Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Rumba walk

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Rumba walk

    RUMBA WALK


    Chỉ là nói về một bước đi bộ trong điệu nhảy Rumba, một vấn đề cơ bản đã được nhiều vũ sư nước ngoài giảng dạy và thuyết trình khá chi tiết trong gần nửa thế kỷ qua. Họ không chỉ giảng dạy về bước đi, mà họ còn đề cập đến các vấn đề có liên quan như nhịp điệu (rhythm), chuyển động hông (hip motion), chuyển động thân thể (body motion), kiểu dáng tay (arm-styling), động năng (dynamic)… Tuy nhiên đó chỉ là ở nước ngoài, còn trong nước cho đến nay vẫn còn thiếu những tài liệu như thế.

    Một bài viết về Rumba Walk như thế này có lẻ không thể nào nói hết được, tuy nhiên hy vọng nó giúp đỡ phần nào đó cho những ai mới tìm học Rumba.



    1. Walk là gì?

    Walk là “bước đi bộ”. Thế nào là một bước đi bộ? Trong đời sống hằng ngày, khi ta muốn di chuyển thì ta bước đi. “Bước đi là động tác đưa chân đến vị trí mới, làm nhiệm vụ chống giữ trọng lượng cơ thể để đưa người đến phía trước”.

    2. Walk trong Rumba và walk trong đời sống hằng ngày có gì khác nhau không?

    Mặc dù cũng có cùng mục đích là để di chuyển nhưng Walk trong Rumba và Walk trong đời sống hằng ngày lại khác nhau.

    Quan sát một người bước đi, ta sẽ thấy thông thường, họ đưa chân tự do ra trước và đặt chân xuống đất bằng gót. Khi chân đã tiếp đất, họ bắt đầu chuyển trọng tâm lên nó để đưa người về phía trước. Chân họ lúc tiếp đất có gối hơi cong một ít, và trong quá trình chuyển trọng tâm để kéo người đến trước thì chân họ cũng thẳng dần lên và tiếp đất bằng cả bàn chân. Khi chân này giữ 100% trọng lượng cơ thể thì cũng là lúc chân kia được tự do, nó cong lại một chút, rồi đưa về trước và tiếp tục công việc như đã mô tả.

    Khi bước đến, ta thường bước với chân có gối chùng chứ không thẳng, vì cơ thể sử dụng đầu gối như là một “gối đệm chống sốc”, nhờ đó phản lực tác động ngược lại không gây tổn thương cho cơ thể. Đây là một động tác tự nhiên của con người để bảo vệ mình.

    Trong khi bước đến, khi chỉ có một chân trụ để chống đỡ cơ thể nên khung xương chậu thường bị giữ cao lên ở bên chân này và thấp xuống ở bên chân kia, tuy nhiên để không bị lắc lư khi bước đi, con người thường vẫn giữ nó ngang bằng.

    Show Spoiler



    Walk trong Rumba quốc tế (International style) lại khác. Khi bước đến thì gối thẳng chứ không cong, chân tiếp sàn bằng mũi chứ không phải là gót. Lý do là gối đã thẳng nên Rumba Walk phải tiếp sàn bằng mũi chân để dùng cổ chân làm “gối đệm chống sốc” thay cho đầu gối. Nếu không như vậy chắc chắn cơ thể sẽ bị tổn thương. Khi chuyển trọng tâm thay vì giữ cho khung chậu ngang bằng thì họ lại cố tình làm cho nó di chuyển để tạo chuyển động hông, mục đích tạo cho cơ thể có dáng uyển chuyển khi khiêu vũ.

    Walk trong Rumba đi theo cái cách FFF (Foot Follow Frame), nghĩa là thân người đưa ra trước trước rồi chân mới theo sau. Thông thường ta bước gót chân đến trước rồi bám sàn và kéo người lên sau, còn Rumba walk thì làm ngược lại, nó nghiêng thân đến trước rồi bước đến sau, trên mũi chân. Nó giống như kiểu đi của hai chân trước con ngựa, thân hình được chân sau đẩy đến trước rồi chân trước mới bước ra để tiếp nhận trọng lượng.

    Như vậy rõ ràng Walk trong Rumba và Walk sinh hoạt thường ngày khác hẳn nhau, nên muốn đi được Rumba Walk, ta cần phải tập luyện theo cái cách của nó.

    3. Rumba Walk được thực hiện khi khiêu vũ như thế nào?

    Nhạc Rumba có nhịp 4/4, có 4 phách trong một khuôn nhạc (bar) thì thông thường một Rumba Walk chiếm thời gian một phách. Với Rumba quốc tế (International Style) thì Rumba thường có 3 bước trong mỗi khuôn, được thực hiện ở các phách 2, 3 và 4. Ta sẽ nói về 2 bước cơ bản tới lui là Forward Walk và Backward Walk.

    Để chi tiết cho dễ hiểu, và vì nhạc Rumba khá chậm, ta có thể chia một khuôn nhạc Rumba 4 phách ra làm 8 phần bằng nhau: 1 & 2 & 3 & 4 &. để mô tả các động tác của Rumba Walk theo các thời điểm này. Nên nhớ thời điểm chỉ là tương đối, nó không nhất thiết phải đúng 100% với các bước nhảy.

    Forward Walk

    Ở 1, ta đang đứng với trọng tâm trên cả bàn chân phải, gối thẳng, bàn chân mở ra theo hướng kim giờ đồng hồ chỉ khoảng hơn 1 giờ. Chân trái thẳng về phía sau, cổ chân thẳng và bàn chân xoay ra hướng phía sau (lòng bàn chân hướng về trước), cạnh trong mũi chân chạm sàn với một áp lực nhỏ vừa đủ để có thể nhận biết sàn. Khung chậu giữ ngang bình thường. Thân hình thẳng đứng, nghiêng tới trước một tí, ngực hơi ra trước. Hai vai và hai tay mềm, tay phải đưa ngang, tay trái giữ ở cạnh sườn. Cổ cao, đầu nhìn thẳng về phía trước.

    Từ "1" cho đến "&":

    Ta thực hiện 2 động tác sau đây cùng lúc:

    • Chân trái mềm lại, gối chùng tự nhiên, mũi chân vẫn tiếp sàn và được kéo sát đến chân phải, gối giữ thẳng ra trước chứ không đưa ra bên ngoài.
    • Khung chậu được thả lỏng. Bạn không cố giữ ngang nó nữa thì đầu bên trái sẽ bị hạ xuống, còn đầu bên phải sẽ nhô sang bên phải. Trong lúc thả lỏng, người ta còn thực hiện động tác “Latin Hip Action”, làm cho hông chuyển động xoay theo như chuyển động số 8. Thời gian này gối chân phải thẳng nhưng phải mềm. Kết thúc với hông ra sau rồi khóa gối chân phải. (Khóa gối: đầu gối đưa ngược ra hướng phía sau với một áp lực vừa đủ để giữ nó không đưa về trước để cong chân lại)


    Từ "&" cho đến "2":

    Ta thực hiện 2 động tác sau đây cùng lúc:

    • Trọng tâm dồn lên má trong của mu lòng bàn chân phải. Dùng lực cổ chân phải đẩy người về phía trước. Cảm nhận là đẩy phần thân dưới đi với người giữ nghiêng ra trước một chút.
    • Chân trái flick nhanh đến trước, mũi chân vẫn bám sàn. Kết thúc flick mũi chân tiếp sàn bằng má ngoài (bàn chân xoay ra ngoài một chút), cổ chân giữ thẳng.


    Hai động tác này phải thực hiện đồng bộ cùng lúc. Chân trái phải flick đủ nhanh để tiếp nhận trọng lượng cơ thể do chân phải đẩy đến trước. Nhớ rằng trọng lượng cơ thể được tiếp nhận trên MŨI chân trái. Thời điểm phách 2 là thời điểm mũi chân trái tiếp sàn, lúc này trọng tâm sẽ nằm sau chân trái một chút, có nghĩa là chân trái chưa dựng thẳng đứng và nhận 100% trọng lượng, vẫn còn một phần ở mũi chân phải phía sau.

    Thời điểm "2" động tác bước đến chưa hoàn tất. Liền ngay lập tức sau "2" là động tác hạ “gối đệm chống sốc”: bàn chân trái hạ xuống để tiếp sàn bằng cả bàn chân, người di chuyển ra trước thêm một chút để thân và chân trái thẳng hàng. Lúc này chân phải thẳng về phía sau, cổ chân thẳng và bàn chân xoay ra hướng phía sau. Tay phải đã cong về và giữ ở cạnh sườn, tay phải đưa ngang.

    Đây là một bước Rumba Forward Walk, các bước tiếp theo được tiếp tục giống như vậy.




    Backward Walk

    Backward Walk là bước lui, là hành động không quan sát được bằng mắt, cho nên ở tất cả các bước lui, con người đều phải giữ trọng lượng chắc trên chân trụ và đưa chân còn lại về phía sau để nhận biết điểm tiếp xúc mặt đất trước khi chuyển trọng tâm.

    Ở 1, ta đang đứng với trọng tâm trên cả bàn chân trái, gối thẳng, bàn chân mở ra theo hướng kim giờ đồng hồ chỉ khoảng hơn 1 giờ. Chân phải thẳng về phía trước, cổ chân thẳng và bàn chân xoay ra hướng ngoài, má ngoài mũi chân chạm sàn với một áp lực nhỏ vừa đủ để có thể nhận biết sàn. Khung chậu giữ ngang bình thường. Thân hình thẳng đứng. Hai vai và hai tay mềm, tay trái đưa ngang, tay phải giữ ở cạnh sườn. Cổ cao, đầu nhìn thẳng về phía trước.

    Từ "1" cho đến "&":

    Ta thực hiện 2 động tác sau đây cùng lúc:

    • Mũi chân phải bám sàn và kéo về sát đến chân trái, gối giữ thẳng ra trước chứ không đưa ra bên ngoài.
    • Thả lỏng khung chậu và thực hiện động tác “Latin Hip Action”, làm cho hông chuyển động xoay theo chuyển động số 8. Kết thúc với hông ra sau rồi khóa gối chân trái. “Latin Hip Action” trong Backward Walk có không gian/biên độ ít hơn trong Fordward Walk.


    Từ "&" cho đến "2":


    • Trong khi vẫn giữ trọng tâm trên chân trái, mũi chân phải vẫn bám sàn và đưa “hết” ra phía sau. Gọi là “hết” vì chỉ kết thúc khi cả gối và cổ chân đã thẳng ra. Mũi chân xoay ra ngoài một chút, tiếp sàn bằng má trong của mũi chân.
    • Lui người và chuyển trọng tâm mũi rồi cả bàn chân phải. Thời điểm phách 2 là thời điểm gót chân phải chạm sàn để tiếp sàn bằng cả bàn chân.


    Lúc này chân phải thẳng đứng, chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, mũi chân mở ra ngoài. Chân trái thẳng về phía trước, cổ chân thẳng và bàn chân xoay ra ngoài tiếp sàn bằng má ngoài mũi chân. Tay phải đánh ngang thẳng về sau, tay trái giữ ở cạnh sườn.

    Đây là một bước Rumba Backward Walk, các bước tiếp theo được tiếp tục giống như vậy.



    4. Những điểm kỹ thuật cần lưu ý khi thực hiện Rumba Walk


    • Giữ tiếp xúc với sàn.
      Trong Rumba, khi di chuyển thì không được phép nhấc chân lên khỏi sàn: bạn phải giữ chân tiếp xúc với sàn bằng các ngón chân với một áp lực nhỏ vừa đủ để bạn luôn nhận biết sàn, mặc dù bạn chẳng đặt tí trọng lượng thân thể nào lên nó. Phải chắc chắn rằng chân bạn không bao giờ mất liên lạc với sàn. Việc nhận biết sàn cũng còn giúp cho bạn có thăng bằng tốt hơn. Trong tập luyện, người ta thường đặt 2 tờ giấy dưới chân và làm sao vẫn giữ nó dưới chân khi Rumba Walk.
    • Nén sàn (pressure on the floor)
      Hay có thể gọi là ép sàn. Khi bước đến và chuyển trọng tâm lên mũi chân, thì cổ bàn chân có nhiệm vụ làm một “gối đệm chống sốc”, cho nên các cơ của cổ chân phải được giữ tốt, tạo cho ta một cảm giác đặt chân xuống sàn với một áp lực khi chuyển từ mũi chân sang cả bàn chân.
    • Nghiêng thân về trước.
      Nghiêng thân về trước không có nghĩa là cúi về trước. Cúi làm cho thân bạn bị gập lại trong khi yêu cầu là chân + thân + đầu phải thẳng trên một đường thẳng. Giữ đường thẳng này nghiêng tới trước một chút. Nghiêng bao nhiêu là đủ? Thường chỉ đủ để cho cà-vạt không bám vào thân bạn nữa là được.
    • Kỹ thuật FFF và điểm “không thể dừng” (point of no return)
      FFF là viết tắc của “Foot Follow Frame” thường được dùng trong Rumba và Cha Cha Cha. Đây là kỹ thuật bước đi với “thân đi trước rồi chân mới theo sau”, khác với kiểu đi thông thường là “chân đi trước kéo thân theo sau” như đã nói ở phần đầu.

      Tại thời điểm “&” trong thí dụ Forward walk, người ta nghiêng dần tới trước với một áp lực dồn lên má trong của mu lòng bàn chân phải (chân trụ) ép xuống sàn. Đến một thời điểm nào đó thì người buộc phải đỗ ra trước, không thể nào kềm hãm để giữ cho nó dừng lại. Thời điểm này gọi là “point of no return”.

      Tạo ra và cảm nhận thời điểm “không thể dừng” rồi thực hiện FFF là điều rất quan trọng trong kỹ thuật Rumba Walk. Tưởng tượng thân thể ta như cây cung đang rất căng và ở thời điểm sắp bắn tên đi. Đây chính là lúc ta xuất phát lực cổ chân phải để đưa người ra trước đồng thời thực hiện động “flick” chân trái ra trước để tiếp nhận trọng lượng cơ thể.

      Các kỹ thuật tại thời điểm này cần phải luyện tập. Phần lớn những người mới tập thường không thể “flick” đủ sắc, đủ nhanh và mạnh để tiếp nhận trọng lượng một cách đúng kỹ thuật, sẽ làm cho bước nhảy trông xấu đi. Các huấn luyện viên có kinh nghiệm sẽ chỉ cho bạn các bài tập để thực tốt kỹ thuật này.
    • Các động tác phải liền lạc.
      Trong Rumba walk, chân phải di chuyển liền lạc liên tục trên đường đi của nó từ vị trí đầu đến vị trí cuối, không được dừng gián đoạn ở bất kỳ vị trí nào. Thí dụ không được kéo về chân trụ, rồi dừng lại ở đó một chút để chuyển động hông, rồi đưa đi tiếp.
    • Lưu ý cách đặt chân xuống sàn

      Trong Forward Walk, khi flick chân trái về phía trước thì nó tiếp xúc sàn bằng má ngoài mũi chân. Khi đặt chân xuống cả bàn để nhận 100% trọng lượng thì bàn chân tự nhiên được mở ra đúng kỹ thuật. Nếu không tiếp xúc sàn bằng má ngoài thì khi chuyển sang cả bàn, chân hướng thẳng tới trước chứ không được mở ra.

      Cũng tương tự như vậy trong Back Walk, khi lui chân phải về phía sau xoay nó ra ngoài để nó tiếp xúc sàn bằng má trong mũi chân. Như vậy khi đặt chân xuống cả bàn thì bàn chân sẽ được mở ra, nếu không thì bàn chân sẽ hướng thẳng tới, sai kỹ thuật.

      Tại thời điểm “&” trong thí dụ Forward walk, ta nghiêng dần tới trước với một áp lực dồn lên má trong của mu lòng bàn chân phải. Tại sao phải là má trong? Vì với má trong làm điểm tựa, khi ta đẩy người về trước thì chân phải hướng thẳng ra sau và tự nhiên được mở ra ngoài, bàn chân hướng xéo ra sau đẹp và đúng kỹ thuật.



    Có lẻ tôi cũng còn quên mất vài điều quan trọng chưa kể ra ở đây, hoặc có thiếu sót điều gì ở đâu đó. Nhưng không sao, chúng ta sẽ bổ xung nó sau này. Điều quan trọng là chúng ta đã khái quát nó để dễ dàng hiểu và luyện tập.

    Kỹ thuật Rumba Walk ngày nay rất được chú trọng. So với thời kỳ trước, nhạc Rumba ngày nay chậm hơn, nó đòi hỏi vũ công phải làm nhiều điều hơn cho Rumba Walk trong khoảng thời gian một phách nhạc, không chỉ có động tác chân còn bao gồm cả những động tác khác của thân thể, tất cả phải có nhịp điệu và hòa hợp với âm nhạc. Chuyển động hông “Latin Hip Action” giờ đây được thực hiện với một không gian/biên độ rộng hơn xưa, với sự hỗ trợ hài hòa của chuyển động phần thân trên, tạo cho vũ công có một hình dáng đẹp và đầy nhịp điệu hơn.


    Tác giả: docco. Nguồn:forum.minhha.vn
    Lần sửa cuối bởi Lead, ngày 17-04-2013 lúc 10:07 AM.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. #2
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Cách nhãy Rumba hiện nay không như xưa nữa , và Rumba Walk cũng ít khi dùng đến , vì tất cã bài thi nhãy chĩ thu gọn ỡ một khoãn nhõ trên sàn nhãy ; hip actions thì vẫn phãi có trong Rumba , Chachacha và Samba . Riêng về Rumba , cách biễu cãm và sự kết nối giữa 2 bạn nhãy và bạn nhãy với khán giã là trọng tâm cũa một bài thi nhãy Rumba , vì vậy những động tác và vũ hình thễ hiện nét tình tứ và yêu đương nhẹ nhàng và thông lưu ( fluid ) đều hướng về 2 điễm này . Tôi xem nhiều bạn nhãy Rumba chĩ lo sao cho đúng bước , sữ dụng nhiều vũ hình , nhưng phong cách thễ hiện lại rời rạc hay thiếu sót .

    Trỡ lại bài viết , tôi cho là thế đứng cũa VDV nam trong hình minh họa không chuẫn , vì nữa thân trên cũa anh này bị gãy và hơi nghiêng vế phía sau , thay vì anh ta phãi giữ đường thẵng đứng từ đĩnh đầu đến chân phãi đễ giữ balance , còn VDV nữ thì chồm người về phía trước hơi nhiều nên mông cứ chỗng ra , trông hơi thô . Vài hàng góp ý với các bạn nhé ./.
    Lần sửa cuối bởi TuyCan, ngày 17-04-2013 lúc 01:36 PM.

  3. Thích Lead thích bài viết này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •