Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: HipHop

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định HipHop

    thienduongkhongloi
    Dép lê
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Bài gởi: 87



    Có rất rất nhiều những tranh luận, nhầm lẫn về một thể loại nhạc từ khi HipHop lên ngôi trong nền âm nhạc của Thế Giới. Một số kẻ coi HipHop và một phiên bản của “người da trắng” trên những âm điệu của “dân da màu” (hay gọi là HipHop La tinh), số khác lại cho rằng HipHop là một thể lọai còn Rap chỉ là lời kết hợp vần qua các nhịp của HipHop.

    Như đã được chứng kiến, HipHop bao gồm 3 nền văn hóa, xảy ra trong cùng một thời điểm và tại cùng một nơi, cho dù gốc rễ là khác nhau, bao gồm:

    • Breakdance
    • Graffity (nghệ thuật vẽ trên tường)
    • DJing and MCing (DJ=DiscJockey - Người chơi đĩa vinyl, MC= Master of Ceremony - Hoạt Náo Viên)

    Tam giác đó đã tạo nên những gì chúng ta gọi là Văn Hóa HipHop. Mội số kẻ cho rằng thứ âm nhạc là một phần của tam giác đó thì chính xác là Rap và có đủ căn cứ hợp lệ để nói về thể loại này, song các MC (mà hay gọi là các rapper) sẽ ko tồn tại nếu ko kèm theo DJ, và những vũ công Breakdance cũng sẽ không tồn tại nếu thiếu các nhịp từ các DJ và các tác giả Graf vẽ các B-Boys (vũ công), và sự tôn trọng của DJ, MCe đối với họ.

    Ba văn hóa đó có điểm chung gì, đó là một sự sáng tạo kiệt suất trong sự chuyển động (Breakdance), nghệ thuật hình tượng (Graffity), việc sản xuất âm nhạc, scratching và phối âm (DJ), viết nên những nhịp và trình diễn theo phong cách (MC)!!!

    Để hiểu về sự ra đời của HipHop, chúng ta hãy trở lại vào giữa những thập niên 70,đến với những người da màu sống lang thang ở New York, Puerto Rician, Jamaica …Họ sống đọc thân ko chút định hướng nghề nghiệp, gia đình, và những đứa trẻ được sinh ra chỉ thấy tiếng tăm trong các khu buôn bán hoặc ổ chuột. Phần lớn cuộc đời những con người này sống bằng nghề cướp bóc. Để định phận ra những chủ quyền lãnh thổ làm ăn của mình, họ đã đính kèm theo tên mình những biệt danh mà thường thấy chúng được vẽ lên tường của nhà hàng xóm.

    Dần dà, họ nhận thấy cần phải tạo thêm tiếng tăm nếu như tên của tuổi của họ sang đựơc cả phía bên kia Thế Giới ổ chuột. Rồi các tên đã xuất hiện trên các ga và tàu điện ngầm. Phong cách vẽ đã từng bứớc phát triển từ chữ cái phẳng đơn lẻ cho tới các hình họa 3D, và các kiểu mẫu (“piece”) đã ra đời. Nghệ thuật Graffity đã có một thời gian dài trong Hiphop.

    Cùng thời gian đó, một số nhân vật khác tự tạo nên tên tuổi qua các nhạc cụ điện tử. Với những hệ thống “âm thanh lớn” (thừa hưởng từ Jamaica), các DJ đã chơi các điệu Disco mới nhất, Funk và các ca khúc Soul khi hòa âm lại. Với hai "turntables " (máy quay đĩa vinyl), họ đã tạo những kỹ thuật đựoc gọi là "backspin" và" scratching"

    Scratching: Với một đoạn beat (nhịp nền) đang chơi, DJ “cắt” các âm ra riêng lẻ (âm trống, các đoạn la hét…) rồi kết hợp chúng lại cho một bài hát trong lần ghi âm đầu. Bằng việc ghi đi ghi lại họ đã tạo nên những âm điệu mới và mang phong cách mới.
    Backspin: Các DJ mua 2 bản thu âm và để chúng lên cả hai turntables. Trong khi một bản thu âm đang chơi nhịp nền, DJ quay chiếc đĩa có bản thu âm kia trở lại với nhịp tương tự, khi phần thu âm đầu đã đi qua và cứ thế. Với kỹ thuật đó họ có thể tạo các đoạn nhịp mà chỉ từ vài giây sẽ trở thành vô tận.
    • Trong khi đang choi các nhịp, DJ có thể nói qua microphone, để kích động đám đông xuống sàn nhảy hay la ó theo kiểu :” Everybody say hoooo

    Đây là thời điểm mà đã xuất hiện thêm các MC. Khi các DJ tự nhận thấy rằng họ quá bận rội với việc tạo các Backspin và hô hào đám đông thì các Hoạt Náo Viên (M aster Of Ceremony -MC) đã thay thế họ công việc đó. Thói quen nói trên các âm điệu nhạc đã từng có ở những người da đen truyền thống thuộc thời kỳ xa xưa của Châu Phi. Sau đó được phát triển trong các trò chơi vui giữa những ngừoi da đen với đối thủ của họ bằng lời lẽ được gọi là “The Dozen”. MC đã thừa hửong được truyền thống đó rồi ba hoa và hoạt náo những kẻ khác.

    Trong bữa tiệc đó, chắc cũng ko thể thiếu các B-Boys (vũ công), người sử dụng các điệu vũ mà theo truyền thống của người da đen thường mở đầu các điệu vũ khi họ đối mặt với đối thủ, với những động tác theo kiểu khiêu chiến (có lẽ đựoc thừa hưởng khá nhiều từ các bộ phim võ thuật của Lý Tiểu Long). Và kế tiếp đó là Breakdance ra đời khi sự cuồng nhiệt trong các động tác đã lên tới đỉnh cao.

    Nghệ thuật vũ, vẽ, rap và scratching đối đầu với đối thủ tới từ những người công nhân trên đường phố South Bronx có tên là “Africa Bambata” đã tạo nên nền văn hóa HipHop. Và Africa Bambata đã thấy được những cơ hội để có thể sáng tạo đánh thức tinh thần hòa bình trong giới trẻ, ko có bạo lực.

    Những băng nhóm có thể đối mặt với nhau, MC đối mặt với MC, DJ đối mặt với DJ, các nghệ sĩ đối mặt với các nghệ sĩ hay B-Boys đối mặt với B-Boys. Song mọi con người ở đó đều tạo nên những gì là hoàn hảo nhất cho các kỹ năng đó. Bọn trẻ thi giờ đã biết phải kính trọng và sáng tạo thêm những gì cho cuộc đời mà ko được phép lêu lổng.

    Và cho dù bây giờ đã có một thị trường lớn, HipHop ko phải là một thể lọai nhạc mà đó là cả một nền văn hóa và rất quan trọng trong đời sống tinh thần của tôi.

    Từ hip hop có thể dịch là điệu nhảy lắc hông (với chữ hip la hông và hop la bước nhảy). Hiểu hip hop về 1 dòng nhạc đơn thuần là không đủ Hiphop là cả một nền văn hóa riêng biệt,bao gồm 4 yếu tố cơ bản :Graffiti(nghệ thuật dùng bình xịch vẽ tường)break dancing(kiểu nhảy tự do,kết hợp các động tác của người máy ,của thể dục và đôi khi cả võ thuật..)Djing(thủ thuật tạo hiệu ứng âm thanh bằng cách xoay đĩa liên tục trên máy quay dĩa than)và MC (emceeing-nói có vần điệu). Khái niệm MC ở đây không có mang ý nghĩa hoạt nào viên hay người dẫn chương trình mà nó là cái tên chung để gọi các ca sĩ nhạc raphy còn gọi la rapper). Ngoài ra hip hop còn có cả một "kho"ngôn ngữ đặc trưng, phong cách ăn mặc với các nhãn hiệu thời trang riêng,thậm chí hệ tư thưởng cũng "một mình một kiểu".Ngày nay graffiti đã không cón sức hấp dận mãnh liệt như thời gian đầu,break dance cũng dần dần thay đổi để thích nghi với nhiều dòng nhạc khác,đặc biệt là hiphop và rap đôi khi sử dụng thay thế cho nhạuNhu7ng tất cả các yếu tố tạo thành của nến văn hóa hiphop vẫn tồn tạichỉ phát triển lên 1 cấp độ khác mà thôi

    Hip hop chính thức ra đời vào những năm đầu thập niên 70, khi mà Afrika Bambaataa (người được mệnh danh là Bố già của hop hop,cha đẻ của giai điệu Electro Funk) phát minh ra 1kiểu hát mới :đọc những câu có vần trên nền nhạc funh và nhịp điệu điện tử .Cùng thời điểm đó, nhóm nhạc The Last Poets(được mệnh danh là những kỹ sư của hip hop)ghi âm đĩa nhạc với Doughlas Records,pha trộn giữa lới hát nói trên trên nền trống và nhạc cụ jazz.Cón nghệ thuật vẽ tranh tường (graffiti)không ai biết xuất xứ từ đậu nhưng người làm cho môn nghệ thuật này nổi thiếng là TAKI 183, mốt thanh niên người Hi lạp sống tạo Brooklyn,washington Heights.1973, môt dj, tên là Kool Herc chuyển từ thủ đô Kingston của jamaica đền vùng West Bronx,New york (Mỹ).Do người New york lúc đó chưa biết đến nhạc reggage đạc trưng của xứ jamaica nên ông đã phải biến tấu nó thành lối hát nói đều đều trên nền bộ gõ .Do các biến đổi tiết tấu này ngắn nên ông đã kéo dài chúng bằng cách sử dụng bộ phối âm (audio mixer) và hai dĩa hát hệt giống nhau ghi lại liên tục các tiết tấu định sử dụng .Sáng kiến về breakbeats của koolherc đã dẫn đến sự ra đời của những nhóm nhảy mang tên B_boys(break boys).Tái năng và phong cách mới của Koolhercđã có những tác đông mạnh đến các nghệ sĩ chơi thứ nhạc tương tự như anh hối đó như GrandmasterCaz,Bambaataa,Gandmaster Flash và họ đã có những buổi diễn cùng nhau tại các buổi dạ hội quanh khu phố Bronx. Vậy là sự ra đới của các DJ, các nhóm B_BOYs và sức thu hút mạnh mẽ của Graffiti đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển bền vững của hiphop sau này .Còn KoolHerc đã được lớp hậu bối gọi một cách kính trọng là cha đẻ của hiphop.............

    =============

    Đọc mỏi cả mắt. Nhưng rất tiếc tớ không phải là fan của môn nghệ thuật này.hehe..
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    thienduongkhongloi
    Dép lê
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Bài gởi: 87



    Hiphop từ một gốc của văn hóa: văn hóa da đen. Đó là văn hóa thương mại bình dân USA hình thành từ những người da màu di dân từ Caribe đến vùng ngoại ô New York. Đặc điểm của văn hóa này là lối sống huớng ngoại, ồn ào, hòa vào đám đông, “show off” cá nhân, chơi nổi, vui tươi. Dân “hiphop” mặc quần áo màu nổi, tết tóc luống cày, xịt màu xanh tím, đi giày sneakers đế trắng, quần thụng đáy gần chạm gối, đeo đủ thứ dây nhợ quanh cổ và cổ tay. Dân “hiphop” làm nghề bán rong, chẳng hạn bán nước ngọt và hot dog bằng xe đẩy ở khu vui chơi. Dân “hiphop” thích tụ hội nơi ngã tư đông đúc, đúng ngồi vắt vẻo trên xe hơi hoặc trên những bức tường. Dân “hip” mê nghe Dj, ai cũng có thể tự remix được vài bản nhạc. Dân “hiphop” là điển hình của văn hóa USA. Dân “hiphop” là những công dân “from nowhere”, chẳng có gốc xác định mà lại có thể về đâu cũng là quê nhà được.

    * Những đặc điểm riêng của dòng nhạc hiphop:

    Những đặc trưng của nhạc hiphop xét trên góc độ thuần chuyên môn như sau:
    - Nhịp độ (tempo) phải ở những nhịp 95, 135, 150…

    - Nhịp điệu (rhythm) phải “hot”, hiểu theo nghĩa là phải hấp dẫn về cấu trúc nhịp, bắt tai về âm sắc dàn gõ.

    - Intro phải đủ dài dễ dàng người nghe nhập cuộc.

    - Các “hits”, tức điểm nhấn trong bài, phải đặt đúng chỗ, đúng tâm lý người nghe (tập thể).

    - Các điểm dừng đột ngột (tacet) phải bất ngờ.

    - Những đoạn dành cho rap phải nói liền mạch.

    - Hợp âm phải đơn giản, phần lớn hiphop sử dụng một mẫu hợp âm kéo dài (pedal).

    - Đọc rap phải có kĩ thuật riêng, đặt cơ sở trên lời phát âm nhanh, vần biến hóa, tiết tấu các âm đọc thay đổi liên tục – rap không phải là rao lô tô.

    - Hát hiphop thực chất là hát những scales (thang âm) của gospel.

    GRAFFITY (vẽ tường)

    Taki 183 một thiếu niên sống tại phố 183 Washington Heights Manhattan . Taki thường dùng tàu điện ngầm để đi khắp các vùng ngoại ô thành phố chuyển điện báo và cứ đi đến đâu, cậu ta lại viết tên mình ở đó ( bên trong và ngoài thành tàu trên những chuyến tàu cậu đi và trên tường những nhà ga cậu đến ). Đến 1971, một nhà báo đã tìm gặp được Taki và có hẳn 1 bài báo về cậu trên tờ NewYork Times. Chính điều này đã làm dấy lên làn sóng kí tên của lũ trẽ ở khắp thành phố. Những cái tên nào xuất hiện nhiều nhất và dễ nhìn nhất sẽ tự nhiên được biết đến và trở thành một dạng như anh hùng vậy. Chính điều này đã thúc đẩy lũ trẽ tìm tòi và sáng tạo ra những cách viết tên thật bắt mắt , vượt trội về màu sắc, độ lớn, phong cách và kiểu (Wild_style_) ra đời.

    Dụng cụ để vẽ Graffiti là bình sơn xịt. Các writter ( những người chuyên vẽ Graffiti) thường có một bộ sưu tập các loại màu sơn và các đầu xịt to nhỏ khác nhau để tạo hiệu ứng đường nét

    THỜI TRANG HIPHOP

    Một phần rất quan trọng của văn hóa Hiphop là phong cách ăn mặc( Urban Grearz). Những kiểu quần áo đặc trưng nhất của Urban Greakrs là quần tụt ( có nguồn gốc xa xưa được giải thích là xuất phát từ nhà tù. Khi dân Mỹ đen phạm tội, họ bị bắt vào từ và phải ăn mặc những bộ quần áo rộng thùng thình không thắt lưng vì sợ sẽ thành vũ khí để đánh nhau. Sau đó họ ra tù và vẫn giữ phong cách ăn mặc như vậy), đeo dây xích ( có tài liệu nói rằng mục đích của dây xích trước kia là một thứ vũ khí của các băng đảng Hiphop, nhưng bây giờ nó đã trở thành một vật trang trí cho chiếc quần tụt), áo số, áo nỉ mũ, áo bóng rổ, mũ Rapper ( loại mũ cáp có lưới đằng sau), mũ cáp không có khóa đằng sau(thích thích hợp khi đội ngược) và mũ thủng. Dân Hiphop đi giày kiểu Sneaker của các hãng như Adidas , Ecko , Fubu...

    Những hàng thời trang nỗi tiếng về Hiphop là Fubu , Phat Farm , Akademiks , Ecko , Sean John... Bạn có thể tìm mua đồ Hiphop của các hãng trên ở HOT , 56H Trần Nhân Tông, Hiphop Shop phố Bà Chiểu. Hoặc quần tụt do Việt Nam may xuất khẩu.

    RAP - dòng nhạc khởi nguồn

    Không ai từng nghe Sugarhill Gang's Rapper's Delight khi nó được phát hành năm 1979 lại nghĩ rằng, Rap lại trở nên quan trọng và gây ra làn sóng mới trong làng âm nhạc những năm 80-90. Chắc chắn, trong bài hát không nói nhiều tới các chất giọng hấp dẫn như: Chất giọng trầm, trơn tru mượn từ Chic's "Good Times," Big Bank Hank, Master Gee, và Wonder Mike hay hàng tá câu nói khoác nực cười bằng giọng lè nhè nhưng không phải ngôn ngữ nói, song rõ ràng cũng chẳng phải lối hát thông thường, phổ biến. Dòng nhạc này bắt nguồn từ truyền thống tổ chức tiệc tùng tại gia của Bronx, nơi các Dj đã ghi lại những âm thanh lẫn lộn giữa sự rộn rã và ồn ã đến ghê người thông qua những hệ thống ghi âm khuyếch đại. Cho dù có nhiều người bị thu hút và muốn nghe bản nhạc, nhưng phần lớn những người chỉ trích cho rằng, bài hát chỉ cố làm tăng sự tò mò, kích động, thậm chí họ còn rời khỏi bữa tiệc.

    Nhưng những giai điệu mới lạ ấy đã đem đến cho loại âm nhạc này một cách nhìn mới. Khi Grandmaster Flash và Furious Five phát hành The Message vào năm 1982, Rap đã khẳng định được vị thế của mình trong một chuỗi phối hợp giữa nhạc nông thôn và thành thị, nhạc R&B, nhạc soul và disco. The Message là tiếng khóc xót xa, thê thiết của người dân ở những khu da đen, nhấn mạnh vào lời cảnh cảnh báo của Melle Mel's , "Đừng dồn tôi tới bước đường cùng". Bằng cách thể hiện đầy thu hút và trữ tình, The Message đã mở ra con đường mới cho phong cách thể hiện cảm xúc trong nhạc phẩm. Với những nhạc cụ rẻ tiền, hai micro, một mặt quay đặt đĩa hát, vài chiếc loa... Rap đã thu hút nhiều người bằng chính ngôn từ và sự lanh lợi của người giới thiệu.

    Năm 1984, khi Rap phát triển lên đỉnh cao, hàng chục đĩa hát (phần lớn là đĩa đơn) đã được phát hành như Kurtis Blow, Run-D.M.C., Fat Boys, LL Cool J, cùng vô số đĩa của các ca sĩ trẻ khác. Album thứ ba của Run-D.M.C - Raising Hell, đã mang lại tiếng vang vào năm 1984. Sau đó là "Walk This Way" với sự hợp tác của Aerosmith, Steven Tyler và Joe Perry. Sự xuất hiện của LL Cool J năm 1985 (Radio) đã tạo cho anh một vị thế riêng không chỉ là ca sĩ trữ tình nổi tiếng mà còn là biểu tượng đầu tiên trong làng nhạc rap.

    Hiện nay, hợp đồng giữa Rapper's Delight và The Message vẫn tiếp tục với sàn nhảy rap mới lạ như Digital Underground's Humpty Dance, hoặc phô trương actual như Luther Campbell's, 2 Live Crew, hay ồn ào, mạnh mẽ như Public Enemy, N.W.A. và Ice Cube. Khác với punk rock (thể loại nhạc luôn đem ra so sánh với rap), Rap luôn phát triển bằng cách sử dụng tối đa lợi thế của kỹ thuật số nhằm tạo sức hút cho riêng mình (giới thiệu trong The Message - nói về sự đa dạng của rap tương tự như đã giới thiệu với rock & roll).

    Rap luôn luôn chịu sự công kích từ chương trình truyền thanh Black, các fan của White rock và giới bình luận âm nhạc. Cuối thập niên 80 đầu 90, giới bình luận cho rằng: Từ N.W.A., Ice Cube, 2 Live Crew đến Public Enemy và Geto Boys về cơ bản đều là thứ âm nhạc xô bồ, tục tĩu. Tuy nhiên, thể loại này vẫn duy trì được sức hấp dẫn của mình thông qua sự thành công của De La Soul, Brand Nubian, Arrested Development, và PM Dawn


    --------------------
    Đôi khi bạn phải chấp nhận và đối đầu với tất cả những khó khăn để tạo ra được bản lĩnh cho mình trong cuộc sống.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    thienduongkhongloi
    Dép lê
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Bài gởi: 87


    Breakdance
    Đây là đôi nét về nguồn gốc và lịch sử của breakdance, chúng ta cùng tìm hiểu nào :

    _ Vào những năm 70 :

    Los Angeles và New york là 2 thành phố nơi breakdance hình thành và phát triển. Ở New York, có DJ Kool Herc, ông là người gốc Jamaica và cũng là người DJ đầu tiên của dòng nhạc hiphop. ông là người đã phát triển kỹ thuật thu âm của DJ làm cho các âm thanh như nối liền và ko bao giờ dừng, ông cũng chính là người đặt ra cụm từ "b-boy" vào năm 1969.

    Cho đến tận ngày nay thì người ta vẫn không thể nào hòan tòan biết chính xác được Kool Herc hàm ý gì khi dùng cụm từ "b-boy". 1 vài người thì cho rằng đó là viết tắt của từ "boogie boy" trong khi 1 số khác thì cứ khăng khăng nhấn mạnh rằng nó viết tắt cho từ "break boy" (mình cũng nghĩ như vậy ) và người ta đã chuộng từ "break boy" hơn. Nhưng ai là những người b-boy ? Và họ học những kỹ thuật nhảy break đó ở đâu ? Và câu trả lời cũng thật rõ ràng là họ là những người chuyên nhảy dưới đường phố ở những khu ổ chuột và họ chỉ cần hợp thức hóa lại những bước nhảy của họ để trở thành b-boy.

    Những người tiên phong trong phong trào breakdance là những thành viên của những nhóm gangster đường phố ở New york và Los Angeles, họ đã tự dạy võ cho họ (đặc biệt là những thế võ của Brazil) để tự vệ chính họ trước những người đối địch. Và bởi vì được bắt nguồi từ đây cho nên rất nhiều những bước nhảy rất mang tính hiếu chiến và đầy bạo lực trong những năm đầu phát triển. Ví dụ như "uprock" nếu như được biểu diễn 1 cách chính xác, sẽ nhìn rất giống như những cảnh quay từ trong những phim võ công hồi trước. "Uprock" có thể là những bước nhảy đầu tiên của breaking và sau đó người ta đã sáng chế ra rất nhiều những bước nhảy khác để dance trên sàn đấu tạo thành 1 giai điệu. Nó đã mang đầy tính thuyết phục đến nỗi 1 số chủ của các quán bar về đêm đã giải thích rằng đó là 1 trận đánh nhau thật sự. Và thỉnh thỏang điều đó trở thành sự thật (có nghĩa là nhảy chưa đã nên họ choảng nhau luôn đó )

    Vào thời đó, những b-boy dễ dàng nhận được sự đồng cảm từ những người cùng đẳng cấp xã hội với mình hơn, và họ thường nhận được 1 số tiền khổng lồ từ những buổi diễn, trong khi đó 1 số người khác thì vẫn theo đuổi 1 cách không cần thiết để có thể trở thành 1 gangster. Kết quả là 1 số người vẫn tiếp tục là thành viên của những băng nhóm gangster trong XH và đôi khi những trận hỗn chiến đã bùng nổ ra trên sàn đấu. và không thể thông cảm và thấu hiểu được, các phương tiện truyền thông đã nhắc đến hiphop và cũng đồng nghĩa với việc nhắc đến sự bạo lực và tội ác trong con mắt của công chúng, mặc dù những sự kiện này vẫn được tìm thấy ở những ngành giải trí khác.

    Trên những hòn đảo phía tây, rất nhiều những băng nhóm của Los Angeles cũng nhảy trên đường phố và mỗi nhóm đều cố gắng thể hiện mình hơn nhóm khác bằng những màn biểu diễn năng động, sáng tạo và phức tạp hơn và vẫn bị ảnh hưởng bởi võ công. Những gì mà "uprock" thuộc về những người dân của thành phố New York, thì "Locking" đã thuộc về Electric Boogie và những người trẻ thành phố Los Angeles. Nó được bắt đầu bởi Lockatron Jon và Shabba Doo. Shabba cũng là người giới thiệu người dân New York với "popping", cái mà được gọi là những bước nhảy thật sự của hiphop.

    Những người vũ công địa phương ở New York đã thêm vào sóng và những bước nhảy uyển chuyển khác vào "popping" và đó chính là style mà tồn tại đến ngày nay. Vào thời điểm đó nó được biết đến với cái tên "the robot" và rất thường hay xuất hiệntrên những chương trình tivi. "Locking" cũng trở thành 1 phần của disco và những người vũ công cũng đã chấp nhận những bước nhảy breaking để mở rộng vũ điệu của họ trên sàn đấu.

    _ Vào những năm 80 :

    VÀo thời điểm này, nhiều bước nhảy mới đã được sáng tạo và thêm vào những bước nhảu cũ để làm cho nó được biết đến nhiều hơn. Những người biên đạo nhảy múa cố gắng hòan thiện những bước nhảy cũ và làm cho chúng không bị lỗi thời với tốc độ phát triển hiện thời. Lúc đó, những người nhạc sĩ thuộc dòng nhạc pop chính thống đã ăn cắp những chiêu của các bboy và tự biến họ thành những người thuộc đẳng cấp hạng trung của xã hội. Và người đặt bước cải tiến nhất cho những bước nhảy break thời này có lẽ là Michael Jackson vào những năm 80 khi anh ta thực hiện chiêu "moonwalk", bước nhảy này đã làm hỏang sợ những đứa trẻ trước tuổi vị thành niên và cha mẹ của chúng (mình chẳng biết tại sao lại như vậy nữa ). Nhưng những người trong thế giới ngầm đều biết rằng M.Jackson đã nợ James Brown 1 món nợ bởi vì Brown là người đã cho ra đời điệu nhảy "goodfoot" và sau đó phát triển thành "floating" và tất nhiên "Moonwalk".

    "Popping" cũng trở thành 1 phần của cái list những gì mà Jeffrey Daniels làm được, cùng lúc với nhóm Shalamar, trong khi đó những người khác lại cho rằng Tik & Tok là những người sáng tạo ra điệu nhảy "Robotics và cả 2 điệu nhảy đều đã được biểu diễn 1 cách hòan hảo bởi những đứa trẻ đường phố vào khỏang 1 thập kỷ trước đó. Vào thời đó, rất nhiều những nhóm nhảy trong thế giới ngầm đã kiếm được rất nhiều tiền trong những show diễn vào những năm 80. Có rất nhiều bản thu âm thời đó về những buổi diễn ở thế giới ngầm của các bboy đã được tung ra thị trường thay vì bán những bản thu âm về những nghệ sĩ nhảy chính thống, và những nhóm như Rocksteady, Break Machine, Uprock và The Motor City là những nhóm đi đầu bán tên tuổi cũng như sự phục vụ của họ cho những bản thu âm này.

    Breaking vào thời đó cũng đi đôi với quần áo thời trang mà người dân mặc, với tên của các thương hiệu phát triển mạnh mẽ và thành đạt trên những sự đam mê ****** cuồng của người dân lúc bấy giờ. Nó bắt đầu xuất hiện trên tivi, không chỉ có ở trên những chương trình show âm nhạc mà ngay cả trên quảng cáo xà bông (tận dụng triệt để ghê ). Nó xuất hiện trên những chương trình như "Easternders" hay "Grangehill", và lúc này thì các nhà làm phim cũng bắt đầu nhảy vào cuộc và đua nhau cho ra đời các bộ phim breakdance như "Wild Style", rồi đến "Beat Street" và "Breakdance"... Có những show diễn được diễn ra rất hòanh tráng như Electro Rock kẹt cứng hết cả người ở trường đua ngựa của London, Freestyle '85 ở vườn Covent, và UK Fresh '86 diễn ra ở trường đấu Wembley... (Phải chi mình được xem ) Và ngay cả hòang gia Anh cũng đã vào cuộc. Ngoài ra thì nhóm "The Buck House" cũng yêu cầu nhóm Rock Steady Crew biểu diễn cho họ xem ở buổi khiêu vũ thân mật hằng năm của họ, rồi cả buổi diễn "Royal Variety" cũng được tổ chức mà tại show diễn khách mời toàn là những người đại gia cực kỳ giàu có và nổi tiếng.

    Báo chí và các tờ tạp chí bất thình lình làm cho nền hiphop được mọi người trân trọng, kính trọng và cả những bài quảng cáo cũng góp phần làm nên chuyện đó. Đã có rất nhiều những cuộc tranh cãi giữa những người chuyên viên bình luận về nền hiphop xảy ra nhưng rồi tất cả đều trở nên vô nghĩa và chẳng đem lại kết quả gì. Không có 1 việc làm gì có thể làm để tốt hơn cho nền hiphop ngoại trừ để cho những nhà xuất bản tham gia vào. và họ cũng cho rằng mọi việc đã trở nên quá to lớn và quá nhanh chóng và kết quả tất yếu là quá lỏng lẻo. Và nó đã trở thành 1 nguồn để kiếm tiền rất dễ, và 1 lần nữa, hiphop đã lại vào "thế giới ngầm" nơi mà nền hiphop lại chỉ được giữ cho còn tồn tại bởi 1 bộ phận thiểu số ngừơi dân ham mê nó. Trước khi bất cứ chuyện gì có thể xảy ra 1 lần nữa thì tất cả những bboy và bgirl của nước Anh đều phải trở về với thực tại ko mấy là vui vẻ....

    ===========
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    thienduongkhongloi
    Dép lê
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Bài gởi: 87



    Thật dễ hình dung không khí của hip-hop sẽ ra sao nếu không có breakdance, không có những cú trồng cây chuối để xoay người, những động tác múa có hơi hướng "bạo lực" của những vũ công. Hip-hop xuất phát từ khu phố Bronx - nơi cư ngụ của những người gốc Phi, mà dân Phi châu là những người ... múa từ trong huyết quản. Điều đó cũng dễ cắt nghĩa tại sao múa trong hip-hop lại đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo không khí nhộn nhịp cho loại hình này.

    Breakdance, "linh hồn" của hip-hop

    Khi DJ Kool Herc mix nhạc cho các buổi nhảy trong khu phố, anh ta thường hô lớn "B. boy go down", để mọi người tham gia nhảy. Chữ "B. boy" ngày nay có nhiều cách lý giải như: "Bad boy", "Breaking boy, "Boogie boy"... Boogie là một điệu nhảy đã có từ lâu ở miền tây Hoa Kỳ, Pháp... còn breaking là một lối nhảy mới xuất hiện ở New York. "Break" trong tiếng Anh có nghĩa là "cắt đứt, ngưng nghỉ". Trong nhạc soul và funk, break là lúc ca sĩ ngừng hát, dàn nhạc thì chỉ còn bộ trống và bè bass. Đây cũng là điều mà DJ Kool Herc thấu hiểu và thường cho 2 dàn máy chạy đi chạy lại nhiều lần những đoạn break đầy hào hứng để các vũ công trổ tài.

    Những người tiên phong với lối nhảy breaking là những tay giang hồ thuộc các băng đảng đường phố New York, vì vậy những động tác thường mang tính võ thuật và hơi hướng bạo lực. Điệu nhảy uprock được xem như tiền thân của breaking là điệu nhảy mang nhiều động tác võ thuật nhất. Một yếu tố rất quan trọng trong breakdance đó là sự đối chọi so tài, đã xuất hiện những trận thách đấu trên sàn nhảy thay vì dao súng trên đường phố của các tay anh chị. Và cũng lắm lúc sàn nhảy hip-hop khu Bronx đã thực sự trở thành chiến trường với những cú đấm đá thật sự và hip-hop lại góp thêm một phần bất ổn vào thế giới vốn đầy bất ổn của những khu phố da đen nghèo đầy dẫy những vấn nạn băng đảng. Trong các cuộc so tài, người có nhiều bước nhảy lạ và "quái" thường dễ được công nhận chiến thắng, cũng chính vì vậy mà breakdance không chỉ dùng đôi chân thông thường, có người đã dùng cả đầu, lưng xoay tít trên sàn nhảy và đó cũng là những động tác được giới trẻ trong các ghetto tán thưởng nhiệt liệt.

    Một điều đáng nói là cũng trong thời gian này, James Brown đã sáng tạo ra các bước nhảy good foot và thành công vang dội trong bài Get on the Good Foot. Các bước good foot cũng được sử dụng trong những cuộc tranh tài đang ngày càng lan rộng trong các khu phố nghèo New York cùng với những âm thanh JD và rap.
    Cũng tại New York, một số nghệ sĩ nhạc pop lấy một số các bước nhảy của các "B. boy" nhưng bỏ bớt những tính chất "bạo lực" bằng cách "popping" hóa nó. Michael Jackson là người đã đưa các bước nhảy moonwalk có nguồn gốc từ good foot vào biểu diễn của mình và khá thành công. Breakdance và hip-hop như đang bắt đầu một cuộc hành trình xa hơn vượt ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của những khu phố da đen nghèo ít ai biết đến.

    Graffiti - những kẻ ăn theo

    Graffiti, có người gọi là nguệch họa, đó là một hành động "nổi loạn" của bọn trẻ cũng ở các khu phố nghèo da đen để tự khẳng định mình (theo suy nghĩ của chúng). Chúng đã dùng những bình sơn xịt để xịt tên của mình lên các bức tường để mọi người biết đến mình. Gần với hình thức này, trước đó chúng ta thấy có "tag", một hình thức ký tên của mình lên mặt đường của các tay anh chị trùm du đãng vào thập niên 60 để đánh dấu lãnh địa. Nhưng "graffiti" mất nhiều công sức, thời gian hơn "tag" nhiều và cũng có vẻ... nghệ thuật hơn.

    Do sự túng thiếu, sự bạo tàn của các băng đảng và cả sự lơ là của giới cầm quyền mà nhiều nơi ở Bronx và Brooklyn gần như bị hoang phế. Và đó cũng là nơi hoạt động của các graffiti, chúng xịt tên mình vào những nơi mà chúng có thể xịt. Nhưng việc làm này cũng chỉ với những "xịt sĩ" biết với nhau. Các "xịt sĩ" nảy ra "sáng kiến" là muốn để mọi người trong cả thành phố biết đến, cần phải xịt lên các bức tường ở thành phố New York và hiệu quả nhất là xịt lên các toa tàu điện, để những "tác phẩm" của mình được mang đi khắp các phố phường.

    Từ năm 1970, "xịt sĩ" Taki gốc Hy Lạp đã xịt tên mình trên nhiều bức tường ở New York với "bí danh" Taki 183 (Taki là tên, còn 183 là số nhà của anh ta). Taki được xem như là người đầu tiên ghi danh vào lịch sử của các nguệch sĩ. Chẳng bao lâu xuất hiện hằng hà sa số các cái tên khác như: Julio 204, Frank 207, Papo 184, Super Kool 223, Lee 163rd, Phase 2, Snake 131 v.v... và v.v... Trong đó Phase 2 được biết đến với kiểu chữ bulles letters, Topcat 126 với kiểu chữ block letters, Flin 707 và Pistol với kiểu chữ 3D... Đó cũng là thành quả đạt được của các graffiti trong quá trình hoạt động của mình.

    Những kiểu chữ nguệch ngoạc, lộn ngược... trên trang phục hip-hop ngày nay là một phần "di sản" của những "xịt sĩ" thập niên 70 khi hưởng ứng trào lưu của hip-hop trong bối cảnh "nổi loạn" của giới trẻ các khu phố nghèo da đen.
    Nhưng graffiti gần như là một trò ăn theo trong không khí ồn ào của DJ, rap, và những bước nhảy giang hồ ở những công viên của các khu phố nghèo tràn đầy băng đảng và những hành động bạo lực. Họ chỉ là những ngườ đứng dưới sàn nhảy và trổ tài nguệch họa của mình. Mãi đến năm 1982, khu Roxy (New York) mới trở thành CLB khiêu vũ và mau chóng trở thành trung tâm của hip-hop, nơi hội tụ những DJ, rapper, vũ công breakdance và graffiti. Graffiti thật sự trổ tài trong ngôi nhà chung đó với những hình vẽ, kiểu chữ theo một phong cách rất riêng của mình, và các nghệ sĩ biểu diễn hip-hop trên sân khấu đã lưu dấu ấn đó vào những trang phục mà họ cho là đầy tính chất... hip-hop.

    Hip-hop xuất hiện như một loại văn hóa đường phố, nhưng khi có bàn tay của những người hoạt động chuyên nghiệp biến cải và nhất là sự tác động bằng những sản phẩm băng đĩa, phim ảnh..., bộ mặt và tầm ảnh hưởng của hip-hop thay đổi đáng kể và nhanh chóng lan tràn trong giới trẻ của nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, nó là một trào lưu có tác động lên nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và "thôi miên" giới trẻ ở rất nhiều quốc gia...

    -----------------------------

    Post mấy bài này lên bạn nào quan tâm thì come on nha! hi
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

Các Chủ đề tương tự

  1. Giải Hiphop cup Parkson 2012
    Bởi Lead trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-05-2012, 06:20 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •