ phía sau lên phía trước ngực - thì là bạn có dáng đẹp khi khiêu vũ SF, SW, VW, QS và Tango. Khi đó cổ sẽ không mỏi, rất thoải mái với cách nghiêng đầu đặc trưng của 5 điệu nhảy trên.
    Việc còn lại là thả lỏng vùng thắt lưng một cách vừa phải và tập để thành thói quen. Do SF thường ít được chơi nên mọi người có xu thế chăm chăm nhìn trước ngó sau về chân, nhạc... nên khung vai lại thả lỏng ra, mất hai điểm trên nên chóng mỏi.
    Lần sửa cuối bởi khng, ngày 11-07-2012 lúc 05:52 AM.

  3. #23
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Lead Xem bài viết
    Nhân đây xin được hỏi các bác, có bác nào có cuốn sách: Question and Answer ballroom ko ạ ? E đang tìm cuốn này ạ. Bác Khng, bác TuyCan có ai có ko ạ ?

    Mong ý kiến của 2 bác về sự giống và khác nhau ở trên.
    Mình không có, chán thế.
    Khoảng cách các bước chân trong SW, Tango và VW thì dài bằng nhau (trừ trường hợp có and của SW đấy nhé). Nhưng trong SF thì là khác nhau. Để vui vẻ được tươi cười và hạnh phúc, hay là chúng ta đọc cho bạn nhảy lúc đang nhảy (theo kiểu vũ sư nào đó đã đề nghị trong diễn đàn này, anh ta đọc bước cho bạn nhảy khi dẫn trên sàn (!)) - không, không đọc "chậ....ậm nhanh nhanh" mà chúng ta đọc "d........ài ngắn ngắn"?
    Có khi những tay cao thủ mà bác Tuy Can nhắc đến cũng tươi cười và hạnh phúc vì đã và đang "l...ong short short" vào tai bạn nhảy chăng?

  4. #24
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi khng Xem bài viết
    Mình không có, chán thế.
    Khoảng cách các bước chân trong SW, Tango và VW thì dài bằng nhau (trừ trường hợp có and của SW đấy nhé). Nhưng trong SF thì là khác nhau. Để vui vẻ được tươi cười và hạnh phúc, hay là chúng ta đọc cho bạn nhảy lúc đang nhảy (theo kiểu vũ sư nào đó đã đề nghị trong diễn đàn này, anh ta đọc bước cho bạn nhảy khi dẫn trên sàn (!)) - không, không đọc "chậ....ậm nhanh nhanh" mà chúng ta đọc "d........ài ngắn ngắn"?
    Có khi những tay cao thủ mà bác Tuy Can nhắc đến cũng tươi cười và hạnh phúc vì đã và đang "l...ong short short" vào tai bạn nhảy chăng?
    Hey , bạn khng tiếu lâm thật , vừa nhãy vừa đếm " dài ngắn ngắn " chắc là " madam " nghe khoái tai và cười khúc khích , nên nhãy càng " hăng " ! Tôi nhớ một nhà vô địch Latin ỡ Blackpool khi xưa cũng đã đếm là " LONG SHORT LONG " khi ông dạy nhãy Jive ! hihihi ./.
    Lần sửa cuối bởi TuyCan, ngày 14-07-2012 lúc 03:54 AM.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Còn Lead mỏi là do phải tập cùng người mới thì xử lý rất dễ:
    - "Bắt" họ tạo khung vai rồi chuyển động vòng quanh sàn tập với CBM, chỉ với hai vũ hình là Three Step và Feather Step. Cứ giơ tay mà đi theo nhạc một cách uyển chuyển (dùng bản My_Moonlight_Memories hoặc Dear John letterấy cho nó bay bổng, mượt mà và điệu đà một chút). Họ cứ chuyển động (d...ài ngắn ngắn) và CBM đúng với 2 vũ hình này thì Lead khỏe rồi.
    - Vấn đề thêm nữa là phải luyện để luôn đúng khi ra sàn. Chứ mới đủ tầm "khôn nhà dại chợ" thì mình còn khổ nếu đi với họ. Sau mất cả cảm hứng khi trông thấy mặt nhau, hoặc khi thấy họ giơ tay mỉm cười là tâm tình chùng xuống, đầu gối nhũn ra (chúng ta là động vật nên phản xạ có điều kiện là thứ không tránh được mà).
    PS.: Chữ Bắt để trong nháy nháy là để cho Lead mở rộng phương pháp : Trợn mắt dọa bỏ, Nịnh để đối tác chịu tập, khích tướng (tướng bà - mình thích chơi tam cúc lắm) hoặc khen người này để kích người kia...

  6. #26
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Ta lại quay về chủ đề chính vậy:
    - Trong SW và SF đều có những figure Impetus (closed và opened impetus): Đều là nam quay phải trên gót chân trái sau khi gót tiếp sàn (mũi - gót). Phân biệt 2 vũ hình này trong SW và trong SF là cung cách chuyển động và sự mềm mại.
    - Trong SW và SF cũng có các figure Telemark. Điểm chung là tạo nên một nút của quá trình chuyển động (có lẽ do tên telemark chăng? Ví dụ như mình - khng - đang phóng xe máy xuống Phù Tinh (không cho LEAD đi xe máy nữa, cho LEAD nghỉ một hôm), đến đầu làng, thấy Mercury đứng cạnh đường, sự bồng bột trong lòng trỗi dậy nên vòng xe máy 1 vòng quanh Mercury. Nhưng rồi sợ bị hô hoán là "người lạ trêu ghẹo gái Phù Tinh", cả làng kéo ra thì ... mất xe máy nên rồ ga chạy thẳng. Cái cuốc xe đang đi, vòng quanh 1 điểm đến hơn 360 độ đó rồi lại đi tiếp được gọi là tele (ở xa thì mới tele chứ, như telephon, television, telemechanics, telemarketing, telecontrol, telekinesis, telekiss...(!!!) chẳng hạn) và mark (để ý, cho điểm, đánh dấu...). Nếu vòng phải thì đặt thêm là Natural, thôi chết, còn Over telemark lại chưa đủ 360 độ, chưa biết bịa làm sao cho hợp lý đây.
    - Telemark trong SW khác Telemark trong SF như thế nào nhỉ? Thôi, mời các bác các anh các chị tưởng tượng hoặc kể lại cái mình biết để ít nhất cho vui diễn đàn. Không có dạo này lắm người khóc, gào, xến quá (Cách đây khoảng 1800 năm, Tào Tháo cười bảo các quan: Các ngài cứ khóc từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, xem có khóc chết được thằng Đổng Trác không?)
    Lần sửa cuối bởi khng, ngày 27-07-2012 lúc 03:43 PM.

  7. #27
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Open impetus & open telemark trong waltz .

    Open Impetus và Open Telemark là 2 vũ hình rất phỗ thông trong điệu Waltz , và nam nữ thực hiện đối nhau ( nam Open Impetus thì nữ Open Telemark hay ngược lại ) : Open Impetus còn được gọi là Heel Turn vì ỡ count 2 nam phãi xoay thẵng ngưỡi trên cã 2 gót chân chụm lại , và Open Telemark thì nữ bước vòng qua bạn nhãy cũa mình . Đây là 2 vũ hình tôi thường dùng khi tôi nhãy Waltz . Khi tôi nhìn người nhãy Waltz nhãy 3 bước đơn giãn như Chassé , Open Impetus và Open Telemark , tôi có thễ biết là người ấy nhãy Waltz như thế nào ! hihihi .
    Góp chút thông tin cho vui cuối tuần với các bạn nhé ./.
    Lần sửa cuối bởi TuyCan, ngày 28-07-2012 lúc 05:25 AM.

  8. #28
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Thì impetus nam quay trên gót, nữ vòng qua. Đến telemark nữ phải quay trên gót, nam vòng qua. Gọi là "sung sướng thì mỗi bên hưởng 1 tý", không có mất bình đẳng quá.

  9. #29
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Xoay người như thế nào mới là điều quan trong

    Khi xưa khi tôi học bước Open Impetus , tôi phãi làm đi làm lại nhiều lần vì bà thây chưa gật đầu do tôi thực hiện độ xoay không đúng ( the amount of turn was not right ) ; học nghiêm chĩnh khó thật đấy , các bạn ạ !

  10. #30
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Luyện đúng khó chứ bác. Học + luyện đúng = học được.
    Khng này hay chán các lady ở nhà là họ không chịu luyện, nhất là luyện một mình (cứ muốn lúc nào cũng có bàn tay đàn ông đỡ :10: - mà đến thân mình, mình còn chưa xong lại cứ phải đi "nâng vác").
    Cái vụ quay trên gót thì đầu óc phải thoải mái, thân thể thả lỏng - không thả lỏng khung vai. Ngoài CBM ở step 1 còn phải chọn vị trí đặt mũi-gót chân phải (step 2) ở đâu. Mà đặt gót chân phải ở đâu sẽ quyết định nốt góc quay (CBM và vị trí chân trái ở step 1 quyết định phần đầu - 35%), vị trí đặt gót chân phải quyết định góc quay 65%. Bác Túy chia thế nào?
    Tùy tình hình ở sàn khi đi khiêu vũ mà có thể chọn lựa góc quay phù hợp (khỏi va, vướng nhau hay khó triển khai figure tiếp theo hoặc tùy vào khả năng vòng chân của mỗi lady cụ thể, ở thời điểm cụ thể. Còn tập riêng thì phải chuẩn về góc - phải đều tăm tắp.

Các Chủ đề tương tự

  1. Một số đặc trưng của điệu Slow Foxtrot
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Slow Foxtrot
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 06-03-2018, 01:01 PM
  2. Dancing Music - Tango 2007 & Ross Mitchell - 30 Top Tango
    Bởi Lead trong diễn đàn Tài liệu - Giày - Trang phụ kiện
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 18-03-2011, 10:54 PM
  3. Slow waltz - tình yêu
    Bởi Lead trong diễn đàn Waltz
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 21-11-2009, 08:52 AM
  4. Tên tất cả các bước nhảy của điệu Foxtrot
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Slow Foxtrot
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 04:06 PM
  5. Argentine Tango và Ballroom Tango.
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 10:11 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •