Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Kỹ thuật chung trong Standard (Standard/Ballroom Technique)

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Kỹ thuật chung trong Standard (Standard/Ballroom Technique)

    Trong khi Latin đề cập nhiều về phần dưới của cơ thể (bàn chân, gối, hông) thì trong Standard ta đề cập nhiều về phần trên. Khác với kỹ thuật Latin thường dành cho một cá nhân, trong Standard, kỹ thuật thường liên quan đến cả đôi nhảy. Nói đùa một chút, ở Latin đôi nhảy là hai vật thể 2 chân còn trong Standard, đôi nhảy là một vật thể có 4 chân!

    Chúng ta lần lượt đề cặp đến các phần sau:



    1. Posture: (dáng người)

    Giữ cho posture đúng và đẹp là một điều quan trọng nhất của 5 điệu nhảy Standard. Có thể chia con người ra làm 5 khối: đầu - vai - thân - hông - chân. Nguyên tắc cơ bản là các khối này phải được bố trí hợp lý, cân bằng theo chiều dọc để giữ cơ thể được thăng bằng.


    Khi 5 khối bố trí thẳng theo chiều dọc, trọng tâm ta sẽ nằm ở giữa chân. Nếu đưa đầu/vai về trước, trọng tâm sẽ dời ra mũi bàn chân, hay ngược lại nếu di chuyển hông ra phía sau, trọng tâm sẽ dời ra gót chân. Để cơ thể có thăng bằng tốt thì trọng tâm phải đặt lên giữa bàn chân, do vậy khi nhảy, ta phải bố trí 4 khối trên hợp lý theo chiều đứng, trọng lượng được đặt dọc sương sống, xuống giữa bàn chân, các cơ chân ít chịu lực nhất.

    Ở người nữ thường có dáng cong với khối đầu đưa ra sau nhưng tổng thể trọng tâm vẫn được giữ ở giữa bàn chân để có được sự cân bằng.

    Các bài tập khởi động cong người về phía trước cho đầu xuống thấp nhất hoặc cong người ra sau rất cần thiết cho việc co giản xương sống và tập luyện các khối cơ để giữ thăng bằng cho cơ thể.

    2. Frame (khung)

    Khung có thể xem như là cấu trúc hợp nhất của cơ thể đôi nhảy khi khiêu vũ, đặc biệt nói đến cấu trúc phần cơ thể phía trên (thuật ngữ chuyên môn trong khiêu vũ gọi là top-line), mà quan trọng nhất là khung tay của hai người. Giữ cho khung tay được vững chắc là điều cơ bản trong kỹ thuật Standard, điệu nhảy của "dẫn" và 'theo". Khung tay không chắc thì không thể "dẫn" và 'theo" được. Cơ tay không căng cứng nhưng cũng không mềm nhảo để sao cho khi nhận một lực tác động từ bạn nhảy thì cả khung trên (top-line) bị dịch chuyển chứ không bị biến dạng (như tay bị xê dịch nhưng thân thì ở yên). Một Top-line tốt khi cấu trúc của nó chiếm một thể tích không gian lớn nhất (riêng Top-line trong Tango gọn hơn)


    • Hai cánh tay trên (nam trái, nữ phải) giữ gần cho song song với sàn, không bị xệ xuống.
    • Cánh tay dưới (nam trái, nữ phải) thường nghiêng 45 độ so với sàn.
    • Bàn tay phải nam đặt dưới xương bả vai trái nữ, bàn tay trái nữ đặt trên/sau vai phải nam. Riêng trong Tango bàn tay phải nam đặt thấp hơn và sâu vào giữa lưng nữ, bàn tay trái nữ nằm ngang, chặn sau vai phải nam.
    • Vai mềm và thấp, cổ vươn cao.

    Khung tay này liên kết thành một khối vững chắc, không bị biến dạng để có thể "dẫn và theo".




    3. Tiếp xúc hông (Hip Connection)

    Trong standard hầu hết tư thế là Closed position và Promanade position, hông nam và nữ tiếp xúc với nhau.


    • Closed position: hông phải nam tiếp xúc với hông trái nữ. Diện tích tiếp xúc là cả phần từ hông kéo dài lên gần tới ngực, tạo cho đôi nhảy có sự kết nối chắc chắn. Chỉ tiếp xúc phần hông thôi sẽ làm cho nữ ễnh/ưỡng bụng ra trước nhiều hơn, trông xấu đi, độ kết nối ít và sự cân bằng kém.
    • Promanade position: cạnh bên của hông phải nam đặt vào phần hông trái phía trước của nữ (nam sẽ đứng trước nữ một chút)


    Nên giữ tiếp xúc hông khi chuyển từ closed position sang promanade position hay ngược lại. Lúc đó hông không rời ra mà giống như hông của nữ "lăn" trên hông nam khi chuyển tư thế.



    Một trường hợp cần lưu ý là không để mất tiếp xúc hông khi nam thực hiện các bước lui (backward).

    Cùng với khung tay, tiếp xúc hông đóng vai trò chính trong việc "dẫn và theo".

    4. Di chuyển

    Khác với Latin thường nghiêng thân trước khi di chuyển (Foot Follow Frame), khung thân trong Standard là của cả hai người, được giữ thẳng đứng nên chân là khởi đầu và là động lực của mọi chuyển động. Ở những vũ điệu có nâng hạ thân thì chuyển động bắt đầu bằng việc hạ thân, bước một bước dài bằng gót với một lực đủ lớn và có dư một ít động năng để đưa khung thân về phía trước, các bước tiếp theo thường bằng mũi chân để nâng thân lên. Kỹ thuật sway cũng được áp dụng vào lúc này để giảm quán tính và tạo độ mượt cho sự di chuyển.

    Trong di chuyển, các vũ điệu Standard thường xoay người khi bước, gọi là CBM (contra body movement) tạm dịch là "xoay ngược thân". Vậy CBM là gì?

    Thông thường trong chuyển động hằng ngày, khi ta bước tới, chân nào đi trước thì vai bên đó cũng đến trước (bạn thử bước xem sao, bước càng dài sẽ càng thấy rõ điều này). Với CBM thì ngược lại, chân nào đi trước thì vai phía bên khác lại đến trước: bước chân phải đến thì vai trái tới trước, vai phải ra sau - bước chân trái đến thì vai phải tới trước, vai trái ra sau. Sở dĩ có điều này là do khi bước thân trên được xoay theo hướng ngược lại, gọi là CMB (xoay ngược thân). Lưu ý là chỉ xoay khối thân trên thôi, khối dưới gồm chân và bàn chân không ảnh hưởng.

    CBM là một kỹ thuật quan trọng trong các vũ điệu Standard, nó thường dùng để khởi đầu các động tác xoay trong khiêu vũ. Xem thêm CBM và CBMP


    5. Bước chân

    Chân phải bước thẳng tới hoặc lui theo hướng di chuyển (chỉ có xoay pivot thì mới bước xéo). Đừng lẫn lộn giữa việc bước thẳng tới có CBM và bước xéo. Khi chuyển trọng tâm thì chân tự do phải được đưa về sát chân có trọng tâm. Chú ý đến động tác brushing trong các vũ hình, (brushing là động tác đóng chân khi xoay). Bàn chân luôn giữ song song chứ không mở ra, có thể làm nam nữ đụng chân nhau. Không nhấc chân lên cao khi di chuyển, luôn giữ chân sát sàn để dễ giữ thăng bằng.

    Các bước chân khi di chuyển tới hay lui được thực hiện như video sau:



    Kỹ thuật xoay: ngoài các kỹ thuật xoay thông thường, standard còn có thêm kỹ thuật xoay trên gót (heel turn). Xoay trên gót không khó nhưng không tập thì dễ bị mất thăng bằng. Một số các bước nhảy đẹp như trong Telemark hay Slip Pivot phải dùng kỹ thuật heel turn này. Xem phần kỹ thuật xoay ở các bài viết sau.

    Về cách nghiêng đầu của nữ trong Standard (sang phải hay sang trái) ta nên tập kỹ theo từng vũ hình. Tuy nhiên có thể theo một quy tắc chung là khi chuyển sang ở vị trí "closed" thì nữ nghiêng đầu sang trái, còn khi chuyển sang vị trí "promanade" hay "whisk" thì nữ nghiêng đầu một chút sang phải.

    Tác giả docco. Nguồn: Minhha.vn
    Lần sửa cuối bởi Lead, ngày 10-01-2013 lúc 06:28 PM.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. Thích kbwme2006 thích bài viết này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •