Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Kỹ thuật (technique)

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Kỹ thuật (technique)

    Walter Laird nói về kỹ thuật

    KỸ THUẬT (TECHNIQUE)

    Câu hỏi - Kỹ thuật của một vũ điệu nào đó là gì ?

    Đó là bất kỳ kỹ thuật nào được sử dụng với cơ thể con người. Đây là kết quả sự truyền tín hiệu chỉ huy từ não bộ tới các bộ phận của cơ thể để chúng chuyển động, ví dụ như bước dạo, bước chạy, nhảy,các chuyển động trong múa (múa balet, múa gõ chân, múa bụng, khiêu vũ ballroom, khiêu vũ Latin) - trên thực tế, đó là bất kỳ chuyển động nào có thể có của cơ thể con người với mục đích thể hiện.

    Điều không phải bàn cãi, là trí não được hình thành trên NGUYÊN TẮC CỦA TỰ NHIÊN (Physical Principles) để điều khiển việc chuyển động của cơ thể với một hiệu quả cao nhất (và đối với khiêu vũ là thực hiện sao cho những chuyển động đó là đẹp nhất trước mắt chúng ta).

    Đó cũng là lý do mà giới chuyên nghiệp đã dùng thuật ngữ KỸ THUẬT cho hệ thống các chuyển động được đưa vào những vũ hình cơ bản của 10 vũ điệu đã được chuẩn hoá và được sử dụng trong khiêu vũ phổ thông cũng như cho các cuộc thi đấu. Đây là điều hoàn toàn đúng đắn - nhưng vấn đề lại bắt đầu nảy sinh khi những vũ hình cơ bản được phát triển và nâng cao - và điều quan trọng hơn là những chuyển động mới được lấy từ những phong cách khiêu vũ khác trong một nỗ lực tự nhiên của các vũ công đưa vào biên đạo các bài nhảy của họ và đã giúp họ giành chiến thắng.

    KỸ THUẬT CỦA CÁC VŨ ĐIỆU LATIN.

    Kỹ thuật mà tôi đã nghiên cứu và lần đầu tiên được công bố vào năm 1961 được xây dựng trên phương pháp suy luận ở trên và được gọi là NGUYÊN TẮC TỰ NHIÊN để đưa tới hiệu quả cao nhất của chuyển động (tất nhiên phải là chuyển động đẹp có tính thẩm mỹ cao).

    Điều thú vị mà tôi muốn đề cập tới là việc nhìn nhận quan hệ của con người với thế giới là nơi anh ta đã được sinh ra. Môi trường mà anh ta đang sống là một môi trường tĩnh. Chén nước chè sẽ đứng yên nếu anh ta không động tay vào nó. Cây đàn violon sẽ im lặng nếu không ai động vào, nhưng bằng những chuyển động của mình, người đàn ông giúp cho cây đàn phát ra những âm thanh tuyệt vời (đương nhiên, nếu anh ta biết chơi vĩ cầm).

    Tôi vỡ ra rằng mọi thứ trên thế giới này đều đứng yên, cho tới khi con người động tới chúng - hoặc sáng tạo ra chúng - như đã từng sáng tạo chiếc ôtô vậy.

    Tuy nhiên, khi chúng ta gắn kết hai người để cùng chuyển động với một kết nối nào đó - tay trong tay; thân áp thân - thì mọi sự rắc rối bắt đầu xuất hiện.

    Nếu, ví dụ, một cặp nhảy đã đứng vào đôi và bắt đầu quay phải, họ sẽ cùng quay phải. Khi đó vấn đề của chúng ta sẽ xuất hiện. Ai trong hai người sẽ vận lực cho chuyển động quay ? Nam hay nữ, hay cả hai ? Nếu cả hai cùng vận lực để quay quanh một tâm nào đó ở giữa hai người thì chuyển động này sẽ hỏng vì một cơ thể sẽ rơi vào tình trạng quá lực, cơ thể kia sẽ văng ra khỏi tâm của vòng quay, cả hai sẽ không còn khả năng kiểm soát chuyển động.

    Áp dụng NGUYÊN TẮC TỰ NHIÊN một cách đúng đắn trong trường hợp này là nam phải di chuyển vào tâm của vòng tròn, tạo điều kiện cho cơ thể bạn nữ quay theo, qua kết nối của chuyển động tiến và giữ cân bằng bởi lực ly tâm do chính mình tạo ra.(Trong mỗi chuyển động quay, người nào đó sẽ là cạnh trong (inside edge of turn), người còn lại là cạnh ngoài(outside edge of turn), ví dụ trong chuyển động quay phải (Natural Turn) của Waltz ở nhịp thứ nhất (khi nam tiến phải và nữ lùi trái), nam sẽ ở cạnh ngoài của chuyển động quay và nữ sẽ ở cạnh trong. ND)

    Kỹ thuật thực hiện chuyển động này đã được tôi trình bày trong một vũ hình cơ bản của vũ điệu Samba có tên là :"Circular Voltas to R" và "Circular Voltas to L".

    Walter Laird
    May 2002.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Một bước khó trong khiêu vũ : Bước tới & bước lui Một bước khó trong khiêu vũ : Bước tới & bước lui

    Trên Web site www.ballroomdancers.com trong mục TECHNICAL TIPS có một topic viết về kỹ thuật tổng quát các bước forward walk và backward walk. Xin giới thiệu dưới đây:

    Bước Dạo Tới - Forward Walk Bắt đầu : Đứng thẳng, hai chân sát nhau.

    Gồm 4 giai đoạn :


    1. Nhún ( compression)


    Trong khi thả lỏng đầu gối, bắt đầu chuyển trọng lượng cơ thể lên chân trụ (giả định là chân trái). Đồng thời đưa bàn chân phải về phía trước thoạt đầu giữ phần sau mũi (ball) của bàn chân tiếp xúc mặt sàn, sau đó để cả bàn chân tiếp xúc với mặt sàn.

    2. Duỗi chân (extension)

    Tiếp tục dùng lực trong hông “văng” (tạm dịch từ Swing) chân về phía trước.Rời mũi bàn-chân-chuyển- động khỏi sàn nhưng vẫn giữ gót chân tiếp xúc mặt sàn. Tiếp tục đưa trọng lượng cơ thể về phía trước trong khoảng giữa hai bàn chân và gót chân trụ bắt đầu rời mặt sàn.

    3. Sải bước (mid-stride)

    Khi đã “căng” hết sải chân, trọng lượng cơ thể được phân bố đều trên hai bàn chân, khi đó mũi bàn chân trước và gót bàn chân sau được nâng lên. Vào thời điểm đó chân-chuyển-động sẽ trở thành chân trụ và chân trụ cũ trở thành chân-chuyển-động

    4. Chuyển tiếp (follow-through)

    Ngay khi trọng lượng cơ thể chuyển lên chân trụ mới, mũi chân hạ xuống mặt sàn. Chân-chuyển-động mới theo sát ngay phía sau với cả hai đầu gối đồng thời thả lỏng như nhau trong suốt quá trình. Trong giai đoạn này chân chuyển động cần hơi chùng để chuẩn bị cho động tác “văng” lên ở các giai đoạn 1 và 2 của bước tiếp theo).

    Lặp lại : Lặp lại toàn bộ quá trình với chân chuyển động mới.

    Bước Dạo Lui - Backward Walk

    Bắt đầu : Đứng thẳng, hai bàn chân sát nhau.

    Gồm 4 giai đoạn :

    1. Nhún ( compression)

    Giứ trọng lượng cơ thể trên chân trụ, bắt đầu thả lỏng hai đầu gối. Đồng thời , bắt đầu đưa phần sau mũi bàn chân (ball) chuyển động về phía sau dọc theo mặt sàn.

    2. Duỗi chân (extension)

    Bắt đầu đưa trọng lượng cơ thể về phía sau giữa hai bàn chân, rời mũi chân trụ khỏi mặt sàn. Chân-chuyển -động tiếp tục duỗi về phía sau, mũi bàn chân tiếp

    3. Sải bước (mid-stride)

    Khi đã “căng” hết sải chân, trọng lượng cơ thể được phân bố đều trên hai bàn chân, khi đó mũi bàn chân trước và gót bàn chân sau được nâng lên. Vào thời điểm đó chân-chuyển-động sẽ trở thành chân trụ và chân trụ cũ trở thành chân-chuyển-động

    4. Chuyển tiếp (follow-through)

    Ngay khi trọng lượng dồn lên chân trụ mới, bàn chân tự do được kéo về phía sau với gót chân chuyển dọc theo sàn. Cùng lúc đó, đầu gối cả hai chân bắt đầu thả lỏng và gót bàn chân sau từ từ hạ xuống và chạm mặt sàn đúng lúc trọng lượng cơ thể hoàn toàn chuyển lên chân trụ mới.

    Lặp lại : Trước khi bàn chân chuyển động mới đi qua bàn chân trụ, cổ chân cần duỗi ra để mũi chân tiếp xuc mặt sàn và bắt đầu bước mới.

    Trên đây tôi đã cố gắng chuyển dịch nội dung bài viết về kỹ thuật Forward Walk & Backward Walk của www.ballroomdancers.com (mục TECHNICAL TIPS). Xin các bạn truy cập vào địa chỉ trên để có nguyên gốc bài viết và hình ảnh. Mong các bạn góp ý và sửa sai. Bây giờ tôi xin có mấy lưu ý về kỹ thuật của Forward Walk & Backward Walk .

    1) Footwork của Forward Walk & Backward Walk .nhằm làm cho sự di chuyển của đôi nhảy được mượt mà, uyển chuyển .Từng step một mỗi khi tiếp đât đôi nhảy như được bốc lên khỏi mặt đất chứ không bị nén xuống mà cũng không bị xóc (joilt) tức là có sự va chạm mạnh khi tiếp đất . Đó là yêu cầu “skim” (hớt váng) trong các bước FW & BW đi vào phách 1 của các điệu nhảy Swing của ballroom. (Hãy liên tưởng tới hình ảnh của hòn sành được ném thia lia trên mặt nước hoặc hình ảnh của chiếc lưỡi trai khi những người bán “tào phở” múc hàng cho khách).

    2) Nên liên hệ với hình ảnh của chữ Y lộn ngược, trong suốt quá trình của FW hoặc BW độ mở của hai nhánh của chữ Y tượng trưng cho hai chân liên tục thay đổi mở ra hoặc khép lại trong khi đuôi của chữ Y tượng trưng cho phần phía trên thân luôn thẳng với mặt đất và có vị trí cân đối giữa hai chân.

    3) Hai bàn chân luôn giữ song song và hai đùi luôn ép chặt.

    4) Đừng quên Giữ Cân Bằng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Điều này đặc biệt khó tại thời điểm bước chân được sải hết cỡ, hai bàn chân ở cách xa nhau nhất và trọng lượng phân bố đều trên gót bàn chân trước và mũi bàn chân sau. Ta biết rằng trong ballroom sải bước càng dài càng đẹp tuy nhiên trong thời gian mới tập không nên cố gắng sải dài bước chân mà trước hết cần chú ý kiểm soát sự cân bằng. Muốn vậy như đã nêu trong kỳ trước ta luôn để đầu óc nghjĩ đến chân trụ (cũng là chân phát lực) nhiều hơn là chân di chuyển .
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Các yếu tố cần chú trọng trong tập luyện CÁC YẾU TỐ CẦN CHÚ TRỌNG TRONG TẬP LUYỆN

    Về bàn chân :


    trong từng bước nhảy luôn giữ đúng vị thế của bàn chân (foot postion) .


    sử dụng đúng cách đặt bàn chân khi tiếp xúc với mặt sàn (Fơơtwork).


    duy trì lực căng trong bàn chân thông qua các điểm tiếp xúc của bàn chân với mặt sàn


    2) Cẳng chân :


    giữ cho hai đùi sát nhau, không để có khe hở.


    giữ đầu gối lỏng (hơi nhún).


    3) Đầu :


    định tiêu (focus) khi quay .


    ngẩng cao đầu


    mắt ngước nhìn lên


    trong các điệu nhảy Latinh cần duy trì tiếp xúc thị giác (eye contact)


    4) Cánh tay :


    tay tự do không buông thõng mà luôn giữ cao hơn thắt lưng.


    duy trì lực căng trong tay tự do.


    thả lỏng các ngón tay của bàn tay tự do.


    5) Giữ hướng :


    duy trì hướng đúng kỹ thuật ở mỗi bước và trong suốt quá trình vận động.


    6) Posture :


    xếp thẳng các khối cơ thể (đầu, thân, hông, chân), đặc biệt chú ý đến phần lưng nơi thắt lưng.


    giữ thẳng cột sống và nén thấp lồng ngực.


    hạ thấp hai vai (không đưa vai lên phía tai).


    7) Tư thế vào đôi (Hold & Poise) :


    luôn quan tâm giữ tư thế vầo đôi đúng với các yếu tố như độ lệch 2 thân, các điểm tiếp xúc, vị trí của bàn tay, của khuỷu tay...)


    kiểm tra sự phân bố trọng lượng trên bàn chân


    8) Trạng thái tinh thần :


    nắn nót từng chi tiết trong từng bước (step) của bước nhảy.


    tập trung tư tưởng và cảm nhận âm nhạc


    tập luyện nền nếp và bền bỉ.


    9) Điều chỉnh:

    Nếu bạn không có Huấn luyện viên (Coach) thì nhất thiết phải có một quan sát viên có hiểu biết và bạn nhờ họ quan sát những điều mà bạn không thể tự mình quan sát trong tập luyện để chỉ cho bạn thấy những sai sót của bạn bởi vì chỉ có người đứng ngoài mới thấy rõ bạn nhảy như thế nào. Xin nhắc lại một nguyên tắc : Cần tập luyện nhiều nhưng trước hết cần tập đúng ; tập sai không những không có lợi mà còn có hại
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

Các Chủ đề tương tự

  1. Victor Veyrasset - Man's Technique, Leading & Styling - DVD from Dance Vision
    Bởi Admin trong diễn đàn Tài liệu - Giày - Trang phụ kiện
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 09-11-2011, 05:51 PM
  2. Theory And Technique Of Ballroom Dancing - Victor Silvester
    Bởi Lead trong diễn đàn Tài liệu - Giày - Trang phụ kiện
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-07-2011, 06:31 AM
  3. Thông tin thêm về cuốn sách: Technique of Latin Dancing và Giáo trình ISTD
    Bởi Lead trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 02-08-2010, 12:26 PM
  4. Shirley Ballas - Latin Technique & Muscular Excercises - (RUMBA)
    Bởi Lead trong diễn đàn Tài liệu - Giày - Trang phụ kiện
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 18-02-2010, 05:39 PM
  5. Technique vs Feeling
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 09:57 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •