Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Hệ thống đánh giá “Skating”

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Hệ thống đánh giá “Skating”

    Viết bởi Vuchidung

    Mỗi tiêu chí được định ra một số điểm tối đa, việc xem xét để định ra ngôi thứ là tổng số điểm mà các cặp nhảy đạt được. Cặp nào nhiều điểm hơn sẽ có thứ hạng cao hơn. Nếu chỉ nhìn qua thì xem ra việc chấm điểm theo kiểu trên có vẻ rất công bằng, song có nhiều nhược điểm mà hệ thống chấm điểm kiểu này gặp phải :

    - Không nêu lên hết được các tiêu chí để đámh giá, vì việc đánh giá một cặp nhảy không chỉ ở những tiêu chí quá cụ thể như vậy, và nếu phải nêu một cách cụ thể từng tiêu chí đánh giá thì sẽ có quá nhiều tiêu chí phải đưa ra.

    - Không thể có kết quả tốt khi có số lượng lớn các đôi tham gia thi đấu

    - Gây khó khăn cho đội ngũ thành viên BGK, trên thực tế không một giám khảo nào có thể kịp thời gian để chấm điểm cho từng cặp với nhiều tiêu chí như vậy, nhất là khi có nhiều cặp cùng ra sàn đấu.

    - Chưa có được sự thống nhất về các tiêu chí chấm điểm trong phạm vi tỉnh, thành phố và trên toàn quốc. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng ta chưa có tổ chức chung cho những người yêu thích khiêu vũ và mới chỉ bắt đầu trên con đường hòa nhập với khiêu vũ thế giới.

    - vv...và vv.

    Nhiều người yêu thích khiêu vũ trong chúng ta đã từng xem nhiều chương trình thi đấu qua truyền hình, qua băng đĩa, tuy nhiên chúng ta chưa hình dung cách làm việc của các thành viên BGK ra sao, cách tính điểm để phân ngôi thứ trong một điệu nhảy như thế nào, rồi việc tổng kết toàn giải nữa.

    Trong tương lai gần chúng ta sẽ có Liên Đoàn Khiêu vũ Thể Thao HN và Liên Đoàn KVTT VN. Sớm muộn gì thì chúng ta cũng sẽ có các cuộc thi đấu và chúng ta không thể có con đường riêng nào cho công việc tổ chức thi đấu cũng như hệ thống giám khảo trọng tài. Tất cả những công việc này đều phải theo luật quốc tế chung cho các thành viên mà IDSF đã quy định.

    Trong bài viết này tôi chỉ muốn giới thiệu về luật giám khảo đã được áp dụng cho tất cả các cuộc thi đấu khiêu vũ ở mọi cấp độ mà trong tương lai tôi tin rằng chúng ta cũng phải áp dụng.

    Nguyên tắc chung hình thành hệ thống phân ngôi thứ hạng là nguyên tắc dựa trên sự đồng thuận của đa số thành viên BGK ( nó tương tự như nguyên tắc quá bán)

    Hệ thống “Skating” để đánh giá và phân thứ hạng trong thi đấu khiêu vũ thể thao.

    Hệ thống Skating để tính điểm và xếp thứ hạng đã được hoàn thiện ở Anh quốc trong nhiều năm (được bắt đầu từ 1954) và được sử dụng rất thành công trong các cuộc thi khiêu vũ, bởi vì nó có khả năng đưa tới kết quả được tính theo ý kiến của đa số thành viên ban giám khảo, ngay cả trong những trường hợp có sai lệch rất lớn trong sự đánh giá về mỗi đôi nhảy. Hệ thống này bao gồm 11 điều luật :

    (Xem tiếp ở bài viết phía dưới):
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Điều luật thứ nhất quy định về cách chấm điểm của các giám khảo trong các cuộc thi đấu loại (bao gồm cả bán kết)

    Điều luật thứ 2 đến thứ 4 quy định về cách chấm điểm và phân thứ hạng trong các cuộc thi chung kết.

    Điều luật thứ 5 đến thứ 8 quy định về cách thức xác định các kết quả của các thành viên BGK đối với các đôi tham dự trong từng vũ điệu riêng biệt.

    Điều luật thứ 9 đến 11 quy định về cách thức xác định kết quả để phân ngôi thứ đối với các đôi tham dự trong tất cả các vũ điệu.

    Điều luật 1 : Số lượng các đôi cần chọn ra trong mỗi vòng đấu để đi tiếp vào vòng sau được xác định bởi Trưởng ban GK ( thường là 2/3 hoặc không ít hơn ½ số lượng đôi tham dự). Theo quyết định đó, trong mỗi vũ điệu, mỗi thành viên BGK phải chọn được số lượng các đôi đi tiếp vào vòng sau.

    Thường mỗi thành viên trong BGK lựa chọn theo nguyên tắc “được” và “không được”, không cho phép một quyết định trung gian nào (“được” ở đây có nghĩa là được đi tiếp vào vòng sau và “không được” có nghĩa là bị loại). Như vậy những đôi có được nhiều điểm “được” sẽ đi tiếp vào vòng sau. Trong quá trình thi đấu, có thể sẽ xảy ra tình huống một số đôi nhảy có cùng số điểm như nhau để cùng được phép vào thi đấu ở vòng sau, nhưng nếu cho phép họ vào vòng sau sẽ làm cho số lượng các đôi thi ở vòng sau vượt quá quy định cho trước. Trong trường hợp này, nhà tổ chức và BGK phải đi tới quyết định : hoặc cho phép tất cả các đôi có số điểm như nhau được đi tiếp vào vòng sau hoặc loại tất cả các đôi này. Không cho phép thi đấu lại.

    Điều luật 2 : Trong cuộc thi chung kết, mỗi giám khảo phải phải đưa ra kết luận về ngôi thứ cho mỗi cặp nhảy tuỳ theo mức độ tài năng của họ trong từng vũ điệu.

    Điều luật 3 : Trong mỗi vũ điệu, theo quan điểm của mỗi giám khảo cặp nhảy tốt nhất sẽ được xếp thứ nhất, sau đó là thứ tự các cặp nhảy khác. Thường trong mỗi vòng chung kết có 6-8 đôi tham dự.

    Điều luật 4 : Trong cuộc thi chung kết giám khảo không được phép đánh giá cùng một thứ hạng cho hai hoặc hơn hai cặp nhảy. ( có nghĩa là giám khảo không được phép đánh giá hai hoặc ba đôi nhảy ở cùng một thứ hạng)

    Điều luật 5 : Điều luật này được sử dụng khi cặp nhảy nhận được sự đánh giá về một thứ hạng nào đó của đa số các giám khảo (không ít hơn 3 giám khảo trong tổng số 5 giám khảo, không ít hơn 4 giám khảo trong tổng số 6 hoặc 7 giám khảo, không ít hơn 5 giám khảo trong tổng số 8 hoặc 9 giám khảo vv...), điều này được xác định là đa số tuyệt đối trong các cột dọc “số lượng vị trí”.

    Phần bảng “số lượng vị trí” được điền theo thứ tự cột từ trên xuống dưới và hàng từ trái sang phải, không được bỏ qua bất kỳ hàng và cột nào.

    Nếu trong cột dọc không có cặp nhảy nào lấy được sự động thuận của đa số giám khảo thì phải chuyển sang xem xét ở cột dọc tiếp theo tính từ trái sang phải.

    Khi vị trí xếp hạng cho một cặp nhảy cặp nhảy đã được xác định (có đa số đồng thuận và không có tranh chấp ngôi thứ) thì có thể dừng việc theo dõi để điền vào bảng “số lượng vị trí”.

    Điều luật 6 : Điều luật này được sử dụng khi có 2 hoặc nhiều hơn các cặp cùng đa số đồng thuận , và đa số đồng thuận này không bằng nhau cho một vị trí nào đó. Trong trường hợp này, đôi nhảy có “số lượng vị trí” trong bảng cao hơn sẽ được xếp hạng cao hơn, theo thứ tự giảm dần.

    Cặp 24 : chiếm vị trí thứ nhất trong điệu nhảy vì đạt đa số đồng thuận của BGK.

    Cặp 45 : vị trí thứ hai, vì trong cột 1-2 đạt đa số đồng thuận (4) so với đôi 18 (3).

    Cặp 18 : được suy luận để xếp thứ ba. Trong cột dọc 1-3 không có một đôi còn lại nào đạt được đa số đồng thuận của BGK.

    Cặp 31 : được xếp thứ tư, vì đôi này chiếm được đa số đồng thuận cao hơn ở cột 1-4 (4) so với đôi số 7 (3).

    Cặp 7 : đương nhiên sẽ chiếm vị trí thứ 5.

    Cặp 48 : vị trí thứ 6 (theo cách suy luận thông thường và nếu xem bảng thì chúng ta cũng thấy đôi này được tất cả giám khảo đánh giá thấp nhất, cả 5 giám khảo đều cho vị trí 6).

    Chúng ta sẽ cùng xem xét bảng theo dõi thi đấu sau đây trong trường hợp có 7 giám khảo A, B, C. D, E, F, G.

    Cặp 23 : vị trí 1, vì ở cột dọc 1 đôi này được đa số đồng thuận 4 giám khảo đánh giá là số 1. Trong cột dọc 1-2, không có cặp nào chiếm được đa số đồng thuận.

    3 cặp 12, 34, 56 : trong cột dọc 1-3 chúng ta thấy cả ba cặp này đều chiếm được đa số đồng thuậnd cho vị trí thứ 3, tuy nhiên đa số đồng thuận này không như nhau, do đó :

    Cặp 12 : xếp thứ 2, vì cặp này có số lượng đa số đồng thuận cao hơn cả (6)

    Cặp 34 : xếp thứ 3, vì trong hai đôi còn lại của cột 1-3, cặp này có đa số đồng thuận cao hơn (5).

    Cặp 56 : theo suy luận, cặp này được xếp thứ 4.

    Cặp 45 : Ở cột dọc 1-5 cặp này có đa số đồng thuận (4), do đó sẽ chiếm vị trí 5.

    Cặp 67 : cặp còn lại này đương nhiên ở vị trí thứ 6.

    Điều luật 7 : Điều luật này được vận dụng khi có hai hoặc hơn hai cặp có cùng đa số đồng thuận cho một vị trí nào đó và đa số đồng thuận này bằng nhau. trong trường hợp này cần phải đánh giá sâu hơn về các đa số đồng thuận. Để có thể phân chia ngôi thứ, chúng ta phải tính tổng của ngôi thứ mà các trọng tài đã đánh giá cho từng cặp, tổng này sẽ được thể hiện trong ngoặc đơn bên phải, ngay cạnh số lượng vị trí mà cặp nhảy đã đạt được.

    7a). Điều này được vận dụng trong trường hợp các cặp nhảy có cùng đa số đồng thuận về một vị trí nào đó mà số lượng đa số đồng thuận này lại bằng nhau, chỉ khác nhau về tổng các vị trí. Nếu tổng này nhỏ thì cặp nhảy sẽ có thứ hạng cao và ngược lại, việc sắp xếp sẽ theo thứ tự tăng dần của tổng này.

    Nhìn vào bảng theo dõi thi đấu trên, chúng ta thấy :

    Cặp 26 : vị trí 1, vì cặp này chiếm được đa số đồng thuận của BGK (3).

    Hai cặp 48 và 59 có được đa số đồng thuận ở vị trí thứ hai và đa số đồng thuận này ở cột 1-2 lại bằng nhau (cùng là 3). Tổng các vị trí của cặp 48 là 1+2+2 = 5, tổng các vị trí của cặp 59 là 2+2+2 = 6, do đó :

    Cặp 48 : xếp vị trí 2, vì cặp này có tổng các vị trí nhỏ hơn (5)

    Cặp 59 : xếp thứ 3, vì có tổng các vị trí lớn hơn (6). Tương tự như trên ta có thể xác định ngôi thứ của hai cặp 37 và 70.

    7b). Điều này được vận dụng khi các cặp có cùng đa số đồng thuận, đa số đồng thuận này bằng nhau, và tổng các vị trí của họ cũng bằng nhau.

    Trong trường hợp này, để có thể phân ngôi thứ, chúng ta buộc phải xem xét cột dọc ở thứ hạng thấp hơn liền kề, tính từ trái sang phải để xem xét tình hình của các đôi có tranh chấp và tạm “quên” các đôi còn lại.

    Sau khi đã xác định được ngôi thứ cho các cặp có tranh chấp, chúng ta buộc phải lập lại trật tự xem xét này của các cột “số lượng vị trí”.

    Trong cột dọc thứ nhất, không cặp nào có được đa số đồng thuận. Do đó để có thể xác định vị trí 1 chúng ta buộc phải xem xét ở cột dọc 1-2. Hai cặp (12 và 13) đều có cùng đa số đồng thuận (4). Tổng các vị trí mà các thành viên trong BGK đánh giá về họ cũng lại bằng nhau (1+2+2+2 = 7; 2+2+1+2 = 7). Chúng ta lai buộc phải đi tiếp sang cột 1-3, vì tại đây chúng ta mới có thể phân ngôi thứ cho họ.

    Cặp 13 : vị trí 1, vì họ có ưu thế hơn ở trong cột này (6 so với 5)

    Cặp 12 : sẽ là cặp tiếp theo, đứng thứ 2.

    Cặp 11 chỉ có thể xếp ở vị trí tiếp theo vì không thể tranh chấp vị trí 1 và 2 với hai cặp vừa nêu trên.

    Trong bảng theo dõi thi đấu trên, chúng ta thấy :

    Hai cặp 38 và 60 đều đạt được đa số đồng thuận ở cột 1-2 và họ là hai cặp có tranh chấp ở vị trí thứ 2. Đa số đồng thuận của họ bằng nhau (cùng là 3), tổng các vị trí của họ cũng bằng nhau (cùng là 5).

    Sang cột 1-3, tình trạng cũng tương tự như ở cột 1-2, tranh chấp vẫn chưa thể xem xét được vì các chỉ số để có thể phân biệt vẫn hoàn toàn giống nhau. Chúng ta chỉ có thể phân biệt ngôi thứ cho họ khi chuyển sang cột 1-5, tại đây thì tình hình đã thay đổi, tổng vị trí của cặp 38 nhỏ hơn (5) nên được xếp vị trí 2, đẩy cặp 60 có tổng vị trí lớn hơn (6) xuống vị trí 3.

    Hai cặp 27 và 49 không được quyền tranh chấp các vị trí 2 và 3 với hai cặp 38 và 60, và họ chỉ có thể có thứ hạng ở sau hai cặp này. Vị trí của họ được xác định ở các cột 1-3 và 1-4, nhìn vào bảng ta dễ dàng thấy cặp 27 xép thứ 4 và cặp 49 xếp thứ 5.

    Điều luật 8 : Điều luật này được vận dụng sau khi đã vận dụng tất cả các điều luật trên mà vẫn không thể phân chia được ngôi thứ cho các cặp nhảy.

    Tình huống dường như khó có thể xảy ra này lại được gặp khá nhiều trong các cuộc thi khiêu vũ. Nó được định ra khi chúng ta đã vận dụng tất cả các khả năng để phân biệt mà vẫn không thể xác định được cao thấp.

    Khi đó, các cặp nhảy có tất cả các chỉ số dùng để so sánh như nhau, và không còn một tiêu chí nào để có thể phân ngôi thứ cho họ. Trong trường hợp bất khả kháng này, các cặp nhảy được được quyết định sẽ có cùng ngôi thứ bằng cách tính tổng các vị trí mà họ tranh chấp rồi chia cho số cặp nhảy có tranh chấp này.

    Cặp 16 và 19 có tranh chấp ở vị trí 3 và 4. Họ có tất cả các chỉ số so sánh như nhau suốt từ cột 1-3 tới cột 1-6 và không còn chỉ số nào để có thể phân chia ngôi thứ cho hai cặp này.

    Hai cặp này được quyết định sẽ có chung ngôi thứ, cụ thể là lấy tổng vị trí 3 và 4 rồi chia đôi, và họ sẽ có cùng thứ hạng là 3.5.

    Tiếp theo là các điều luật 9 đến 11, các điều luật này quy định việc tìm ra ngôi thứ cho các cặp nhảy trong toàn giải (nghĩa là tổng kết thành tích thi đấu của từng cặp nhảy trong giải, có thể là 5 điệu Latin, có thể là 5 điệu Standard, có thể là toàn năng 10 điệu) để tiến tới việc xác định ngôi thứ của họ cho toàn giải. Nguyên tắc của các điều luật này cũng tương tự như tôi đã trình bày ở trên trong việc xác định ngôi thứ của từng điệu.

    Tài liệu này được dịch và soạn từ trang Web khiêu vũ thể thao của Nga theo đường truyền

    http:// http://www.dancesport.ru/modules/mya...php?stopid=110.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Chúng ta thử tưởng tượng một GK có thể làm được gì khi chấm một đôi nhảy solo trong vòng 1 phút 30 giây ? Chắc chỉ vài ba tiêu chí là cùng, như : phong cách, nhạc cảm, kỹ thuật, trang phục, biểu cảm, kết nối... và những tiêu chí này càng nhiều, ông ta càng khó khăn. Đặc biệt, khi phải chấm cùng lúc nhiều cặp nhảy cùng ra sàn, là một trong những sự kiện gần như bắt buộc trong các cuộc thi khiêu vũ đã có trong truyền thống.

    Bản chất của khiêu vũ là nghệ thuật, ở đây không có các tiêu chí định lượng (phút, giây, M,cm, Kg....) mà hoàn toàn theo định tính xấu hoặc đẹp, thích hoặc không thích, nghĩa là hoàn toàn theo cảm quan chuyên môn của các vị GK. Chính vì thế mà trong các cuộc thi khiêu vũ, BTC phải mời các GK có uy tín trong làng khiêu vũ.

    Ngoài ra, vì tính chất không thể định lượng của các kỳ thi khiêu vũ nên kết quả được xác theo nguyên tắc quá bán : nghĩa là cặp nhảy nào được đa số GK nhất trí cho một vị trí nào đó có nghĩa là cặp nhảy đó được xếp vào vị trí đó.

    Đây hoàn toàn là nguyên tắc bầu cử mà chúng ta vẫn biết qua các cuộc bầu cử ở những quốc gia có nền dân chủ thật sự. Ông Obama thắng cử vừa rồi với đa số áp đảo, nhưng nếu chỉ hơn đối thủ 1% hoặc dưới 1% số cử tri thì chiến thắng vẫn thuộc về ông.

    Chính vì thế, ngoài việc phải mời cho được những vị GK có uy tín, một yếu tố khác cần cho thành phần của BGK là số lượng : số lượng BGK phải là một số lẻ (3, 5, 7, 9...) để có thể dễ dàng xác định đa số quá bán và số lượng thành viên BGK càng đông càng tốt. Trên thực tế, có những cuộc thi QTquan trọng, số lượng BGK lên đến 19 người.

    Chính vì dựa trên các nguyên tắc đó mà các cuộc thi khiêu vũ được tổ chức thành 2 giai đoạn : thi đấu loại và thi chung kết. Thi đấu loại là các vòng thi từ đầu cho tới bán kết. Ở giai đoạn này các GK chấm theo một phong cách và ở vòng chung kết theo một phong cách khác.



    Tôi xin đơn cử vài ví dụ, có thể là khá thực tế. Trước tiên về vòng đấu loại, trong một vũ điệu nào đó, ở lứa tuổi nào đó.

    Ban tổ chức sẽ xem xét, ở vũ điệu này có bao nhiêu cặp tham dự, trên cơ sở đó mà đề ra cần bao nhiêu vòng loại.

    Nếu có dưới 6 cặp tham dự hoặc ít hơn (cái này ở ta khá nhiều) thì vào chung kết luôn mà không phải đấu loại.

    Nếu có nhiều hơn 6 cặp, như thế sẽ cần một vòng bán kết.

    BTC sẽ làm gì, trong trường hợp có tới > 300 cặp tham dự ? (như ở Blacpool chẳng hạn). Trong trường hợp này cần có nhiều vòng đấu loại, có thể giải quyết bằng cách mỗi lần cho ra sàn 12 cặp (bao nhiêu cặp ra sàn là tùy thuộc vào độ rộng của sàn thi đấu, và thường không quá 12 cặp. Nếu quá số lượng này, đơn giản là GK không thể quan sát hết tất cả trong vòng 1 phút 30 giây) và mỗi GK phải loại một nửa trong số đó. Vòng loại 2 là những cặp được nhiều "OK" từ BGK, giả sử còn 150 cặp, cách tổ chức cũng tương tự để vòng 3 còn 75 cặp. Vòng 4 còn 35 cặp chẳng hạn. Vòng 5 lấy 24 cặp (đây là quyết định của trường ban GK). Vòng 6 là vòng bán kết còn 12 cặp.

    Cho tới vòng bán kết nói trên, GK vẫn chỉ có nhiệm vụ là quan sát và đánh dấu "OK" hoặc "không OK". Sau khi loại 6 cặp thì 6 cặp còn lại vào chung kết.

    Tại đây, giám khảo có một nhiệm vụ khác là phải phân ngôi thứ cho 6 cặp này. Để quyết định của GK có thêm phần chắc chắn, trong những năm gần đây, có thêm phần nhảy Solo. Qua phần solo này GK có thời gian để xem lại quyết định của mình có đúng đắn chưa, vì ở phần trước là 6 cặp cùng ra sàn một lúc. Vì nắm được điều 4 nên GK không cho sự trùng lặp nào trong quyết định của mình, nghĩa là một GK không cho hai cặp A và B cùng là 1....

    Nếu, có 3 trên 5 GK (nghĩa là quá bán) cho cặp A là 1 thì được nhiên cặp A đứng thứ nhất.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Trọng tài và người kiểm phiếu trong các kỳ thi
    Trong thi đấu có:
    - Adjudicators: Trọng Tài quyết định thứ hạng .
    - Scrutineer: Người kiểm soát sự chính xác của phiếu điểm.

    Cho dù chỉ là Scrutineer, người kiểm phiếu điểm người ta cũng đòi hòi rất nhiều hiểu biết với dancesport. Vì vậy người ta cũng đặc giá trị rất cao ở nhiệm vụ này.

    Mục đích của L2D đây là giúp cho ai muốn hiểu cái luật Skating System như thế nào . Và trước khi nói đến nó thì phải nói vài lời về Scrutineer .. người có trách nhiệm phải hiểu rõ luật lệ này.

    Việc làm của Scrutineer:

    Cho những giải thi đấu Dancesport Quốc Tế, Scrutineer đã bắt đầu làm việc cả vài ba tuần trước giải .

    Ngoài kiểm soát và cộng tính điểm cho đúng theo luật Skating, họ cũng là người có trách nhiệm với xếp đặc chương trình thi đấu (set up schedule) và quản lý "thời khoá biểu" trong suốt cuộc thi đấu (running the schedule of the event).

    Theo lời của Estelle Grassby (Scrutineer nổi tiếng nhất ngày nay) : "Người scrutineer là người phải đến trước các Adjudicators và Competitors, làm việc qua những lúc breaks (nghĩ giải lao) và làm xong việc hay là hoàn thành trách nhiệm của mình sau hết tất cả mọi người khác".

    Estelle Grassby là Head Scrutineer (Trưởng ban) của tất cả giải thi đấu quan trọng ở Anh Quốc ngày nay : Blackpool (British Open), UK Open, National Championship ... và cũng là Head Scrutineer của World Championship và European Championship. Estelle Grassby thường nói "Scrutineer là người phải hoàn toàn đáng tin cậy , có khả năng tổ chức xếp đặc, chính xác, và nhiều khi phải làm việc trong môi trường có sức ép cao (high pressure) ".

    Nếu các bạn nào mà có xem Blackpool qua, giải kéo dài nguyên tuần lễ qua bao nhiêu hiệp (Round). Có gần cả 2000 couples trong các cuộc thi khác nhau mà tất cả các Round bắt đầu theo đúng schedule không bao giờ trễ một phút. Đó là do công sức của Scrutineer tập hợp lại phiếu điểm và RECALL (kêu lại) những couple chưa bị loại cho chính xác trong thời gian nhất định Bill Irvine có nói "Theo ý của tôi, scrutineer là người quan trọng nhất ở bất cứ cuộc thi nào".

    Để bảo đảm quản lý thời khoá biểu cuộc thi cho trôi chảy, họ phải gom góp và cộng tính điểm của Giám Khảo một cách nhanh chóng và chính xác . Có nhiều khi họ phải làm việc đó và viết ra hết đến vài trăm couples để kêu lại chỉ trong vòng 25 phút ... là không phải chuyện nhỏ".

    Những cái gì Estelle Grassby nói trên hình như cũng không có phi lý cho lắm . Estelle cũng thường nói "Nên nhớ kỹ ... chúng ta vẫn còn tiếp tục thi đấu nếu một người Adjudicators (bị đụng xe hay gì đó) mà không tới được hay là một vài couples thi đấu rút tên ra khỏi danh sách thi đấu . Nhưng nếu không có Scrutineer thì làm được gì?"

    Ngoài phát triển các thứ khác trong Dancesport, chúng ta đừng xem thường phát triển Scrutineer và sự hiểu biết luật lệ Skating.



    Tác giả L2D
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Skating System có tất cả 11 quy luật - 11 Rules
    Rule 1 - 4 : Chỉ cách cho giám khảo đánh phiếu điểm như thế nào
    Rule 5 - 8: Tính vị trí của mỗi dance - allocate position of each individual dance
    Rule 9 - 11: Áp dụng cho giải thi đấu nào cần phải cộng tính vị trí của nhiều dance để phân thắng thua- Use for Multiple-dance competition
    Đương nhiên phải áp dụng cho VN vì có thi "3 điệu" và thi "5 điệu"

    Đừng lẫn lộn khi nào tính cao thấp cho từng dance, khi nào tính cao thấp cho giải thi đấu bao gồm kết quả của tất cả dances

    Rule 1 - 4 : Chỉ cho cách giám khảo đánh phiếu điểm như thế nào

    RULE 1: Mỗi một vòng (round), giám khảo phải vote đúng theo con số đôi cho vào vòng sau (next round). Bao nhiêu đôi thì tùy theo yêu cầu của Chairman (Trưởng Ban Giám Khảo). Quy luật này không có áp dụng cho Vòng Chung kết - Final Round

    RULE 2: Giám khảo phải đặt tất cả các đôi theo thứ tự cho từng điệu. Tất cả phân cao thấp, không chừa một đôi nào.

    RULE 3: Giám khảo phải cho điểm 1st cho hạng 1, 2nd cho hạng nhì, 3rd cho hạng 3 v.v.

    RULE 4: Không được cho giống nhau "tie" các đôi nào cả cả.

    Phải dứt khoát và có cao thấp rõ ràng.

    Nếu áp dụng 4 quy luật trên thì không có trường hợp giống như ai nói ...

    Có giải thi đấu nào đó mà có giám khảo đánh không đủ theo yêu cầu, hay cho điểm nhiều đôi bằng nhau trong một điệu ở vòng Chung kết.

    Rule 5 - 8: Tính vị trí của mỗi dance - allocate position of each individual dance

    Trước khi tiếp tục chúng ta phải hiểu rõ ràng "đa số" phiếu của giám khảo là gì? Như thế nào thì mới gọi là MAJORITY?

    Thi đấu có 3 Giám Khảo - cần 2 phiếu thì đạt Majority, 5 Giám Khảo - cần 3 phiếu, 7 giám khảo - cần 4 phiếu, 6 giám khảo - cũng cần 4 phiếu, 9 cần 5, 11 cần 6 v.v.


    RULE 5: Ai thắng điệu nào là vì có nhiều majority 1st của giám khảo. Nên nhớ RULE 5-8 quyết định người thắng cho điệu -Dance Winner, không phải người thắng của giải -Competition Winner
    Đừng có lầm lẫn .

    Hạng 2 thì tuyệt đối có majority từ 2nd trở lên (1st + 2nd votes), hạng 3 thì majority từ 3rd trở lên v.v.

    RULE 6: Nếu có nhiều đôi có majority cho cùng một vị trí (thứ hạng), thì phải xem ai có majority "lớn" hơn

    Thí dụ cho rule 6:

    Couple

    A 1 1 1 4 4 = 1st

    B 2 5 5 2 2 = 3rd

    C 3 2 2 1 1 = 2nd

    Nếu có 5 giám khảo thì con số cho majority là 3. Với thí dụ trên, đôi A đã thắng 1st place theo rule 5.

    Trong trường hợp này cả hai couple B & C có majority cho vị trí 2 (2nd or higher).

    Nhưng C thắng 2nd vì con số majority là 4 (2nd or higher). Con số majority to hơn chứ không phải nhiều 1st hơn

    RULE 7: chia ra 7a & 7b

    Đây là lúc mà công việc của Scrutineer bắt đầu thú vị hơn chút đỉnh chứ không thì hơi nhàm chán

    Rule 7a - Nếu có nhiều couples có Majority bằng nhau thì chúng ta phải chơi bằng cách cộng điểm lại để phân cao thấp cho dance. Tổng số thấp hơn thắng

    Thí dụ cho rule 7a:

    Couple

    A 1 1 1 4 4 = 1st

    B 2 2 5 1 5 = 2nd

    C 5 5 2 2 2 = 3rd

    Couple A đã thắng dance này theo Rule 5.

    Couple B & C đều có same Majority là 3 (2nd & higher) nên không có áp dụng Rule 6 được.

    Theo Rule 7a, couple B được 2nd vì 2+2+1=5, couple B được 3rd vì 2+2+2=6

    Còn nếu cả hai couple đều có same Majority và same Total thì làm sao?

    Vậy thì phải xem luật 7b

    Rule 7b - Trên phiếu tổng kết của Scrutineer có những "hàng dọc" (PLACES columns) để tổng kết bao nhiêu 1, bao nhiêu 1+2, bao nhiêu 1-3 v.v.

    Nếu nhiều couples có cùng số Majority và cộng tổng số cũng bằng nhau thì phải làm gì? Theo luật 7b, chúng ta phải tiếp tục đi xuống theo từng "PLACE COLUMNS" đến khi nào có khác biệt về majority mới thôi

    Thí dụ cho rule 7b:

    Couple

    A 2 1 5 1 1 = 1st

    B 1 2 2 5 5 = 2nd

    C 5 6 1 2 2 = 3rd

    Couple A đã thắng dance này theo Rule 5

    Cả hai couple B & C đều có đồng con số majority (2nd or higher) là 3 nên không áp dụng được Rule 5 and Rule 6. Cộng tổng số 2+2+1 đều là 5 như nhau nên không áp dụng được Rule 7a.

    PLACES COLUMN

    1+2 (2nd or higher) B & C Majority = 3, Total = 5

    1-3 (3rd or higher) B & C cũng Majority = 3, Total = 5

    1-4 (4th or higher) B & C cũng Majority = 3, Total = 5

    1-5 (3rd or higher) a ha !! tìm ra khác biệt rồi Majority của couple B = 5, còn Majority của couple C = 4 vì có một giám khảo đánh giá hạng 6. Cho nên couple B sẽ được phân hạng nhì 2nd place cho dance này theo Rule 7b

    Vì vậy nếu có couple nào mà giám khảo VN không thích chẳng hạng.
    Cho dù chỉ 1 giám khảo đánh 5 or 6 không có ảnh hưởng lớn được nhưng có trường hợp phải dùng Rule 7B như thế này thì có thể đủ để tạo khác biệt với thứ hạng.

    RULE 8: Luật này là luật cuối cùng để phân cao thấp cho từng Dance (each Dance).

    Theo luật này thì cứ phải tiếp tục đi theo PLACES COLUMN cho đến khi nào tìm ra majority thì thôi



    Thí dụ cho rule 8:

    Couple

    A 1 1 3 2 2 = 1st

    B 2 2 1 3 4 = 2nd

    C 5 3 4 1 5 = 3rd

    D 3 4 2 5 6 = 4th

    E 4 5 6 4 3 = 5th


    PLACES COLUMN

    1st (1 place) - Không ai đạt được majority cả (cần 3 giám khảo đánh 1st)

    1+2 (2nd or higher) Couple A & B đều đạt được Majority. A có Majority là 4 nên được hạng nhất, B thì automatically được hạng 2 vì con số Majority là 3

    1-3 (3rd or higher) Không couple nào còn lại (C, D & E) đạt được Majority ở đây

    1-4 (4th or higher) Cả 3 couple còn lại C, D & E đều có con số majority bằng nhau là 3 (4th or higher). Áp dụng Rule 7 để "chơi" cộng số lại thì C (3+4+1 =8) thấp nhất nên hạng 3, D (3+4+2=9) hạng 4 vì tổng số là 9, còn E hạng 5 vì tổng số là 11 (4+4+3)

    NOTE: Nên nhớ là chúng ta phải hiểu cơ bản rõ ràng cho từng luật rồi mới có thể đi đến phần tới chứ không thì nhiều khi chỉ lẫn lộn thêm.

    Xin tóm tắt lại Skating System để phân cao thấp cho từng Dance (Rule 5-8) như sau:


    • Trước tiên tìm Majority của vị trí (position)


    • Nếu nhiều couples có Majority thì ai có con số Majority lớn hơn thắng vị trí đó


    • Nếu đều có cùng con số Majority thì tổng cộng số lại, tổng số thấp nhất thắng


    • Nếu con số Majority và tổng số cũng bằng nhau thì cứ tiếp tục đi xuống "place columns" cho đến khi
      tìm ra khác biệt


    • Nếu mà tất cả mọi điểm đều bằng nhau thì vị trí đó được cho là "TIE" giữa hai couples.
      Thí dụ 4th place có 2 couples share vị trí đó nên không có 5th. Kết quả cho dance sẽ ghi như vầy: 1, 2 , 3, 4.5, 4.5, 6 (no 3)


    Rule 9- 11: Áp dụng cho giải thi đấu nào cần phải cộng tính vị trí của nhiều dance để phân thắng thua- Multiple-dance competition

    Sau khi phân thắng thua TỪNG DANCE với Rule 5-8 trước. Bây giờ có thể xem ai thắng giải - Competition Winner


    RULE 9 - Rất là dễ hiểu. Cộng tất cả vị trí của các dance lại cho tất cả couples trong Final. Ai có tổng số thấp nhất sẽ thắng competition.

    RULE 10 - Đến lúc hơi phức tạp. Rule 10 chia ra làm đến 5 phần : 10a, 10b, 10c, 10d, 10e

    Rule 10a - Nếu tổng số bằng nhau thì phải xem coi đạt vị trí đó được bao nhiêu lần

    Thí dụ cho rule 10a:

    Couple

    A 1 1 2 5 = 9 = 1st

    B 2 2 1 2 = 9 = 2nd

    C 2 5 4 4 = 15 = 4th

    D 4 2 3 6 = 15 = 3rd



    Couple A & B đều có tổng số là 9. Nhưng A thắng vì đạt vị trí 1st hai lần. B automatically được 2nd vì tổng số thấp hơn tất cả couple còn lại.

    Couple C & D đều có tổng số là 15. Nhưng D được hạng 3 vì được hai phiếu cho (3rd or higher).





    Rule 10b - Nếu tổng số tất cả dance và con số vị trí đạt được cũng như nhau thì cộng tổng số cho vị trí đó để phân cao thấp.

    Thí dụ cho rule 10b:

    Couple

    A 1 2 1 1 = 5 = 1st

    B 3 2 2 3 = 10 = 3rd

    C 2 1 3 4 = 10 = 2nd



    Couple A đã thắng. B & C đều có tổng số là 10.

    Cả hai B & C đều đạt được 2 vote cho position (2 or higher) nên không áp dụng Rule 10a được

    Nhưng C được hạng nhì vì tổng số của vị trí đó là = 3 (2+1) for position 2 or higher, tổng số cho B là 4 (2+2)


    Rule 10c - Nhiều lúc không chỉ có 2 couples bằng nhau mà có rất nhiều couples bằng nhau



    Thí dụ cho rule 10c:

    Couple

    A 2 2 2 4 = 10 = 1st

    B 6 3 1 3 = 13 = 3rd

    C 3 5 3 2 = 13 = 5th


    D 1 1 6 5 = 13 = 2nd

    E 4 4 4 1 = 13 = 4th



    Cho dù A không có một 1st nào nhưng vẫn thắng vì total = 10

    B, C, D và E đều có total là 13.

    Áp dụng rule 10a & 10b có thể biết D hạng nhì

    B và C đều có 3 vote cho 3rd or higher. Nhưng tổng số vị trí đó của B là 7 (3+1+3) nên được 3rd.

    Hai couple C & E còn lại phải suy xét để tính cho 4th place.
    Tuy C có nhiều votes cao như 2 &3 nhưng bị 1 cái 5 nên tổng số vote cho 4th or higher chỉ là 3. E có 4 vote cho 4th or higher nên sẽ 4th.

    Nhiều lúc khác biệt giữa 2nd và 5th không có bao nhiêu cả.

    Rule 10d - Nếu couples thắng cùng số điệu thi (number of dances), hoặc là tổng số bằng nhau cho vị trí thì là TIE (huề)

    Thí dụ cho rule 10d:

    Couple

    A 4 1 6 1 = 12 = 1st

    B 2 2 4 5 = 13 = *

    C 3 6 2 2 = 13 = *

    Couple B & C tổng số là 13 như nhau, đều được 2nd place 2 lần, tổng số của vị trí 2nd or higher cũng 4 như nhau (2+2)

    Không giải quyết được 2nd place ở đây, phải đợi đến Rule 11

    Rule 10e - Có lúc phải làm việc với phân số (fraction) vì nhiều lúc có TIE trong mỗi dance

    Thí dụ cho rule 10e:

    Couple

    A 5 4.5 4 4 = 17.5 = 5th

    B 3 2.5 6 6 = 17.5 = 4th

    Trong trường hợp trên couple A TIE hạng 4 với couple khác trong 1 dance nên có vị trí 4.5, couple B TIE hạng 2 với couple khác nên có vị trí 2.5 cho dance đó. Cả hai có tổng số là 17.5.

    1st, 2nd, 3rd đã được quyết định nên trong trường hợp này chúng ta cần phân hạng 4th or 5th cho hai couple này.

    Khi cộng tổng số vị trí 4th or higher, thì B là 5.5 (3+2.5). Còn A là 8 (4+4) ... 4.5 thấp hơn 4 nên không được tính vào majority.


    Vì vậy A phải hạng 5th và thấp hơn B


    RULE 11 - Sau khi áp dụng Rule 9 & 10 mà vẫn còn huề thì chúng ta phải trở lại và bao gồm luôn từng điểm cho từng dance.


    Áp dụng hết tất cả điểm chấm như là 1 cái dance và áp dụng luôn cả những gì đã biết từ Rule 5-8.

    Thí dụ như giải thi đấu có 4 dances và có 11 giám khảo. Thì sẽ có 44 điểm chấm cho mỗi couple. Nếu làm việc với con số 44 thì majority sẽ phải là 23. Nếu ai được nhiều majority 1st thì sẽ 1st
    v.v. và cứ vậy mà tiếp tục theo Rule 5-8 để phân cao thấp.


    Mà nếu cũng vẫn chưa phân cao thấp thì tùy BTC, BGK, chairman đưa ra giải pháp.

    Có khi hai couples dance thêm và chấm điểm trở lại. Có lúc tôi đã thấy 4 người cùng đứng trên 1 bục và share 1 cái cúp

    BTC phải đặt thêm huy chương và trao thêm sau.

    L2D xin hết ạ.

    Tôi thành thật mong DWTW từ nay có thể tự trả lời cho mình

    ps. L2D viết tóm tắc gấp rút như là "chạy giặc" Nếu có loằng ngoằng khó hiểu gì xin chút lòng từ bi của các
    bạn .

    REPECHAGE

    Cái chữ có nghĩa là "cứu vãn"

    Người ta lập ra vì muốn tất cả couple có cơ hội để nhảy ít nhất là 2 lần
    .
    Repechage nếu không dùng cho đúng thì tốn rất nhiều thời gian và thêm nhiều suy tính nhỏ nhặc .

    Muốn cho hữu hiệu thì cần ít nhất là 3 round, hay là lý tưởng là ít nhất là 18 couples .

    Thí dụ: 18 couples thi đấu Adult Latin

    Sau khi nhảy hết hiệp đầu, thay vì chọn 12 couples cho semi-final thì Chairman có thể quyết định chọn lựa 8 couples. 10 couples còn lại nhảy lại để chọn thêm 4 couples nữa để vào semi-final với 8 couples đã được chọn .
    6 couples bi loại sau hiệp đầu ít ra cũng có cơ hội "biễu diễn" tài năng được 2 lần

    Có những trường hợp đặc biệt (mong là không phải lúc nào cũng vì phiếu điểm đánh như Gibbon hỏi) cũng được Chairman áp dụng . Thí dụ như competition chỉ có 12 couples nhưng sau hiệp đầu chỉ có 3 couples chọn rõ ràng với Rule 1 như đã bàn qua, những couples còn lại có quá nhiều TIE vì có bất
    đồng trầm trọng giữa các giám khảo . Chairman có quyền quyết định là 9 couples kia nhảy lại và chọn thêm 3 couples nữa đế vào Final với 3 couples đã được chọn

    Nếu một ngày nào đó giải thi đấu lớn mạnh ở VN như Nhật hay ai khác, càng nhiều couples thi thì Repechage càng có công dụng hơn nữa . Thí dụ như giải Quốc Gia 2010 có 100 couples cho mỗi category . Phải quá nhiều rounds nhưng ban tổ chức chỉ muốn làm hết trong một ngày mà thôi (tiền hội trường đắc đỏ v.v) Sau hiệp đầu, có thế chỉ chọn được 24 couples .
    76 couples kia nhảy lại và chọn 24 couples nữa để tổng cộng là 48 couples vào 2nd round. Tất cả đều được nhảy ít nhất 2 lần mà không thêm "extra rounds" . Theo thường lệ thì 100 -> 70
    -> trước khi chọn 48 (cũng cùng số lượng round, nhưng 30 couples loại đầu được biểu diễn tài năng chỉ một lần mà thôi)


    Muốn áp dụng thì phải thêm một chút khổ nhọc cho adjudicators và scrutineer nếu có rất nhiều couples . Nhưng đây là trách nhiệm của Scrutineer để xếp đặc cho trôi chảy . Cùng trong một ngày thi đấu, có nhiều programme phải dùng repechage nhưng có cái không cần dùng

    Note: System này lập ra không phải để khoan hồng cho thí sinh thức khuya đọc diễn đàn rồi lại thi trễ


    --

    Có lẽ đây là bài viết tổng quát nhất về Skating System bằng tiếng Việt mà Pre đọc đến thời điểm
    này. Có 11 điều luật, nhưng nếu đọc không có ai giải thích thì rất khó hiểu và không phải lúc nào cũng chấm đến 11 điều mà chỉ dùng sử dụng các điều tiếp cho đến khi có kết quả thì dừng lại. Ngày nay nhiều thứ nằm trong chương trình máy chạy nên chẳng mấy ai còn nắm được chi tiết như bài viết trên.

    Với bài viết này về căn bản những thắc mắc được giải tỏa và bà con có thể
    tự xếp hạng và chấm điểm nếu thích !

    Tác giả L2D
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •