GGiãn thân trong ballroomIÃN THÂN TRONG BALLROOM
Body Stretching in Ballroom - Giãn thân trong ballroom


Một động tác không thể thiếu trong Ballroom là việc giãn thân. Đây cũng là một tiêu chí mà giám khảo đánh giá bài nhảy của bạn trong các cuộc thi. Bạn sẽ không thể có điểm cao nếu thân thể bạn không có những động tác uyển chuyển này. Giãn thân có nghĩa là kéo dài cơ thể ra, từ ngón chân lên đến vai đầu, làm cho cơ thể có một đường nét chính (gọi là line). Khi giãn người để tạo nên một "line" (line này có thể thẳng hoặc cong), đôi nhảy sẽ có hình dáng đẹp hơn, có tư thế cân bằng hơn.

Thí dụ trong tư thế Promenade, ta không đứng ngang vai thẳng người, mà ngực đưa lên và ra trước, nam kéo dài thân từ mũi chân trụ lên vai phải và đầu còn nữ sẽ kéo dài thân từ mũi chân trụ lên vai trái và đầu.

promenade.jpg (241.81 KiB) Đã xem 18 lần

Giãn thân tạo cho tư thế Promenade có một nét đẹp của riêng nó

Ngay trong bước cơ bản 123 Natural Turn của Waltz cũng đã có giãn thân. Người nữ sau bước 1 thì thân giãn ra theo hướng chéo từ mũi chân trái lên vai phải và đầu, tạo sự thăng bằng khi người nam passing qua. Hoặc ở bước 3 thì người nam cũng giãn thân dài theo line từ ngón chân phải đến vai trái và đầu khi đóng chân để giảm thiểu các động lực và giữ thăng bằng.

Việc giãn thân không chỉ mang ý nghĩa tạo hình, mà nó là một động tác phối hợp với toàn bộ chuyển động cơ thể để tạo ra sự thăng bằng, cân đối. Khi ta chuyển động, đường trọng tâm thường rơi ra ngoài chân trụ, cho nên để có thăng bằng, ta thường cong người, giãn người sao cho đường trọng tâm vào lại vị trí cân bằng, giúp cơ thể ta ổn định hơn. Sway là một thí dụ cho trường hợp này.

Trong các hoạt động khiêu vũ, cơ thể ta không chỉ chuyển động sang trái phải, hay trước sau, mà là các chuyển động 3 chiều phức hợp. Thí dụ ta xoay người sang phải cùng lúc với đẩy ngực lên cao và ra trước sẽ làm cho cơ thể bạn có chuyển động ở mọi mặt phẳng không gian. Giãn người cũng thường là một chuyển động phức hợp có 3 chiều này. Nó là một biện pháp để điều khiển các lực tác động vào cơ thể khi di chuyển, giúp ta biến các động lực vô ích thành các động lực hữu ích, giúp ta thăng bằng hơn, điều khiển chuyển động theo ý muốn của mình. Bước 2 trong Hover Corté là một thí dụ cho trường hợp này.

hover.png (414.96 KiB) Đã xem 14 lần

Hover Corté

Khó có thể tách rời các động tác giãn thân ra khỏi các động tác khác của cơ thể. Toàn bộ các động tác này được phối hợp nhau một cách thống nhất, mục đích là làm sao để ta điều khiển tốt chuyển động của cơ thể. Ta không thể tách rời động tác giãn thân ra khỏi các động tác khác, thí dụ "Rise & Fall". Chúng ta không chỉ "Rise" bằng cách nhón chân lên mũi hay thẳng gối. Nếu như thế thì sẽ động tác trông rất cứng ngắt. Cùng với nhón chân và thẳng gối, ta còn "Rise" bằng cách kéo dãn cả người lên, từ hông đến ngực và cổ. Nhờ động tác giãn thân này, cơ thể vẫn còn tiếp tục "Rise" thêm nữa mặc dù cổ chân và đầu gối đã thẳng.

Giãn thân được áp dụng rất nhiều vào cách tạo hình, nó giúp cho đôi nhảy tạo nên các tư thế, các hình dáng đẹp để biểu diễn trên sàn nhảy. Cái gọi là "Picture Line", hay còn gọi là "Line Figure", chính là những vũ hình phô diễn các "line" đẹp của cơ thể mà đôi nhảy tạo ra phần lớn có động tác giãn thân. Chữ "Line" dùng ở đây có nghĩa là như vậy. Không có một "Picture Line" nào mà không có động tác giãn thân.Các đường nét trong các "Picture Line" thường là các đường cong, chéo thân hay cùng bên, được đôi nhảy phối hợp với nhau tạo nên một hình dạng đẹp hài hòa và cân bằng.

Tác giả: docco. Nguồn: minhha.vn