Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: CBM và CBMP

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định CBM và CBMP

    Viết bởi PreBronzer
    Hàng ngày,trong đời mình ta luôn đi bộ, nếu quan sát ta sẽ thấy rằng khi ta tiến chân chân trái thì tay phải sẽ cũng tiến và khi ta tiến chân phải thì tay trái lại tiến. Một cách tự nhiên để có đà khi bắt đầu dịch chuyển người ta văng cánh tay đối diện hay vặn thân trên.


    Định nghĩa : CONTRA BODY MOVEMENT - CBM là sự dịch chuyển cùng chiều của cạnh thân đối diện với chân dịch chuyển.

    CBM thường được áp dụng để khởi đầu một động tác quay. Xin lấy Quay phải (Natural Turn) trong điệu Waltz làm ví dụ .Ở bước 1 ( đây là bước của nam-ND) chân phải tiến chéo tường (DW). Giờ đây ta bắt đâu quay , do vậy cạnh bên phải của thân trên bên trái ( vai nhiều hơn là hông) văng ra phía trước và đó là CBM. Trong khi quay CBM dần trả lại trạng thái không vặn thân và sự quay kết thúc khi hết tác dụng của lực văng. Cũng tương tự khi ta thực hiên bước lùi số 4. Chân trái chuyển động lùi và phần thân bên phải ( hông nhiều hơn vai) cũng lùi.

    Khi khởi đầu CBM : trong chuyển đông tiến , CBM được khởi tạo từ vai nhiều hơn và trong chuyển động lùi thì dường như hông dẫn nhiều hơn.

    Nhiều người trở nên bối rối và thấy phức tạp do sự phân tích khi bắt đâù dịch chuyển “ OK , bấy giờ tôi dịch chuyển vai và bây giờ tôi dịch chuyển hông và ngược lại” . Điều này làm cho gãy khúc những chuyển động liên tục . Tôi nghĩ trước tiên bạn nên thực hành , thực hành đúng rồi mới phân tích hơn là phân tích đúng rồi mới thực hành. Xin đừng làm như một người máy.

    Trong bài trước ( số 18) ta bàn về Ngiêng thân (way). Ta có thể thấy Ngiêng thân luôn đi tiếp theo sau CBM. Theo thứ tự thì, bạn bắt đầu quay với CBM rồi bạn sẽ cần nghiêng thân ( đây thực chất là quá trình hướng tâm quay của mọi chuyển động quay-ND) . Bạn cứ nghe tôi nhé “ Văng và nghiêng thân”.

    Như vậy là luôn luôn có CBM khi bắt đầu một sự quay ? Về căn bản là đúng vậy, tuy nhiên trong một vài động tác quay không sử dụng đền CBM. Ví dụ như bước Quay khoá chân hay Quay khoá chân qua phải (Turning Lock hay Turning Lock to right) . Cơ cấu quay ở các bước này khác và ở đây sử dụng dẫn vai hay dẫn cạnh phải của thân. Sẽ không có cần dùng đến CBM .

    Thế còn khi nào thì CBM mà không quay? Ta thử thực hiện bước Chasse from Promenade position hay bước Whisk, bạn sẽ cảm thấy CBM ở bước 1 và rồi sau đó không hề quay . Sự thực đúng là như vậy.

    CONTRA BODY MOVEMENT POSITION (CBMP). Có vẻ như bản thân các từ này cũng đã nói ý nghĩa của nó, nó chú trọng đến TƯ THẾ - POSITION hơn là chuyển động. Bạn đơn giản chỉ đứng và đưa chân ra trước hơi chéo trước thân nhưng không hề chuyển động phần thân trên . Bạn chỉ giản đơn là chuyển động chân ra phía trước hướng về phía đối thân đối diện hay nói một cách khác là đã “ đặt chân trong tư thế CBMP” Ví dụ :

    1. Khi bạn bước ra bên ngoài bạn nhảy , bạn không thể thực hiện với bề rộng 4 lần của hông mà bạn phải giữ thân tiếp xúc với thân bạn nhảy để cho đương chuyển động của cặp nhảy hẹp nhất có thể, tức là bạn đã bước trong tư thế CBMP. Thân không quay làm ta dễ thực hiện CBMP.

    2. Phần lớn các bước bắt đầu cho tư thế dạo chơi ( promenade) được bắt đầu trong tư thế CBMP ví thể như bước 1 trong bước nhảy Chasse from PP trong Waltz là bước tiến và chéo ở CBMP.

    3. Do đặc điểm của tư thế vào đôi và đặc điểm của Bước đi bộ (Walks) trong điệu Tango nên khi tiến chân trái và lùi chân phải luôn trong tư thế CBMP.

    Có thể cả CBM và CBMP xẩy ra trong cùng một thời gian : Thoạt nghĩ về căn bản là là không, nhưng sau khi thực hành và nghiên cứu một chút , tôi lại trả lời là có. Bắt đầu bước nhảy Chasse from PP , bước thứ nhất tiến và chéo trong tư thế CBMP và nếu bạn muốn dịch chuyển qua cạnh trái thân , thì phải thực hiên đồng thời CBM và CBMP . Trong điệu Tango, bước nhảy Quay trái ( Reverse turns ) , bước 1 thực hiện đồng thời CBM và CBMP .

    Cũng xin nhắc lại , căn bản cần Khiêu vũ Tự nhiên , không tạo ra những gì ngượng gạo cả . Chúng ta cần nghiên cứu và phân tích để khiêu vũ sao cho tạo ta hình ảnh đepk hơn những gì “ mà nó xẩy ra” . Những gì ta cảm thấy không tự nhiên có thể là đã không đúng.

    Chân giữ trong tư thế CBMP: Bạn không phải lúc nào cũng “bước trong tư thế CBMP." Thử làn một đông tác Pivot , chân trái lùi và quay pivot qua phải , bạn sẽ luôn cảm thấy chân phải giữ trong tư thế CBMP.

    Có gì đó tôi đã đi lạc đề chăng? Có thể là nhiều, tôi biết rõ điều đó. Đúng thế , nếu những điều viết ra ở đây, nhưng không cần thiết cho khiêu vũ! Có phải không các bạn?

    Tạm biệt , chân trong kính chào….Max
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    thienduongkhongloi
    Dép lê
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Bài gởi: 87


    Ngàn lẻ một chuyện khiêu vũ - Đôi chút về CBM
    Ta biết rằng trong khiêu vũ Modern , CBM (Contra Body Movement) là một động tác (action) rất quan trọng và phổ biến có mặt trong đại đa số các bước nhảy. Trong quá trình tự học, tôi thấy để hiểu đúng và từ đó thực hiện được tốt động tác này không phải là dễ. Sau đây là những gì tôi thu lượm được:

    1) CBM là một động tác thường dùng để khởi phát cho việc quay . Tuy nhiên không phải hễ có CBM là có quay.

    2) Khi thực hiện một bước tiến có CBM ta phải swing sườn phía đối diện về phía trước, chú ý đến vai nhiều hơn. Thí dụ trong step 1 của bước nhảy quay phải (Natural Turn) của Waltz ta bước chân phải lên và swing sườn trái về phía trước. Chú ý trục quay ở đây là chân chuyển động (chân phải) chứ không phải là chân trụ (chân trái).

    3) Khi thực hiện một bước lùi có CBM ta phải swing sườn phía đối diện về phía sau , chú ý đến hông nhiều hơn. Thí dụ trong step 4 của bước nhảy quay phải (Natural Turn) của Waltz ta lùi chân trái và swing sườn phải về phía sau. Chú ý trục quay ở đây là chân chuyển động (chân trái) chứ không phải là chân trụ (chân phải).

    4) Một điều đặc biệt quan trọng là luôn duy trì vai và hông có cùng một trục nghĩa là ta không được vặn thân mà phải xoay thân như một khối thống nhất.

    Tất cả chỉ có vây. Có thể rất nhiều người nói: Ồ tưởng gì chứ những cái đó là quá đơn giản và họ đã biết từ xưa rồi. Nhưng Vo Danh tôi đã phải đi một quãng đường vòng khá xa để đến được, đặc biệt là mãi rồi mới ngộ ra được điểm 4. Quả thật khiêu vũ không thể tự học và thật là khó và khổ cho những ai cứ cố mày mò tự học.

    =================
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Nhân có một dancer có câu hỏi dưới đây, sau khi xin ý kiến trả lời của bác TuyCan, mình xin tổng hợp câu hỏi và câu trả lời như sau:

    Hỏi: Thế nào là CBMP ? áp dụng trong latin và trong standad như thế nào ?

    Đáp:
    Để hiểu về CBMP thì xin mời các bạn đọc thêm 2 bài viết ở trên của tác giả Prepronze và VuChiDung để hiểu rõ hơn về CBM.

    Trở lại câu hỏi trên: Cần nên hiểu là chất lượng của bài nhảy một phần phụ thuộc vào việc người nhảy có khả năng luôn luôn kiễm soát được đôi bàn chân hay không; nghĩa là phụ thuộc vào cách di chuyễn và cách đặt bàn chân trên sàn của người nhảy; cách đặt và giữ bàn chân như sau, sẽ được gọi là CBMP hay là Contra Body Movement Position of the feet. (Từ Position ở đây được hiểu là Tư thế, hay vị trí, không phải là Chuyển động): Khi người nhảy bước tới thì chân bước tới sẽ vượt chéo đường thân thể ( line of the dancer's body ) theo hướng di chuyển; vị trí của hai chân sẽ trên cùng một đường thẳng, tức là gót của chân trước cùng đường thẳng với mũi chân sau, chứ không bước song song: đó là CBMP.
    Ví dụ, khi bắt đầu nhảy bước cơ bản điệu Rumba thì người nhảy đứng tư thế chuẩn bị và giữ trọng lượng trên chân phải ở đếm 1; đếm 2 thì bắt đầu co chân trái để bước về trước, khi bước chân trái về trước thì thì mũi chân sát vào chân phải, hai đùi khép sát, rồi tiếp tục mài, miết mũi chân trái chéo về trước chân phải và giữ cùng đường thẳng với chân phải, mũi chân trái mở ra. Kết thúc đếm 2 thì gót chân trái và mũi chân phải nằm trên cùng một đường thẳng, đó chính là tư thế CBMP.

    Một bài nhảy có chất lượng cũng còn tùy thuộc vào cách sử dụng tốt mu bàn chân, lòng bàn chân, gót chân bàn chân... Vì vậy mà có từ " điều kỳ diệu của bàn chân " trong dancing.

    * CBMP được dùng cả trong Latin và Standard. Người học nhãy thường tập nhiều về bước nhảy hơn là tập cách sử dụng tốt đôi bàn chân. Nếu học chỉ để nhảy giao lưu vui với bạn bè thì nhảy sao cũng được vì vui là chính, nhưng học để thi nhảy thì phải học nghiêm túc từ đôi bàn chân lên đến đầu.
    + CBMP sử dụng trong latin thì như ví dụ với điệu Rumba ở trên.
    + CBMP trong standad thì có thể hình dung với bước 2 walks trong điệu Tango: ở bước chân thứ nhất, chân trái tiến hơi chéo lên trước chân phải, chân trái và chân phải nằm trên cùng một đường thẳng, đó chính là tư thế CBMP trong standad.

    * Bổ sung thêm về CBM: Có thể hiểu nôm na: CBM là chuyển động hơi vặn thân người, khi tiến chân trái về phía trước thì vai, thân bên phải tiến về trước; tức là chân này tiến thì tay (thân) bên đối diện tiến về trước; giống như ta vung tay ngược chân lúc đi bộ đấy. Nếu đi bộ cùng tay, cùng chân thì không phải CBM rồi. Vậy là ta có thể hiểu CBM nó dễ như ... đị bộ hàng ngày vậy, đi bộ vung tay nọ, chân kia chính là chuyển động tự nhiên nhất.

    Hi vọng các bạn có thêm một cách đơn giản để hiểu rõ hơn về CBM, CBMP trong dancing và have fun với diễn đàn Haiduongdancesport.com hihi.
    Lần sửa cuối bởi Lead, ngày 04-07-2012 lúc 03:41 PM.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Lại nói về cbm .

    CBM đồng nghĩa với Body Torque ( xoắn mình ) , và trong DVD giãng về cách nhãy WALTZ , ông bà Marcus & Karen Hilton thường nói đến CBM cũa bạn nhãy nam ỡ đếm 1 khi bước tới và khi bước lui . Õ Rumba và Chachcha , tôi cho là bạn cũng dùng CBM khi bạn bước tới và bước lui ỡ đếm 2 , nhưng có một chi tiết nhiều bạn nhãy ít đễ ý là đối với chân lui , bạn phãi mỡ hông và xoay bàn chân ra ngoài , không phãi chĩ đứng cùng đường thẵng không thôi .

    Nói về thi nhãy và nhãy biễu diễn , thì thi nhãy đòi hõi kỹ thuật chặt chẽ hơn là nhãy biễu diễn , vì thi nhãy là đễ cho giám khão xem và chấm điễm , còn nhãy biễu diễn là đễ công chúng xem và vỗ tay . Tuy nói vậy chứ thi nhãy thành công cũng cần đến những tràng pháo tay tán thưỡng cũa khán giã , như nhà cựu vô địch thế giới lừng danh về Standard khi xưa là ông Bill Irvỉne , cư dân Scotland , đã nói là chức vô địch thế giới ỡ Blackpool đầu tiên cũa vợ chồng ông một phần cũng nhờ khán giã đã dành sự ũng hộ nhiệt tình cũa họ cho vợ chồng ông khi xem vợ chồng ông thi nhãy ./.
    Lần sửa cuối bởi TuyCan, ngày 05-07-2012 lúc 09:17 PM.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    CBM và CBMP

    Có lẻ topic này quá lạc hậu đối với những người đã từng chơi khiêu vũ quốc tế, nhưng tôi vẫn muốn nói sơ về nó vì thấy nó rất cần thiết cho các anh chị em mới bước vào lãnh vực này.

    CBM là gì?

    CBM là viết tắc của 3 chữ "Contra Body Movement" tạm dịch là "xoay ngược người". Đây là một thuật ngữ dùng trong khiêu vũ để diễn tả một động tác xoay người khi bước đi.



    Thuật ngữ CBM ra đời khi người ta muốn tiêu chuẩn hóa lại vài điệu nhảy để thống nhất và truyền bá nó - các điệu nhảy quốc tế mà chúng ta được biết ngày nay - chứ cái động tác "xoay ngược người" này không có gì là lạ, là mới mẻ cả. Các thổ dân từ xưa cũng đã nhảy với động tác "xoay ngược người" này và họ chẳng cần biết CBM là cái quái gì. Thậm chí hàng ngày bạn đi lại cũng có động tác CBM đấy nhưng bạn đâu cần quan tâm.

    Người ta mô tả CBM hay "xoay ngược người" là động tác thế này: khi bạn bước tới thì vai phía bên cái chân bước được đưa ra sau (vai phía kia lại ra trước) làm cho thân xoay ngược lại.

    Lý do là họ thấy trong thực tế khiêu vũ thời đó có các bước đi có xoay ngược người như vậy nên để thống nhất và chuẩn hóa lại, họ dùng thuật ngữ CBM để diễn tả cho các động tác này.

    Chỉ thế thôi, CBM không phải là một kỹ thuật ghê gớm họ đẻ ra để chúng ta phải tập. CBM chỉ là một thuật ngữ mô tả lại động tác tự nhiên này trong các bước khiêu vũ mà khi tập các điệu nhảy họ chuẩn hóa thì chúng ta cần lưu ý. Có lẻ nếu không có "giáo hội" khiêu vũ thì chắc chắn giờ này chúng ta vẫn nhảy mà không cần biết đến CBM. Tuy nhiên khi đã biết thì chúng ta cố gắng đừng để hiểu sai ý họ.

    CBM để làm gì?

    Không phải tự nhiên mà người ta nêu CBM ra trong bước nhảy nếu nó không có một tác dụng quan trọng nào đó.

    Hàng ngày chúng ta đi bộ thì hai tay chúng ta không để yên mà đong đưa tới lui mà người bình dân hay gọi tay "đánh đòng đưa" hay "đánh đằng xa" (Hay là gì đó, rất cảm ơn nếu ai đó góp ý đúng cho tiếng gọi dân gian này).

    Cái "đánh đằng xa" này cũng theo một cách nhất định: "khi bước chân đến thì tay phía chân đó đánh ra sau, còn tay bên kia đánh ra trước". Xét theo cơ học thì đây là cái cách để chúng ta giữ ổn định thân thể: chân bước đến trước làm cho người ta xoay theo thì tay đánh ra sau để xoay thân theo hướng ngược lại, giúp cơ thể giữ yên. Nếu không thì cơ thể ta sẽ lắc qua lắc lại khi đi. Không tin thì bạn đứng lên thử xem, chân bước tới và tay cũng đánh tới để xem cơ thể có lắc qua lắc lại hay không.

    Trong khiêu vũ thì CBM không dính gì đến việc giữ cho thể ổn định như điều trên mà nó nhằm giúp chúng ta để thực hiện các chuyển động xoay được mượt mà.

    Thí dụ để bước đến 2 bước, chân phải trước chân trái sau, và xoay người sang phải 90 độ, bạn sẽ có 2 cách làm:


    • Bước liên tiếp 2 bước, xong kết thúc bằng cú xoay phải.
    • Bước 1, xoay 45o, rồi bước 2, xoay thêm 45o.


    Cách đầu chắc chắn sẽ mượt mà hơn cách sau. Tôi muốn mô tả để bạn đi theo cách sau. Trong cách sau, khi bạn bước chân phải lên thì bạn xoay phải người, vai phải ra sau: bạn đã thực hiện động tác CBM. Ghi chép ra văn bản, tôi sẽ ghi: "Bước 1 có CBM"

    Như vậy ta hiểu rằng CBM là động tác xoay người cần thiết để khởi đầu việc xoay người tiếp theo ở một hay vài bước theo sau. Thí dụ trong vũ hình xoay phải (Natural Turn) 123 của điệu Waltz, động tác CBM là động tác xoay người đầu tiên trong toàn bộ việc xoay phải của vũ hình này. Có như vậy thì chuyển động xoay của vũ hình mới mượt mà, không bị giật.

    CBM có ở các trường hợp nào?

    Các trường hợp sau đây gọi là có CBM


    • Chân phải tiến, vai phải lui (vai trái tiến)
    • Chân phải lui, vai phải tiến (vai trái lui)
    • Chân trái tiến, vai trái lui (vai phải tiến)
    • Chân trái lui, vai trái tiến (vai phải lui)


    Ngược với các trường hợp này thì họ gọi là Shoulder Lead (vai ra trước)


    • Chân phải tiến, vai phải cùng tiến (vai trái lui)
    • Chân phải lui, vai phải cùng lui (vai trái tiến)
    • Chân trái tiến, vai trái cùng tiến (vai phải lui)
    • Chân trái lui, vai trái cùng lui (vai phải tiến)


    CBM được thực hiện ở thời điểm nào?

    Trong các chuyển động xoay phải, CBM được thực hiện trước khi thực hiện động tác bước chân, nghĩa là CBM rồi mới bước. Động tác CBM xảy ra liên tục và có gia tốc trong thời gian hoàn tất bước chân. Và khi bước chân kết thúc, CBM giúp phần làm cho việc xoay người và swing người trong bước tiếp theo nhẹ nhàng và mượt mà hơn.

    Trong các chuyển động xoay trái, CBM chỉ được thực hiện sau khi động tác bước chân đã hoàn tất, nghĩa là bước xong rồi mới CBM.

    Lý do của thời điểm thực hiện CBM khác nhau là do tư thế vào đôi. Người nam và nữ kết nối ở phía hông phải của nhau khiến thời điểm CBM lúc xoay phải và xoay trái khác nhau. Phía trái của nam và nữ là bên ngoài nhau, thoáng hơn là phía bên phải do có kết nối hông với nhau, thường bị nghẽn hơn.

    Khi thực hiện bước chân phải đến để xoay phải, rõ ràng hướng bước tới của nam bị nữ chận lại do nữ ở bên phải nam. Nếu có CBM trước, nam và nữ xoay người sẽ làm cho hướng bước tới cho nam thoáng hơn.

    Khi thực hiện bước xoay trái, chân trái nam nằm ngoài rất thoáng, không cần thiết phải CBM trước. Hơn nữa nếu CBM trước, chỉ làm cho nữ xoay qua trái chận hướng di chuyển tới của nam mà thôi.

    Chân trong CBM thì thế nào?

    Có một vấn đề cần lưu ý khi thực hiện CBM: bước chân cần được thực hiện đúng theo hướng di chuyển của nó, không bị động tác CBM làm lệch đi, thường là hay bị xéo sang hướng xoay.

    Khi CBM có nghĩa là các khối thân trên từ hông trở lên xoay, còn khối bên dưới là phần chân là cố định. Do vậy khi CBM bước chân vẫn bình thường, đừng để cho cho nó bị lệch hướng do xoay người.

    Bàn chân thì lại chịu ảnh hưởng của CBM. Trong CBM, bàn chân được mở theo hướng xoay. Thí dụ trong bước xoay phải (Natural Turn) ở bước 1 có CBM thì bàn chân phải mở sang phải, làm cho nó xoay ra ngoài, còn ở bước 4 có CBM thì bàn chân trái cũng mở sang phải, làm cho nó xoay vào trong.

    CBM có độ xoay bao nhiêu, nhiều hay ít?

    Khi định hình CBM dễ dàng như trên thì người ta lại vấp phải vấn đề về định lượng: CBM với độ xoay là bao nhiêu? Nếu không rõ ràng thì người ta sẽ nghĩ với một chút CBM đã thấy tốt thì chắc càng CBM nhiều sẽ càng tốt hơn.

    Câu trả lời là xoay bao nhiêu thì tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nhiều chưa chắc hay, đôi khi nó làm người ta CBM xoắn cả thân lại. Như đã nói ngày xưa người ta nhảy đâu cần biết CBM là gì, vấn đề chính là cái cách người ta xoay để làm thế nào các bước xoay tiếp theo được nhẹ nhàng và mượt mà, chuyển động người ta luôn có được sự thăng bằng. Người ta không thể định lượng được, CBM bao nhiêu thì chính bạn phải tự thực hành và cảm nhận nó. Nó là động tác tự nhiên. Nếu một CBM làm bạn cảm thấy có điều gì đó không tự nhiên thì đó là một CBM không đúng cách.

    2. CBMP

    Một thuật ngữ khác đi kèm mà "giáo hội" khiêu vũ có sử dụng là CBMP. Đó là viết tắc của 4 chữ "Contra Body Movement Position", tạm dịch là "tư thế xoay ngược người".

    Có rất nhiều người lẫn lộn giữa hai thuật ngữ này, và đó là lý do chính của bài viết, nhằm giúp người mới tập phân biệt chúng là như thế nào, sử dụng khi nào.

    CBM và CBMP đúng như tên gọi của nó, một cái là nói về chuyển động, là động tác xoay. Cái kia thì nói về vị trí, là cái cố định.

    CBMP nói về một tư thế đứng có dáng người xoay ngược trong khiêu vũ, chính xác hơn là nó nói về vị trí chân cần thực hiện để có tư thế này. Khi ta bước chéo chân tới trước (hay ra sau) thì ta đã ở vào tư thế CBMP. Chỉ bước chân hơi xéo qua chân kia một chút thôi, không cần có động tác xoay người gì cả, thì bạn đã thực hiện tư thế CBMP rồi.

    Tại sao họ bày vẽ ra CBMP làm gì? Tại sao không nói tư thế bước xéo chân cho dễ hiểu? Vâng, tôi cũng có suy nghĩ như vậy, nhưng trước tiên ta xem họ cần CBMP để làm gì?

    Khi nam ở tư thế Closed Position thông thường muốn chuyển sang tư thế Ouside Partner, ra ngoài nữ nhưng vẫn có kết nối hông, thì bạn chỉ có cách "chuyển lane" cho chân phải của bạn mà thôi. Lane này chắc chắn phải nằm ngoài lane của chân trái một chút. Trong tư thế này, bạn có chân phải bước xéo ra ngoài, còn người thì phải xoay phải một chút hướng vào nữ để giữ kết nối hông: bạn đã ở CBMP.

    Một trường hợp khác là trong Tango, bạn đang bước trong tư thế Promanade, cứ mỗi lần chân phải nam hay chân trái nữ bước tới là chân và người cũng ở trong tình trạng CBMP này.

    Dường như khi thực hiện các bước Tango Promanade này, bạn nghĩ rằng bạn đang bước đến chứ không hề nghĩ bạn đang bước xéo chân! Có lẽ dùng CBMP như một cách vắn tắt, tiện gọn để diễn tả các bước này cũng rất đúng, hay hơn là dùng "bước xéo chân", phải không các bạn.
    Tác giả Docco. Nguồn Minhha.vn
    Lần sửa cuối bởi Lead, ngày 07-01-2013 lúc 10:08 AM.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •