Lịch sử Khiêu vũ ở VN ... khiêu vũ thể thao đến khiêu vũ dưỡng sinhTrong từ điển tiếng Việt giải thích khiêu vũ là “nhảy”, vũ là “múa”, khiêu vũ là “nhảy múa”; hiểu một cách cặn kẽ: khiêu vũ là nhảy múa với nhạc.Trên thế giới không có dân tộc nào lại không biết nhảy múa, bởi nhảy múa có thể là một nghi thức tôn giáo, cũng có thể là một trò giải trí để mô tả cuộc sống săn bắt, hái lượm. Như vậy, nhảy múa ra đời cùng với lịch sử của sự xuất hiện loài người trên trái đất. Qua thời gian, nhảy múa đã đúc kết, gọt giũa thành những điệu nhảy với những tiết tấu, âm điệu khác nhau để tạo ra những “vũ điệu” đẹp mắt, gây hưng phấn và có giá trị về thẩm mĩ. Vì thế nhảy múa được xếp vào một trong loại hình nghệ thuật như thi ca, hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc...

Ngày nay, nhảy múa còn là sự chuyển động của thân thể trình diễn với âm nhạc để diễn đạt những thông tin và cảm xúc của con người. Nhảy múa là sản phẩm lao động, trong quá trình phát sinh và phát triển, qua tay nhào nặn của các nghệ sĩ, nghệ nhân được cải biên, dàn dựng để tạo lập ra các điệu “dân vũ”, đỉnh cao để trở thành “quốc vũ” như điệu Rum-ba của người Cu Ba, Tăngô của người Aác-hen-ti- na... mỗi điệu nhảy của từng quốc gia đã phát triển ra ngoài biên giới để trở thành môn “khiêu vũ quốc tế”... thứ nhất cũng chính là thời gian đi đến chuẩn hóa quốc tế một số điệu nhảy. Vào những năm 1930-1935, ở châu Âu đã thành lập “Liên đoàn khiêu vũ nghiệp dư quốc tế”. Năm 1990 Hiệp hội khiêu vũ thể thao Quốc tế mới ra đời.
Khiêu vũ thể thao bao gồm 10 điệu nhảy tiêu biểu của những dân tộc được tuyển chọn, bao gồm 5 điệu cổ điển là: Van Viên (Vienese waltz) Tăngô (Tango) Phôxtrót (Poxtrot) và Quých tép (Quickstep) 5 điệu Mỹ la tinh: Samba, Rumba, Chachacha, Jive, Pasodoble.
Ở Việt Nam, khiêu vũ quốc tế có từ một 100 năm nay, do quân đội viễn chinh Pháp mang vào, cùng với những người Việt đi du học ở châu Âu về, hoạt động trong một bộ phận nhỏ của giới thực dân, giới trí thức “Tây học”. Từ khi có đường lối đổi mới, phong trào “khiêu vũ quốc tế” ở Việt Nam mới thực sự khởi sắc.
Khiêu vũ dưỡng sinh
Dựa vào nền tảng của khiêu vũ thể thao cùng một số vũ điệu quen thuộc khác được biên soạn, chỉnh lại phù hợp với đối tượng là người cao tuổi, người bệnh. Khiêu vũ dưỡng sinh (KVDS) giống như bài tập thể dục, an toàn, có tác dụng phòng và chữa các bệnh mãn tính nên còn có tên gọi “Khiêu vũ trị liệu”.
Người khởi xướng phong trào KVDS là bác sĩ – tiến sĩ Phạm Năng Cường. Vốn ham thích khiêu vũ, sau nhiều năm nghiên cứu, ông nhận thấy các vũ sư đều có thân hình cân đối, khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn, thanh thoát. Dưới góc độ y học, ông hiểu rằng với những người thường xuyên khiêu vũ, cơ thể được vận động, máu huyết lưu thông là nền tảng để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, cảm thụ cái đẹp của âm nhạc, trong lúc khiêu vũ sẽ giúp hệ thống thần kinh được thư thái. Từ đó, bác sĩ Cường khẳng định tác dụng của khiêu vũ trong lĩnh vực dưỡng sinh sẽ duy trì sức khỏe phòng chống nhiều loại bệnh tật. Quan trọng nhất là tạo ra một nơi sinh hoạt lành mạnh, hữu ích cho người cao tuổi thay vì nằm cô đơn ở nhà. Đi khiêu vũ có điều kiện gặp bạn bè, được thư giãn tinh thần bằng âm nhạc, được tập những động tác có lợi cho sức khỏe.
Bởi vậy, ông quyết tâm đưa KVDS vào cuộc sống. Theo bác sĩ Phạm Năng Cường thì KVDS có những hiệu quả hơn đi bộ, bơi, bóng, sà, tạ, hay thể dục tay không, kể cả thể dục nhịp điệu bởi sự vận động toàn diện ở chân, tay, thân, cổ, ngực, bụng, hông, tai, mặt với cường độ bởi thích hợp.
Khiêu vũ dưỡng sinh có những ảnh hưởng tích cực sau:
1-Tăng chuyển hoá cơ bản khiến việc nuôi dưỡng và các hoạt động sinh lí của mọi tế bào tăng. Người ta nói: Vận động là sống, năng động là khoẻ, kém năng động là yếu, bất động là chết.
2-Tăng năng lượng cơ thể như khi vận động ra mồ hôi thở nhiều và thấy nóng lên... giúp đường máu, mỡ máu giảm nên có vai trò chống béo phì, giảm bệnh tiểu đường, giảm mỡ máu, thông huyết mạch, chống bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tăng vận động cơ bắp, cơ tim, mọi cơ trơn trong nội tạng, chống tim suy, viêm tắc mạch, ngăn ngừa táo bón.
3-Tăng hệ miễn nhiễm cơ thể dễ tương thích với các yếu tố ngoại môi, kể cả các yếu tố bất lợi, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn dị ứng, ung thư.
4-Giúp cân bằng thần kinh, thư giãn tâm hồn đem lại niềm vui, nên phòng chống được bệnh rối loạn về tâm thần, đang có xu thế phát triển trong các nước công nghiệp và cơ chế thị trường hiện nay.
5-Rèn luyện bộ nhớ vì phải nhận biết phách, nhịp trong âm nhạc, tên từng vũ điệu, các bước căn bản, các bài đã học, nên phòng chống cả bệnh hay quên, lú lẫn thường gặp ở người già.
6-Giúp bôi trơn các khớp, tăng sức bền của gân cơ và dây chằng, hay cong vẹo cột sống trở về vị trí bình thường, giúp giải phóng tình trạng thần kinh và tuỷ sống bị đè ép gây nhiều bệnh.
7-Giúp trẻ lâu, tuổi thọ kéo dài, nhờ được ăn, ngủ ngon, vui vẻ, được tăng quá trình sinh sản ra tế bào mới, hạn chế quá trình lão hóa, thải nhanh tế bào chết, chất độc trong cơ thể ra ngoài qua da, niêm mạc, hơi thở, mồ hôi, phân và nước tiểu.
Tóm lại, KVDS thuộc loại hình vận động có nhiều hiệu quả, dễ thực thi đối với người lớn tuổi và người bệnh.
Người tập cần kiên trì, nhẫn nại, vượt qua thời gian đầu thì sẽ giống như “người nghiện”, khó mà bỏ được.

tác giả: tcuongtsn