Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Khiêu vũ có phải là múa?

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Khiêu vũ có phải là múa?

    Trên sàn nhảy ta thường gặp rất nhiều người khiêu vũ mà cứ như múa, họ cố tình lả lướt cơ thể và nhất là đôi tay không ngớt vẽ ra trong không khí những đường nét khó hiểu. Tôi cũng thường gặp trên sàn nhảy nhiều người tự giới thiệu anh (chị) ta đã hoặc đang là diễn viên múa của đoàn nghệ thuật này nọ. Ý của họ là đã là diễn viên múa thì tất nhiên khiêu vũ phải “siêu”. Khoảng năm 2003, có một kỳ thi khiêu vũ do Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội tổ chức, hình như mang tên “Đôi Giầy Vàng Hà Nội 2003”, ban giám khảo toàn là các vị trong Hội Nghệ Sĩ Múa. Tóm lại rất nhiều người đồng nhất khiêu vũ với múa trình diễn và, dĩ nhiên, hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai. Vậy thì:

    Khiêu Vũ có phải là múa?

    Khiêu vũ ngày nay đã trở thành một sinh hoạt văn hóa được đông đảo bạn trẻ yêu thích. Nhưng có lẽ không mấy người hiểu được khiêu vũ là gì. Đa số đều nghĩ khiêu vũ là một kiểu nhảy múa nào đó. Thật ra không phải thế.

    Thoạt nhìn ta thấy có vẻ khiêu vũ và nhảy múa nếu không là một thì cũng rất giống nhau. Cũng là những bước đi nhẹ nhàng. Cũng là những cánh tay vung vẩy. Cũng là những động tác cong ngưòi, uốn lưng... của cá nhân đơn lẻ, hoặc từng đôi nam nữ, cũng có thể là của một tập thể đông đảo. Hơn nữa, cũng là trong một không gian đầy ắp tiếng nhạc.

    Quan sát kỹ hơn ta thấy giữa nhảy múa và khiêu vũ có cái gì đó không giống nhau. Những hình tượng của một đôi nhảy Van không giống của một đôi múa ba-lê. Những màn nhảy múa của thổ dân da đỏ châu Mỹ được tái hiện trong phim ảnh rất khác với khung cảnh của một sàn nhảy disco. Đây là sự khác nhau về chất chứ không phải chỉ là sự khác nhau về thể loại. Múa ba-lê và múa khèn của ta tuy không giống nhau nhưng vẫn cùng là múa. Điệu nhảy Tango và điệu nhảy Rumba tuy khác hẳn nhau nhưng vẫn có cái chung là khiêu vũ.

    Đi sâu hơn, có thể nói Khiêu vũ và Nhảy Múa khác nhau như nước với lửa. Bởi vì hai loại hình nghệ thuật này xuất phát từ hai mục tiêu trái ngược nhau.

    Ta hãy bắt đầu với nghệ thuật nhảy múa. Những thổ dân da đỏ sau khi săn bắn trở về nhảy múa để biểu lộ nỗi vui mừng vì những con thú đã săn được. Trong hội mùa, những người nông dân nhảy múa để mừng một mùa thu hoạch lúa ngô sung túc. Đôi nam nữ múa ba-lê trong vũ kịch Hồ Thiên Nga thể hiện tình yêu say đắm của họ... Vậy có thể nói nhảy múa là bộ môn nghệ thuật trong đó người diễn viên dùng những động tác của cơ thể như là một ngôn ngữ để diễn đạt những tình cảm, những xúc động hoặc tâm trạng của con người trong một tình huống nào đấy, nhảy múa cũng có thể dùng để tái hiện một cảnh sinh hoạt hoặc để kể cả một câu chuyện. Có thể dùng nhảy múa để diễn đạt một ý thơ hoặc nêu lên một triết lý, một nhân sinh quan. Tóm lại cũng như nhiều ngành nghệ thuật khác như văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc.... nghệ thuật nhảy múa là nghệ thuật truyền đạt. Trong nhảy múa diễn viên là người “nói”, người cho và khán giả là người “nghe”, người nhận. Trong nhảy múa, âm nhạc đóng vai trò của một phương tiện hỗ trợ quan trọng nhưng không nhất thiết phải có.

    Đối với khiêu vũ thì sao? Bạn ngồi nghe nhạc, đắm chìm trong thế giới âm thanh. Bất giác bạn đung đưa cơ thể, bạn gật gù. Rồi nhạc trở nên sôi nổi hơn, bạn cảm thấy muốn đứng lên đi đi lại lại, thậm chí dậm chân vỗ tay... Những động tác ấy không hẳn chỉ là kết quả của âm nhạc mà có phần nhiều hơn từ nhu cầu của bạn muốn nghe nhạc không phải chỉ bằng tai mà bằng toàn cơ thể bạn để việc cảm nhận âm nhạc được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, triệt để hơn. Vậy có thể nói khiêu vũ là dùng những động tác của cơ thể để cảm thụ âm nhạc. Khiêu vũ là lắng nghe, là đón nhận những tư tưởng, những tình cảm... mà bản nhạc muốn gửi tới. Đương nhiên âm nhạc là thứ không thể thiếu trong khiêu vũ.

    Vậy thì ta có thể nói nhảy múa và khiêu vũ khác nhau về bản chất. Như thế mới gọi là “Mình với ta tuy hai nhưng một, Ta với mình tuy một mà hai”. Nhảy múa là “nói”, là bộc lộ, là truyền đạt, còn khiêu vũ là “nghe”, là đón nhận, là tiếp thụ. Khi một em bé dang tay mừng rỡ đón mẹ về chợ, em đó làm một động tác đơn giản của nhảy múa. Khi bạn gật gù nghe tiếng chim cu trên cây bưởi sau nhà, bạn đã làm một động tác của khiêu vũ.

    Khi khiêu vũ, việc quan trọng nhất là lắng nghe âm nhạc, để cho âm nhạc thấm sâu vào người, đừng quá ham mê trổ tài với các bước nhảy lạ hoặc khó. Nó có thể gây khó khăn cho người bạn nhảy của bạn và làm bài nhảy mất hứng thú.

    Khiêu vũ có thể một mình. Tôi đã có lần thấy một bạn trẻ ôm chiếc cassette với chiếc headphone trong tai lắc lư dậm giật hàng giờ trong phòng. Hình ảnh hàng trăm người ở các discothèque suốt hàng giờ lặp đi lặp lại gần như chỉ vài động tác đơn giản thể hiện tính tập thể của khiêu vũ. Lúc đó âm nhạc là sợi giây vô hình nối liền mọi người. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả của khiêu vũ là khiêu vũ thành từng đôi. Đôi bạn nhảy dù gắn chặt vào nhau (như trong các điệu nhảy Tango, Valse...) hoặc chỉ tay trong tay (như trong các điệu nhảy Rumba, Jive...) thì cả hai người lúc ấy đã... tan biến vào nhau để trở thành một thực thể thống nhất để say sưa lắng nghe và cảm thụ âm nhạc. Phải chăng đó cũng là sự lãng mạn duy nhất có thể có và nên có nơi sàn nhảy?

    Theo http://khieuvunghethuat.info/forum/showthread.php?t=131
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    pham
    Giày bata
    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162



    Mình rất đồng ý:

    Khi khiêu vũ, việc quan trọng nhất là lắng nghe âm nhạc, để cho âm nhạc thấm sâu vào người, đừng quá ham mê trổ tài với các bước nhảy lạ hoặc khó. Nó có thể gây khó khăn cho người bạn nhảy của bạn và làm bài nhảy mất hứng thú.

    Khiêu vũ có thể một mình. Tôi đã có lần thấy một bạn trẻ ôm chiếc cassette với chiếc headphone trong tai lắc lư dậm giật hàng giờ trong phòng. Hình ảnh hàng trăm người ở các discothèque suốt hàng giờ lặp đi lặp lại gần như chỉ vài động tác đơn giản thể hiện tính tập thể của khiêu vũ. Lúc đó âm nhạc là sợi giây vô hình nối liền mọi người. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả của khiêu vũ là khiêu vũ thành từng đôi. Đôi bạn nhảy dù gắn chặt vào nhau (như trong các điệu nhảy Tango, Valse...) hoặc chỉ tay trong tay (như trong các điệu nhảy Rumba, Jive...) thì cả hai người lúc ấy đã... tan biến vào nhau để trở thành một thực thể thống nhất để say sưa lắng nghe và cảm thụ âm nhạc. Phải chăng đó cũng là sự lãng mạn duy nhất có thể có và nên có nơi sàn nhảy?

    ( Theo bài viết: Khiêu vũ có phải là múa - tác giả : Lead)

    Khi đôi chân gõ nhịp tình yêu!
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2010
    Đang ở
    Buon Ma Thuot
    Bài viết
    49
    Cảm ơn / Thích

    Thumbs up

    Trích dẫn Gửi bởi haiduongdancesport Xem bài viết
    Trên sàn nhảy ta thường gặp rất nhiều người khiêu vũ mà cứ như múa, họ cố tình lả lướt cơ thể và nhất là đôi tay không ngớt vẽ ra trong không khí những đường nét khó hiểu. Tôi cũng thường gặp trên sàn nhảy nhiều người tự giới thiệu anh (chị) ta đã hoặc đang là diễn viên múa của đoàn nghệ thuật này nọ. Ý của họ là đã là diễn viên múa thì tất nhiên khiêu vũ phải “siêu”. Khoảng năm 2003, có một kỳ thi khiêu vũ do Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội tổ chức, hình như mang tên “Đôi Giầy Vàng Hà Nội 2003”, ban giám khảo toàn là các vị trong Hội Nghệ Sĩ Múa. Tóm lại rất nhiều người đồng nhất khiêu vũ với múa trình diễn và, dĩ nhiên, hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai. Vậy thì:

    Khiêu Vũ có phải là múa?

    Khiêu vũ ngày nay đã trở thành một sinh hoạt văn hóa được đông đảo bạn trẻ yêu thích. Nhưng có lẽ không mấy người hiểu được khiêu vũ là gì. Đa số đều nghĩ khiêu vũ là một kiểu nhảy múa nào đó. Thật ra không phải thế.

    Thoạt nhìn ta thấy có vẻ khiêu vũ và nhảy múa nếu không là một thì cũng rất giống nhau. Cũng là những bước đi nhẹ nhàng. Cũng là những cánh tay vung vẩy. Cũng là những động tác cong ngưòi, uốn lưng... của cá nhân đơn lẻ, hoặc từng đôi nam nữ, cũng có thể là của một tập thể đông đảo. Hơn nữa, cũng là trong một không gian đầy ắp tiếng nhạc.

    Quan sát kỹ hơn ta thấy giữa nhảy múa và khiêu vũ có cái gì đó không giống nhau. Những hình tượng của một đôi nhảy Van không giống của một đôi múa ba-lê. Những màn nhảy múa của thổ dân da đỏ châu Mỹ được tái hiện trong phim ảnh rất khác với khung cảnh của một sàn nhảy disco. Đây là sự khác nhau về chất chứ không phải chỉ là sự khác nhau về thể loại. Múa ba-lê và múa khèn của ta tuy không giống nhau nhưng vẫn cùng là múa. Điệu nhảy Tango và điệu nhảy Rumba tuy khác hẳn nhau nhưng vẫn có cái chung là khiêu vũ.

    Đi sâu hơn, có thể nói Khiêu vũ và Nhảy Múa khác nhau như nước với lửa. Bởi vì hai loại hình nghệ thuật này xuất phát từ hai mục tiêu trái ngược nhau.

    Ta hãy bắt đầu với nghệ thuật nhảy múa. Những thổ dân da đỏ sau khi săn bắn trở về nhảy múa để biểu lộ nỗi vui mừng vì những con thú đã săn được. Trong hội mùa, những người nông dân nhảy múa để mừng một mùa thu hoạch lúa ngô sung túc. Đôi nam nữ múa ba-lê trong vũ kịch Hồ Thiên Nga thể hiện tình yêu say đắm của họ... Vậy có thể nói nhảy múa là bộ môn nghệ thuật trong đó người diễn viên dùng những động tác của cơ thể như là một ngôn ngữ để diễn đạt những tình cảm, những xúc động hoặc tâm trạng của con người trong một tình huống nào đấy, nhảy múa cũng có thể dùng để tái hiện một cảnh sinh hoạt hoặc để kể cả một câu chuyện. Có thể dùng nhảy múa để diễn đạt một ý thơ hoặc nêu lên một triết lý, một nhân sinh quan. Tóm lại cũng như nhiều ngành nghệ thuật khác như văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc.... nghệ thuật nhảy múa là nghệ thuật truyền đạt. Trong nhảy múa diễn viên là người “nói”, người cho và khán giả là người “nghe”, người nhận. Trong nhảy múa, âm nhạc đóng vai trò của một phương tiện hỗ trợ quan trọng nhưng không nhất thiết phải có.

    Đối với khiêu vũ thì sao? Bạn ngồi nghe nhạc, đắm chìm trong thế giới âm thanh. Bất giác bạn đung đưa cơ thể, bạn gật gù. Rồi nhạc trở nên sôi nổi hơn, bạn cảm thấy muốn đứng lên đi đi lại lại, thậm chí dậm chân vỗ tay... Những động tác ấy không hẳn chỉ là kết quả của âm nhạc mà có phần nhiều hơn từ nhu cầu của bạn muốn nghe nhạc không phải chỉ bằng tai mà bằng toàn cơ thể bạn để việc cảm nhận âm nhạc được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, triệt để hơn. Vậy có thể nói khiêu vũ là dùng những động tác của cơ thể để cảm thụ âm nhạc. Khiêu vũ là lắng nghe, là đón nhận những tư tưởng, những tình cảm... mà bản nhạc muốn gửi tới. Đương nhiên âm nhạc là thứ không thể thiếu trong khiêu vũ.

    Vậy thì ta có thể nói nhảy múa và khiêu vũ khác nhau về bản chất. Như thế mới gọi là “Mình với ta tuy hai nhưng một, Ta với mình tuy một mà hai”. Nhảy múa là “nói”, là bộc lộ, là truyền đạt, còn khiêu vũ là “nghe”, là đón nhận, là tiếp thụ. Khi một em bé dang tay mừng rỡ đón mẹ về chợ, em đó làm một động tác đơn giản của nhảy múa. Khi bạn gật gù nghe tiếng chim cu trên cây bưởi sau nhà, bạn đã làm một động tác của khiêu vũ.

    Khi khiêu vũ, việc quan trọng nhất là lắng nghe âm nhạc, để cho âm nhạc thấm sâu vào người, đừng quá ham mê trổ tài với các bước nhảy lạ hoặc khó. Nó có thể gây khó khăn cho người bạn nhảy của bạn và làm bài nhảy mất hứng thú.

    Khiêu vũ có thể một mình. Tôi đã có lần thấy một bạn trẻ ôm chiếc cassette với chiếc headphone trong tai lắc lư dậm giật hàng giờ trong phòng. Hình ảnh hàng trăm người ở các discothèque suốt hàng giờ lặp đi lặp lại gần như chỉ vài động tác đơn giản thể hiện tính tập thể của khiêu vũ. Lúc đó âm nhạc là sợi giây vô hình nối liền mọi người. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả của khiêu vũ là khiêu vũ thành từng đôi. Đôi bạn nhảy dù gắn chặt vào nhau (như trong các điệu nhảy Tango, Valse...) hoặc chỉ tay trong tay (như trong các điệu nhảy Rumba, Jive...) thì cả hai người lúc ấy đã... tan biến vào nhau để trở thành một thực thể thống nhất để say sưa lắng nghe và cảm thụ âm nhạc. Phải chăng đó cũng là sự lãng mạn duy nhất có thể có và nên có nơi sàn nhảy?

    Theo http://khieuvunghethuat.info/forum/showthread.php?t=131
    HAY! Sau sac ghe.
    It takes only minute to get a crush on someone , an hour to like someone and a day to love someone _ but it takes a lifetime to forget someone

  4. #4
    Ngày tham gia
    Sep 2011
    Bài viết
    362
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    MÚA BALLET VÀ NHÃY BALLROOM .

    Nhãy Ballroom thông thường là nhãy cặp đôi ( partner dancing ) và tuy hai nhưng là một ; múa Ballet thì thông thường là nhãy một mình ( solo dancing ) hay là nhãy cùng một nhóm ( group dancing ) . Tuy khác nhau về kỹ thuật , nhưng vũ công cũa Ballet và cũa Ballroom cũng đều nhãy theo nhạc cã , vì vậy Musícality là điều phãi có , nếu là một bài nhãy ấn tượng ./.
    Lần sửa cuối bởi TuyCan, ngày 18-07-2012 lúc 02:33 AM.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •