Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 27

Chủ đề: Kỹ thuật của Slow waltz

  1. #11
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Chắc vấn đề đơn giản hoặc không trao đổi được với ai. Bỏ vấn đề này đi vậy và chuyển sang quay pivot.
    Trong đĩa dạy của Victor (tên đĩa là Spin and Pivots) thì nam quay ở tư thế thấp, nữ quay ở tư thế cao. Và kỹ thuật quay có chỉnh sửa một chút cho phù hợp với chức năng dẫn và theo. Nhưng một vấn đề quan trọng là mình chưa biết làm cách nào để nữ nhanh hơn, dài bước hơn (độ dài bước của chúng ta tùy theo nữ, mà tốc độ cũng thế, đáng lẽ 4 step - đếm 1 and 2 3 - hết 1 nhịp nhạc thì họ mất đến gần nhịp rưỡi.
    Vậy làm thế nào nhỉ?

  2. #12
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Thế mình phải làm thế nào?

  3. #13
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi khng Xem bài viết
    Nhưng một vấn đề quan trọng là mình chưa biết làm cách nào để nữ nhanh hơn, dài bước hơn (độ dài bước của chúng ta tùy theo nữ, mà tốc độ cũng thế, đáng lẽ 4 step - đếm 1 and 2 3 - hết 1 nhịp nhạc thì họ mất đến gần nhịp rưỡi.
    Vậy làm thế nào nhỉ?
    Lôi xềnh xệch nữ đi là phải bước nhanh hơn, dài hơn các bác nhỉ ?
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  4. #14
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Cái Pivots liên tục này có cả kéo lẫn đẩy, Lead thân mến ơi.
    Thế không ăn thua đâu. Thậm chí tuyên bố thầm trong bụng: "bỏ, không thèm đi nhảy cùng nữa" và bỏ thật rồi, với 3 madam tập mãi không xong pivots (người đầu tiên thì kiên trì chờ 3 năm, người thứ 2 thì mất hai năm, người thứ 3 mất 1 năm - thế là mất toi 6 năm).
    May là các madam ấy chỉ biết là mình rất bận nên không đi khiêu vũ nữa (họp, họp nữa, họp mãi mà). Thế nên có hôm tình cờ gặp, họ còn: Anh muốn đi khiêu vũ cùng em thì phải báo trước mấy tiếng, chứ cứ sát giờ mới gọi điện thì ai mà đi được (còn phải vẽ, phải rỉa lông cánh...). "khổ quá, lúc đó mới trốn được họp thì phải gọi ngay". Trong bụng thì cười thầm.
    Mẹo cho Lead và các chiến sĩ nào không chịu được những cú đè, cú sút thẳng vào chân, hoặc thở hồng hộc vì lôi, kéo đẩy đấy. À, mẹo này mình học từ trong tuyển tập truyện ngắn "Mưa" của Sômôset Môm đấy.
    Hay là tại các "vũ đường" không nói về các vũ hình này nhỉ? Ví dụ như Pivots thì 1 and 2 3; Fallawey Reverse and Slip Pivot thì 1 2 and 3 khác với 1 and 2 3 thế nào, khi nào dùng kiểu này, khi nào dùng kiểu kia....

  5. #15
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Mà nữ phải đẩy chân chứ sao lại lôi?
    Mà lôi nữ ở chỗ khác, lôi đi ... ra bờ đê để ngắm chim chẳng hạn thì khoái hơn.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Nhãy điệu gì trông đẹp và tốt thật ra không dễ chút nào , vì không thầy đúng là đố mày làm nên thật . Tựa như toán là có điều ắt và điều cần : trong dancing điều ắt là thầy , điễu cần là video , tôi vẫn thường nghĩ vậy , tôi học thầy 1 giờ thì tôi tự tập và xem video 10 giờ , nhờ vậy , tuy đã 77 tuỗi tây rồi , tôi vẫn tự tập , vẫn xem video , vẫn nghe nhạc , vẫn nhãy trông vẫn OK .Mình nhãy theo tuỗi cũa mình chứ ! hihihi ./.

  7. #17
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Đúng là có người đi trước thì rất tốt, nhất trí với bác TuyCan. Nhưng mà ở VN, điều kiện có thầy nổi tiếng thế giới, có thời gian và kinh phí đến học là cả 1 câu chuyện dài không lối thoát.
    Em thì cũng gần 60 rồi, nên cũng hơi nệ cổ và phân tích, đánh giá mọi chuyện hơi dông dài 1 chút: Có người nói rằng "tam nhân đồng hành, tất hữu ư sư" - "ba người cùng đi thì thế nào cũng có 1 người giỏi hơn ta điều gì đó". Thế nên là học hỏi họ là chuyện bình thường, không nhất thiết họ phải được gắn chữ thầy lên ngực. Và từ những điều học hỏi, trao đổi đó, ta đem sắp xếp lại, tổ hợp lại và nâng lên 1 tầm mới. Các băng video, đĩa DVD cũng có giá trị như những người ta gặp và còn hơn nữa là có hệ thống. Nếu "đọc" được thì ít nhất, về mặt lý thuyết, về mặt diễn tả quá trình trong đầu, ta đã được trang bị.
    Như vậy, trong chừng mực nào đó, em thấy những trao đổi về kỹ thuật, sự nghiên cứu những tài liệu cũng rất quan trọng và nhiều khi trợ giúp chúng ta tốt hơn các ông thầy ở Việt Nam - những người luôn sẵn sàng xuất hiện (xin lỗi Lead nhé, mình không nói bạn đâu, bạn rất lòng lành và khiêm nhường). Thầy thực sự là các kiến thức của ông ta (bà cũng được) phải được nâng lên tầm học thuật, có hệ thống rõ ràng, minh triết. Nếu mà khi dạy lại dùng ngôn ngữ bình dân để trang bị các vấn đề kỹ thuật, lý luận tốt thì nghiệp vụ làm thầy được rất cao (như Lê Thẩm Dương chẳng hạn). Còn ở Hà Nội, em thấy nhiều người đi học được một vài mảnh về cứ nằng nặc đòi mọi người làm theo mà không biết tại sao như thế, đây là đặc trưng riêng của nơi dạy mình hay đây là kiến thức cần, kiến thức cơ bản phải biết rồi mới tùy theo trò để tạo cho họ một phong cách dấu ấn riêng.
    Con đường em nghĩ là phải tạo ra cách để trò vượt thầy (nếu có thầy thật), còn nếu không thể có được thầy tốt thì vẫn phải làm gì đó để không thua những người có thầy tốt (không chơi vụ ngáng chân họ trên sàn).

  8. #18
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Những gì ta hiễu đúng thì ta phát biễu rõ ráng .

    Tiếng Pháp có câu nói tôi dịch ra tiếng Việt là " điều gì ta hiễu đúng thì ta phát biễu rõ ràng ; trong đancing cũng thế , khi xưa khi tôi học với đôi ba người thầy , tôi nhớ là chĩ học bước , nên nhãy chưa chắc chắn , nhãy thì có nhãy nhưng vui thôi ; đền khi tôi học được với vài thầy thuộc hàng cự phách thì tôi học tốt hơn , nhanh hơn , và nhiều hơn , vì tôi không học theo cách thông thường là bắt chước người thầy ; mớ lỳ thuyết và thực hành nghiêm túc với các thầy hạng cừ đã giúp tôi hiễu được nhiều điều tôi đã xem trong video dancing , và cũng trong vòng xoáy này tôi biết nhiều hơn , hiễu nhiều hơn và nhãy được nhiều hơn và tốt hơn . Trần vũ Thạch , trước khi thi giãi vô địch quốc gia cùng với Khánh Chi và cặp đôi này đã đoạt chức vô địch quốc gia 5 điệu Standard , đã có lần được tôi giúp ý kiến về cách thực hiện bước Pivot và Traveling Spin và tôi đã nhắc Thạch như sau : bước cúp vòng qua bạn nhãy , spin bằng gót chân , hai người giữ thân mình chạm sàt vào nhau , người tấn xuống một chút , nín thỡ rồi xoay liên tục nam trước nữ sau đễ giữ thăng bằng ; Thạch đã nói là cháu đã không được dạy như thế nên cháu spin chưa được , và tôi bão Thạch làm thữ xem , và Thạch đã hiễu và spin được ngay ; Thanh Huyền và bạn nhãy cũng đã vướng mắc trong vũ hình Fleckrl trong V.W và tôi cũng đã giúp cho Thanh Huyền và bạn nhãy ngay trên sàn tập nhãy tốt điệu V.W và các điệu khác trong kỳ thi giãi VDQG Standard và cặp này cững đã nhận được Bronze Medal đấy .
    Nói tóm lại , học thì phãi hiễu rõ thì về nhà mới tự tập được , giống như học sinh hiễu rõ những gì thầy dạy trong trường thì về nhà nới là homework được , không những không sai mà lại còn làm được nhanh và nhiều nữa !!!!!!!!
    Vài hàng qua kinh nghiệm bãn thân đễ góp ý với các bạn nhé ./.
    Lần sửa cuối bởi TuyCan, ngày 20-03-2012 lúc 09:14 AM.

  9. #19
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Em cũng thấy như bác TuyCan nói. Nam spin ở tư thế thấp còn nữ ở tư thế cao. Độ " cúp vòng" của nam phải điều chỉnh tùy theo khả năng của nữ. Khung vai dẫn theo vòng quanh - có hỗ trợ của tay trái nam - vì xoay quanh trục mà nam phải đảm bảo trục xoay mà.
    Tiếc là không gặp bác nên em mất công hơn để quan sát, phân tích và đi đến kết luận như vừa rồi.

  10. #20
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Thực ra khó nhất ở Double Reverse Spin (có thể thêm end Slip Pivot hoặc Over Spin) là bình tĩnh chờ nữ quay trên gót xong, ổn định (mà lại cũng đo lường việc này theo khung vai của nam) mới bắt đầu để chân trái nam rời sàn (cao hay thấp thì cũng tùy khả năng luyện tập và đừng gần ai quá để đá họ).
    Có lẽ, đây là 1 trong số rất ít bước "làm đẹp" của nam thì phải?

Các Chủ đề tương tự

  1. Một số đặc trưng của điệu Slow Foxtrot
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Slow Foxtrot
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 06-03-2018, 01:01 PM
  2. Slow Foxtrot có những gì giống và khác với SW và Tango
    Bởi khng trong diễn đàn Slow Foxtrot
    Trả lời: 31
    Bài viết cuối: 30-07-2012, 05:33 PM
  3. Một số đặc trưng của điệu Slow Waltz
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Waltz
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 18-05-2010, 09:14 AM
  4. Slow waltz - tình yêu
    Bởi Lead trong diễn đàn Waltz
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 21-11-2009, 08:52 AM
  5. Tango, Viennese Waltz, Waltz cơ bản
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Video Clip
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 01-11-2009, 07:26 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •