thienduongkhongloi
Dép lê
Tham gia ngày: Aug 2008
Bài gởi: 87


Vũ điệu Flamenco - nghệ thuật dân gian Tây Ban Nha
Âm nhạc và vũ điệu flamenco mang đậm phong cách đặc trưng của nền văn hóa Tây Ban Nha hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Vẻ đẹp hình thể gợi cảm của những người vũ nữ được bộc lộ qua những động tác gõ nhịp chân xuống sàn và quay tít những lớp váy bồng bềnh theo tiếng nhạc réo rắt bên đống lửa trong bóng đêm, người nghệ sĩ ghi ta da ngăm đen ngồi trầm tư đệm đàn... Đó là tất cả những nét làm người ta dễ dàng liên tưởng đến chất Tây Ban Nha. Âm nhạc và vũ điệu flamenco mang đậm phong cách đặc trưng của nền văn hóa Tây Ban Nha hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Vẻ đẹp hình thể gợi cảm của những người vũ nữ được bộc lộ qua những động tác gõ nhịp chân xuống sàn và quay tít những lớp váy bồng bềnh theo tiếng nhạc réo rắt bên đống lửa trong bóng đêm, người nghệ sĩ ghi ta da ngăm đen ngồi trầm tư đệm đàn... Đó là tất cả những nét làm người ta dễ dàng liên tưởng đến chất Tây Ban Nha. Nếu không nghe quen có thể rất dễ lầm tưởng làn điệu Flamenco là tiếng than khóc nỉ non từ thế giới bên kia vọng về, lẩn khuất đâu đó giữa những vũ nữ trong bộ váy xòe nhiều lớp và chiếc quần ôm sát người, nhưng thật sự đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo và tràn đầy rung cảm nghệ thuật, một trong những khía cạnh phong phú nhất của văn hóa truyền thống Tây Ban Nha.

Ngay tại quê hương Tây Ban Nha, Flamenco thực ra chưa bao giờ được coi là dòng nhạc chính thống. Tuy nhiên, hiện nay, thể loại này đang đi vào thời kỳ phục hưng và góp phần đáng kể vào những thành công của thể loại nhạc pop Tây Ban Nha. Đã bén rễ, ăn sâu trong tiềm thức cộng đồng người Di gan ở mảnh đất nghèo khó Andalusia của miền nam Tây Ban Nha, âm nhạc và vũ điệu Flamenco mang đậm phong cách đặc trưng của nền văn hóa Tây Ban Nha hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Giá trị văn hóa của vũ điệu Flamenco lớn hơn người ta nghĩ về nó rất nhiều. Theo Carmen Linares, một nghệ sĩ flamenco được kính trọng và rất nổi tiếng ở của Tây Ban Nha thì: "Để hiểu thấu đáo về nó là điều không dễ, thế nhưng vũ điệu này lại giúp con người ta tìm được sự đồng cảm. Khi đi biểu diễn nước ngoài, tôi biết có những người không hiểu lời ca tôi đang hát, nhưng họ có thể rung cảm với giai điệu và cảm nhận được mối liên hệ trong tâm hồn với những người xung quanh. Flamenco giống như chính cuộc sống vậy, chúng tôi hát về tình yêu, hạnh phúc, nỗi thống khổ..., về tất cả những gì con người từng trải qua trong cuộc đời mình".

Những ca khúc Flamenco đều có chung một số giai điệu cơ bản, tuy nhiên một phần không thể thiếu để tạo nên tố chất riêng là đàn ghi ta, tiếng vỗ tay hoặc tiếng gõ nhẹ vào hộp đàn... Tất cả đều mang màu sắc nguyên thủy, hoang sơ của dân ca miền Nam. Người hát được gọi là cantaor hay cantaora, được đệm nhạc bởi một người chơi ghi ta và một hoặc hai người vỗ tay điểm nhịp trở thành một bộ hoàn chỉnh khi biểu diễn Flamenco. Các chủ thể thông thường hướng đến tình yêu, sự mất mát, nỗi luyến tiếc quá khứ hay ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên. Làm nền cho bài hát có thể có một hoặc hai vũ công dậm chân theo nhịp nhạc. Nếu vũ công là nữ thì họ sẽ cầm vạt váy ken nhiều lớp lót, hua hua trước ngực nhằm phô diễn sức sống, nét gợi cảm của phái nữ. Cái làm người xem thích thú nhất là những nhịp vỗ tay rộn ràng theo điệu nhạc dễ lôi cuốn mọi người cùng tham gia. Đôi khi họ hét lên những tiếng đầy phấn khích để khuyến khích hoặc tán dương người biểu diễn.

Vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, loại hình nhạc hội Flamenco bị mai một và dần rơi vào quên lãng. Thể loại nhạc này chỉ thực sự nở rộ trong một vài năm gần đây. Nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng nhạc pop của Tây Ban Nha cũng giống như ngôn ngữ La ting trở thành chủ thể trong thế giới Anh ngữ. Flamenco là một sự tái tạo nghệ thuật âm nhạc truyền thống cổ xưa của người Di gan xứ Andalusia... đã được kết tinh vào cuối thế kỷ 19 nhờ các danh ca, nhà soạn nhạc dân gian. Họ đã phát triển những vở ca kịch cổ thành cuốn sử ca mô tả lại cuộc nội chiến thời kỳ đầu công nguyên. Theo nhà nghiên cứu flamenco học Nunez thì Flamenco đã trải qua một sự cải tiến lớn trong suốt chế độ độc tài của Francisco Franco (1939-1975) khi nó được tái hư cấu và phổ biến trong một phiên bản hợp nhất có tên là "lo folclorico". Mục đích của Franco là thống nhất hoá các dòng Flamenco. Khi Franco mất, mối quan tâm đến thể loại nhạc này cũng chìm vào quên lãng. Thế vào đó là các trào lưu nhạc mới tràn vào từ các nước Mỹ và Anh và không còn ai muốn biết về Flamenco nữa. Thật lạ là sau đó, trong thập kỷ 70 và đầu những năm 80, ở Tây Ban Nha đã nổi lên những tài năng lớn như nghệ sĩ ghi ta Paco de Lucia, một nhạc sĩ có tầm cỡ quốc tế của Tây Ban Nha, và ca sĩ Camaron de la Isla, hình ảnh thu nhỏ của nghệ thuật dân gian Tây Ban Nha đối với giới hâm mộ nghệ thuật Flamenco. Ông Nunez cho biết: "Hôm nay, Flamenco đã lại trở thành một phần không thể thiếu của nền văn hóa truyền thống Tây Ban Nha. Dòng nhạc này đã được hồi sinh nhờ chính sức mạnh văn hóa tiềm ẩn trong nó.