Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 27

Chủ đề: Kỹ thuật của Slow waltz

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Kỹ thuật của Slow waltz

    Kỹ thuật của Slow waltz

    Những lời khuyên khi nhảy điệu Waltz

    Hãy vừa thực hiện bước nam trong các vũ hình Quay Phải Natural turn, Đóng Đổi Phải, Quay Trái Reverse turn, Đóng Đổi Trái vừa xác định bằng miệng yếu tố nghiêng thân.

    Nghiêng thân = CBM?

    - (Vừa thực hiện kết nối trên với một nhạc cảm tốt bằng cách kiểm soát các bước chân theo phách, khi được thực hiện cùng với âm nhạc)
    Vừa di chuyển theo phách nhạc trong kết nối trên vừa đếm bằng lời : " Thẳng, Phải , Phải, Thẳng, Trái , Trái, Thẳng, Phải, Phải, Thẳng, Trái, Trái, Thẳng, Phải, Phải, Thẳng, Trái, Trái". (chú ý luôn sử dụng phương pháp trên để xác định yếu tố nghiêng thân trong tất cả các vũ hình có yêu cầu thực hiện sự nghiêng thân)

    Việc nâng hạ trong Waltz được thực hiện một cách từ từ và mềm mại. Ví dụ, thân người bắt đầu được nâng lên ở cuối phách "1", tiếp tục duy trì trạng thái nâng thân ở các phách "2 và 3", hạ thân người ở cuối phách "3".

    sau vũ hình Quay Phải có thể đi tiếp vào vũ hình Đóng Đổi Phải sau các bước 1-3 của Quay Phải và kết ở lưng hướng tâm có thể đi tiếp vào vũ hình Đổi Ngoài có lượng quay trái 1/8. Khi đi gần tới góc phòng nhảy và kết ở hướng Chéo Tường DW thì có thể đi tiếp vào bất kỳ vũ hình Phải nào.

    khái niệm "Không nhấc chân" No foot rise được hiểu là sự nâng thân được thực hiện ở thân và cẳng chân trong khi gót chân vẫn duy trì sự tiếp xúc với mặt sàn.

    Vũ hình Quay Phải natural turn có thể được bắt đầu từ hướng Chéo Tường (DW) khi đang ở một cạnh nào đó của phòng nhảy và kết có hướng Chéo Tâm (DC), hoặc quay non để kết ở hướng Chéo Tâm Ngược (DC against LOD), hoặc khi đi tới góc phòng nhảy ta bắt đầu vũ hình từ hướng Chéo Tường và kết lưng hướng Chéo Tâm thuộc Đường Nhảy Mới (DC of new LOD).

    (trình độ Fellow) Vũ hình Quay Spin Phải natural spin turn có thể quay già để kết lưng hướng Đường Nhảy rồi nối vào vũ hình Quay Khoá Phải turning lock to right (?)

    (Khái niệm "quay non" và "quay già" được hiểu như sau : trong giáo trình lượng quay của từng vũ hình đã đươc định sẵn theo một góc quay nào đó, trong quá trình thực hiện lượng quay này có thể thay đổi tuỳ trình độ của người thực hiện hoặc tuỳ theo sự hợp lý của biên đạo. "Quay non" là quay thiếu so với chuẩn, "quay già" là quay quá so với chuẩn. Trong trường hợp nêu trên, vũ hình Quay Spin Phải theo chuẩn thì kết ở lưng hướng Chéo Tâm, trường hợp quay non sẽ kết ở lưng hướng Chéo Tâm Ngược, ít hơn so với chuẩn là 1/4 vòng, trường hợp quay già, kết lưng hướng Đường Nhảy, nhiều hơn so với chuẩn là 1/8 vòng. ND).

    Khi ở góc phòng nhảy, lượng quay trong bước thứ 4 của vũ hình Quay Spin Phải là 3/8 vòng theo chiều phải.
    (Bình thường theo chuẩn thì lượng quay trong bước quay pivot - bước thứ 4 - là 1/2, khi tới góc sàn nhảy, lượng quay này như trên đã trình bày là 3/8, sau đó ở hai bước 5 và 6 sẽ là 2/8 để kết ở lưng hướng Chéo Tâm thuộc Đường Nhảy Mới. ND).
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Còn vấn đề quay Double Reverse Spin (có thể là thêm and Over Spin nữa), quét chân trên cao hay dưới sàn thì đẹp hơn? Nên làm như thế nào và thế nào là chuẩn? Chúng ta bàn về chuyện này chăng? (Arunas hay xài kiểu này thì phải).

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bác Khng có bài tập bổ trợ kĩ thuật gì cho điệu waltz này ko ạ ?

    Ngoài việc tập các figure theo syllabus thì cần những bài tập gì cho điệu này ?
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  4. #4
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trước đây mình cứ nghĩ là mình nghĩ ra 1 số bài tập của mình, nhưng sau thì thấy người khác nghĩ ra và trên đĩa có đầy, chẳng qua mình ngồi đáy giếng nên không biết thôi.
    Với L2D: Bài tập nâng hạ thân trên sàn hoặc có khi dùng miếng gỗ dày khoảng 3 cm, mũi chân ở trên, gót ở sàn. Nâng hạ theo vài bài valse nhanh như Sóng Danuyp và bài valse chậm hơn như Morning has broken (bài nhanh cho sức bật, bài chậm cho độ bền và dẻo, giữ thăng bằng). Mỗi sáng có độ 200 lần nâng hạ thôi.
    Từ Victor: Đẩy chân. Đi bộ bất cứ đâu cũng đẩy chân như Tango (đừng lộ liễu quá để mọi người nhìn là được). Còn thỉnh thoảng thì đẩy ngang khi luyện tập riêng. CBM thì tranh thủ mọi nơi mọi lúc: Đứng xoay vai và chân đưa ra. Tại sao để lãng phí thời gian 5 hay 10 phút đứng không làm gì hoặc chỉ nói chuyện tán gẫu trong khi có thể tranh thủ tập từng chiêu nho nhỏ kia chứ? Những bài về CBM của nữ khi partner của Victor giảng về kỹ thuật cá nhân cũng rất hay cho nam về cung cách chuyển động.
    Từ Mirko: Đẩy chân và góc quay trong Tango, SW.
    Kỹ thuật cơ bản như quay trên gót... mình cũng luyện kiểu vậy.
    Từ các đĩa thi đấu của quốc tế: Cách rướn vai, cách chao nghiêng để bay lượn.
    Có 1 bạn còn tặng cho mình bộ đĩa từ Nga bàn về sự thăng bằng, sự cân bằng trong khiêu vũ. Cũng rất hay.
    Hiểu bài rồi thì phải luyện. Mà luyện tốn thời gian hơn học nhiều. Chỉ để quay tại chỗ với diện tích cần khoảng 1 cái chiếu 1m7 x 2m1 xuống mỗi chiều khoảng 80 cm, mình phải 200 lần, mỗi ngày 2 lần quay, mỗi lần quay phải tính đủ ba bài VW.
    Nói chung học từ hệ thống đó thì phải phân tích rồi gắn kết lại, tạo ra bài luyện cho mình. Cho mình thôi. Mình không đi dạy nên đúng sai cũng không làm ảnh hưởng tới người khác trừ bạn nhảy. Và thế nên mình tự do, không phải gọi ai làm thày rồi phải nghe theo (!).
    Có lẽ bài duy nhất mình có là tranh thủ những khoảnh thời gian rảnh nho nhỏ để luyện tập, không để lãng phí với những thứ vô bổ.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Nói đùa vậy chứ thực ra không có đủ điều kiện thời gian, kinh phí và điều kiện để đi học, thêm một chi tiết nhỏ là do cứ đi hỏi những thứ mà các vũ sư ở Hà Nội không muốn trả lời nên tự mình phải tự học, tự nghiên cứu. Lại còn phải tập cả bước nữ để nghiền ngẫm xem bước nam thế nào, dẫn thế nào (và hi vọng do vậy giúp được madam nào đó nhận lời đi khiêu vũ cùng - thế nhưng các madam đều coi "của rẻ là của ôi" nên nói chẳng ai nghe), được cám ơn nhiều nhất là từ Mr. Lead đó.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Với bài tập của Với L2D thì hiểu, còn với Mirko hay Victor hay các đĩa thi đấu thì chưa hiểu cách tập mà bác Khng nói, hix.

    Tập W mà đầu gối cứ kêu kẽo kẹt như hết dầu thì phải làm thế nào các bạn nhỉ ?

    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  7. #7
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bộ đĩa dạy của Victor, Mirko dạy nền móng rất tốt. Trong đó nói khá kỹ về CBM, về kỹ năng chuyển động cơ bản, về đẩy chân...
    Thêm vài đĩa cung cấp các cách dựng tổ hợp, ghép nối các vũ hình theo các kiểu khác nhau để phong phú, không nhàm chán.
    Bộ đĩa của Sekistov có rất nhiều cách ghép nối các vũ hình, từ đơn giản tới phức tạp.
    Nói chung với một vài vũ hình đặc trưng để rèn kỹ năng cơ bản. Khi có kỹ năng cơ bản tốt rồi thì tập các thứ khác cũng nhanh và dễ dàng hơn. Mình làm theo thế.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    A, CBM thì mình tập như thế này:
    Nếu muốn bước chân phải thì trước tiên hãy đứng trên chân trái, thả lỏng - thật lỏng chân phải, vặn vai sang phải theo chiều kim đồng hồ thì tự chân phải tự bật ra về phía trước, còn nếu vai xoay ngược chiều kim đồng hồ thì chân phải bật ra về phía sau. Như kiểu ta đứng đung đưa vậy.
    Không rõ các bạn tập dancesport thì luyện CBM thế nào (mình tập theo hệ Syllabus)?

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi Lead Xem bài viết
    Với bài tập của Với L2D thì hiểu, còn với Mirko hay Victor hay các đĩa thi đấu thì chưa hiểu cách tập mà bác Khng nói, hix.

    Tập W mà đầu gối cứ kêu kẽo kẹt như hết dầu thì phải làm thế nào các bạn nhỉ ?

    Kêu hết dầu, đầu gối có kêu kẽo kẹt cũng không lo, uống Gumsamin thì ổn thôi, à, ăn mồng tơi xào tỏi nhiều nhiều vô.
    Sợ nhất là khiêu vũ về, nói với vợ: Hết xăng rồi lăn ra ngủ kia.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Quay Double Reverse Spin mà tung chân:
    Theo mình hiểu và thử nghiệm (trao đổi để rút ra cách làm thôi đấy nhé và cứ tự do, không ném đá là được, à mà đã có ban quản trị diến đàn, hi hi) quay Double Reverse Spin mà muốn tung chân cao khi quay, cái khó nhất là CBM và chờ thời điểm partner đã ổn định trọng tâm trên hai gót mới quay đến chân trụ (chân phải) và tung chân. Nếu không tung chân thì dễ rồi, muốn quét chân thấp cũng phải chờ thời điểm này nhưng dễ hơn chân trái tung cao. Như vậy, khoảng thời gian chờ đó, khung vai đã vặn mà hông chưa quay. Vội là không được.
    Sau khi nữ đã ổn định trọng tâm trên hai gót thì họ còn hai bước (step) nhỏ nữa, mỗi bước làm ta xoay gần 1 góc vuông - lúc này chân phải ta là trụ và nữ như chạy quanh.
    Còn để nữ quay tốt trên hai gót (hai gót chập lại 1 chỗ) thì do khung vai của nam quyết định. Nam phải chủ động dẫn để partner bắt buộc phải chập hai gót 1 chỗ, lệch đi cỡ 5cm thì là không ổn. Như vậy khung vai nữ ổn định cũng là vấn đề quan trọng, nếu không ổn định thì dùng bước ngắn thôi, đừng ham bước dài mà dễ mất thăng bằng.
    Ý kiến mình là vậy. Và sẵn sàng thay đổi nếu hợp lý (thử làm theo mọi người một cách nghiêm chỉnh thì biết ngay thôi).
    Nhưng phải lưu ý đủ không gian, không có gót vào ai một cái thì đau người mà có khi lại đau cả mình nữa. Mà gót vào các cụ thì: Thôi rồi, Lượm ơi.
    Lần sửa cuối bởi khng, ngày 14-03-2012 lúc 07:45 PM.

Các Chủ đề tương tự

  1. Một số đặc trưng của điệu Slow Foxtrot
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Slow Foxtrot
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 06-03-2018, 01:01 PM
  2. Slow Foxtrot có những gì giống và khác với SW và Tango
    Bởi khng trong diễn đàn Slow Foxtrot
    Trả lời: 31
    Bài viết cuối: 30-07-2012, 05:33 PM
  3. Một số đặc trưng của điệu Slow Waltz
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Waltz
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 18-05-2010, 09:14 AM
  4. Slow waltz - tình yêu
    Bởi Lead trong diễn đàn Waltz
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 21-11-2009, 08:52 AM
  5. Tango, Viennese Waltz, Waltz cơ bản
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Video Clip
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 01-11-2009, 07:26 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •