Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Một số đặc trưng của điệu Viennese Waltz

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Một số đặc trưng của điệu Viennese Waltz

    Một số đặc trưng của điệu Viennese Waltz
    1.1.Điệu Viennese Waltz

    Van Viên (Viennese Waltz) là điệu múa đôi có thể phô diễn khả năng về thể lực, chuyển động không gian, sự lên xuống nhịp nhàng trong khi chơi. Số tổ hợp bước rất giới hạn và nhịp điệu nhanh của Van Viên cũng tự nói lên điều đó. Có thể so sánh khi chơi điệu này với việc các vận động viên điền kinh tham gia các môn chạy đường dài. Các lỗi trên sàn tương tự trong chạy đường dài. Tại thời điểm bắt đầu, các đôi xuất phát đầy mạnh mẽ và uy lực, nhưng sau đó họ sẽ lộ rõ sự khác nhau về chất lượng do những sai sót về kỹ thuật và sự thiếu chuẩn bị về thể lực. Sự phân nhịp cũng gây nhiều khó khăn đối với người chơi nghiệp dư và đặc biệt người mới tập.
    1.1.1Lịch sử

    Ngay từ những năm 60, đã có nhiều tranh luận giữa Đức và Anh về các tổ hợp bước trong thi đấu, nhưng đến tận năm 1993, mới có quyết định cuối cùng cho các bước có tên quốc tế thống nhất.
    Trong tất cả các kỳ thi, người ta không thể quên được ấn tượng do cặp nhảy Alex Moore ( Anh ) và Paul Krebs (Đức) đã trình diễn.
    1.1.2Đặc trưng

    + Đặc trưng : Quay và chuyển động lên xuống
    + Chuyển động : tiến lên
    + Loại nhịp : 3/4
    + Số nhịp /phút : 60 theo tiêu chuẩn của IDSF
    + Phách mạnh : phách thứ nhất
    + Thời gian nhảy : 1 đến 1,5 phút.
    + Đặc điểm lên và xuống của cặp : Không nâng bàn chân khi quay
    + Động lực : Chuyển động theo dòng chảy không gian
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    thienduongkhongloi
    Dép lê
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Bài gởi: 87


    Điệu nhảy Viennese Waltz
    Về giáo trình Van Viên của ISTD (Viennese Waltz). Viennese Waltz - "nữ hoàng của các vũ điệu" được rất nhiều người yêu thích vì cảm giác được bay bổng, phiêu diêu trong mỗi bước chân. Đã có những quan điểm cho rằng nếu đã nhảy được tất cả các vũ điệu mà chưa nhảy được Viennese Waltz thì coi như mới chỉ biết nhảy 50%.

    Ở Việt nam trước đây, thế hệ cha ông chúng ta đã biết nhảy Van, tuy nhiên đó là một thứ Van có tiết tấu rất nhanh (có thể đến 70 nhịp/phút), đến mức người ta chỉ có thể đi hai bước trong 3 phách nhạc, có người gọi nó là "Van Cối xay" vì nó lấy sự quay làm chính. Theo nhiều nguồn tư liệu, sự ra đời của điệu V Waltz là năm 1775, được chuẩn mực về nhịp ở đầu thế kỷ 19 tại Áo qua các bản nhạc Van lừng danh của hai cha con Straus. Mãi tới năm 1924, ISTD quyết định chuẩn hoá các vũ điệu được nhân loại biết đến vào thời điểm đó.

    Một Uỷ ban đặc biệt của ISTD được giao nhiệm vụ quan trọng này. Thành phần Uỷ ban này gồm có : Miss Josephine Bradley, Miss Eve Tymegate-Smith, Miss Muriel Simmons, MrsLisle Humphreys, Mr Victor Sylvester (là người nổi tiếng nhất trong nhiểu thập kỷ qua). Họ là những vũ công tốt nhất và giỏi nhất vào những năm đó. Tất cả các vũ điệu cổ điển Châu Âu (Ballroom Dances) đều đã được biên soạn ở những mức độ khác nhau trừ điệu V Waltz là vũ điệu không phổ biến lắm ở Anh quốc lúc bấy giờ. Người Anh vốn đã có điệu Van của mình là điệu Van Anh (English Waltz) mà ngày nay chúng ta gọi là điệu Van chậm. Vì thế kỹ thuật của V Waltz được bổ sung sau cùng vào danh mục của Ballroom Dances...

    Vienese Waltz (VW) là vũ điệu có ít vũ hình nhất trong tất cả các vũ điệu ballroom. Trong khi các vũ điệu khác có tới trên dưới 30 vũ hình thì VW chỉ có 7 vũ hình. Tuy nhiên để luyện tập điệu nhảy này không dễ dàng chút nào, và muốn chinh phục được nó cần khá nhiều thời gian, công sức cùng với lòng say mê.

    Đầu thập niên 80 được coi là thời điểm bắt đầu sinh hoạt khiêu vũ ở Hà nội. Những buổi sinh hoạt khi đó có rất ít các cặp ra sàn, đa số chỉ ngồi xem, đặc biệt là điệu VW, chỉ có một hai cặp dám ra sàn giữa một sàn nhảy mênh mông. Tình hình bây giờ đã khác hẳn, điệu VW bao giờ cũng kín sàn. Những người yêu mến sinh hoạt khiêu vũ ngày càng đông. Số lượng đã có, song chất lượng thì còn nhiều vấn đề phải bàn vì thực tế nó đang ở mức độ thấp.

    Ở đây tôi muốn nói riêng về VW. Sự yếu kém trong kỹ thuật VW được thể hiện qua một số điểm dưới đây trên các sàn nhảy của Hà nội :

    - Một số chưa nghe được nhạc VW dù cũng như Van Chậm đây là loại tiết tấu rất dễ nhận biết. Những người này bất chấp tiết tấu âm nhạc, cứ ôm nhau quay thật lực từ đầu tới cuối. Tuy nhiên số này không nhiều lắm, có lẽ họ đã học khiêu vũ ngay trên sàn theo kiểu "thiên hạ quay được thì Mỗ cũng quay được, kém gì ai", số "vũ sư" nhảy điệu VW mà không có nhạc trong chân cũng có, số này đã góp sức nhân lên số người nhảy "cùng trường phái", rất may ít bạn trẻ mắc phải.

    - Một số nhảy theo khiêu vũ truyền thống, được học theo kiểu truyền bước của các vũ sư từ dưới thời Pháp thuộc. Đây là dòng khiêu vũ vẫn luôn tồn tại và sẽ còn tồn tại. Những người này có nhạc cảm tốt, song chủ yếu vẫn là xoay tròn với hai bước chân trong ba phách nhạc, điệu VW trở nên nặng nề vất vả ngay cả với những người đã khiêu vũ rất nhiều năm. Đối với những người mới tập thì quả thật nhìn thấy họ mà thương, y như đang phải thực hiện một công việc khổ sai trên sàn nhảy.

    - Đa số những người tham gia điệu VW đều đã có nhạc cảm tốt, tuy nhiên, nếu nếu quan sát từ góc độ Inter Stile thì còn thiếu hụt những yếu tố rất cơ bản : đi không đủ 3 bước, không có bước thứ hai là một bước ngang (Naturral Turn) mà thường là đóng chân ở bước 2, không xác định được hướng di chuyển và lượng quay chuẩn mực (và cũng là hợp lý), thiếu hẳn yếu tố nâng hạ ( rise and fall) cũng như nghiêng thân người (sway), điệu VW trở nên nhạt nhẽo, không có sức quyến rũ cho người trong cuộc lẫn người xem.

    - Một số ít lại thích lao vào tập những kỹ thuật khó của VW như : quay phải, quay trái tại chỗ và bước đổ (Natural Fleckerl, Reverse Fleckerl and Contra Check) trong khi kỹ năng cơ bản còn non dại, tạo nên hình thù méo mó trên sàn.

    - Nhân tiện tôi muốn nói tới cách nhìn nhận của ISTD đối với điệu VW như thế nào ? ISTD coi VW là một vũ điệu riêng biệt, mặcdù nó nằm trong 5 vũ điệu được gọi là "ballroom". Trong các kỳ thi của ISTD ở cấp độ thấp (như Student- teacher, Associate) để cấp chứng chỉ và bằng cấp về Ballroom không có VW. Các cuộc thi (Exam) Cho VW được tổ chức riêng và chỉ giành cho những người đã có đẳng cấp Membership và Fellowship về các vũ điệu ballroom khác. ISTD chỉ cấp chứng chỉ trong VW cho đẳng cấp từ Licetiate trở lên, nghĩa là chỉ có hai loại chứng chỉ cho VW : Licentiate và Fellow. Và các bạn có biết nội dung cuộc thi để lấy chứng chỉ Licentiate là gì không? Nó gồm có : Natural Turn - Reverse Turn - Forward and Backward Change Steps.


    Đối với chứng chỉ Fellow thì phải thực hiện những kỹ thuật vừa nêu trên cộng với Natural and Reverse Fleckerl and Contra Check (phải thực hành được trên sàn với âm nhạc còn trong phần lý thuyết thì chỉ cần thực hiên solo vũ hình mà không có nhạc). Vài thông tin gửi tới các bạn để góp thêm sự hiểu biết của chúng ta đối với điệu nhảy VW, để thấy nên chú trọng công việc luyện tập ở khâu nào là vừa sức của mình, tránh tự đưa mình vào tình trạng "tẩu hoả nhập ma" mà chúng ta vẫn thường gặp trên sàn nhảy hiện nay, không chỉ đối với VW mà với cả các vũ điệu khác.

    =================
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Nhìn chung khi còn có người muốn tiến bộ, muốn vươn lên thì là đáng quý lắm rồi, đáng quý nhất. Thế nên chê trách không bằng bày cho họ cách luyện để nhanh chóng tiến bộ hoặc chỉ rõ cho họ còn thiếu cái gì (tất nhiên là phải cụ thể chứ cứ nói chung chung thì chẳng đi đến đâu).
    - Nhảy theo kiểu "truyền thống" là dễ nhất vì không phải đẩy chân, không phải nâng hạ nên đỡ mệt. Các cụ trên 50 có chơi kiểu này thì cũng thông cảm thôi, khớp gối, sức khỏe đâu còn. Các cụ đi sàn cho là may lắm rồi (khoẻ, tươi tắn, bớt uống rượu hay ngồi than thở, có bạn già tâm sự...).
    - Còn thì với mỗi quay phải, để đẹp cũng phải CBM, cũng nâng hạ, đẩy chân... cũng phải tập cổ chân. Mà đã thế thì tập luôn thể quay trái, quay tại chỗ luôn cho xong.
    Vấn đề thường là không phải vũ hình khó hay dễ mà là:
    - Giáo viên không hướng dẫn đầy đủ cần tập những gì, cần chú ý những gì.
    - Học viên không chịu luyện kỹ từng yếu tố cơ bản (luyện chứ không phải học) - luyện kỹ thuật cơ bản chán lắm, đơn điệu lắm, như để nâng hạ tốt thì đều đặn hàng ngày vài trăm lần nhún chân theo nhịp nhạc, đau cứng hết cả hai bắp chân, đùi, cổ chân...
    - Duy trì nếp học và luyện đến khi làm tốt trên sàn, xong phải tập để giữ phong độ, thỉnh thoảng đến lớp hiệu chỉnh lại.
    - Cái step "đơn giản" nhất là Pivot, ít người luyện đến nơi đến chốn nên chẳng mấy ai làm được các bước Pivot liên tục một cách ngon lành.
    Thế đó.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Mar 2012
    Bài viết
    365
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Từ khi đã nhảy đúng kỹ thuật (chập chân, nâng hạ, swing, cbm...) thì mình thường đi VW theo một trong vài kiểu:
    - Sàn vắng, bạn nhảy khỏe chân thì bước thật dài, lướt. Kiểu này được thỏa chí vì bấy lâu nay, sàn đông, vướng "vật cản", nay được đẩy hết tầm chân. Chắc cũng giống như đi xe máy, ở nội thành suốt, giờ đường vắng, phải hết tay ga cho đã - thế nên thỉnh thoảng cũng thông cảm với bọn trẻ đua xe.
    - Sàn vắng, bạn nhảy kỹ thuật tốt thì thỉnh thoảng rút ngắn bước lại 1 chút để tạo ra được cảm giác xoay nhiều hơn, nên phần thân như bồng bềnh trên mây (cân đẩu vân), phần chân phải phục vụ phần trên mây - gọi vui là hạ tầng cơ sở phục vụ thượng tầng kiến trúc đắc lực mà không gây khó cho thượng tầng kiến trúc. Phần thượng tầng kiến trúc không phải gân mặt lên thở, không phải rướn vai, chao... nên được bồng bềnh - không phải làm gì quá mức nên sung sướng hơn mà (!).
    - Sàn đông thì hoặc ngồi xem để rút kinh nghiệm, hoặc cũng lượn lách chút đỉnh.

Các Chủ đề tương tự

  1. Bước Reverse Turn ( Viennese Waltz -ISTD )
    Bởi lannguyen trong diễn đàn Viennese Waltz
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 25-04-2012, 08:23 PM
  2. Bước Natural turn ( Viennese Waltz ISTD )
    Bởi lannguyen trong diễn đàn Viennese Waltz
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 25-04-2012, 12:50 PM
  3. Tên tất cả các bước nhảy của điệu Viennese Waltz
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Viennese Waltz
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 09-03-2012, 11:27 PM
  4. Tango, Viennese Waltz, Waltz cơ bản
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Video Clip
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 01-11-2009, 07:26 PM
  5. Khi nhảy Waltz
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 10:24 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •