Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 29

Chủ đề: Hỏi về kĩ thuật điệu Rumba

  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2009
    Bài viết
    24
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    thui để mình tập thơì gian đả

  2. #12
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Đang ở
    HCMC
    Bài viết
    1
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    HVL của bạn là ai thế. dạy fải nén chân xuống sàn mà ko chỉ cách nén là sao???
    Nén chân xuống sàn là sử dụng lực từ sàn giúp chuyển động của mình nhanh và dứt khoát hơn + nhìn vào sẽ thấy có nội lực thể hiện trong bước nhảy. để nén chân được trên sàn thì cần tập luyện rất nhìu để chân khỏe, giữ thân dáng chuẩn, và sử dụng các nhóm cơ bổ trợ cho từng chuyển động của chân cũng như toàn bộ cơ thể trong điệu rumba.

  3. #13
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Chắc là cao thủ về latin đây roài, rất vui!

    @ Laptop 11: đúng như có bạn đã nói đó: Dục tốc bất đạt, không nên vội vàng quá, sau khi đã biết cách thì chỉ có luyện tập, luyện tập và tập luyện thật nhiều thì mới mong tiến bộ được. Chúc bạn thành công!
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  4. #14
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Bài viết
    6
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Mình tập rumba salon đã hết hơi rồi nên ko còn thời gian mà tập rumba dancesport nữa, nhưng cũng để ý xem mấy anh dancesport đi cũng hiểu được vài phần chuyển động như thế này:
    Theo em thấy thì mấy anh ds đi rumba walk có thể chia 1 chuyển động thành 3 phần step - body - hip. Em mô tả tạm như thế này:
    - Step: Sau khi kết thúc một chuyển động hip kéo hết hông về phía sau, body sẽ forward về phía trước phá vỡ một trạng thái tĩnh, khi đó tiến hành step bước chân lên phía trước (tiếp đất bằng mũi chân).
    - Body: Chuyển trọng tâm lên chân trước, hạ từ mũi đến gót. Việc chuyển trọng tâm này phải được thực hiện bằng việc chuyển trọng lượng cơ thể lên phía trước (như bạn nào đã nói phía trên về nội lực: chân vươn (nén) xuống sàn tối đa, cơ thể vươn lên trên tối đa, nội lực xuất phát từ phần giữa bụng.
    - Hip: Sau khi kết thúc việc giãn căng cơ thể trên chân trước, thực hiện chuyển động quay hông (turn) đưa hông về phía sau một cách tối đa (chú ý tránh việc đưa hông sang bên sẽ làm gẫy body). Trước khi turn hông về phía sau phải forword hông về phía trước rồi mới thực hiện turn.
    Mình nhìn thấy người ta đi rumba dancesport thế thì đóng góp như thế chứ ko bít có đúng không mong các bạn góp ý thêm. Còn bạn nào biết rumba salon phân tích một chuyển động basic giúp mình học hỏi thêm nhé!
    Lần sửa cuối bởi baotram, ngày 10-12-2009 lúc 04:11 PM.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    80
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Một số bài viết về SALON

    Một số bài viết về SALON ...

    Printed From: HIDC - Hue International Dance CLUB
    Forum Name: Thông tin khiêu vũ TRONG NƯỚC
    Forum Discription: Tổng hợp bài viết - kết quả - nhận xét các sự kiện khiêu vũ trong nước ..
    URL: http://www.hue-dancesport.com/forum/...s.asp?TID=1458
    Printed Date: 15/12/2009 at 12:18am


    Topic: Một số bài viết về SALON ...

    Posted By: Admin
    Subject: Một số bài viết về SALON ...
    Date Posted: 22/9/2008 at 7:57am

    Vũ sư CÔNG THẢO -Chủ tịch Hiệp Hội Khiêu Vũ Tp HCM - và NGÔ SƠN HẢI - trọng tài TP HCM, chủ nhiệm CLB Firtdance đã được báo Phunu online mời làm cộng tác viết seri bài về khiêu vũ. Được đăng tại :
    http://www.baophunu.org.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID =3950&ChannelID=121 - http://www.baophunu.org.vn/Tianyon/I...ArticleID=3950 &ChannelID=121
    Xin được giới thiệu cùng các bạn, hy vọng cũng không khó hiểu bởi phong cách này dangthanh vẫn thấy thịnh hành ở Huế.
    GIỚI THIÊU 7 ĐIÊU NHẢY CƠ BẢN

    BÀI 1: Sôi động cùng chachacha

    Bắt nguồn từ châu Mỹ La tinh vào những năm 50 của thế kỷ trước, do một nhạc sĩ người Cuba là Enrique Jorrin sáng tạo nên bằng việc kết hợp hai điệu nhảy truyền thống của Cuba là điệu “Danzon” và “Montuno”...



    Chachacha được xem như sự kế thừa của vũ điệu Mambo nổi tiếng. Bởi thế, tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng Chachacha đã nhanh chóng trở thành điệu nhảy nổi bật nhất trong các vũ điệu Mỹ La tinh và trở thành một trong số những điệu nhảy được thi đấu chính thức trên sàn Dance Sport quốc tế... Vũ sư Hoàng Phong - giảng viên Dance Sport của NVH Phụ Nữ TP.HCM sẽ giới thiệu những bước nhảy căn bản của vũ điệu sôi động này.

    Điệu Chachacha được nhảy trên nền nhạc 4/4, và trước khi bước vào điệu nhảy, chúng ta phải tập cách đếm bước. Có thể tập đếm bước theo nhiều cách: lắng nghe nhịp trống: Bùm- Chát-Bùm-Bùm. Tum-Tum, như vậy cách đếm bước sẽ là 1(Bùm) - 2( Chát) - 3 (Bùm-Bùm) - 4 (Tum) và (Tum), rồi tiếp tục trở lại 1, hoặc có thể đếm theo số thứ tự 1-2-3-4 và 1, hay 1-2-3 Chachacha; 2-3 Chachacha.

    Đây là điệu nhảy cần có sự kết hợp giữa nam và nữ. Do vậy, khi bước ra sàn nhảy, tay trái của bạn nam sẽ nắm lấy tay phải của bạn nữ và kéo thẳng một góc 90 độ sao cho hai lòng bàn tay và khuỷu tay của các bạn chạm vào nhau. Tay còn lại của bạn nam sẽ nắm lấy khuỷu tay trái của bạn nữ. Còn tay trái của bạn nữ sẽ đặt lên vai của bạn nam.

    Chachacha được chia thành hai giai đoạn:

    1. Những bước nhảy đi lên và đi ngang.

    2. Những bước nhảy đi xuống và đi ngang.

    Trong mỗi một giai đoạn chúng ta sẽ thực hiện 5 bước nhảy căn bản. Cụ thể như sau:

    Giai đoạn 1:

    Bước 1: Nam sẽ bước chân phải lên trước, nữ lùi chân trái về phía sau. Mỗi bước chân di chuyển hông cũng sẽ được “đánh” theo, và di chuyển chân nào thì hông sẽ được đánh về bên ấy.

    Bước 2: Nam sẽ tiến chân trái về phía trước, đi qua chân phải của mình, tiếp tục tiến về phía trước. Còn nữ thì lui chân phải về phía sau theo cùng khoảng cách bước chân của nam.

    Bước 3: Nam giậm chân phải tại chỗ, đồng thời kéo chân trái về sát với chân phải, chân trái kiễng lên 45 độ. Nữ cũng giậm chân tại chỗ, sau đó di chuyển chân phải lên sát với chân trái. Và cũng kiễng chân phải lên 45 độ.

    Bước 4: Nam di chuyển chân trái sang ngang, phía bên trái một bước bằng vai. Nữ di chuyển theo chiều ngược lại.

    Bước 5: Nam di chuyển chân phải về chụm ở vị trí chân trái, kiễng chân sát chân trái. Nữ di chuyển chân trái về chụm với chân phải, kiễng chân sát chân phải.

    Giai đoạn 2:

    Bước 1: Lúc này nam đang kiễng chân trái, sẽ tiếp tục di chuyển chân trái sang ngang bên trái. Nữ làm theo chiều ngược lại

    Bước 2: Nam lướt nhẹ chân phải về bên trái, sát chân trái. Sau đó bước lùi về sau chân trái.

    Nữ sẽ di chuyển chân trái về bên phải, sát chân phải, đồng thời tiến về phía trước thẳng hàng với chân phải.

    Bước 3: Nam giậm chân tại chỗ. Nữ cũng giậm chân phải tại chỗ.

    Bước 4: Nam sẽ tiến chân phải lên sát với chân trái, đồng thời bước sang bên phải. Nữ làm động tác ngược lại, tiến sát chân phải sang bên trái và bước sang bên trái.

    Bước 5: Nam kéo chân trái về sát với chân phải. Nữ kéo chân phải về sát chân trái.

    Cứ như thế, lặp lại động tác này từ đầu cho đến khi bản nhạc kết thúc. Chachacha là một điệu nhảy sôi động, cuồng nhiệt. Do vậy, người nhảy Chachacha cần thể hiện được sự bướng bỉnh và cá tính trên sàn nhảy, tất cả tập trung vào giai điệu sôi nổi của Chachacha.



    Thiên Nga (ghi)

  6. #16
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    80
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Bài 2: Du dương với Rumba

    Bài 2: Du dương với Rumba

    Vũ sư Công Thảo (Chủ tịch Chi hội Khiêu vũ - Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM)

    Rumba xuất xứ từ Cuba, được người Pháp du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thập niên 40, vốn chỉ dành cho giới thượng lưu. Đến thập niên 60, Rumba mới trở thành điệu nhảy cặp nam nữ phổ thông nhất, diễn tả sự ngọt ngào say đắm trong tình yêu, tìnhthương giữa người và người.



    Rumba còn được coi là linh hồn của nền âm nhạc và là điệu nhảy đặc trưng của vùng Mỹ la tinh, với những tiết điệu êm ái, yêu thương cùng với sự diễn tả gợi cảm của thân hình. Rumba thực hiện trên nền nhạc 4/4 khoảng 28 – 32 nhịp trong 1 phút. Giai điệu nhạc Bolêro của Việt Nam thích hợp với điệu nhảy này. Tiết tấu chậm, nhẹ nhàng. 3 bước nhảy: bước 1 (1 phách), bước 2 (1 phách), bước 3 (2 phách). Chính bước 3 kéo dài 2 phách tạo ra phong cách riêng của Rumba, người nhảy có một phách nghỉ (bước chập) thả lỏng thân hình tạo nên sự duyên dáng rất riêng cho Rumba. Điều cần nói thêm là vũ điệu Rumba giới thiệu trong bài là vũ điệu giao tiếp đơn giản dễ học hơn Rumba dancesport dùng để thi đấu.

    Cách đếm theo tiếng nhạc:

    Bước khởi động: Sau khi đã vào vị trí chuẩn bị, nam lui chân trái đếm ba (3), chân phải kéo nhẹ về cạnh chân trái kiễng chân đếm: chập (chập hoặc nghỉ). Nữ ngược lại, tiến chân phải đếm ba (3), chân trái kéo lên song song chân phải hơi kiễng lên đếm: chập.

    Giai đoạn 1

    Bước nam giai đoạn 1: Chân phải đang ở vị trí kiễng, bước tới (đếm 1), chân trái bước tới vượt qua chân phải (đếm 2), chân phải tiến thêm một bước vượt qua chân trái (đếm 3), chân trái kéo về đặt cạnh chân phải kiễng chân (chập hoặc nghỉ).

    Bước nữ giai đoạn 1: Chân trái đang ở vị trí kiễng, bước lui (đếm 1), chân phải lui vượt qua chân trái (đếm 2), chân trái bước lui thêm một bước vượt qua chân phải (đếm 3), chân phải kéo về đặt cạnh chân trái kiễng chân (chập hoặc nghỉ).

    Giai đoạn 2

    Bước nam giai đoạn 2: Chân trái đang ở vị trí kiễng, bước lui (đếm 1), chân phải lui vượt qua chân trái (đếm 2), chân trái lui thêm một bước vượt qua chân phải (đếm 3), chân phải kéo về đặt cạnh chân trái kiễng chân (chập hoặc nghỉ).

    Bước nữ giai đoạn 2: Chân phải đang ở vị trí kiễng, bước tới (đếm 1), chân trái bước tới vượt qua chân phải (đếm 2), chân phải tiến thêm một bước vượt qua chân trái (đếm 3), chân trái kéo về đặt cạnh chân phải kiễng chân (chập hoặc nghỉ).

    Đây là những bước cơ bản của điệu Rumba, lặp đi lặp lại trong suốt bản nhạc. Các bước “phăng” như bước ngang, bước tới, bước lui, bước xoay theo cùng một công thức: bước 3 bước, kéo chân về nghỉ một bước. Ví dụ: bước nữ xoay người của điệu Rumba (vị trí bước chập nằm ở chân phải của nữ) mũi chân phải bước ngang, người quay về bên phải (đếm 1), chân trái bước xoay lưng lại với bạn nam (đếm 2), chân phải vòng qua chân trái xoay người đối diện với bạn nam (đếm 3), kéo chân trái về kiễng lên (đếm chập).

    Nam bước ngang tại chỗ: chân trái bước ngang (đếm 1), chân phải kéo về bên cạnh chân trái (đếm hai), chân trái bước ngang (đếm 3), kéo chân phải về cạnh chân trái (đếm chập). Tay trái bạn nam giơ cao tạo đà cho bạn nữ xoay, tay phải đẩy nhẹ vai bạn nữ. Sau khi quay sang phải đôi bạn nhảy sẽ quay về bên trái thêm một vòng nữa. Sau khi kết thúc hai vòng quay sang phải và sang trái đôi bạn nhảy bắt đầu lại giai đoạn một.

    Cát Tường (ghi)

  7. #17
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    80
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Bài 3: Cuồng nhiệt cùng Bebop

    Bài 3: Cuồng nhiệt cùng Bebop


    Dizzy và Charlie “Bird” Parker chính là hai người đầu tiên sáng tạo ra dòng nhạc Bebop vào cuối những năm 1940. Bebop thực sự rất “hot” với các giai điệu mạnh mẽ, tiết tấu nhanh, dồn dập và được coi là loại nhạc cực điểm của jazz và chứa đựng nhiều hợp âm phức tạp nhất trong lịch sử của loại nhạc này.

    Cũng với tiết tấu 4/4, nhưng so với Chachacha, thì những bước nhảy Bebop thực sự cuồng nhiệt và lôi cuốn đôi chân hơn. Cách đếm nhạc sẽ là: Bum (1)-Chach (2)-Bum Bum (3)-Chach (4). Bebop gồm có hai thể loại: 8 bước và 6 bước. Và dù ở thể loại nào thì Bebop cũng được chia ra làm ba giai đoạn. Cũng cần lưu ý, trong ba giai đoạn đó, bước của nam đều khác nhau. Trong khi bước của nữ thì lại giống nhau ở giai đoạn 1 và 2: luôn xoay phải, và chỉ khi chuyển sang giai đoạn 3 thì mới xoay sang trái. Hông luôn chuyển động nhẹ cùng hướng với bước chân.

    Trong phạm vi ngắn của bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu Bebop 8 bước, loại rất được giới trẻ yêu thích hiện nay (tham khảo nhịp điệu bài hát Chuyện đời xưa, chuyện đời nay của NS Thế Hiển).

    Cách đếm theo nhạc Như vậy bước 1 và 2 mỗi bước sẽ tương ứng với mỗi phách nhạc, riêng cụm bước 3-4-5 và 6-7-8, mỗi cụm bước sẽ tương ứng với 2 phách nhạc.

    Tư thế chuẩn bị: Nam và nữ đứng đối diện nhau với khoảng cách từ 50-60cm, bàn tay trái (ngửa) của nam nắm lấy bàn tay phải của nữ (úp). Tay phải của nam và tay trái của nữ để xuôi theo chiều thẳng đứng và trong ba giai đoạn chú ý tay trái của nam luôn luôn nắm tay phải của nữ.


    GIAI ĐOẠN 1: (bước và xoay phải)</STRONG>

    Bước của nam:</STRONG>

    1: Nam tiến chân trái một bước, cùng lúc tay trái đẩy nhẹ về trước báo hiệu nữ lùi chân phải. 2: Nam giẫm chân phải tại chỗ. 3: Chân trái lùi về sau và hơi xoay người về bên phải 45 độ. 4: Chân phải giậm tại chỗ. 5: Chân trái giậm tại chỗ đồng thời tay phải đưa vuông góc đón eo nữ. 6: Lui chân phải về sát với chân trái. 7: Giậm chân trái tại chỗ sát với chân phải. 8: Giậm chân phải tại chỗ sát với chân trái.

    Bước của nữ:


    1: Lui chân phải, chuyển trọng tâm về chân phải. 2: Chân trái giậm tại chỗ. 3: Chân phải bước về trước. 4: Chân trái tiến sát gót chân phải. 5: Chân phải bước nửa bước về phía trước, xoay người về bên phải 45 độ, đồng thời đặt tay trái lên vai nam. 6: Chân trái bước dài, đồng thời xoay người về phía tay phải 45 độ, lúc này vị trí của nữ và nam gần như vuông góc với nhau. 7: Chân phải lùi ngắn, chạm vào mũi chân trái. 8: Chân trái lùi ngắn về sau nửa bước, trọng tâm đặt lên chân trái.

    GIAI ĐOẠN 2:</STRONG>

    Bước của nam:</STRONG>

    1. Chân trái lui. 2. Chân phải giậm tại chỗ. 3. Chân trái bước lên 45 độ, tay trái nam kéo tay phải nữ lên khỏi đầu nữ, tay phải nam đẩy nhẹ lưng nữ, để báo hiệu nữ chuẩn bị xoay. 4. Chân trái giậm tại chỗ. 5. Chân trái cũng giậm tại chỗ (người nam trở về hướng ban đầu). 6. Chân phải bước lên chụm sát vào chân trái. 7. Chân trái giậm tại chỗ, sát với chân phải. 8. Chân phải giậm tại chỗ, sát với chân trái.

    Bước của nữ:


    Lập lại 8 bước của giai đoạn 1. Lưu ý ở bước thứ 5: tay trái của nữ sẽ khoanh tròn theo vị trí chuẩn tư thế 1 của múa Ballet (lòng tay đặt dưới chấn thủy và hướng về phía ngực, khoảng cách chừng 40cm) để tạo dáng xoay đẹp.

    Và bước 8: tay trái nữ sẽ duỗi thẳng bên cạnh ngang bằng với vai.

    GIAI ĐOẠN 3:
    lúc này bàn tay trái của nam (úp) và vẫn còn nắm bàn tay nữ (ngửa).

    Bước của nam:

    1. Chân trái lui về phía sau. 2. Chân phải giậm tại chỗ. 3. Nam di chuyển chân trái hướng xéo lên về bên trái 45 độ, đồng thời nâng tay cao hơn đầu để cho nữ xoay và nhường đường cho nữ đi qua. 4. Chân phải của nam theo sát phía sau chân trái của nữ. 5. Chân trái nam bước xéo lên và hơi xoay người về bên phải. 6. Chân phải giậm tại chỗ, người xoay 90 độ (lúc này nam và nữ đợi chờ và gần như đối diện nhau). 7 và 8: Chân trái giậm tại chỗ phía sau, chân phải phía trước cũng giậm tại chỗ (lúc này nam và nữ hoàn toàn đứng đối diện, và giữ khoảng cách như lúc ban đầu là 50-60cm.

    Bước của nữ:


    1. Lùi chân phải. 2. Bước chân trái lên. 3. Bước chân phải về phía trước, đồng thời xoay người về bên trái 90 độ. 4. Chân trái giậm tại chỗ, đồng thời xoay người về bên trái 90 độ (nữ gần như đối diện nam và đổi chỗ). 5. Chân phải giẫm tại chỗ. 6. Chân trái lùi về phía sau. 7. Chân phải giậm tại chỗ. 8. Chân trái giậm tại chỗ.

    Lập lại ba giai đoạn trên, nhưng đổi hướng cho đến khi hết nhạc.

    Cũng cần lưu ý, vì là điệu nhảy cuồng nhiệt nên gương mặt cũng như phục trang cũng phải tạo được nét ấn tượng, đầy cá tính, dứt khoát, trẻ trung...


    Thiên Nga (thực hiện)

  8. #18
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    80
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Bài 4: Lả lướt cùng Boston

    Bài 4: Lả lướt cùng Boston

    Vũ sư Công Thảo - Hồng Cẩm (Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM)


    Vũ điệu Boston xuất xứ ở miền Nam nước Đức từ thế kỷ 17 - 18. Tên Boston là do người Pháp đặt ra khi phổ biến ở Việt Nam, còn các nơi khác người ta quen gọi là valse hoặc waltz (có nơi còn gọi là valse Anh).


    Với tiết tấu nhạc nhanh (khoảng 60 nhịp/phút) được gọi là valse nhanh hay Vienese waltz. Với tiết tấu nhạc chậm (khoảng 32 nhịp/phút thì gọi là valse chậm hay còn gọi là Boston). Đặc điểm của vũ điệu này là: xoay tròn, lượn lên, lượn xuống khắp sàn nhảy. Boston thực hiện trên nền nhạc 3/4. Tiết tấu chậm, nhẹ nhàng.

    Có 3 bước nhảy:</STRONG>

    Bước một (1 phách mạnh), bước 2 (1 phách nhẹ), bước 3 (1 phách nhẹ).

    Cách đếm theo tiếng nhạc:


    Bùm - Chát - Chát

    Bước 1 - Bước 2 - Bước 3

    (Có thể tham khảo nhịp điệu bài hát Dư âm của Nguyễn Văn Tý)

    Có hai cách nhảy Boston:</STRONG>

    - Cách 1: Một bước dài hai bước ngắn sử dụng trong giao tiếp thông dụng

    - Cách 2: Ba bước có độ dài bằng nhau hiện đang thịnh hành.

    Do cách nhảy căn bản đơn giản chúng tôi xin giới thiệu cả hai cách:

    Cách 1:
    </STRONG>
    Bước nam: Chân trái của nam lùi một bước dài (bùm), chân phải kéo về gót chân trái dậm tại chỗ (chát), chân trái tại chỗ (chát). Chân phải bước lên một bước dài (bùm), chân trái kéo về dậm tại chỗ (chát), chân phải dậm (chát).

    Bước nữ: Chân phải của nữ bước lên một bước dài (bùm), chân trái kéo về gót chân phải dậm tại chỗ (chát), chân phải dậm tại chỗ (chát). Chân trái bước lui một bước dài (bùm), chân phải kéo về dậm tại chỗ (chát), chân trái dậm (chát).

    Cách 2 :
    </STRONG>
    Bước nam: Chân trái của nam lùi một bước (bùm), chân phải kéo về gót chân trái, tạt ngang, mở góc (chát), chân trái kéo về gót chân phải (chát). Chân phải bước lên (bùm), chân trái kéo về gót chân phải, tạt ngang, mở góc (chát), chân phải kéo về gót chân trái (chát). Sau đó bắt đầu lại bước 1.

    Bước nữ: Chân phải của nữ bước lên một bước (đếm 1), chân trái kéo về gót chân phải, tạt ngang, mở góc (đếm 2), chân phải kéo về gót chân trái (đếm 3). Chân trái nữ bước lui (bùm), chân phải kéo về gót chân trái, tạt ngang, mở góc (chát), chân trái kéo về gót chân phải (chát). Sau đó bắt đầu lại bước 1.

    Các bước căn bản sẽ tạo thành hình vuông vì 3 bước bằng nhau. Cần nhớ: khi thực hiện bước 1 thì chùng người xuống, khi thực hiện bước 2, bước 3 thì nhón cao đi trên mũi giày. Chính sự chùng người và nhón gót điệu nghệ của người nhảy tạo nên phong cách lả lướt rất riêng của Boston.


  9. #19
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    80
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định BÀI 5: Kiêu hãnh với Paso Doble

    Vũ sư Ngô Sơn Hải (First Dance Studio – Trung tâm Văn hóa Q.1)


    Paso Doble là một điệu nhảy dân gian được mô phỏng theo bước đi tự nhiên của con người. Paso Doble được phát triển từ các cuộc đấu bò ở Tây Ban Nha, mô tả người võ sĩ đấu bò với áo choàng và được nhảy với nhịp điệu hành khúc.


    Đặc điểm:

    Cặp đôi nam nữ thể hiện sự kiêu hãnh, tự trọng, tham gia trong tư thế ngực nâng cao, vai mở rộng, thân nghiêng thẳng, đầu hơi ngã về phía sau. Trọng tâm cơ thể cả hai người nhảy đều ở phía trước, thực hiện phần lớn các bước tiến bằng gót.

    Có hai phong cách nhảy:

    - Theo Salon (Bước Sài Gòn).

    - Quốc tế.

    Chúng tôi xin hướng dẫn theo cách Salon, phổ biến tại các CLB khiêu vũ ở TP.HCM: Paso Doble áp dụng nhịp 2/4, được đếm từ 1-6.

    (Tham khảo nhịp điệu bài Dừng bước giang hồ của Hoàng Trọng).

    Bước nhảy cơ bản tại chỗ:

    Tư thế vào đôi: Nam nữ đứng đối diện nhau. Người nữ đứng hơi lệch về bên phải nam. Tay phải đặt lên tay trái nam, tay trái gác lên vai nam. Người nam tay trái đặt lên ngang đầu, mở qua bên trái. Cánh tay phải nam đặt ngay xương bả vai nữ.

    Bước nam cơ bản tại chỗ:

    Chân trái tiến về phía trước (đếm 1), trọng tâm lúc này trên chân trái. Chân phải dậm một bước tại chỗ, chuyển trọng tâm về phía sau (đếm 2). Chân trái lùi về phía sau (đếm 3). Chân phải lùi tiếp về phía sau (đếm 4). Chân trái tiến về phía trước (đếm 5). Chân phải tiến về phía trước (đếm 6), kết thúc bước nhảy. Lúc này trọng tâm cơ thể nam trên chân phải.

    Bước nữ cơ bản tại chỗ:

    Chân phải lùi một bước (đếm 1), trọng tâm dồn lên chân phải. Chân trái tiến một bước (đếm 2), bước hơi lệch ra cạnh ngoài của người nam. Chân phải tiến lên phía trước (đếm 3). (Lúc này nam và nữ đã tách ra không còn đối diện). Chân trái nữ tiến về phía trước, mũi chân xoay về bên phải (đếm 4). Chân phải nữ, lúc này đang ở đằng sau, thực hiện một động tác xoay lưng lại, mũi chân tiến về phía trước (đếm 5). Chân trái tiến về phía trước (đếm 6). Kết thúc bước nhảy cơ bản tại chỗ. Lúc này tư thế hai người cùng nhìn về một hướng, tư thế mở song hành.

    - Để thực hiện bước này một lần nữa, chân phải nữ tiến về phía trước, thực hiện động tác xoay người qua trái (đếm 1). Chân trái tiến lên phía trước (đếm 2), bước lệch ra khỏi người nam và thực hiện các bước 3, 4, 5, 6, như cũ. Bước nhảy cơ bản mở 4 góc:

    Nam – nữ bắt đầu từ bước cơ bản tại chỗ cho tới bước số 6, bắt đầu áp dụng cách mở 4 góc. Bước nam: Để mở một góc mới, chân trái nam tiến lên đồng thời xoay người về bên phải, chân trái trượt ngang. Chân phải nam thực hiện bước lùi 2. Tiếp tục như các bước cơ bản tại chỗ, người nam áp dụng lại các bước 3, 4, 5, 6. Tương tự, để thực hiện các góc còn lại, người nam cũng bắt đầu như cách mở góc đầu tiên (lưu ý bước 1).

    Bước nữ:
    Thực hiện lại bước cơ bản tại chỗ đến bước thứ 6. Để mở một góc mới, chân trái nữ tiến lên phía trước, xoay người qua trái, chân phải trượt ngang. Lúc này khoảng cách chân nữ sẽ nhỏ hơn khoảng cách chân của nam. Chân phải nữ gần như ở chính giữa hai chân nam (đếm 1). - Chân trái nữ tiến lên phía trước, lệch ra cạnh ngoài người nam và thực hiện các bước còn lại 3, 4, 5, 6 như cách nhảy cơ bản tại chỗ. Để thực hiện các góc còn lại, người nữ cũng áp dụng giống cách mở góc đầu tiên.


    Cẩm Lệ (ghi)

    Minh họa: Sơn Hải - Như Quỳnh - Ảnh: P.Huy
    Để mở góc cho bước nhảy cơ bản mở 4 góc:
    H.1a: Vị trí bước số 6 của nam và nữ
    H.1b: Vị trí xoay đổi hướng, mở góc mới của nam
    và nữ. Các bước còn lại đi như bước cơ bản tại chỗ,
    các góc khác cũng đi tương tự

  10. #20
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    80
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Bài 6: Tango – Điệu nhảy trữ tình

    Bài 6: Tango – Điệu nhảy trữ tình

    Vũ sư Công Thảo (Chủ tịch Hiệp hội khiêu vũ TP.HCM)


    Chào đời tại Argentina, Tango còn mang âm hưởng của fl amenco đến từ Tây Ban Nha. Trước khi trở thành điệu nhảy cặp đôi nam – nữ, Tango vốn dành cho cặp đôi nam la cà ở các bến tàu, quán rượu.



    Trải qua nhiều thăng trầm, mãi đến năm 1946, khi Howton lên nắm chính quyền tại Argentina, Tango mới có điều kiện phát triển. Cả ông ta và vợ là Evista đều thích khiêu vũ, nhất là Tango. Năm 1952 Evista qua đời, Tango lại mất đi một nguồn cổ xúy ở ngay quốc gia sinh ra nó. Đến đầu thế kỷ 20, Tango trở thành điệu nhảy quý phái, sang trọng và phát triển mạnh khắp châu Âu.

    Ở VN, Tango thường được nhảy trên nền nhạc 4/4 bước nhanh. Tango có 8 bước đơn giản như chúng ta đi bộ nhanh, tức là bước từng bước chân, hết chân này đến chân kia một cách dứt khoát. Song, điểm khác giữa Tango và đi bộ là chân chập hơi gập điệu người một chút và chân chập là chân bước tiếp, thế thôi.

    Cách đếm:

    Chát - chát - chát - bùm chát 1 phách - 1 phách - 1phách - 1 phách (Tham khảo bài Sơn nữ ca của Trần Hoàn).

    - 8 bước cơ bản của nam:

    Chân trái lùi (bước 1) kéo chân phải về sát chân trái kiễng chân (bước chập) chân phải bước ngang (bước 2), chân trái kéo về sát chân phải kiễng chân (bước chập), chân trái bước lên (bước 3), chân phải bước lên (bước 4), chân trái bước lên (bước 5), kéo chân phải về sát chân trái kiễng chân (bước chập), chân phải mở ngang, (bước 6) chân trái kéo về sát chân phải kiễng chân (bước chập), chân trái lùi (bước 7), chân phải lùi (bước 8).

    Trở về bước một: chân trái lùi...

    - 8 bước của nữ (ngược với nam):</STRONG>

    Chân phải bước lên (bước 1) kéo chân trái về sát chân phải kiễng chân (bước chập) chân trái bước ngang (bước 2), chân phải kéo về sát chân trái kiễng chân (bước chập), chân phải lùi (bước 3), chân trái bước lùi (bước 4), chân phải bước lùi (bước 5), kéo chân trái về chân phải (bước chập), chân trái mở ngang (bước 6) chân phải kéo về sát chân trái kiễng chân (bước chập), chân phải bước lên (bước 7), chân trái bước lên (bước 8). Trở về bước một: chân phải bước lên...


    Phương Nam (ghi)

Các Chủ đề tương tự

  1. Xem cặp 11 lần vô địch thế giới nhãy rumba
    Bởi Lead trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 06-05-2012, 08:38 PM
  2. Lịch sử và đặc trưng của điệu nhảy Rumba
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Rumba
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 18-05-2010, 08:51 AM
  3. Ai giúp em Kĩ thuật điệu Rumba với.
    Bởi laptop11 trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-11-2009, 06:38 PM
  4. Tên tất cả các bước nhảy của điệu Rumba
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Rumba
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 03:37 PM
  5. Rumba (Tác giả Kid)
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Video Clip
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 09:23 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •