Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Đồ Sơn-Cát Bà - Tuần Châu

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Đồ Sơn-Cát Bà - Tuần Châu

    Tính toán
    Cho các hàm sau:

    Đẹp trai = 1,
    Xấu trai = (-1),
    Chung tình = 2,
    Đa tình = (-2),
    Nghèo = 3,
    Giàu = (-3),
    Đã có vợ = 0.


    Ta chứng minh được:


    Đẹp trai + Chung tình = Nghèo,
    Chung tình + Giàu = Xấu trai,
    Nghèo + Xấu trai = Chung tình,
    Đẹp trai + Giàu = Đa tình,


    và chắc chắn là:


    Đẹp trai + Giàu + Chung tình = Đã có vợ
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    nguyenphuvinh
    Giày bata
    Tham gia ngày: Jan 2009
    Đến từ: Hai Duong city
    Bài gởi: 240


    Đồ Sơn- Cát Bà - Tuần Châu
    mới:























    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định










































    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định


    Đã có đủ ảnh:

































    __________________
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định















    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định














    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    nguyenphuvinh
    Giày bata
    Tham gia ngày: Jan 2009
    Đến từ: Hai Duong city
    Bài gởi: 240


    ok ok ok
    Chương trình tiếp theo Chí Phèo thăm nhà Bá kiến
    vào dịp 30/5 và 01/6
    Thăm nhà “cụ Bá Kiến”


    Người làng Đại Hoàng vẫn gọi ngôi nhà đó là nhà Bá Kiến, dù chủ nhân của nó mang tên khác. Đại Hoàng thuộc xã Nhân Hậu (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nhân Hậu có ba đặc sản là hồng, cá trắm đen kho và chuối Ngự. Hồng Nhân Hậu giòn, mát, ngọt lịm. Cá trắm đen kho, chỉ riêng dịp tết Mậu Tý mới rồi, khách thập phương về đặt cả nghìn nồi mang đi. Nhưng đứng đầu trong ba đặc sản của Nhân Hậu phải nói là chuối Ngự. Dân Nam Định có câu “nghe thơ Xương, ăn chuối Ngự” để tả hai thứ “khoái” ở đời. Xương, tức nhà thơ Trần Tế Xương (Tú Xương) ở phố hàng Nâu, Nam Định, xưa nay vẫn một mình một chiếu nhất trên thi đàn. Chuối Ngự được vinh dự hàng năm đem tiến vua, nhờ thế thành tên. Nghe thơ Xương khoái tai, ăn chuối Ngự khoái khẩu. Nhà văn Nam Cao (tên thật là Trần Hữu Tri) sinh năm 1915 ở Đại Hoàng, nổi danh từ truyện ngắn “Chí Phèo” với hai nhân vật để đời là Chí Phèo, Bá Kiến. Ông hy sinh năm 1951 trong một chuyến công tác vào địch hậu lấy tư liệu sáng tác. Hài cốt của ông đã được tìm thấy và đưa về cạnh khu tưởng niệm ông tại Đại Hoàng từ lâu. Năm 2007 tỉnh Hà Nam quyết định phục chế lại ngôi nhà của “cụ Bá Kiến” để hậu thế, khi về viếng nhà văn, có thể “mục sở thị” ngôi nhà của một địa chủ thời ông đang sống và sáng tác…

    Kiến trúc mái hiên nhà cụ Chánh Bình

    Đó là một ngôi nhà ba gian, nằm cách khu tưởng niệm Nam Cao khoảng nửa cây số. Nhà kiến trúc theo lối nhà Việt cổ, có bộ khung toàn bằng lim. Trừ một vài cánh cửa lim trong bộ cửa bức bàn bị mốc, đang có dấu hiệu hư hỏng, còn thì từ cầu phong, li tô, kèo, nóc cho đến 4 hàng cột lim… tất cả vẫn nguyên vẹn, đen bóng. Chủ ngôi nhà này là cụ Trần Duy Bính cũng làm lý trưởng rồi chánh hội đồng kỳ hào (chánh hội), huyện hào, chánh tổng, nghị viên của Viện dân biểu Bắc kỳ (Bắc kỳ nhân dân đại biểu). Nghĩa là “lý lịch trích ngang” của cụ chánh Bính, nghị Bính làng Đại Hoàng ngoài đời không khác một chữ so với lý lịch của nhân vật Bá Kiến làng Vũ Đại trong truyện ngắn “Chí Phèo”. Không biết khi sáng tạo ra nhân vật Bá Kiến, nhà văn Nam Cao có lấy cụ chánh Bính làm nguyên mẫu hay không? Và sinh thời, cụ chánh Bính có đọc truyện “Chí Phèo” hay không? Sau khi cụ Bính mất (các cụ già ở Đại Hoàng chỉ nhớ mang máng cụ Bính mất khoảng năm 1947 - 1948), rồi trong cải cách ruộng đất, không hiểu sao ngôi nhà lại thoát biến thành quả thực, vẫn là nhà riêng do người con vợ cả cụ Bính là ông Trần Duy Tảo sở hữu. Người làng Đại Hoàng hiện nay đều gọi ông Trần Duy Tảo là “Lý Cường”, tên nhân vật con trai Bá Kiến trong danh tác “Chí Phèo” làm lý trưởng làng Vũ Đại, dù ông Tảo làng Đại Hoàng không hề làm lý trưởng.

    Năm 1963, cụ Trần Hữu Hậu, một Việt kiều ở đảo Coóc thuộc Pháp (đảo này vẫn được gọi là Tân Thế Giới, chính là Niu-Di-Lân ngày nay) gốc Đại Hoàng về quê sinh sống, đã mua lại ngôi nhà trên của ông Trần Duy Tảo với giá bốn ngàn đồng. Bà Hoà, con dâu cụ Hậu bảo chúng tôi: - Các bác không hình dung ra được số tiền bốn ngàn đồng hồi ấy lớn thế nào đâu. Chỉ có cụ tôi là Việt kiều, tích cóp cả đời mới có nổi chứ hồi ấy cả xã chẳng ai đủ tiền mà mua ngôi nhà này cả.

    Ngôi nhà cũ của cụ Chánh Bình

    Năm 1983 cụ Hậu mất, vợ chồng bà Hoà trở thành chủ sở hữu của ngôi nhà.

    Trước đây, nhà toạ lạc trên một khu vườn có diện tích cả mấy mẫu, sát bờ sông Châu, vì thế mà có tên là vườn mẫu. Hiện tại đất chỉ còn độ 900m2. Sát cạnh ngôi nhà này còn một ngôi nhà nhỏ, cũng làm theo lối cổ nhưng bộ khung bên trong không được như nhà chính. Bà Hoà cho biết đó là ngôi nhà của con gái bà vợ ba chánh Bính. Cụ Bính 5 vợ, nhưng chỉ có bà vợ ba là được cụ cưng chiều nhất, cho ở luôn với mình trong ngôi nhà chính. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, cụ Bá Kiến làng Vũ Đại cũng 5 vợ, và bà ba của cụ Bá chính là nguyên nhân đẩy anh lực điền Chí hiền lành, chất phác thành một Chí Phèo lưu manh.

    Trở lại ngôi nhà của cụ Chánh Bính Đại Hoàng. Mẹ được sủng ái, con cũng được thơm lây. Cụ Bính cho con gái bà ba cái cơ nghiệp ở sát ngôi nhà chính. Nhưng rồi cô con gái này lại bán cho cô con gái con bà tư của cụ Chánh. Lắm vợ nhiều con nhưng cụ chánh Bính chỉ được ba người con trai… Cho đến nay, ngôi nhà này đã có hàng trăm năm tuổi (chỉ riêng hai thế hệ nhà bà Hoà đã sở hữu nó nửa thế kỷ rồi). Sở VHTT&DL Hà Nam, cơ quan chủ dự án phục chế lại “ngôi nhà Bá Kiến” đã thương thảo với bà Hoà (ông Hoà đã mất) để mua lại cả nhà lẫn quyền sử dụng đất với giá 700 triệu đồng. Việc mua bán đã xong, nhưng do chưa tìm được chỗ ở mới nên bà Hoà và cô con gái vẫn ở tạm lại đó, cũng là để giúp Sở trông nom, bảo trì ngôi nhà luôn…

    Việc phục chế lại ngôi nhà của một địa chủ thời trước cách mạng là một sáng kiến hay. Nó sẽ làm cho khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao phong phú hơn, ý nghĩa hơn. Và nếu làm tốt, rất có thể nó sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn…
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    samba
    Giày bata
    Tham gia ngày: Nov 2008
    Đến từ: Hai Duong
    Bài gởi: 170



    Nghe cũng hấp dẫn đấy nhỉ, anh em tổ chức về làng Vũ đại một chuyến đi!!! Ngày xưa tên làng là Vũ Đại có phải không nhỉ?

    Nam Cao yên giấc thu trong vườn lão Hạc
    09/06/2008, 08h19
    Nam Cao yên giấc thu trong vườn lão Hạc
    Nhà văn Nam Cao.
    Với nhiều người yêu văn học, Nam Cao là nhà văn bậc thầy của đất nước. Không ít nhà văn lớn của nước ta thờ Nam Cao, trang trọng để ảnh cụ ngang với ảnh các đại văn hào thế giới. Nam Cao đã “sinh” ra một Chí Phèo quá nổi tiếng và làm cho thế hệ mai sau phải truy tìm cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó, có Bá Kiến, Thị Nở...


    Chặng đường của một nhà văn

    Nam Cao xuất thân trong một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông thi xong bậc Thành chung thì phải về nhà chữa bệnh vì thể lực yếu. Nam Cao trải qua nhiều nghề để kiếm sống, và ông đến với nghề văn cũng vì mục đích mưu sinh.

    Năm 18 tuổi, Nam Cao vào Sài Gòn làm thư ký cho một hiệu may và bắt đầu viết truyện ngắn. Truyện của ông đã đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy và Báo Ích Hữu. Sau khi trở ra Bắc thi nốt bậc Thành chung, ông dạy học ở trường tư thục Công Thành (đường Thụy Khê - Hà Nội). Năm 1941, tập truyện đầu tay với tên Đôi lứa xứng đôi, sau đổi là Chí Phèo được NXB Đời Mới ấn hành. Tập truyện với bút danh Nam Cao đã nổi lên thành một hiện tượng.

    Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông nổi tiếng với truyện ngắn Chí Phèo, Lão Hạc, Đôi mắt…; các tiểu thuyết Sống mòn, Truyện người hàng xóm. Ngoài ra, Nam Cao còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với các tác phẩm Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu, Địa dư các nước châu Á, châu Phi, Địa dư Việt Nam. Nhà văn Nam Cao đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học.
    Năm 1946, Nam Cao hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Sau đó, ông vào miền Nam với tư cách là một phóng viên. Ông đã viết truyện ngắn gửi in ở Tạp chí Tiên Phong, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo, in tập truyện Cười… Khi ra Bắc, ông công tác ở Ty văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ Nước và Cờ Chiến Thắng. Năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc và làm thư ký cho Báo Cứu Quốc. Thời gian này, ông sống với cuộc kháng chiến nhiều hơn là viết. Truyện ngắn Đôi mắt ra đời như một tuyên ngôn nghệ thuật.

    Năm 1950, ông chuyển sang làm ở Hội Văn nghệ Việt Nam. Một năm sau đó, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, cả đoàn bị sa vào ổ phục kích của giặc Pháp. Chúng đã xử tử ông cùng nhiều đồng chí khác ở huyện Gia Viễn-Ninh Bình.

    Cả đời, Nam Cao sống và viết phục vụ cho lý tưởng, niềm tin. Ông làm việc, sáng tạo không mệt mỏi, sớm hy sinh và để lại một gia tài đồ sộ là những tác phẩm văn học.

    Mộ của nhà văn Nam Cao ở xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
    Yên giấc thu trong khu vườn lão Hạc

    Đầu năm 1996, chương trình Tìm lại Nam Cao được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia, cùng sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đứng ra mời. Kết quả là sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng Nam Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà.

    Người dân làng Đại Hoàng vẫn kể lại câu chuyện về các nhân vật nguyên mẫu và ngôi làng Vũ Đại. Dường như có sự giao thoa giữa sáng tác hư cấu và chuyện thật ngoài đời. Cụ Trần Hữu Đạt, em trai nhà văn Nam Cao cho rằng tất cả những nhân vật trong sáng tác của ông đều lấy từ những nguyên mẫu ngoài đời. Cụ Đạt nhớ ngày còn nhỏ, ở đây có một người tên là Chí Phèo, có tính cách giống y hệt tính cách của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm. Một số người khác thì cho rằng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm là sự kết hợp của nhiều tính cách ngoài đời. Còn nguyên mẫu nhân vật lão Hạc là trùm Ruyên, một người Công giáo mộ đạo.

    Hơn nửa thế kỷ, sau khi viết truyện ngắn Lão Hạc, thì giờ Nam Cao lại yên nghỉ trong khu vườn của nhà trùm Ruyên - lão Hạc. Nhà tưởng niệm nhà văn tài danh này đã được xây dựng kiên cố. Tất cả yên bình trong khu vườn xanh chuối ngự, giống chuối quý nổi tiếng tiến vua ngày xưa.

    Làng Đại Hoàng giờ có đ­ường nhựa, xanh xanh những hàng cây, song vẫn còn đó âm điệu rất đặc trưng là tiếng thoi đưa lách cách của khung dệt. Khu “lò gạch cũ” ngày xưa giờ mọc lên nhiều ngôi nhà khang trang. Những người yêu văn, yêu quý Nam Cao, những học giả từ khắp mọi miền đất nước vẫn về đây, thăm mộ, kính cẩn thắp nén nhang trước hương hồn người đã khuất - nhà văn liệt sĩ!

    Theo PY
    www.cinet.gov.vn


    Mộ Nam Cao và nhà tưởng niệm ông được xây trên đất trùm Ruyên - Lão Hạc


    Lò gạch ở Hòa Hậu hiện nay
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  9. #9
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    nguyenphuvinh
    Giày bata
    Tham gia ngày: Jan 2009
    Đến từ: Hai Duong city
    Bài gởi: 240


    Chí phèo xịn đây

    LTS: Trong khi chấm các bài văn tốt nghiệp năm nay,
    có chủ đề liên quan tới Chí Phèo, một nhân vật của Nam Cao.
    Nhiều học sinh đã sáng tạo ra những áng văn chương chưa từng có trong lịch sử.
    Tòa soạn xin phép được trích đăng một bài
    để các bạn thấy được khả năng tưởng tượng phong phú của các cô cậu cử nhân:

    “Chí Phèo sinh ra trong một gia đình Chí Thức lò gạch, ở một vùng đất đang quy hoạch có tên là làng Vũ Đại.
    Ngay từ bé, Chí Phèo đã bộc lộ những năng khiếu phi thường về rượu.
    Dù rượu ngoại hay rượu nội, dù rượu thuốc hay rượu lậu, cậu bé Chí mới nếm là biết được ngay.

    Học tới lớp ba, Chí Phèo được cử vào đội tuyển uống rượu quốc gia,
    sau đó đi thi tranh giải vô địch uống rượu quốc tế tổ chức tại Tây Ban Nha,
    Chí Phèo đã xuất sắc đoạt huy chương vàng (huy chương bạc thuộc về A Phủ).

    Sau khi đăng quang trở về, Chí Phèo đâm ra chủ quan, kiêu ngạo.
    Anh không học hành gì cả, cứ suốt ngày uống rượu say.
    Mỗi khi say, Chí Phèo lại hát.
    Đầu tiên là hát nhạc ngoại quốc,
    sau đó hát nhạc trong nước và cuối cùng là các bài hát lung tung in trong băng đĩa lậu.

    Nhưng hễ nhạc sĩ nào biết, hỏi tiền bản quyền thì Chí Phèo lại bảo đã chừa bài ấy ra.

    Làng Vũ Đại còn có ông Bá Tiến.
    Ông này vốn xuất thân từ một tay buôn thép, xi măng,kinh doanh sàn nhảy
    nhưng sau đó nhờ sử dụng bằng tốt nghiệp giả nên được phong lên chức phó tổng giám đốc làng.

    Ông cũng thích uống rượu, nhưng không biết chỗ mua nên hay nhờ Chí Phèo mua hộ.
    Mỗi khi mua, Chí Phèo lại ăn bớt 30%, có khi lên tới 40% rồi đổ nước lã vào mà Bá Tiến không phát hiện ra.
    Từ đó, cứ say là Chí Phèo tìm đến nhà Bá Tiến.

    Trong làng, còn có hai thiếu nữ xinh đẹp sinh đôi, học giỏi, đàn hay,
    nữ công gia chánh tử tế tên là hai Thị Nở.
    Ngoài tài múa hát, ứng xử linh hoạt,
    Hai Thị Nở còn nắm vững phương pháp nấu cháo hành,
    vốn là một món ăn đặc sản chỉ bán trong các nhà hàng máy lạnh trên thành phố,
    nhưng Thị Nở lại biết cách nấu ở bờ ao.

    Chí Phèo thích ra ao.
    Một phần vì ao là một địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng,
    một phần nữa là anh đang học bơi...
    Chí Phèo khoái bơi vì khi bơi, anh cứ mở miệng ra hát là cá lại nhảy vào mồm.

    Chính trong một đêm tối như thế,
    Chí Phèo gặp một Thị Nở chị cũng đang bơi,
    nhưng khác với Chí Phèo vừa bơi vừa hát,
    Thị Nở chị vừa bơi vừa nấu cháo.
    Mùi cháo hành thơm phức vang lên, khiến Chí Phèo ăn vụng luôn mười bát.

    Thị Nở phát hiện ra sự việc phi pháp ấy, bèn tóm cổ Chí Phèo,
    bắt về nhà quét dọn và lau chùi nhà cửa.
    Đầu tiên, Chí Phèo cũng tiếp thu một cách chân thành,
    lao động cần cù chịu khó. Nhưng dần dần, do bản chất ham rượu,
    do bọn xấu trong làng lôi kéo và do hoàn cảnh xô đẩy,
    Chí Phèo đã vùng chạy thoát trong một đêm trăng.

    Chí Phèo lang thang tới khắp mọi nhà,
    vừa xin rượu vừa xin chuối xanh để ăn,
    gặp Chí Vinh và Chí Thông Minh, Chí Phèo kết thành băng đảng,
    phá xóm phá làng.
    Đúng lúc ấy thì Lý Cường về.
    Lý Cường là con trai Bá Tiến, du học bên Pháp, môn thanh nhạc.
    Lý Cường có tham gia một số cuộc thi, nhưng không đậu và ngoại hình có nhiều hạn chế và chả quen biết ai.
    Lý Cường phân tích cho Chí Phèo biết tác hại của rượu.

    Rượu làm giảm tuổi thọ, làm giảm trí nhớ và giảm kết quả học tập.
    Chí Phèo hiểu ra, quyết tâm làm lại cuộc đời.
    Anh đi tìm Thị Nở, lúc này đã trở thành một chủ doanh nghiệp thành đạt,
    nhà cao cửa rộng nhưng đời sống tình cảm nhiều uẩn khúc.
    Chí Phèo rủ Thị Nở mở công ty buôn bán mảnh sành.

    Tại thị trường Mỹ hay Nhật, mảnh sành có giá rất cao
    do dân bên ấy dùng sành làm quà sinh nhật.
    Công ty làm ăn phát đạt, bỗng đến một ngày không còn mảnh sành nữa vì tư thương mua gom.
    Chí Phèo tức quá, gặp bát nhà ai cũng đập.

    Để có bát đập, Chí Phèo thường ăn cháo nhà hàng,
    nên từ đấy câu châm ngôn “ăn cháo đá bát” ra đời.
    Nhưng do bản chất là người lao động lương thiện,
    lại có năng khiếu từ bé nên Chí Phèo vừa đập vừa hát những bản dân ca,
    một ban tổ chức đi qua nghe thấy, mời dự thi còn hứa hẹn là sẽ vào chung kết.

    Chí Phèo ngây thơ nhận lời.
    Đến phút chót không thấy có tên mình, Chí Phèo lăn ra ăn vạ.
    Bá Tiến bèn xông tới mắng Chí Phèo.
    Anh đã nói rồi chú "...." nghe
    Ông nói như thế là Chí Phèo chưa thấy hết trách nhiệm của mình,
    chưa hiểu được chức năng cao đẹp của dân say, làm mất ý nghĩa của rượu.
    Chí Phèo bèn trở về lò gạch với gia đình, còn Thị Nở mở cửa hàng bán cháo”.
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

  10. #10
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    nguyenphuvinh
    Giày bata
    Tham gia ngày: Jan 2009
    Đến từ: Hai Duong city
    Bài gởi: 240


    lại nói vê Lão Hạc
    Lão Hạc làm nghề kinh doanh thịt chó
    thua lỗ nặng sau đó cầm bìa đỏ, vay tiền của Nam Cao
    rồi gán nợ cả nhà đất cho Nam Cao
    Hãy để đôi chân lên tiếng !

    Bác Khách viếng thăm chăm chỉ luyện tập vào nhé!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •