Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 12

Chủ đề: Nguyên tắc FFF trong khiêu vũ

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Nguyên tắc FFF trong khiêu vũ

    Bài viết của tác giả Vũ Chí Dũng:

    Một câu hỏi khá đơn giản được đặt ra là :

    Trong khi di chuyển (các bước Walks) trong Rumba bộ phận nào di chuyển trước : chân hay thân người ?

    Có thể nhiều người trong chúng ta chưa từng đặt ra cho mình một câu hỏi như vậy. Trong cuốn sách chuyên về Rumba "Latin - American At Its Best" của tác giả Shirley Ayme có một đoạn ngắn nói về vấn đề này như sau :

    As a general rule, when taking a step Forward the body initiates the action, and moves fractionally before the step is taken. This is stark contrast to incorrectly taking a step with the body following. Remember that the feet move faster than the body and apply the “FFF” principle – “FEET FOLLOW FREME”.

    Xin được tạm dịch như sau :

    Như một nguyên tắc chung khi bước về phía trước, thân người là bộ phận khởi xướng cho chuyển động và chuyển động trước khi chân xác định vị trí. Sẽ là lỗi nặng nếu như chúng ta bước trước rồi mới đưa thân người theo sau. Cần nhớ rằng chân bao giờ cũng di chuyển nhanh hơn thân người và phải thực hiện nguyên tắc "FFF" - "CHÂN ĐI THEO THÂN"

    Lưu ý : Các trường hợp ngoại lệ : Bước tiến Check (Checked FWD) và chuyển động Cucaracha (Cucaracha action)

    Vài lời giới thiệu :Bà Shirley Ayme là Fellow and Examiner. Bà là chủ tịch của Dance Olimpic; là chủ tịch danh dự của Hiệp hội khiêu vũ Hylạp, là thành viên của World Dance & Dancesport Council, đồng thời là tổng thư ký của World Dance.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bài viết của tác giả: Vo Danh

    Trong nhiều năm qua Ali Max đã viết trên 220 bài rất bổ ích và lý thú về kỹ thuật khiêu vũ dưới cái tên chung là Dancing Tid-bits. Sau bài số 222 với chủ đề Expression in Dancing ( Sự biểu hiện trong khiêu vũ) post ngày 10 tháng 2 năm 2006 Max đột nhiên vắng bóng, để lại cho bao nhiêu người yêu thích tìm hiểu kỹ thuật khiêu vũ bao nhiêu là ngẩn ngơ, thắc mắc. Đột nhiên ngày 1 tháng 3 vừa qua Max lại xuất hiện với bài viết sau đây.

    http://www.danceplaza.com/index.tpl?...=view&what=372

    Để chào mừng sự trở lại của Max, VD xin dịch cống hiến bạn đọc.

    Nguyên văn :

    Movement of your Body?

    Dancing is really as simple as moving your body to music and having a good time. But then it is amazing (Isn't it?) how complicated it gets when you hear a lecture from Luca or Loraine. I was fortunate enough to hear one of their lectures a couple of years ago at University of Michigan Ballroom in Ann Arbor. I am still thinking and trying to understand what was all said. Then I recently saw a video tape of Loraine's Lecture from the BDF Lecture Series in Blackpool.

    When Dorian and I were driving together to Rochester to take our ISTD Examination at least 10 years ago, all of a sudden the discussion came up; What moves first, the Body or the Feet, when you start to move either forward or back for that matter. Today we will confine our discussion on Forward Movement.

    So, let's see; Feather Step, step 1, RF Forward for Man: We will not talk about a million other details here such as Preparation, Balance, Hold or things like that. Question is what moves first: the Body or the Foot? In my discussions with Dorian I was adamant that it is the Body that moves first..period. He said, No the Foot and Leg. We argued and argued and arrived in cold wintery Rochester, NY at Peter Billets Studio. Let's leave that story at that. I have always been insisting that I was right but now that I hear Loraine on how she and Luca analyze this intersting phenomenon, I am thoroughly confused. To undesrstand Luca, you have to be as much of a genius as he is but I think Loraine tries to make it simpler for people like me and hopefuly you.

    What I see from her presentation is a classical picture of a Man(Champion) taking a long Step forward on RF, and the Leg and Foot seem to be so much more forward in advance of the Body that I feel like hugging Dorian and say, he was so right. But wait a minute! it is not as simple as that. As I finished this sentence I got up from my chair and tried to simulate her picture. I was able to create some of it what she was doing but I did feel my "body moving forward a bit before I even thought of moving my leg". I have reached the following conclusions (a compromise with Dorian).

    Step 1 of the Feather Step,RF forward: As I move forward or as I think of moving forward, I feel an impetus in my body to move first and body does tend to move a little. This becomes complicated as to what part of body wants to move first. I feel it is my left side of the body that goes forward more and this is of course termed CBM. Then, as I am lowering (I should have lowered already) my right foot and leg take over in advance of my body a lot to simulate a Champion's Style. Heel touches the floor for a "mid stride" that I can never feel, toe comes down and my body arrives gradually on right foot as left foot is closing on to right. And so goes on the dance. I keep forgetting about my partner where she is or how she feels.

    It's all so frustrating.

    Best Wishes, Max

    Bài dịch của VD:

    Chuyển động của thân

    Khiêu vũ thực ra chỉ đơn giản là chuyển dịch cơ thể của bạn theo âm nhạc sao cho cảm thấy thích thú. Vậy mà thật là ngạc nhiên (sao lại không ngạc nhiên cơ chứ ?) sau khi nghe một bài giảng của Luca hoặc Loraine bạn sẽ thấy vấn đề lại rất phức tạp. Tôi đã khá may mắn được nghe một trong những bài giảng của Luca và Loraine 2 năm trước đây tại trường đại học Michigan Ballroom ở Ann Arbor . Đến nay tôi vẫn còn suy nghĩ và cố gắng hiểu những gì họ đã nói. Thế rồi gần đây tôi xem một băng hình bài giảng của Loraine trong một loạt các bài giảng của BDF (1)tại Blackpool (2) .

    Ít ra là 10 năm trước đây khi Dorian và tôi cùng nhau lái xe đi Rochester để tham dự kỳ sát hạch của ISTD (3), đột nhiên chúng tôi đã có một cuộc tranh luận : Khi chúng ta bắt đầu chuyển dịch hoặc tiến lên phía trước hoặc lùi về phía sau thì bộ phận nào của cơ thể sẽ di chuyển trước tiên, thân hoặc bàn chân ? Hôm nay tôi sẽ tiếp tục bàn về trường hợp chuyển động tiến lên phía trước.

    Ta hãy xét bước nhảy FEATHER STEP (4) , step 1 Nam chân phải tiến trước. Ở đây ta sẽ bỏ qua không bàn đến vô vàn thứ đại loại như bước chuẩn bị, cân bằng, tư thế vào đôi và nhiều yếu tố tương tự khác. Câu hỏi đặt ra là : Cái gì di chuyển trước, thân hay bàn chân ? Trong cuộc tranh luận với Dorian, tôi đã chắc như đinh đóng cột rằng Thân di chuyển trước. Còn Dorian thì nói : Không, bàn chân và cẳng chân di chuyển truớc. Chúng tôi đã tranh luận không dứt mãi cho khi tới studio Peter Billets ở Rochester, Niu Ước trong cái giá rét của mùa đông. Hãy gác lại chuyện này ở đây. Lâu nay tôi vẫn kiên trì rằng tôi đúng nhưng bây giờ sau khi nghe Loraine giảng về Loraine và Luca đã phân tích hiện tượng thú vị này như thế nào thì tôi thấy hoàn toàn bối rối. Để hiểu được Luca bạn phải cũng có năng khiếu thiên bẩm như anh ta nhưng theo tôi Loraine đã cố gắng đơn giản hoá vấn đề cho những ngưòi như tôi và có lẽ cả bạn nữa.

    Cái mà tôi nhìn thấy trong sự trình bày của Loraine (5) là một bức tranh cổ điển của một nhà vô dịch nam trong khi đang thực hiện một step tiến dài lên bằng chân phải trong đó cẳng chân và bàn chân có vẻ như tiến lên phía trước rất nhiều so với thân đến mức mà tôi (sau khi nhìn thấy như thế) cảm thấy muốn ôm lấy Dorian mà nói rằng anh ta đã hoàn toàn đúng (6). Nhưng xin hãy đợi một phút. vấn đề không đơn giản như vậy. Sau khi viết xong câu này, tôi đã bước ra khỏi chiếc ghế đang ngồi và cố gắng thể hiện lại bức tranh của Loraine. Tôi đã có thể làm được phần nào những gì mà Loraine đã làm nhưng tôi thực sự cảm thấy “thân của tôi di chuyển về phía trước sớm hơn một chút cho dù tôi (chỉ )nghĩ đến việc di chuyển chân”. Tôi đã đi đến kết luận sau (có sự thoả hiệp với Dorian (6).

    Step 1 của bước nhảy FEATHER STEP, bàn chân phải tiến trước : Ngay khi tôi di chuyển về phía trước hoặc ngay khi tôi nghĩ tôi di chuyển về phía trước, tôi cảm thấy trong thân có một sự đẩy tới để cho thân di chuyển trước và thân thực sự có xu hướng di chuyển một chút. Có một điều phức tạp là phần nào của thân sẽ di chuyển trước tiên. Tôi cảm thấy chính là phía sườn trái của tôi tiến về phía trước nhiều hơn và dĩ nhiên đó là cái mà ta vẫn gọi là CBM. Tiếp theo, trong khi tôi hạ thấp người (tôi nên trước đó đã hạ thấp rồi) bàn chân và cẳng chân đưa về phía trước thân thật nhiều bắt chước phong thái của một nhà vô địch. Gót chạm sàn để đạt được “mid stride” (7) mà tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy, đầu bàn chân hạ thấp và thân dần dần tiến đến trên bàn chân phải khi bàn chân trái đóng vào bàn chân phải. Cứ như thế điệu nhảy tiếp tục. Tôi tạm thời không nói đến bạn nhảy của tôi trong khi đó làm gì và cảm thấy gì.

    Thật là thất vọng quá. (8)

    Chúc tốt đẹp. Max

    * Chú thích của ND :

    (1) The Ballroom Dancers’ Federation Liên đoàn các vũ công
    (2) British Open Dance Championships - Cuộc thi Vô Địch Khiêu Vũ mở rộng Anh Quốc .
    (3) lấy chứng chỉ vũ sư của tổ chức ISTD (Hệ Thống Vũ Sư Quốc Tế)
    (4) một bước nhảy của điệu nhảy Fox Trot
    (5) Ý Max muốn nói là qua những gì mà Loraine trình bày, Max đã hình dung ra một bức tranh ...
    (6) Max nhớ lại cuộc tranh luận với Dorian gần 10 năm về trước.
    (7) là trạng thái ở vào thời điểm 2 bàn chân cùng tiếp sàn và ở xa nhau nhất, khi đó trọng lượng phân bố đều trên đầu bàn chân phía sau và gót bàn chân phía trước.
    (8) Có lẽ Max muốn nói ông không hài lòng với cách trình bày vấn đề của mình.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Lời bàn của người dịch - Vodanh :

    Đây là một vấn đề rất tế nhị. Khiêu vũ là một hoạt động liên quan rất nhiều đến cảm giác. Do đó để diễn tả bằng lời vấn đề kỹ thuật của khiêu vũ thật rất khó khăn. Nhiều vấn đề chỉ có thể truyền thụ bằng trực giác từ người sang nguời. Chính vì thế mà khiêu vũ không thể học có kết quả tốt bằng sách vở hoặc băng đĩa hình mà chỉ có thể học được trực tiếp từ các thầy bằng xương bằng thịt nghĩa là phải đứng vào đôi với thầy để cùng nhảy với thầy để có thể cảm nhận được những cảm giác mà thầy muốn nói...Tuy nhiên các chuyên gia vẫn cố gắng diễn tả các vấn đề bằng các bài thuyết giảng tát nhiên là có kèm theo thị phạm. Cho nên đoạn cuối của bài viết tác giả luôn nói đến cảm giác trong lý giải của mình và cuối cùng lại kết luận một câu vu vơ : It's all so frustrating (thật là thất vọng quá ý muốn nói tác giả không hài lòng với sự diễn đạt của mình.

    Các đây mấy năm VD cũng có bài viết liên quan đến chủ đề này. Xin giới thiệu lại ở đây để mọi người tham khảo. Khi đó cũng có một số bạn phản bác cực lực luận điểm của VD là : trong khiêu vũ trong mỗi step nhảy thân phải được phát động trước rồi mới đến bàn chân và cẳng chân và do đó thân có xu hướng di chuyển trước một chút . Cũng xin nói thêm là tốc độ của thân và tốc độ của chân là hai cái khác hẳn nhau và tuy thân được phát động trước nhưng thân (vì có khối lượng lớn) nên tốc độ luôn nhỏ hơn tốc độ của bàn chân (xấp xỉ bằng ½ tốc độ bàn chân và tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các thời điểm khác nhau của step và tuỳ thuộc vào sắc thái của điệu nhảy).

    Trên diễn đàn có bài của bạn Vũ Chí Dũng giới thiệu về Nguyên tắc FFF cũng liên quan đến chủ đề. Xin nhắc để các bạn tham khảo.


    Thân thể người ta chia làm 3 phần ...

    Thuở còn bé tí, tôi đã ra rả tụng một bài học trong sách Cách Trí Giáo Khoa Thư (nay gọi là Khoa Học Thường Thức) của cụ Trần Trọng Kim. Bài học bát đầu bằng câu : “Thân thể người ta chia làm 3 phần : đầu, mình và chân tay.” Bây giờ học khiêu vũ tôi lại luôn nhớ đến bài học sơ đẳng đó.

    Bạn có bao giờ đặt câu hỏi : Khi tập khiêu vũ, trong 3 bộ phận đó của cơ thể ta phải chú ý đến động tác của bộ phận nào hơn cả ?

    Tôi đã thử hỏi nhiều người và hầu hết đều trả lời là : đôi chân. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì khiêu vũ là thực hiện những bước nhảy, mà chính đôi chân lại làm nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các bước nhảy. Trong các tài liệu kỹ thuật khiêu vũ (cuốn Ballroom Technique chẳng hạn) cũng hình như dành ưu tiên cho việc chỉ dẫn động tác của chân, thí dụ : bàn chân trái tiến trước , bàn chân phái sang ngang...Bài học khiêu vũ đầu tiên của tôi là điệu nhảy Boston. Ngay buổi đầu, thầy tôi đứng đằng trước, tôi đứng phía sau. Ông vừa nói vừa làm : chân trái bước lên đếm “bùm”, chân phải bước lên cạnh chân trái đếm “chát” ...Hiện ông, và nhiều thầy khác nữa, chắc vẫn dạy như thế ! Điều đó làm nhiều người khi tập khiêu vũ chỉ chú trọng đến động tác của đôi chân .

    Thật ra, đó là một sai lầm tai hại. Khiêu vũ rất gần với đi lại, tức là dịch chuyển cơ thể từ vị trí này đén vị trí khác. Cho nên điều phải chú trọng hơn cả là sự chuyển dịch của cơ thể, trước hết là của thân người. Đôi chân chỉ là công cụ để làm nhiêm vụ đó. Học khiêu vũ, đặc biệt với những người lớn tuổi, trước hết phải “học lại” cách đi bộ. Trong bài học Boston, mà tôi đã nói ở trên, đáng ra thầy phải dạy như thế này: Trụ trên chân phải, dùng lực trong chân trụ đẩy người về phía trước, chân trái đưa lên phía trước để đỡ lấy trọng lượng toàn thân và đếm “bùm” v.v...

    Khi khiêu vũ, cũng như khi đi lại, thân người (body) là bộ phận cơ thể có khối lượng lớn nhất tức là có sức ỳ (quán tính) lớn nhất nên thân phải được di chuyển đầu tiên. Đó là một quy tắc hết sức quan trọng trong khiêu vũ. Các bạn học khiêu vũ muốn thành công hãy chịu khó tập kỹ riêng các bài tập về các bước đi bộ (walking step) tiến và lùi cũng như bước đi ngang (side step) . Bạn sẽ không thể tiến xa nếu không tập kỹ các bước đó. Dù bạn chuyển động về bất cứ hướng nào bạn cũng phải tỳ lên chân trụ để đẩy thân người về phiá đó trước đã rồi sau mới đưa bàn chân chuyển động đến vị trí mới . Tôi đã quan sát thấy nhiều người khi tập khiêu vũ chỉ chăm chăm vào đôi chân, bước lên hay lùi xuống. Họ cứ đứng yên mà thò chân ra đằng trước hoặc ra giơ chân ra phía sau mà quên mất chuyển động của thân (liên quan đến việc chuyển trọng lượng), kết quả thật thảm hại.

    Lại nói đến chuyện dẫn và theo. Nguyên tắc là dẫn bằng thân là chủ yếu. Trên sàn nhảy ta thường thấy nhiều bạn nam dùng tay (thường là tay trái) để điều khiển (dẫn) bạn nữ. Đặc biệt là trong các điệu nhảy La tinh, họ thường dùng lực trong khuỷu và cánh tay để đẩy, kéo, co giật thậm chí là quăng quật bạn nữ rất ghê. Tay họ cứ khua khoắng ngều ngào trong không khí tạo nên những hình ảnh xấu. Họ quên mất quy tắc dẫn bằng thân là chủ yếu. Chẳng hạn, ban đang ở thế đối diện mở (open facing position) bạn muốn dẫn nữ lùi bạn đứng dùng tay để đẩy nữ mà phải giữ cho khuỷu tay và vai đủ chắc rồi làm một cú tỳ (lean) lên thân nghĩa là đưa nhẹ thân về phía trước (tay và vai nữ phải đú chắc đẻ tiếp nhận cú lean này). Một thí dụ khác : Bạn (nam) đang trong thế Close Position, bạn muốn lùi về sau, nếu bạn không làm một cú lean để đưa trọng lượng của thân về phía sau trước mà cứ để thân giữ yên và bước chân lùi thì kết quả là nữ không nhận được thông tin kịp thời để bước lên, kết quả là thân bạn bị dằng kéo lại và khung của đôi nhảy (frame) bị phá hỏng.

    Với Arm Styling, thân người là rất quan trọng. Mọi động tác của tay phải bắt đầu từ chuyển động trong thân. Nhưng thôi hãy dành vấn đề này cho chuyên mục Arm styling.

    Một nhiệm vụ nữa rất quan trong trong khiêu vũ là mỗi người phải tự kiếm soát sự cân bằng của cơ thể mình . Thân người mang phần lớn khối lượng của cơ thể, muốn kiếm soát sự cân bằng phải chú ý kiếm soát vị trí tương đói của thân so với các bộ phận khác của cơ thể (alignment). Trong khiêu vũ, điều cần chú ý nhất là phải luôn luôn có ý thức kiểm soát chuyển động của thân, nói tổng quát là kiểm soát sự cân bằng của thân . Bạn hãy suy ngẫm kỹ về câu nói sau "Any body can be good dancer, but only balanced body can be great dancer" (Ai cũng có thể trở thành người khiêu vũ giỏi, nhưng chỉ có ai giữ được thăng bằng tốt mới có thể trở thành người khiêu vũ xuât sắc).
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Herotango:

    Bài dịch của bác VD rất hay! Cám ơn bác nhiều!
    Nhân bài dịch về chuyển động của bác em cũng xin góp vài ý kiến chủ quan thế này:
    - Để chuyển động tốt phải có thế đứng thật tốt, tập đứng trên 2 chân rồi 1 chân. Đương nhiên là với mỗi điệu thế đứng cũng khác nhau.
    Em thấy bên võ học các bài thế tấn cũng được tập rất nhiều rất lâu trước khi học di chuyển rồi "đấm, đá".
    - Luca có nhắc đến chuyển động của sườn trong Swing: đó là chuyển động quan trọng nhất của Upper body, chuyển động đó cần phải riêng rẽ so với vai và hông, không làm ảnh hưởng đến trục cột sống, là khởi nguồn của hành động Rise&Fall.
    -Tốc độ của thân so với chân?Làm sao so sánh được khi chân và thân được cấu thành bởi rất nhiều thành phần tính theo phương trên xuống.
    -Kiểm soát sự cân bằng: theo em vị trí của hông so với cột sống là yếu tố cần thiết đầu tiên.
    Đầu là yếu tố cuối cùng quyết định thăng bằng và vẻ đẹp! All lied in head Nếu được chia cơ thể ra các phần thì em chia ra 2: đầu và phần còn lại ở dưới đầu - được nối với nhau bởi 6 cái khớp nhỏ và mỏng mảnh.
    Nếu ai đó chia nhỏ hơn như: đầu-vai-ngực-bụng-hông là để giảng giải cái khác.
    Di chuyển thân đầu tiên: thân có 2 bên nếu lấy trục cột sống làm trung tâm, sẽ có một bên làm bản lề để bên kia làm cánh cửa mở ra hay đóng về.
    Tùy theo swing kiểu gì và theo điệu nào mà phần nào trên thân hoặc trên thân sẽ đóng vai trò chính ban đầu để những thứ khác cuốn theo chứ không nhất nhất là thân.
    Em nghĩ mọi chuyển động của bước 1 trong các điệu Swing bắt đầu từ lực đẩy giữa gót chân trụ với mặt sàn.
    Bài tập về các bước đi bộ (walking step) tiến và lùi cũng như bước đi ngang (side step):Chỉ cải thiện kỹ năng bước là chính. Muốn cải thiện kỹ năng chuyển động của thân và thăng bằng em nghĩ trước hết không nên di chuyển nhiều mà chỉ nên tập chuyển động của thân (sườn -vai) theo nhạc.
    Đề tài này rất thú vị, mong các bác cho ý kiến cho xôm tụ.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Southuc:

    "Thật ra, đó là một sai lầm tai hại. Khiêu vũ rất gần với đi lại, tức là dịch chuyển cơ thể từ vị trí này đén vị trí khác. Cho nên điều phải chú trọng hơn cả là sự chuyển dịch của cơ thể, trước hết là của thân người. Đôi chân chỉ là công cụ để làm nhiêm vụ đó. Học khiêu vũ, đặc biệt với những người lớn tuổi, trước hết phải “học lại” cách đi bộ. Trong bài học Boston, mà tôi đã nói ở trên, đáng ra thầy phải dạy như thế này: Trụ trên chân phải, dùng lực trong chân trụ đẩy người về phía trước, chân trái đưa lên phía trước để đỡ lấy trọng lượng toàn thân và đếm “bùm” v.v...

    Khi khiêu vũ, cũng như khi đi lại, thân người (body) là bộ phận cơ thể có khối lượng lớn nhất tức là có sức ỳ (quán tính) lớn nhất nên thân phải được di chuyển đầu tiên. Đó là một quy tắc hết sức quan trọng trong khiêu vũ. Các bạn học khiêu vũ muốn thành công hãy chịu khó tập kỹ riêng các bài tập về các bước đi bộ (walking step) tiến và lùi cũng như bước đi ngang (side step) . Bạn sẽ không thể tiến xa nếu không tập kỹ các bước đó. Dù bạn chuyển động về bất cứ hướng nào bạn cũng phải tỳ lên chân trụ để đẩy thân người về phiá đó trước đã rồi sau mới đưa bàn chân chuyển động đến vị trí mới . Tôi đã quan sát thấy nhiều người khi tập khiêu vũ chỉ chăm chăm vào đôi chân, bước lên hay lùi xuống. Họ cứ đứng yên mà thò chân ra đằng trước hoặc ra giơ chân ra phía sau mà quên mất chuyển động của thân (liên quan đến việc chuyển trọng lượng), kết quả thật thảm hại.

    Lại nói đến chuyện dẫn và theo. Nguyên tắc là dẫn bằng thân là chủ yếu. Trên sàn nhảy ta thường thấy nhiều bạn nam dùng tay (thường là tay trái) để điều khiển (dẫn) bạn nữ. Đặc biệt là trong các điệu nhảy La tinh, họ thường dùng lực trong khuỷu và cánh tay để đẩy, kéo, co giật thậm chí là quăng quật bạn nữ rất ghê. Tay họ cứ khua khoắng ngều ngào trong không khí tạo nên những hình ảnh xấu. Họ quên mất quy tắc dẫn bằng thân là chủ yếu. Chẳng hạn, ban đang ở thế đối diện mở (open facing position) bạn muốn dẫn nữ lùi bạn đứng dùng tay để đẩy nữ mà phải giữ cho khuỷu tay và vai đủ chắc rồi làm một cú tỳ (lean) lên thân nghĩa là đưa nhẹ thân về phía trước (tay và vai nữ phải đú chắc đẻ tiếp nhận cú lean này). Một thí dụ khác : Bạn (nam) đang trong thế Close Position, bạn muốn lùi về sau, nếu bạn không làm một cú lean để đưa trọng lượng của thân về phía sau trước mà cứ để thân giữ yên và bước chân lùi thì kết quả là nữ không nhận được thông tin kịp thời để bước lên, kết quả là thân bạn bị dằng kéo lại và khung của đôi nhảy (frame) bị phá hỏng.

    Với Arm Styling, thân người là rất quan trọng. Mọi động tác của tay phải bắt đầu từ chuyển động trong thân. Nhưng thôi hãy dành vấn đề này cho chuyên mục Arm styling.

    Một nhiệm vụ nữa rất quan trong trong khiêu vũ là mỗi người phải tự kiếm soát sự cân bằng của cơ thể mình . Thân người mang phần lớn khối lượng của cơ thể, muốn kiếm soát sự cân bằng phải chú ý kiếm soát vị trí tương đói của thân so với các bộ phận khác của cơ thể (alignment). Trong khiêu vũ, điều cần chú ý nhất là phải luôn luôn có ý thức kiểm soát chuyển động của thân, nói tổng quát là kiểm soát sự cân bằng của thân . Bạn hãy suy ngẫm kỹ về câu nói sau "Any body can be good dancer, but only balanced body can be great dancer" (Ai cũng có thể trở thành người khiêu vũ giỏi, nhưng chỉ có ai giữ được thăng bằng tốt mới có thể trở thành người khiêu vũ xuât sắc).
    "

    Bác VD viết hay quá và rất đúng cho các điệu nhảy kể cả A.Tango là món mà hoàn toàn yêu cầu dẫn bằng thân "Torso". Tối qua em đi học Tango thì ông thầy vẫn nhắc đi nhắc lại điều này về đến nhà đọc bài của bác càng thêm tâm đắc.

    Em thích nhất chỗ này vì hàng ngày vẫn phải tâm niệm khi tập.
    "Trụ trên chân phải, dùng lực trong chân trụ đẩy người về phía trước, chân trái đưa lên phía trước để đỡ lấy trọng lượng toàn thân và đếm “bùm” v.v..."

    Có một kinh nghiệm để tăng cường khả năng dẫn cho Nam đó là hỏi trực tiếp người nữ là em đã thấy lực phát ra của người dẫn chưa (từ phần thân) và có thấy thoải mái khi follow hay không. Điều này bạn nào có kinh nghiệm nhảy sẽ biết ngay và hiệu chỉnh. Hoặc là người mới bắt đầu hãy nhảy thử với cô giáo và cũng hỏi câu này, cô giáo sẽ nói rõ hơn về cảm xúc của người follow để Nam hiệu chỉnh.

    @Bác Pre: Em chưa đọc cuốn Bible nhưng qua những gì bác nói thì em thấy cuốn đó cực kì giá trị. Em ngô ra được 1 điều cực hay khi bác nói là phần trọng tâm đặt về phía xương cụt. Xét về mặt vật lý thì khi ta nói xương sống, đầu hợp thành 1 trục thăng bằng và trọng tâm lại đặt gần phía rốn thì hơi vô lí => lệch trục =>mất thăng bằng. Chỉ có đặt trọng tâm gần xương cụt thì mới có cân bằng hoàn hảo.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Dancwiththewin:

    Chào các bác ! thấy mọi người bàn tán sôi nổi nên mình cũng có một số đóng góp ý kiến thế này :

    1_Về phần tốc độ của chân so với thân thì không nên căn cứ vào " tính phức tạp của cấu tạo cơ thể "làm gì! Mà nên căn cứ vào đặc thù riêng của điệu nhảy đó. VD trong các vũ điệu Standard có Tango là tốc độ của chân và thân gần như đồng thời với đặc trưng mạnh về Stacato( mang tính rõ ràng ). Còn trong điệu E Waltz thì tốc độ của thân chậm hơn của chân! với đặc trưng mạnh về các chuyển động liền mạch ( legato ). Trong các vũ điệu Latin thì có Samba là chuyển động của thân bằng với chuyển động của chân còn Rumba thì chuyển động của thân chậm hơn chân.

    2_ Về vấn đề bước 1 ,hay chuyển động của bất kỳ bước nào khác đều xuất phát từ chân trụ. Thế nhưng phần lực đẩy của chân trụ mạnh nhất là ở nửa trên của bàn chân có nghĩa là ở phần ball chứ không phải là nằm ở phần gót chân ( heel ).( lấy VD là bước chân phải lên phía trước thì phần ball của chân trái có tác dụng làm lực đẩy). Cho dù đó là Swing hay kỹ thuật gì đi chăng nữa. Nếu nói về nguồn lực tạo swing thì đó là cả bàn chân của chúng ta chứ không chỉ có gót chân!

    3_ Câu này mình cũng có quan điểm như vậy. Tất nhiên là tập tại chỗ xong thì chúng ta sẽ áp dụng vào các chuyển động mới là yếu tố chính.


    .................................................. ...........................


    Ngoài quy tắc FFF của chú Vũ Chí Dũng đã nói rõ . Cùng với bài viết của bác VoDanh thì em cũng đồng ý với quan điểm trên: Hiểu nôm na có nghĩa là : Mặc dù nhìn thấy chân chúng ta luôn bước trước thân, nhưng thực sự thân ( body ) là sự khởi nguồn của chuyển động.
    Tuy nhiên muồn hiểu đúng ở đây không phải là sự chuyển động của thân sẽ đi trước chân mà là khởi nguồn của lực chuyển động, lực này có tác dụng như một sự định hướng cho các chuyển động của chân. ( cho dù thực tế quan sát bằng mắt là : foot goes out before the body )

    Nói về sự định hướng của thân thì sự chuyển động của thân luôn đi liền với các kỹ thuật như : CBM , SWING , SWAY.... chính vì thế mà Marcus có nói : "Swing of the body before the leg "
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Vodanh:

    Vấn đề tương quan giữa tốc độ của thân và tốc độ của bàn chân trong các bước walk thật đơn giản. Ta hãy xét bước dạo tiến (forward walk) : Giả dụ lúc đầu ta đứng thẳng, hai bàn chân ở cạnh nhau tại vị trí A, chân trụ là chân trái, chân tự do là chân phải. Vì đứng thẳng nên dĩ nhiên thân cũng ở vị trí A, nói chính xác hơn hình chiếu của trọng tâm của thân rơi vào vị trí A. Ta bước chân phải lên một sải bước (stride), bàn chân phải tiếp đất tại B (nếu trong các điệu nhảy standard thì là gót bàn chân phải). Vì thân luôn được giữ sao cho ở giữa hai bàn chân nên vào thời điểm bàn chân phải đến B thì thân sẽ di chuyển đến vị trí có hình chiếu rơi vào vị trí C nằm ở chính giữa AB. Nếu AB có độ dài là a thì AC có độ dài là a/2. Như vậy trong cùng một thời gian bàn chân phải đi dược quãng đường gấp đôi quãng đường thân di chuyển được. Nói khác đi tốc độ của thân bằng 1/2 tốc độ của bàn chân. Đó là tình hình xẩy ra ở nửa đầu của step. Tiếp theo : Bàn chân phải neo vào A và bắt đầu nhận trọng lượng, bàn chân trái trở thành chân tự do và di chuyển lên phía trước và khi bàn chân trái đến bên cạnh bàn chân phải , vị trí B, thì thân cũng đến vị trí có hình chiếu rơi vào B. Khi đó step nhảy đã hoản thành. Như vậy trong thời gian nửa sau của step nhảy, bàn chân trái di chuyển được quãng đường AB = a , cỏn thân di chuyển được quãng đường CB = 1/2 a. Rõ ràng là tốc độ của thân cũng bằng 1/2 tốc độ của bàn chân trái.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Herotango:

    Nói về tốc độ của thân so với tốc độ của thân: em nghĩ khó nói một cách chung chung vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
    Đơn cử như nếu ai đã học CBM thì sẽ nhận ra tốc độ của nửa thân chân trụ sẽ khác nhiều tốc độ nửa thân bên chân c/đ...
    -Em đã nói rất rõ c/đ tiến bước 1 là BẮT ĐẦU từ lực đẩy ở gót. Điều này em cũng chỉ mới biết đến thôi, trước kia em vẫn dùng ball là chính, đem áp dụng gót thấy tuyệt vời, gót chân trụ khi rời đi để lại được 1 cái shadow!
    Bác L2D có dùng một miếng gỗ rồi dùng ball đứng lên đó nhún lên xuống tập sức khỏe cho gót chắc cũng là muốn cải thiện cho c/đ một cách ngọn nguồn nhất
    Bác cứ đi thử kiểu này một tg, nếu không thấy hiệu quả và power hơn thì quay về ball cũng không sao.
    Giải thích cho lực trên gót em mượn tạm ý bác Pre đã nêu: Trọng tâm nằm ở xương cụt - ý tưởng thật tuyệt vời.
    Để đạt được trọng tâm ở xương cụt ta đứng yên và làm một số bài tập như: xoay 2 cánh chậu lên trên ra trước để xương cụt nằm ngay dưới và thẳng hàng trục cột sống ( sinh lý thông thường nó hơi xoay ra sau, các cô hay làm dáng nó còn ra sau nữa!)
    Bài tập hạ 2 xương bả vai kéo xuống về phía 2 cánh xương chậu.
    Nếu làm tốt 2 bài này thì phần back là một khối Solid phẳng lỳ chạy thẳng qua xương cụt chiếu xuống gót chân. Đây là bộ khung của c/động như đang ngồi trên mép một chiếc ghế rất cao (hình như là ý của Marcus Hilton). Trong các điệu có swing, bộ khung cần thêm sự mềm dẻo ở phần đốt sống chiếu từ mũi ức ra sau giúp cho các h/đ Stretch, Sway và CBM, rotate... được linh hoạt hơn và giúp cho thân duy trì được thăng bằng khi c/đ.
    Em nghĩ nếu khi mình c/đ thân không tốt thì trước hết nên xem lại phần Back từ cổ đến x.cùng và 2 xương bả vai đã làm tốt hay chưa.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Dancewiththewin:
    2_ Mình cũng đồng ý là nếu bước 1 bước lên bằng chân phải, Chân trái dùng lực đẩy được tập trung từ gót chân chuyển dần lên mũi chân( ball) đẩy chân phải bước lên thì lực đẩy sẽ lớn hơn và bước nhảy sẽ có lực hơn. Ở các chuyển động ngang và chéo của bàn khi ta tập trung lực vào Gót chân thì phải sử dụng nhiều đến cạnh trong và cạnh ngoài của chân.Vì nhiều lúc không thể dồn lực từ gót lên ball một cách thẳng và dễ dàng

    _ Còn việc giống như bác L2D dùng miếng gỗ và đứng ball lên ( gót không chạm gỗ ) thì cái này làm sao mà dùng để luyện gót đươc bác ơi?! cái này là làm cho mình : thăng bằng + cơ cổ chân + khớp mắt cá đấy chứ!


    3_ Việc làm cho thăng bằng ( poise ) Và liên quan đến Posture của người nhảy ( nhất là đối với nữ ) luôn có xu hướng ngả người thì mình thấy cơ lưng sau cũng rất quan trọng. Xương sống lưng chia lưng làm 2 phần cơ. Từ 2 bên xương cánh gà trái và phải kéo thẳng xưống dưới xương cụt ( gần đến thôi) cắt nhau ở đó. Toàn bộ cơ đó có lẽ liên quan đến việc tạo thăng bằng cho dáng thân.


    1_ Về tốc độ của thân ( mà liên quan đến CBM ) mình nghĩ vẫn đều nhau vì vẫn cần giữ khung. Cho dù quãng đường đi của các phần thân trái và phải có ngắn dài khác nhau nhưng nếu tốc độ khác nhau thì sẽ phá vỡ khung.

    Ở bài viết trên của bác Vô Danh thì có lẽ chỉ đúng với bước tiến trong điệu Foxtrot còn bước chân sang ngang và bươc lùi thì có lẽ chưa được chính xác lắm.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Nov 2009
    Bài viết
    24
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    riêng em thì mới tinh ! nhưng thật thú vị khi đọc

Các Chủ đề tương tự

  1. Giày khiêu vũ chuyên nghiệp galadances: 351 nguyễn trãi q1
    Bởi batluudanh trong diễn đàn Quảng cáo - Xì pam
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 22-07-2013, 05:40 PM
  2. Nguyên lý chung các chuyển động trong khiêu vũ
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 10:27 PM
  3. Độ dẻo trong khiêu vũ!?
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 10:21 PM
  4. Chấn thương thường gặp trong khiêu vũ
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 10:11 PM
  5. Sắc thái trong khiêu vũ
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Âm nhạc trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 10:29 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •