Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Nguyên lý chung các chuyển động trong khiêu vũ

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Nguyên lý chung các chuyển động trong khiêu vũ

    Bài viết của một số thành viên CLB HYEC, mời các bạn tham khảo nhé:

    Khi tập Rumba, mình cảm thấy có hai vấn đề gặp phải:

    1. Cảm giác chuyển trọng tâm rất khó từ chân nọ sang chân kia.

    2. Khi quay trái hoặc qay phải mình hay chới với mất trọng tâm.

    Mình xem trên video thấy họ thực hiện lụa lắm, chân họ lướt trên mặt sàn, trông không nặng mà cảm giác rất dính sàn.

    Bạn nào biết cách tập khắc phục tình trạng trên không, help me?
    ================================================== =

    Chuyển trọng tâm khó thì cứ từ từ tập .... chuyển trọng tâm. Khó trả lời cụ thể hơn lắm, vì mỗi người một vấn đề.

    Còn việc quay mà chới với thì giang hồ hay gọi là mất thăng bằng.

    Khắc phục được câu đầu thì câu hỏi thứ hai dễ thở hơn.

    Nhưng nên chú ý mấy cái, thứ nhất là cái đầu, thường cái đầu hay làm mình mất thăng bằng nhất.


    Vì thế cô giáo luôn nhắc các bạn phải giữ tư thế thẳng là vì thế.

    Thứ hai là không giữ được trọng tâm ở bên trong cơ thể mà lại để rớt ra bên ngoài. Cái này ngại giải thích lắm.


    Để phát hiện ra mình mất thăng bằng vì cái gì thì có lẽ bạn làm động tác thật chậm để tự tìm hiểu, như thế dễ xác định nguyên nhân hơn.

    Khi đoán được nguyên nhân rồi thì thử hỏi cô giáo, hoặc là lại post chi tiết hơn lên đây xem.

    Mỗi người đều có vấn đề khác nhau và cách khắc phục cũng khác nhau bạn ạ.
    __________________


    quote lại một bài tập xa xưa ở lớp latin xa xưa:

    Trước gương, nhắm mắt, đứng thẳng chụm hai chân. Cảm nhận xem trọng tâm mình rơi vào đâu, bảo cái trọng tâm ấy nằm im ở giữa hai bàn chân xem có được không...

    ====================================

    Mình đã suy nghĩ và thử tập những cách mọi người hướng dẫn. Mình đã phát hiện một số vấn đề như sau:

    I. "Thường cái đầu hay làm mình mất thăng bằng nhất":

    Mình đi bước rumba, đang đứng thăng bằng, lấy đầu ngoáy một vòng thì thấy mất trọng tâm ngay. Mình thử mấy lần, vẫn thế . Do vậy mình hiểu là phải giữ đầu thẳng và tĩnh thì sẽ vững trọng tâm hơn.

    Tuy nhiên, mình xem các dancer họ biểu diễn, họ vẫn ngoáy đầu, ngoáy người rất nhiều mà vẫn điều khiển được trọng tâm. Mình từng đọc truyện tranh kiếm hiệp, thấy nó giải thích cũng có lý cho trường hợp này. Tức là giống như cây liễu mềm trước gió, gió thổi mạnh thì nó vẫn lựa theo hướng gió, miễn là gốc chưa bị bật thì nó vẫn chưa bị đổ. Suy ra là để giữ được trọng tâm khi chuyển động phần đầu thì chân phải thật vững, bám sàn thật tốt.

    Tổng kết lại thành 2 nguyên tắc:
    1. Giữ đầu cân bằng tương đối trong các chuyển động.
    2. Lực chân phải khỏe và chắc để lấy điểm tựa cho các chuyển động phần thân trên.


    II. "Không giữ được trọng tâm ở bên trong cơ thể mà lại để rớt ra bên ngoài":

    Sách vật lý có bảo, mỗi vật thể đều có một TRỌNG TÂM, ví dụ trọng tâm của hình tam giác thì là giao điểm của 3 đường trung tuyến . Trong cơ học ứng dụng có nói, mỗi vật thể được qui thành một chất điểm ở trọng tâm của nó, vật sẽ ở trạng thái cân bằng khi mà các lực tác động lên chất điểm đó cân bằng nhau (định luật II newton) => Người cũng có trọng tâm ở đâu đó, sau một hồi Search google, phát hiện rằng trọng tâm con người lằm ở vùng rốn.

    => kết luận của mình: 3.Muốn giữ được cân bằng thì trọng tâm phải giữ được ở vùng rốn . (Cái kết luận này mình suy thế, chưa hiểu lắm, có ai có giải thích gì cho mình không?)

    III. "Bảo cái trọng tâm ấy nằm im ở giữa hai bàn chân xem có được không"

    Mình đã thử, và thấy nhắm mắt thì khó giữ thăng bằng hơn mở mắt => kết luận: Tại sao các dancer khi biểu diễn mà mắt họ vẫn mở? Vì họ muốn giữ thăng bằng tốt hơn .

    Còn một cảm giác nữa, đó là khi giữ đầu tĩnh theo nguyên tắc 1, muốn chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia, khi hai chân vẫn đứng yên, thì phải đẩy cái hông ra. Mình bắt đầu hiểu tại sao khi nhảy rumba hông họ ngoáy dẻo thế.

    Mình đang nghĩ tới một nguyên tắc thứ 4 nữa tạm gọi là Nguyên tắc chuyển trọng tâm, một nguyên tắc chung áp dụng cho các vấn để chuyển trọng tâm cơ thể, nhưng hiện tại vẫn chưa nghĩ ra được, vì nguyên tắc 3 mình vẫn chưa hoàn toàn hiểu.

    Hy vọng mọi người có thể giúp mình hình thành lên một bộ "Những nguyên tắc tự ngộ" để dần dần tập theo nguyên tắc đó


    ===================================

    Trích:
    Nguyên văn bởi dance View Post
    1. Giữ đầu cân bằng tương đối trong các chuyển động.
    Tớ nghĩ là giữ đầu cân bằng tương thích với các chuyển động. Đầu mình nhỏ bé là thế nhưng thực ra khá nặng, và lại nằm ở vị trí cao nhất trong cơ thể nên tác động mà nó có thể gây ra đối với hướng chuyển động của cơ thể là rất lớn (lý thuyết về cánh tay đòn trong môn cơ học thì phải ).
    Trích:
    Nguyên văn bởi dance View Post
    II.
    => kết luận của mình: 3.Muốn giữ được cân bằng thì trọng tâm phải giữ được ở vùng rốn . (Cái kết luận này mình suy thế, chưa hiểu lắm, có ai có giải thích gì cho mình không?)
    Tất cả những định nghĩa về trọng tâm mà bạn tra cứu đều chính xác. Nhưng theo tớ hiểu thì trọng tâm mà chúng ta ngụ ý ở đây ko phải là điểm cân bằng của cơ thể. Nó là điểm rơi của trọng lực cơ thể. Nghĩa là nếu bạn đứng thẳng, bạn có một cơ thể cân đối thì trọng tâm (mà chúng ta đang nói đến - thực chất là trọng lực) rơi thẳng đứng xuống hai bàn chân, hai bàn chân được gọi là chân đế. Khi trọng lực rơi vào khu vực chân đế thì chúng ta sẽ giữ được thăng bẳng. Như thế, nếu như bạn nghiêng người sang bên hơi nhiều chẳng hạn, trọng lực của bạn (bao gồm cái đầu rất nặng ở phần 1) vẫn rơi thẳng xuống đất nhưng ra ngoài hai bàn chân thì bạn sẽ mất thăng bằng.

    Đó là lí do vì sao khi bạn bước chân thì sẽ phải có một bộ phận nào đó của cơ thể đi theo hướng ngược lại để có lực đối ngẫu đảm bảo cho tính cân bằng này.

    Những phần còn lại của bạn dance tớ chịu ko dám lạm bàn. Lâu rồi mới được tiếp chuyện một bạn chịu khó tra cứu google rồi lại đọc sách cơ học và cả kiếm hiệp nữa. Rất là có cảm hứng ạ.


    =================================


    Bạn làm mình nhớ tới một người bạn xa xưa...
    Anh ý rất baby, lại rất đẹp trai. Anh ý học BK, điểm phẩy khá cao luôn giải thích các vấn đề khiêu vũ theo các nguyên tắc, định lý...cấm cãi.
    Mỗi tội, đôi khi khiêu vũ nó ứ cần những thứ đấy trước...
    (ý là sau thì tốt hơn)
    Cũng có cảm hứng phết ;P

    =================================

    Cảm ơn bạn Way đã đóng góp ý kiến cho mình. Tên của bạn rất là hay, làm mình nhớ đến con xe Wave mình vẫn phi hằng ngày. Mặc dù nó đã hơi cũ và long ốc rồi nhưng mình vẫn rất là yêu quý nó.

    Nhờ những ý kiến của bạn TryMyBest và bạn Way mà mình đã "lĩnh hội" được nguyên tắc quan trọng về việc giữ thăng bằng.

    Khi một dancer đứng trên sàn thì "chân đế" sẽ là phần diện tích tạo bởi các điểm tiếp xúc giữa chân và mặt sàn. Gốc của trọng lực là trọng tâm của dancer. Khi dancer giữ cho "giá của trọng lực" của mình nằm trong diện tích chân đế thì phản lực của sàn cân bằng với trọng lực (theo định luật 3 Newton) => dancer không bị ngã. Bởi vì gốc của phản lực qui về trọng tâm của chân đế nên khi dancer điều khiển "giá của trọng lực" đi qua đúng trọng tâm chân đế thì sẽ là lúc cơ thể ở trạng thái thăng bằng bền nhất.

    Như vậy, bí quyết để các dancer giữ được thăng bằng trong các bước khiêu vũ là họ cảm nhận được trọng tâm của mình, cảm nhận được sự tiếp xúc của chân và sàn, điều khiển được trọng tâm của cơ thể rơi đúng vào trọng tâm của phần tiếp xúc với sàn (theo phương thẳng đứng).

    Theo onthi.com, "Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế" => giải thích tại sao trong rumba chân lại phải mở chữ V, vì như thế sẽ tăng diện tích chân đế hơn là không mở chân chữ V


    ========================================


    Kính thưa quí bạn và các vị, vậy là tớ đã hiểu được nguyên tắc giữ thăng bằng. Nhưng còn một vấn đề nữa đó "Làm thế nào để di chuyển trọng tâm từ chân nọ sang chân kia một cách dễ dàng?"

    Theo bạn way.com : "Đó là lí do vì sao khi bạn bước chân thì sẽ phải có một bộ phận nào đó của cơ thể đi theo hướng ngược lại để có lực đối ngẫu đảm bảo cho tính cân bằng này". Giả sử ta bước chân đi nhưng không cho 'bộ phận nào đó của cơ thể' đi theo hướng ngược lại thì ta sẽ phá vỡ sự cân bằng => cơ thể sẽ chuyển động được.

    Khi cơ thể có xu hướng chuyển động thì còn có một ngoại lực nữa tham gia tác động lên cơ thể là lực ma sát. Lực ma sát tỉ lệ với lực nén lên mặt sàn. Do hệ số ma sát là cố định, nên muốn điều khiển được lực ma sát tác động lên cơ thể thì phải điều khiển được lực nén của chân lên mặt sàn.

    Như vậy, khi cơ thể đang ở trạng thái cân bằng, muốn chuyển trọng tâm và di chuyển được thì cần hai điều kiện: chuyển động của phần cơ thể để phá vỡ sự cân bằng (tức là điều khiển cho trọng tâm ra ngoài chân đế) + lực nén của chân tạo phản lực ma sát. Như mình quan sát thấy trong rumba, các dancer hay dùng phần top body để phát động các chuyển động.

    Tóm lại, mỗi bước dance là một chu trình của các quá trình giữ cân bằng, phá bỏ cân bằng. Trong đó mức độ kiểm soát bước nhảy phụ thuộc vào cảm nhận trọng tâm cơ thể, cảm nhân diện tích chân đế () và lực nén của chân lên mặt sàn.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Nhưng khi nhảy, bạn dance đừng tính toán trong đầu xem các lực tham gia vào quá trình chuyển động của bạn đã đủ để cân bằng hoặc phá vỡ cân bằng chưa rồi mới dò dẫm bước đi nhé.

    Mà còn một lực nữa rất quan trọng bạn chưa tính đến đấy. Ko ai một mình khiêu vũ (giữa bầy sói) cả, phải ko bạn dance?

    Nếu bạn làm có vẻ giống theo cách làm mà giáo viên hướng dẫn và hoàn toàn ko hiểu bản chất/ cơ chế của chuyển động, đó là một cách tốt để tập nhảy.

    Nếu bạn tìm hiểu về bản chất/ cơ chế của chuyển động để có thể hiểu được lí do vì sao giáo viên lại yêu cầu bạn làm như vậy để làm cho thực sự đúng (chứ ko phải có vẻ đúng), đó cũng là một cách tốt để tập nhảy, nhưng khá công phu và nói chung, ko phải ai sinh ra cũng hợp với các quy luật, định lý của khoa học tự nhiên (mặc dù nó rất... tự nhiên ) Và đôi khi vì băn khoăn quá nhiều về vấn đề lý thuyết (trừu tượng) mà cản trở việc luyện tập thực tế. Trong khi số giờ đổ mổ hôi trên sàn tập là một trong những yếu tố quyết định để có thể nhảy được.

    Bạn sẽ ko bao giờ là một dancer nếu như có thể nói vanh vách tên các bước, cách chuyển động của cơ thể trong mỗi bước, tại sao phải đi như thế, như thế nhưng tay chân thì quờ quạng và body thì như con giun đất, phải ko nào?

    Đó là lí do vì sao mà đầu tiên nên cố gắng làm giống theo những gì giáo viên hướng dẫn (hoàn toàn là physical). Sau đó tìm hiểu về bản chất/ cơ chế của chuyển động (mental) để có thể biến những chuyển động đó thực sự thành của mình mà tùy nghi ứng dụng. (Level thứ hai này thì thực sự tớ mới được chiêm ngưỡng ở rất ít cao nhân)
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

Các Chủ đề tương tự

  1. Nguyên tắc FFF trong khiêu vũ
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 11
    Bài viết cuối: 09-11-2022, 11:59 AM
  2. Giày khiêu vũ chuyên nghiệp galadances: 351 nguyễn trãi q1
    Bởi batluudanh trong diễn đàn Quảng cáo - Xì pam
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 22-07-2013, 05:40 PM
  3. Thảo luận về âm nhạc và chuyển động cơ bản trong khiêu vũ
    Bởi TuyCan trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 20-05-2012, 08:23 PM
  4. Một chút suy tư về chuyện kvtt trong nước
    Bởi Lead trong diễn đàn Tâm tình - Ăn uống - Vui chơi
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 06-04-2012, 11:36 PM
  5. Một vài ý về chuyển động trong Standard
    Bởi Lead trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 08-03-2010, 04:55 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •