Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Về trọng tài và cách đánh giá của trọng tài

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Về trọng tài và cách đánh giá của trọng tài

    Bài dịch của tác giả Pre:

    Kết quả của một vận động viên trong kỳ thi do ba yếu tố sau quyết định :

    1- Sự đánh giá các nhân của từng giám khảo qua phiếu điểm
    2- Kết quả đáng giá chung dựa trên hệ thống skating
    3- Kết luận của cuối cùng của Chủ tọa kỳ thi

    Ở ta theo Pre, điểm 2, là ổn hơn cả, vì sử dụng phần mềm và các nguyên tắc khá rõ ràng vào dữ liệu và đáng giá trên máy tính.

    Hai điểm còn lại, điểm 3 thì miễn bàn vì các nước để ngồi vào nghế này phải thi cử về chuyên môn, ở ta nói là nói là to, nhưng chỉ to chức quan trường, nhưng các vị này ngồi đó chỉ là hình thức.

    Nên mọi sự kiên tụng hay sai lệch, theo Pre phần lớn do chất lượng của điểm 1, cụ thể là các phiếu điểm của giám khảo.

    Trên thế giới cũng có nhiều thảo luận về chuyện này.

    Pre xin nhẩn nha up và dịch tài liệu có tên “Tiêu chuẩn đáng giá nghệ thuật khiêu vũ” của IDSF và cũng chỉ dịch chương ba : Giám khảo thi đấu :
    ---
    ARTISTIC CRITERIA FOR IDSF ADJUDICATORS
    C H A P T E R 3 : J U D G I N G T H E C O M P E T I T I O N

    1. DEFINITION AND RESPONSIBILITIES OF THE ADJUDICATOR

    An adjudicator/judge is a person who is appointed to form and pronounce an opinion on the dancers and their dancing, through careful weighing of evidence and testing of criteria. A person who is able to give an authoritative opinion on the merits of the dancers and their dancing and who decides the esults.

    The inclusion of artistic criteria in this evaluation presumes that aesthetic elements and their aesthetic expression are recognized and considered in terms of their:

    • degree of evidence
    • value
    • and comparative merit.

    It is the responsibility of adjudicators to uphold institutional practice and its values.

    Knowledge of the following should form the required education for qualification to judge the merit and value of the performers within DanceSport:

    • historical background,
    • traditions
    • institutional evolution and practices,
    • aesthetics
    • technique
    • style
    • and movement analysis
    If all adjudicators have the same point of departure, share an awareness of the.
    Conventions and traditions of DanceSport it is more likely that they will share the norms, standards and criteria for what constitutes a dance performance of worth.

    Once these general standards are in place reasons for decisions have more chance of being shared, agreed and understood collectively. It cannot be enough for an individual to pass judgement on a dance or dancers and their dancing, simply by stating personally what they like.

    CHƯƠNG 3: GIÁM KHẢO THI ĐẤU

    1. ĐỊNH NGHĨA VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC GIÁM KHẢO

    Một Giám khảo / Trọng tài người được chỉ định để định ra và phát biểu ý kiến
    ​​về các vũ công và khiêu vũ của họ, bằng sự đáng giá cẩn thận có bằng chứng và dựa trên các tiêu chí đáng giá. Người cần phải đưa ra ý kiến ​​trên kết quả thi của các vũ công và khiêu vũ của họ để những người có thẩm quyền quyết định kết quả.

    Các tiêu chí nghệ thuật trong đánh giá, được giả định rằng các yếu tố thẩm mỹ và thể hiện thẩm mỹ của họ được công nhận và được xem xét qua sự trình diễn của họ, dựa trên :

    • cấp độ của bằng chứng

    • giá trị của bằng chứng

    • so sánh công bằng.

    Đây là trách nhiệm của giám khảo để duy trì chất lượng thực hành và giá trị của kỳ thi.

    Kiến thức sau các trọng tài cần phải học để có trình độ chuyên môn để đánh giá công bằng và đúng giá trị của vận động viên trong Khiêu vũ thể thao:

    • lịch sử bộ môn khiêu vũ,

    • truyền thống

    • sự phát triển của tổ chức và thực hành
    thi đấu,

    • thẩm mỹ

    • kỹ thuật

    • phong cách

    • và phân tích chuyển động


    Nếu tất cả các giám khảo có cùng một điểm xuất phát, chia sẻ nhận thức về : sự phát triển của tổ chức và thực hành thi đấucủa khiêu vũ thể thao thì khả năng họ sẽ chia sẻ các chuẩn mức, tiêu chuẩn và tiêu chí giống nhau sẽ tạo nên sự trình diễn khiêu vũ ngày càng có giá trị.

    Các tiêu chuẩn chung là trong các cơ sở quyết định việc chia sẻ, đồng ý và hiểu giống nhau. Nó
    cản trở một cá nhân có thể phán xét một điệu nhảy, các vũ công và sự trình diễn của họ, chỉ đơn giản bằng cách cá nhân những gì họ thích.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Phần tiếp sau là trình bày việc đánh giá đặc điểm nghệ thuật của khiêu vũ thông qua giá trị : --
    2. VALUE JUDGEMENTS

    It is clear that evaluation must be the primary process through which opinions are made and the results arrived at. Evaluation is wholly different from attributing personal value to something. It requires skilful judgement.

    ASPECTS
    Every evaluation has three important aspects;

    • It relies upon values, which may be explicit or implicit
    • It makes a judgement of worth based upon these values and
    • It includes verification for the judgement

    These 3 aspects determine the validity and appropriateness of any evaluation.

    ADVANTAGES
    The advantages of value judgements are threefold:

    • Firstly attention can be directed to the evaluation of the components, ingredients, structures and form of the dance, which could be judged for their correctness, effectiveness, success and appropriateness. This assist the process of selection

    • Secondly the execution of these dances can be further evaluated as having merit, goodness or greatness. Once those are singled out, further comparative judgements can be substantiated by focussing on differences and on similarities and upon which one dance
    may be said to be better or best. It assist the process of comparison

    • Thirdly evaluation can focus on 'interpretation, that is, on the value of the dance in terms of character quality or meaning it is seen to bring into existence. It assists the process of attributing value to distinctive artistic interpretations in performance and appreciating the unexpected.

    PROCESS

    With a particular procedure like this in place judges would find themselves in dialogue with one another, substantiating their judgements, sharing their differing observations upon which their personal decisions are made. The results or placings would then reflect the general values of that group of people, the values within that tradition and convention and style of dance, and these values would then relate to the purpose of the dance or the particulars of the choreography or performance. Conflict of interest (favouritism, politics, and subjectivity) would be eliminated from the adjudicator’s process.

    BENEFITS

    This kind of attention and discussion would encourage an objective approach to judging and ensure that at all times it is the dance that is the focus and in which all comments and evaluation are grounded. This kind of feedback would be welcomed by dancers, and also
    serve to inform and educate the public in a way, which would enhance the appeal and validity of Competitive DanceSport as an nstitution.

    It is in this context that artistic criteria can be employed. It is through this process and with this understanding that aesthetic qualities can be identified, recognized and appreciated and given value.
    ---



    2. ĐÁNH GIÁ BẰNG GIÁ TRỊ

    Rõ ràng là giá trị đánh giá phải quá trình chính, thông qua nó, những nhận xét hình thành và kết quả được đưa ra . Giá trị đánh giá là hoàn toàn khác nhau do sự quy nạp giá trị cá nhân đến một cái gì đó. Nó đòi hỏi một kỹ năng đánh giá.

    CÁC KHÍA CẠNH

    Mỗi khi đánh giá, có ba khía cạnh quan trọng :

    • Dựa vào giá trị, mà có thể rõ ràng hoặc ngầm định

    • Từ đó đưa ra một kết quả bằng các giá trị và

    • Cần bao gồm những sở cứ xác minh cho sự đánh giá đó

    3 khía cạnh trên xác định tính hợp lệ và phù hợp cho bất cứ đánh giá nào.


    ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP

    Những lợi thế của việc đánh giá bằng giá trị, gồm ba phần:

    • Thứ nhất, sự quan sát tập trung, trực tiếp có thể tác động đến giá trị đánh giá qua các thành phần, cấu trúc và hình thức của điệu nhảy, làm cho việc đánh giá của họ chính xác, hiệu quả và sự phù hợp. Điều này trợ giúp quá trình lựa chọn chính xác.

    • Thứ hai là trong khi thi đấu những điệu nhảy có thể tiếp tục được đánh giá sự bằng sự công bằng, đạo đức nghề nghiệp và có giá trị chuyên môn. Những giá trị cá nhân được chỉ ra, so sánh với những kết quả khác có thể đưa ra sự chứng minh tập trung vào sự khác biệt hay tương đồng và dựa vào nhiều điệu nhảy có thể đưa ra kết quả nào là tốt hơn hoặc tốt nhất. Nó hỗ trợ quá trình so sánh chính xác.

    • Thứ ba, đánh giá có thể tập trung vào “diễn giải”, đưa ra kết quả của điệu nhảy về đặc điểm nghệ thuật để ý nghĩa nó được được đáng giá bằng một giá trị cụ thể. Nó giúp việc gán giá trị đặc biệt của khiêu vũ bằng quá trình và đưa ra giá trị đánh giá cao thấp.


    QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ

    Với một thủ tục cụ thể được định ra, các thành viên ban giám khảo sẽ tìm thấy sự thống nhất trong đối thoại với nhau, so sánh kết quả đánh giá của họ, chia sẻ sự khác nhau qua quan sát của họ , để từ đó, các quyết định cá nhân của họ được thực hiện. Kết quả đoạt giải sau đó sẽ phản ánh những giá trị chung của nhóm giám khảo, các giá trị đó đảm bảo truyền thống và những quy ước phong cách và tổ hợp hay diễn xuất. Do đó các xung đột quyền lợi (thiên vị, chính trị, và chủ quan) sẽ được loại ra khỏi quá trình đáng giá.


    LỢI ÍCH
    Lợi ích của sự chú ý và thảo luận sẽ khuyến khích một cách tiếp cận mục tiêu đánh giá và đảm bảo ở tất cả các lần đánh giá. Lấy khiêu vũm trọng tâm và trong đó tất cả nhận xét và đánh giá giúp đánh giá có căn cứ. Lợi ích còn ở các thông tin phản hồi sẽ được các người thi đấu hoan nghênh , và mặt khác cũng phục vụ để thông báo và công khai cho công chúng sẽ tăng cường sự hấp dẫn và tính hợp lệ của Khiêu vũ thể thao cạnh tranh như một tổ chức đánh giá có tiêu trí rõ ràng.

    Trong ngữ cảnh này, các tiêu chí nghệ thuật có thể được sử dụng. Nó là thông qua quá trình đánh giá giá trị và với sự hiểu biết rằng chất lượng thẩm mỹ có thể được xác định, công nhận và đánh giá đúng và theo giá trị.


    --

    Rõ ràng Giám khảo khiêu vũ cũng là một nghề được đào tạo nghiêm túc không thể tự phong tùy tiện. Pre thiết nghĩ nếu đã và sẽ là Giám khảo dù ở cuộc thi cấp phường hay câu lạc bộ cũng nên tìm hiểu cặn kẽ trước khi cho điểm cá nhân !
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Thật ra thì VDV cứ thi hết sức mình và rất ít người biết Skating là như thế nào ; kết quã đến với những VDV , nhất là hạng chuyên nghiệp , chĩ là chuyện bình thường , họ chẵng thắc mắc và vui vẽ chấp nhận , nhất là họ đã biết tương quan sức mình và sức người trên sàn nhãy rồi , nhưng họ vẫn thi vì không hẵn là vì thứ hạng , mà là vì đam mê thi nhãy , vui sướng khi được mang giày nhãy và mặc trang phục nhãy trên sàn đễ thi nhãy ./.

  4. Thích Lead thích bài viết này
  5. #4
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Cảm ơn bác Tuy Can.
    Em cũng sẽ rất vui sướng khi mang giầy nhảy, có được - hay mời được - một người khiêu vũ tận tình, hòa hợp với nhạc và cộng hưởng tất cả các ngẫu hứng của mình trên sàn nhảy.
    Còn thứ hạng... chẳng là cái gì cả.

  6. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Chúc mừng một năm mới ai cũng mạnh khõe đễ nhãy thật nhiều và vui thật nhiều !
    Lần sửa cuối bởi TuyCan, ngày 12-02-2013 lúc 11:24 PM.

  7. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Các tiêu chuẩn chấm điểm trong các cuộc thi khiêu vũ

    Trong các cuộc thi khiêu vũ, do trình độ của các đôi khá đồng đều, và cùng một lúc các trọng tài phải chấm cho nhiều đôi, (tối thiểu là 6 đôi ở vòng chung kết, bán kết là 12 đôi,...), thời gian thi đấu lại ngắn (khoảng 2 phút) thì việc phân định ngôi thứ / trình độ là điều rất khó. Trong các cuộc thi khiêu vũ, do trình độ của các đôi khá đồng đều, và cùng một lúc các trọng tài phải chấm cho nhiều đôi, (tối thiểu là 6 đôi ở vòng chung kết, bán kết là 12 đôi,...), thời gian thi đấu lại ngắn (khoảng 2 phút) thì việc phân định ngôi thứ / trình độ là điều rất khó. Các trọng tài thường cho điểm theo mức ấn tượng mà các đôi tạo ra cho mình. Đôi gây ấn tượng nhất được xếp thứ nhất (1 điểm) và cứ thế xếp, điểm càng to nghĩa là càng ít ấn tượng (đúng là "càng nhiều càng ít" ). Cho nên trong một vòng chung kết, tất cả các lỗi kỹ thuật sẽ bị bắt rất chặt qua phần thi individual, vì trong phần này từng đôi sẽ ra nhảy riêng một sàn, bị toàn bộ mọi người soi. Còn đến phần thi group thì cả 6 đôi đều ra, nên chấm điểm được dựa trên so sánh cả 6 đôi cùng một lúc đó.- Dưới đây là các tiêu chí mà các trọng tài soi "các" đôi nhảy (thứ tự biểu hiện tương đối độ quan trọng của tiêu chí)
    * Dáng thân (Posture, Line, Poise): là những tiêu chí quan trọng nhất.
    Posture: cơ thể gồm nhiều khối đầu, vai, thân trên, thân dưới, hông, chân; posture là sự dáng tương quan giữa các khối của cơ thể trong một khối hoàn chỉnh. Posture tốt nghĩa là tất cả các khối đó nối theo một đường thẳng đứng, ít lệch lạc nhất (gù lưng hoặc ưỡn bụng tức là không đạt).
    Line cũng hơi giống posture, nhưng nó còn bao hàm cả khung tay, cả đầu. Line tốt nghĩa là khung tay rộng, đầu cổ thẳng.
    Poise là dáng đứng. Trọng tâm đặt trên phần nửa trước của bàn chân. Poise tốt là Nam toàn thân hơi nghiêng về phía trước một chút, Nữ căng phần thân trên, hơi nghiêng về bên trái và ra phía ngoài, đứng chắc trong khung tay của Nam để tạo một thế cân bằng tổng thể.
    Dáng thân tốt không những biểu hiện được vẻ đẹp và sự tự tin khi nhảy, mà còn góp phần rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng và điều tiết các bước nhảy đúng kỹ thuật. Dáng thân càng chuẩn thì biểu hiện công phu luyện tập càng cao và nói chung kết quả thi đấu càng tốt.
    * Chia nhịp (Timing): nói nôm na là nhảy đúng nhạc hay không. Đây là lỗi bị bắt nặng nhất. Ví dụ dễ hiểu: nếu nhảy Cha Cha Cha theo phong cách thi đấu quốc tế mà bước "Cha" cuối cùng lại không vào phách 1 thì rất có thể là bị đánh trượt luôn.
    * Tư thế vào đôi (Hold): khi đứng vào đôi đã khó, khi chuyển động còn khó hơn. Bất kỳ nhảy ở tư thế nào, phần khung tay của cả 2 người đều phải giữ nguyên không méo mó, và cả 2 đều phải chuyển động thoải mái. Cái này trong thi đấu rất dễ bị phát hiện, khi nhảy ballroom mà tay đưa lên hạ xuống, co duỗi ra vào, thân lúc dính lúc rời thì sẽ bị bắt lỗi. Thế còn tay cầm như thế nào cho đúng và đẹp thì phải học cụ thể, mô tả ở đây tốn chữ lắm.
    * Sự đồng điệu (Togetherness): nói nôm na là 2 người chuyển động như một, từ nhịp của bước chân cho tới chuyển động của trọng tâm cơ thể. Tệ nhất là mỗi người đi một phách, người nhanh người chậm. Còn đi sai chân thì miễn bàn.
    * Nhạc cảm và Biểu cảm (Musicality and Expression): cái này để đưa ra đánh giá "loại đôi giày gì" ở Việt Nam như tiêu đề của topic thì xa vời quá. Cái này chỉ yêu cầu cho những đôi nhảy đỉnh cao đi thi đấu Quốc tế mà thôi. Đó là phải nghe để nhảy đúng / chẵn câu nhạc với một số điệu (đúng phách chỉ là chuyện nhỏ). Hay là không nhảy "thật đúng" nhạc mà lại sai đi, nhanh hoặc chậm một tí tẹo, để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt đặc trưng cho từng điệu nhảy. Cái này chuyên sâu quá mất rồi.
    * Sự trình diễn (Presentation): cái đặc biệt trong thi đấu là phải có khán giả, phải trình diễn cho khán giả xem chứ không phải là nhảy một mình. Đừng nhầm lẫn mà đưa tiêu chí này ra để đánh giá các đôi nhảy ở sàn nhé, vì nhảy cho mình với thi đấu khác nhau xa lắm. Khi thi đấu những cái cười, những ánh mắt đúng lúc cho khán giả có giá trị nhiều lắm.
    * Năng lượng (Power): ngoài yếu tố thể lực, năng lượng được đánh giá như một yếu tố kỹ thuật nhiều hơn. Năng lượng có thể có nhiều, và lúc nhảy ra cần thể hiện được những năng lượng mà mình có trong mỗi bước nhảy, nhưng không có nghĩa là "hoang dại" (dịch nguyên gốc), nhảy hùng hục như kiểu nhảy Jive hay Mambo của nhiều đôi nhảy khoẻ ở Việt Nam. Đặc biệt, yếu tố năng lượng trong các điệu nhảy ballroom đi kèm và hỗ trợ cho rất nhiều kỹ thuật khác như Swing, Rise and Fall... Phải có năng lượng và phải kiểm soát được năng lượng đó. Cái này tôi cũng đã từng đề cập trong một bài viết, ở đây xin thôi vì nó cũng sâu lắm.
    * Động tác của Chân và Bàn chân (Foot and Leg Action): mỗi một điệu nhảy đều có một đặc trưng riêng, và để đạt được những đặc trưng đó cần phải có được kỹ thuật từ gốc, tức là từ bàn chân và chân. Trong các điệu nhảy ballroom, có 3 điệu có động tác chân cực khó là Tango, Foxtrot và Quickstep, còn trong nhóm Latin thì chân đi đúng kỹ thuật thì hông mới chuyển động được và chuyển động đúng.
    * Khuôn người (Shape): khuôn người có được do việc quay và nghiêng thân. Là một trong những yếu tố kỹ thuật khó tập nhất của các điệu nhảy. Đặc biệt là điệu Paso Doble, figure nào cũng phải nhảy đúng với shape của nó thì mới ra hồn, còn không thì chán lắm (thí dụ như Counter Promenade trong Paso Doble là cái tư thế mà cạnh trái Nam gần cạnh phải Nữ hơn, 2 cạnh kia tách ra thành hình chữ V, tay cầm thì cao còn tay đỡ lưng thì thấp, Nam nghiêng sang phải Nữ nghiêng trái)... Trong các điệu ballroom có nhiều figure tượng cực kỳ đơn giản mà lại được xếp lên trình độ cao vì shape khó quá.
    * Dẫn và Theo (Lead and Follow): Nam dẫn tốt là phải bằng cả cơ thể chứ không chỉ co kéo tay thôi đâu. Nữ theo tốt là phải tự đi được khi có tín hiệu của Nam, chứ không được dựa dẫm.
    * Thể hiện trên sàn (Floorcraft): bạn ứng xử thế nào khi đâm vào đôi khác đang nhảy? Khi đi chơi phải chú ý cái này nhé. Còn nữa, phải nhảy liên tục được hết một bài, vòng quanh các cạnh của sàn nhảy, dừng lại là mất điểm (còn khi giao tiếp thì làm người Nữ ... mất hứng)
    * Những yếu tố vô hình khác (Intangibles): trông đôi nhảy có đẹp đôi không, ăn vận ra sao, trông giống dancer hay giống "bổ củi".
    - Các trọng tài luôn có cái nhìn khác nhau với các đôi nhảy. Người thì chú trọng kỹ thuật, người thì chú trọng vào nhạc cảm và biểu cảm. Bây giờ rời khỏi thi đấu, tôi có một lời khuyên đến những người học nhảy muốn thể hiện một chút trên sàn. Đừng nên nhảy những gì quá khó với khả năng của mình để gây ra lỗi. Bạn xem, có hàng chục "trọng tài" không nhảy mà ngồi quanh sàn. Chỉ vì muốn thể hiện bước khó, bạn mất thăng bằng, dắt nữ sai, đâm vào người khác... và vô tình một vị khán giả nhìn thấy, thì bạn chắc chẳng ăn được điểm nào. Hãy nhảy bình tình điềm đạm, thể hiện sự quan tâm của mình tới bạn nhảy, tới bài nhạc, tới mọi người xung quanh, thì bạn sẽ ăn được điểm với bạn nhảy của mình và những người hâm mộ đấy.

    Theo VNDS.Net
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  8. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Đối với trọng tài đã từng là vô địch quốc gia nhiều lần hay là vô địch thế giới nhiều lần như tôi xem Embassy dancesport championships ỡ tp Irine mỗi năm vào cuối tháng 8 , thì làm giám khão các cuộc thi khiêu vũ quan trọng không có gì là khó khăn cã , mắt họ quan sát rất rộng và rất nhanh , đầu họ nhận xét như tia chớp , tay họ viết kết quã lẹ như tên bay , họ làm các việc này chĩ mất không hơn 1 phút và họ thư thã nhìn các cặp thi đấu trong 1 phút còn lại ! Cuối tháng 8 năm nay , cuộc thi trong 4 ngày đêm ( từ thứ năm đến chũ nhật ) cũa Embassy dancesport championships sẽ có phần thi giãi VĐTG Latin / WDC , giá vé ngồi sát sàn nhãy cũa đêm thi này là 150 USD, gấp đôi giá vé năm ngoái rồi , hihihi ./.

  9. Thích Lead thích bài viết này
  10. #8
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Có lẽ HDDS nên có những bài viết dành cho người khiêu vũ hơn là những bài dịch về qualifications hay cách làm việc cũa các giám khão ; riêng tôi thì người đang thi nhãy chẵng mấy ai đễ ý đến giám khão nghĩ gì về họ cã , có khi họ cũng không đễ ý đến khán giã có ũng hộ họ nhiều hay ít , vì họ quên mọi thứ quanh họ và chĩ biết hoàn tất bài nhãy như ý họ thôi !

  11. Thích Lead thích bài viết này
  12. #9
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Cách chấm điểm và các tiêu chí chấm điểm đồng diễn Dancesport

    Các loại đồng diễn kiểu thế này, thì họ đánh giá thế nào ạ ? bác nào biết xin chia sẻ.

    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  13. #10
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Đây là phần biễu diễn theo đội hình ( formation exhibition ) ; vì là một đội hình thì v/đ ĐỒNG BỘ ( synchronisation ) về động tác cũa toàn đội là quan trọng nhất ; ngoài ra ĐỐI XỨNG ( symmetry ) cũng là một yếu tố cần quan tâm khi thao diễn . Tôi nhớ là khi làm GK khách mời cũa DWTS đôi ba năm trước đây , ông Donnie Burns đã đưa ra nhận xét như thế sau bài thi nhãy theo đội hình Paso Doble và Tango cũa 2 nhóm thí sinh DWTS .
    Lần sửa cuối bởi TuyCan, ngày 25-07-2013 lúc 12:39 AM.

  14. Thích Lead thích bài viết này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •