Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Nhảy dân vũ

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Nhảy dân vũ

    Nhảy dân vũ là những điệu nhảy được du nhập vào Việt Nam bằng con đường Tàu thanh niên Đông Nam Á (SSEAYP), các buổi giao lưu giữa các SV quốc tế khi đến VN, do SV các nước thể hiện qua giao lưu giữa các đoàn. Bài hát trong những điệu nhảy dân vũ là những bài hát dân ca truyền thống của đất nước, điệu vũ là do các đoàn sáng tạo để tạo thêm nét phong phú, vui tươi cho bài hát.
    Rasa Sayang, Soran, Dzaka…ôi những bài dân vũ quen thuộc…Bạn đã từng nhảy dân vũ bao giờ chưa, hay đã từng thấy chúng tôi nhảy dân vũ…bạn đã từng nghe những bài dân vũ của chúng tôi…nếu chưa hãy để bài viết này làm cho bạn hiểu thêm một phần về dân vũ…

    Dân vũ đơn thuần chỉ là những động tác miêu tả chân thật những hành động của con người từ kéo lưới như trong bài Soran cho đến những động tác tập thể dục, rèn luyện sức khỏe trong bài Chu Chu Ua hay như những động tác mang đậm nét Brazil trong bài Dzaka…Dân vũ không phải như Hip hop hay thể loại Nhảy hiện đại…Nếu Hip hop và Nhảy hiện đại là những động tác mà bạn phải tập vài giờ, vài ngày và có vài chiu thức mà bạn phải tập cả tháng thì không…Dân vũ là loại hình nghệ thuật có thể giúp một người xa lạ hòa vào với đám đông. Khi nhảy một bài dân vũ càng nhiều thì bạn càng nhuần nhiêng các động tác và đưa hồn của người nhảy và bài dân vũ đó…
    Học dân vũ không đơn giản như lúc bạn tập nó. Khi bạn tập sẽ có người đếm nhịp cho bạn và nhảy theo số động mọi người nên đôi khi những động tác bạn làm chưa được thành thục và các anh chị hướng dân không có cơ hội để nắm rõ từng người…Nhưng khi học dân vũ bạn lại cảm thấy khác. Học dân vũ khác tập dân vũ nhiều điểm…nhưng có thể nói nôm na đơn giản nhất là học dân vũ để có thể hướng dẫn tiếp cho các bạn khác chưa biết nhảy và hướng dẫn các bạn nhảy một cách chính xác. Nó khác nhau ở chỗ chúng tôi phải cảm nhận bằng cả trái tim…cảm nhận từng điệu Bass, từng điệu trống để biết khi nào cần vô nhịp, khi nào cần hô, và đặc biệt hơn nữa là học để thể hiện cái hồn trong dân vũ từ lúc bắt đầu nhảy cho đến lúc kết thúc…Cái hồn chính là lửa nhiệt huyết và đam mê khi bạn nhảy một bài dân vũ đó chính là cách bạn cảm nhận giai điệu của bài dân vũ đó. Cảm nhận chất thơ cảm nhận sự mềm mại và sự liên kết của âm nhạc…Mỗi bài dân vũ là mỗi cảm xúc khác nhau. Bài Uy Vũ và bài Soran là một sự mãnh mẽ, chúng ta phải thực hiện những động tác dứt khoát và sử dụng tiếng hô mỗi lúc cần thiết…bài múa dù hay bài múa gối là sự ngây thơ dễ thương, được thể hiện qua những hành động đáng yêu và diệu dàng…Từng bài từng bài mà chúng ta có mỗi cảm xúc để thực hiện những động tác khác nhau. Đó còn là nét mặt và cảm xúc bộc lộ trên mắt, hay nụ cười của bạn…

    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •