Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11

Chủ đề: Bản đồ, các địa danh Hải Dương

Hybrid View

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Bản đồ, các địa danh Hải Dương


  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bài viết của: mark_anthony

    tiện đây mình cũng giới thiệu một chút về tên gọi qua các thời kỳ của mảnh đất hải dương nhé:
    + Thời Hùng vương thuộc bộ Dương Tuyền
    + Thời Lý-Trần là tên Nam Sách lộ và Hồng lộ là hai phần Bắc-Nam Hải dương bây giờ nè.
    + Thời Lê, lúc đầu có tên là Thừa tuyên Nam Sách.
    đến thời vua Lê Thánh Tông đổi thành Thừa tuyên Hải Dương.
    cuối đời Lê lại đổi thành xứ Hải Dương.
    + Thời Nguyễn, vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Hải Dương(năm 1831) còn gọi là tỉnh Đông.
    + Năm 1968, Hải Dương nhập với Hưng Yên trở thành tỉnh Hải Hưng
    + Năm 1997, Hải Hưng lại tách thành Hải Dương và Hưng Yên.

    Trước đây Hải Dương rộng lắm. Ngoài 1 tp và 11 huyện bây giờ, Hải Dương còn gồm cả toàn thành phố Hải Phòng bây giờ và huyện Đông Triều ( Quảng Ninh ) nữa. Mỗi tội bị chia cắt nhiều quá thành ra nhỏ vậy đấy good bye my love àh.

    ======

    àh quên. Thị trấn Thanh Hà không phải ở vị trí đó đâu nhé. Đó là vị trí xã Thanh Bính thuộc khu Hà Đông của huyện Thanh Hà. T. Tr Thanh Hà ở vị trí hợp giao của mấy con đường ấy, chỗ có chữ Thanh Bình ấy. Đó là tên cũ của thị trấn Thanh Hà, khi còn chung huyện với Nam Sách.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Diện tích: 1.661,22 km2
    Dân số: 1.717.200 người
    Tỉnh lỵ: Thành Phố Hải Dương
    Ðơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Hải Dương, Huyện: Chí Linh, Nam Thanh, Kim Môn, Cẩm Bình, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện.
    Thế mạnh kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp, có kết hợp trồng cây đặc sản như vải.
    Thắng cảnh du lịch: Khu di tích lịch sử, văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn, bàn cờ tiên trên đỉnh Côn Sơn...

    Nguyễn Trãi-Côn Sơn Một tên gọi đã đi vào tiềm thức dân tộc


    Nguyên Trãi (1380 - 1442) hiệu tộc Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương). Cha là Nguyễn Phi Khanh - một nhà văn hóa kiệt xuất thời Trần - Hồ. Mẹ là Trần Thị Thái con gái của quan tư đồ Trần Nguyên Ðán - một danh tướng thời Trần. Ngay từ nhỏ Nguyễn Trãi vốn rất thông minh và hiếu học, lại sớm được giáo dục và rèn luyện toàn diện. Năm 20 tuổi (1400), ông đậu Thái học sinh (Tiến sĩ), cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407 ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng "Bình Ngô sách", hoạch định đường lối chiến tranh "Lấy đại nghĩa đề thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường đạo" đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Năm 1428, đất nước hoàn toàn giải phóng, ông là Khai quốc công thần tiếp tục giúp vua một lòng xây đắp vương triều Lê, chỉ mong vua chính: Lấy nhân nghĩa giữ gìn thì nước non mới yên" và đất nước thịnh trị, nhân dân ấm no, hạnh phúc "Khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu! ông là tác giả của "Quân trung từ mệnh tập" "Ức trai thi tập", "Quốc âm thi tập". "Dư địa chí" ... là những tác phẩm vô giá về các mặt văn học, quân sự, lịch sử, địa lý và tư tưởng cho đời sau học tập.
    Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà chính trị, nhà quân sự và một nhà tư tưởng lớn mà cả cuộc đời đã tận tụy lo cho dân, cho nước. Nguyễn Trãi yêu Côn Sơn tha thiết, hình ảnh Côn Sơn đã lắng đọng trong tâm hồn ông ngay từ hồi trẻ. Ðể rồi khi nếm mật nằm gai" mãi nơi chiến trường xa ông vẫn nhớ về Côn Sơn, gọi Côn Sơn là "gia sơn" là "cố sơn". Ông coi Côn Sơn như một mái ấm gia đình khi đất nước thanh bình, tuy làm quan triều, bận nhiều việc nước Nguyễn Trãi vẫn dành phần lớn thời gian ở Côn Sơn, dựng nhà sửa sang động Thanh Hư và mở rộng qui mô chùa Côn Sơn.
    Ngày 22.9.2002 tức ngày 16 tháng 8 âm lịch tại di tích thắng cảnh Côn Sơn diễn ra một sự kiện văn hóa trọng đại. Khánh thành đền thờ anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ðảng và Nhà nước thể theo nguyện vọng của nhân dân, đã bỏ nhiều công sức, tiền của xây dựng "Ức trai linh từ" - tên đền thờ Nguyễn Trãi, thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
    Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và du lịch khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ trở thành trường tồn cùng non sông, đất nước, là biểu tượng sáng ngời về lịch sử văn hiến của dân tộc.

    Làng nghề vàng bạc Châu Khê - Tỉnh Hải Dương


    Làng vàng bạc Châu Khê thuộc xã Thúc Kháng, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Châu Khê có 78.5 ha đất, trong đó chỉ có 63 ha đất canh tác. Dân số tăng chậm, do có một số người chuyển đi làm nghề nơi khác(Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...).

    Theo số liệu thống kê trong Hương ước và địa bạ, cũng như số liệu của Uỷ ban nhân dân xã, số dân của Châu Khê là 600 khẩu vào năm 1900, trên 800 khẩu với 175 hộ vào năm 1983. Như vậy, bình quân đất canh tác chỉ khoảng hai sào Bắc bộ trên một đầu người. Người Châu Khê đã sớm nhận ra ý nghĩa của "nghề phụ" ngoài nghề nông, cho nên đời sống của họ rất khá giả. Có thể khẳng định rằng, chính nghề vàng bạc đã đưa làng quê này trở nên giàu có giữa vùng châu thổ sông Hồng, nơi tưởng như trù phú, nhưng thực tế luôn bị thiên tai, bão lụt, vỡ đê, mất mùa, đói kém đe doạ người nông dân.
    Châu Khê có nghề vàng bạc nổi tiếng, lại có nghề vàng mã cũng được bán rộng rãi ở nhiều nơi trước đây.
    Dần dần, từ nghề đúc bạc, thợ Châu Khê đã tiến tới nghề làm đồ trang sức vàng bạc (xưa gọi là kim hoàn).
    Ðến đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, nghề đúc bạc nén chuyển vào kinh đô Huế (Thuận Hoá). Nhưng phần lớn thợ Châu Khê vẫn ở lại Thăng Long (Hà Nội) làm nghề kim hoàn. Họ tập trung thành phường và xây dựng nên phố Hàng Bạc. Lúc này ở phố Hàng Bạc còn có cả thợ vàng Ðịnh Công và thợ bạc Ðồng Xâm (Thái Bình) tới làm nghề, nhưng đông nhất vẫn là thợ vàng bạc Châu Khê. Người ta sản xuất, buôn bán bạc, kể cả đổi bạc nén lấy bạc vụn làm nguyên liệu. Cho nên vào những năm đầu thế kỷ XX, phố này còn có tên tiếng Pháp: Rue des Changeus (phố đổi bạc).
    Ngày nay, khi qua phố Hàng Bạc ở Thủ đô Hà Nội, bạn cần biết mấy địa điểm: số nhà 58-xưa là Tràng Ðúc bạc nén; số nhà 50 (trước là Ðình Thượng) và số 42 (là Ðình Hạ)-xưa là Ty Quan (cơ quan đại diện của Triều đình) thu nhận bạc nén thành phẩm. Người Châu Khê làm việc ở đây khá đông, tới mức đóng thuế đinh 300 suất (vào cuối thế kỷ XIX). Ngoài hai ngôi đình họ còn mua thêm đền Nội Miếu của phường thợ giầy Tam Lâm (phường Hài Tượng). Ðó là những nơi hội họp và thờ thành hoàng của họ (gọi tên chữ là "Châu Khê vọng sở").
    Hải Dương

    Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình.

    Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.
    Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có khu danh thắng Côn Sơn , đền Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và xếp hạng.
    Hàng năm , nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận lại nô nức tham gia các lễ hội như hội đền Kiếp Bạc (kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch) , lễ hội Côn Sơn( mở vào ngày 18-23 tháng giêng âm lịch hàng năm )
    Hải Dương nổi tiếng trong nước lâu nay với các sản phẩm như sứ Hải Dương , ,bánh đậu xanh . Những sản phẩm này tuy mang lại thu nhập không cao lắm nhưng nó giúp duy trì nét văn hoá cổ dân tộc đáng quý . Chúng ta hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó món bánh đậu xanh ấy mất đi thì còn gì thú vị để nhấm nháp bên cạnh chung trà mộc đang bốc khói . Món quà dân dã ấy đã đi vào tiềm thức của những người dân xa quê .Có lẽ vì thế mà bánh đậu xanh có sức sống mãnh liệt đến như vậy
    Bên cạnh bánh đậu xanh , ai đến Hải Dương đều không thể bỏ qua rươi hay bánh gai Ninh Giang. Đây là những món ăn dân dã nhưng bạn khó tìm ở nơi khác hương vị đặc trưng như ở nơi đây.










  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định








  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định








  6. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    866
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Tác giả Samba:

    Trường PTTH Hồng Quang nhìn từ tầng 8 nhà khách Tỉnh ủy


    Phố Bạch Đằng


  7. #7
    Ngày tham gia
    Nov 2009
    Bài viết
    7
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    bun qua que minh o HD ma minh chang biet ti gi ve que huong..hic...hic...
    thank bac nay that nhiu moi duoc....

  8. #8
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bạn ở chỗ nào HD vậy ? Giờ đang ở đâu mà ko về thăm quê đi, hôm nào về alo anh em đi bù khú nhé.

    (Lần sau nhớ viết có dấu nhé)
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2010
    Bài viết
    4
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Ở HD cảnh đẹp ghê quá !
    •Bùi•Thế•Dân•
    Love Dancesport ♥♥
    Bác Khách viếng thăm đọc xong click THANKS hộ em nhé !!:1::1:

  10. #10
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Bài viết
    10
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    nhớ hải dương quá....

Các Chủ đề tương tự

  1. Danh lam: Côn sơn - Kiếp bạc
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Đất và người Hải Dương
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 08-10-2015, 06:12 PM
  2. Danh mục các văn vản và điều luật của IDSF
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 09:42 PM
  3. Stephen Hiller được trao tặng danh hiệu cao quý MBE
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 08:12 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •