Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Các thiết bị điện dùng trong RC

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Các thiết bị điện dùng trong RC

    Chào các bạn!
    RC (Radio Control) là một môn chơi tổng hợp, nó kết hợp giữa điện tử, cơ khí, và khã năng của người chơi. Do đó nó cũng dòi hỏi người chơi phải có một kiến thức nhất định về các thiết bị mà mình cằm trong tay. Có như thế thì cuộc chơi mới có thể kéo dài và phát triển được
    Nhung các các khái niệm về các món đồ chơi đó thì ôi thôi, thiên hình vạn trạng, biết bao nhiêu là chủng loại, thương hiệu .v.v... nên giá tiền và tính năng sử dụng của chúng cũng đôi phần khác nhau.
    Để giúp các bạn mới chơi có thể hiểu rỏ hơn về môn chơi của mình, mình xin giới thiệu sơ qua về các thiết bị trong môn RC
    Lần sửa cuối bởi Lead, ngày 16-09-2010 lúc 03:39 PM.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định 1. Tx (Transmitter) máy phát sóng

    1. Tx (Transmitter) máy phát sóng Tx (viết tắt của từ Transmitter) có nghĩa là Máy phát sóng

    Máy phát có nhiệm vụ mã hóa vị trí của các cần điều khiển (stick) thành một dãy các tín hiệu điện (singal) và phát tín hiệu này ra không gian.

    Tx có một số khái niệm như sau:

    • Channel:
      Đó là số kênh, số lệnh hay đơn giản nhất là số "servo" mà nó điều khiển được. Tùy vào Tx dùng cho mục đích gì mà số kênh có thể từ 1 đến 14 hay nhiều hơn nữa. Trong RC thì thông dụng có từ 2 đến 14 kênh.
    • AM và FM:
      Tất cả các Tx đều sử dụng radio để truyền tín hiệu ra không gian, tần số của sóng được xác định bởi thạch anh (crystal). Sóng radio đơn thuần chỉ là sóng mang (carrier frequency), một công cụ truyền dẩn, do đó để có thể truyền tín hiệu đến máy thu (Rx), sóng radio cần phải được điều chế (modulation) trước khi phát đi! Có 2 dạng điều chế là AM và FM
      - AM (amplitude modulation) điều biên: là tín hiệu được điều chế vào sóng mang dưới dạng thay đồi biên độ của sóng mang.
      - FM (frequency modulation) điều tần: là tín hiệu được điều chế vào sóng mang dưới dạng thay đổi tần số sóng mang. Tất cả các máy phát dùng cơ chế mã hóa PCM đều dùng sóng mang là FM.
      - Sóng FM nếu so sánh với sóng AM thì có khã năng chống nhiểu cao hơn hẵn. Với AM thì các thiết bị điện thông dụng đều là nguồn gây nhiểu cho sóng AM, trong khi đó với FM thì các nguồn này không thể gây nhiểu trừ trường hợp các thiết bị đó có tần số gần hoặc bằng với tần số mà ta đang dùng.
    • PPM và PCM:
      Đây là cơ chế mã hóa tín hiệu trước khi phát ra của Tx
      - PPM vị trí của servo được quyết định bởi thời gian của 2 xung tín hiệu liên tiếp, xét theo hình thức làm việc có thể xem nó thuộc nhóm Analog.
      - PCM vị trí max & min của servo được chia ra thành nhiều khoảng nhỏ và được đánh số (VD với PCM1028 thì từ min tới max của servo được chia ra thành 1028 vị trí...) Và tùy theo vị trí của tay điều khiển mà Tx gởi đi 1 con số ứng với vị trí đó.
    • Module RF:
      Với một số máy phát chất lượng cao, phần phát sóng được tách rời và người dùng có thể thay đổi dễ dàng. Khi đó với cùng một bộ diều khiển người dùng có thể dùng được ở nhiều băng tầng khác nhau bằng cách thay đổi module cho tần số tương ứng.
    • Spektrum:
      Cũng là một loại sóng radio nhưng dùng tần số 2.4G và dùng kỹ thuật tương tự như các thiết bị Wifi của máy tính để tự điều chỉnh tần số. Do đó về lý thuyết Spektrum không bị trùng tần số như AM hay Fm thông thường.
    • eCCPM: hay CCPM 120
      Chức năng này chỉ dành riêng cho máy bay trực thăng. Có nghĩa là Tx có khả năng phối hợp 3 servo để điều khiển đồng thời các lệnh pith, airleron, elevator. Một số heli dùng cơ chế lái trực tiếp (mCCPM) thì không dùng đến tính năng này.

    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định 2. Rx (Receiver) máy thu sóng

    2. Rx (Receiver) máy thu sóng
    Rx (viết tắt của từ Receiver) hay Máy thu sóng

    Có chức năng nhận sóng radio từ Tx và giải mã các tín hiệu thành tín hiệu điều khiển cho từng servo.
    Tùy theo bạn dùng Tx gì mà chọn Rx theo Tx đó, có một số thông số như sau:
    • Tần số:
      Đương nhiên là phải cùng tần số với máy phát rồi
    • Số kênh (channel):
      Tùy vào nhu cầu mà bạn chọn Rx có số kênh tương ứng
    • PPM hay PCM:
      Đương nhiên 2 loại này có chất lương khác nhau, nhưng khi chọn lựa có một số lưu ý như sao. Các máy dùng chế độ PCM thông thường đều có chế dộ PPM. Nhưng những máy phát dùng chế độ PPM chưa chắc có chế độ PCM.
    • Single Convertion hay Dual Convertion:
      Nhằm tăng chất lượng nhận sóng và khã năng kháng nhiểu các mạch thu thường chuyển tần số sóng mang (cao tần) xuống tần số thấp hơn (trung tần) để khuếch dại và giải mã. Có 2 phương pháp là
      - Single Convertion: chuyển đổi tần số sóng mang thành tần số 455KHz chỉ qua một lần chuyển đổi.
      Để dể dàng hình dung có thể xem bài toán sau đây: Gọi tần số sóng mang là F1 (VD 72.550MHz), tần số định bởi thạch anh Rx là F2 thì ta có
      0.455MHz = F1 - F2
      Từ đó suy ra F2 = 72.095MHz
      Tần số này được định bởi thạch anh Rx.
      - Dual Convertion: Cách thức thực hiện cũng giống như Single convertion nhưng có 2 lần chuyển đổi, trong dual convertion tần số được chuyển lần 1 xuống còn 10,7MHz và chyển tiếp một lần nữa thành 455KHz.
      Để hình dung các bạn xem bài toán sau: Gọi tần số sóng mang là F1 (VD 72.550MHz), tần số định bởi thạch anh là F2, tần số định bởi thạch anh có sẵn trong Rx là F3 ta có:
      10.7MHz = F1 - F2 từ đó suy ra F2 = 61.85MHz
      0.455MHz = F2 - F3 từ đó suy ra F3 = 10.245MHz
      Với F2 là tần số quyết định bỡi thạch anh Rx
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định 3. Servo

    3. Servo Servo là một thiết bị thừa hành, nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ Rx và biến tín hiệu đó thành một hành động cụ thể, hành động đó có thể là xoay tròn hay tịnh tiến.
    Kết cấu servo thường bao gồm một mạch điều khiển làm việc theo nguyên lý Analog hay Digital, một motor DC, nhiều bánh răng làm nhiệm vụ giảm tốc.

    Servo được phân lại theo nhiều chỉ tiêu như sau:
    • Kích thước:
      - Super Size: các servo cở siêu lớn dùng cho máy bay hạng nặng hay trong các tàu thuyền, xe...
      - Standart size: cở thông dụng cho các loại máy bay
      - Mini size: Cho một vài loại máy bay cở nhỏ
      - Naro & Micro: Dành cho các máy bay cở siêu nhỏ
      - Submicro: nếu heli thì con Zoom 100 dùng servo loại này
    • Tốc độ (speed):
      Thông thường được tính bằng thời gian servo quay được 60° khi dùng với điện áp là bao nhiêu volt (Vd: 0.11 sec/60° 4.8V)
    • Sức mạnh (torque):
      Sức mạnh servo được tính theo đơn vị moment là Kg/cm
    • Digital servo:
      Là một servo với mạch điều khiển là một con chip bé tí. Nó phân tích tín hiệu từ Rx với tốc độ cao hơn nhiều so với servo thông thường. Do đó Digital servo có thời gian phản ứng nhanh hơn nhiều lần so với servo thông thường, và nó làm việc chính xác hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là tốt độ của Digital nhanh hơn.

    Một vài hình ảnh của servo:
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định 4. ESC (Electronic Speed Controller) Điều tốc

    4. ESC (Electronic Speed Controller) Điều tốc Ka ka! Thời gian qua quá bận với việc sách đèn nên ko làm thêm bài nào nữa. Giờ cũng tương đối "free" nên làm thêm vài bài, mong sao có thể giúp mấy a/e mới chơi hiểu rỏ hơn về môn chơi của mình.

    ESC có nhiệm vụ nhận tín hiệu điều khiển từ Rx và điều khiển công suất hoạt động của motor
    Có thể hiểu nôm na cái ESC của mình như là một cái vòi của bình nước vậy, nếu mình mở nhỏ thì nước chảy yếu và bình nước lâu hết, nếu mình mở lớn thì nước chảy mạnh và nước mau hết nước

    Trong ESC còn có một số khái niệm mà các a/e nào mới chơi cũng cần phải biết là
    • BEC (Battery Eliminator Circuit) là một mạch dùng cấp nguồn cho Rx và các servo
    • LVC (low voltage cutoff) là một mạch bảo vệ pin trong ESC

    Vài loại điều tốc thông dụng





    Nếu đi sâu vào ESC thì có nhiều điều để làm rỏ lắm, mời các bạn xem một bài viết chuyên về ESC. Mời các bạn xem tiếp các bài viết dưới đây:
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  6. #6
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Về đồ điện

    Bài này rất hay cho người mới:

    http://www.clbmohinh.com/forum/tm.aspx?m=348550&high=
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  7. #7
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Bài viết
    7
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Gửi anh em thêm hỉu bít về đồ điện trong máy bay:: ^^

    1/ MOTOR: cơ bắp của R/C (ở đây chỉ bàn về motor điện)
    Rất dễ hiểu phải ko các bạn? Motor khỏe thì mô hình sẽ vận hành tốt.
    Phân loại động cơ điện:
    - Motor chổi than Brushed, đa phần là thế hệ cũ, được cái rất rẻ, tương đối bền, nhưng không bền bằng loại không dùng chổi than do sau một thời gian sử dụng sẽ bị mòn chổi than. Thường motor brushed gồm các kích thước 180 nhỏ (động cơ lama, lama extreme), kích thước 540 to (loại động cơ xe điện 1/10),... Đa số các motor brushed cho R/C dùng pin hiệu điện thế 5-9 volt, cả 2 loại motor kể trên chỉ dùng pin lipo 2s 7,4volt. Các newbie nên lưu ý, nếu thay pin có volt cao thì sẽ cháy motor rất nhanh
    Tham khảo chi tiết về motor brushed tại đây http://en.wikipedia.org/w...shed_DC_electric_motor
    [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/CPNCOM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg[/IMG]
    - Motor không dùng chổi than Brushless, thế hệ mới của động cơ điện, hiệu suất rất cao 70-80%, cực bền nếu dùng đúng cách, kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ hơn nếu so với motor brushed có cùng sức mạnh, do vậy là ưu tiên lựa chọn cho giới R/C điện. Motor brushless gồm loại outrunner (đa số motor máy bay) là loại khi vận hành phần vỏ motor sẽ quay, còn loại inrunner (các motor xe, tàu, motor giả phản lực) khi vận hành sẽ quay trục cốt * tìm hiểu về trục cốt ở phần dưới
    Tham khảo chi tiết về motor brushless tại đây: http://en.wikipedia.org/w...less_DC_electric_motor
    [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/CPNCOM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image003.jpg[/IMG]
    Motor brushed thì phải đi với ESC brushed, motor brushless thì phải đi với ESC brushless, điều rất cơ bản này các newbie cũng PHẢI BIẾT. Cách phân biệt đơn giản nhất là motor brushed thì chỉ có 2 sợi dây điện đi ra, còn brushless thì có 3 sợi.

    Về đặc tính kỹ thuật
    sau đây là các kiến thức bạn PHẢI BIẾT "quy luật 5 thông số cơ bản":
    - Lực nâng hay lực kéo/đẩy thrust tính bằng gram hay kilogram, nói chung lực do motor vận hành sẽ phát ra được. Thông số này phụ thuộc vào loại nam châm sử dụng trong motor và cách quấn dây. Các bạn chọn lựa dựa vào trọng lượng và thể loại mô hình bạn muốn cũng như pin và thông số cánh quạt mà bạn dùng. Tóm gọn là nếu mô hình bạn mà nặng 1kg (tổng hết kit đồ điện) thì ko thể chọn motor 0.5kg được. Tuy nhiên để hiểu thêm về vấn đề chọn motor cho phù hợp, các bạn cần tham khảo thêm phần chọn KIT cuối cùng nữa.
    - Dòng điện tiêu thụ current capacity (gồm dòng bình thường và dòng tối đa burst trong bao nhiêu giây) đa phần tỉ lệ với lực nâng, tuy nhiên còn tùy thuộc loại motor, cánh quạt. Thường tính bằng chỉ số Am-pe (ví dụ motor Emax BL2215/20 dành cho cánh bằng có dòng bình thường 15A, dòng burst 25A trong 60 giây). Nếu motor phải đi dòng burst quá lâu thì nguy cơ cháy khét lẹt là hiển nhiên.
    - Pin sử dụng Number of cell: đa phần các nhà sản xuất motor đều có ghi rõ pin từ 2s-3s hay lên cao hơn, điều lưu ý ở đây là khi bạn dùng pin nhiều s (số tép/cell pin) thì motor sẽ có lực nâng cao hơn nhưng cũng nóng hơn, mau hỏng hơn. Do vậy hãy cân nhắc giữa việc thay một motor khác thay vì cố gắng đưa nó lên một mức làm việc cao hơn. Ví dụ motor emax BL2215/20 ở trên có pin sử dụng là loại 2s-4s, thường dùng loại 3s 11,1v
    - Thông số KV số vòng quay/phút của động cơ trong 1 volt điện thế. Lấy ví dụ động cơ emax BL2215/20 là 1350kv, bạn nào xài pin 2s khi kéo hết ga sẽ có tốc độ là 1350 x 7,4 = 9990 vòng/phút, nếu lỡ có thấy máy bay có vẻ "xìu" thì đổi sang pin 3s sẽ tăng thêm được 4995 vòng/phút, sẽ "thấy khác" ngay. Cái lợi hại ở chỗ là trọng lượng không tăng bao nhiêu mà bay mạnh hơn nhiều.
    bo sung : - Thông số kV nên được hiểu là số vòng quay/phút của động cơ trong 1 volt điện thế. Lấy ví dụ động cơ trên, bạn nào xài pin 2s khi kéo hết ga sẽ có tốc độ là 1350 x 7,4 = 9990 vòng/phút, nếu lỡ có thấy máy bay có vẻ "xìu" thì đổi sang pin 3s sẽ tăng thêm được 4995 vòng/phút, sẽ "thấy" khác ngay. Cái lợi hại ở chỗ là trọng lượng không tăng bao nhiêu mà bay mạnh hơn nhiều. Còn mặt trái thì Minh đã nói.
    - Trường hợp chế tạo máy bay thì : Việc chọn động cơ phải tiến hành sau khi chọn kiểu máy bay, cái này các bạn mới chơi hay mắc phải. Chúng ta đã biết với mỗi loại máy bay thì có tốc độ bay khác nhau, mà điều này phụ thuộc vào kích thước cánh máy bay. Và Minh đã phân tích mối quan hệ mật thiết giữa kích thước cánh và thông số kV. Vì vậy nên chọn kiểu máy bay trước, rồi chọn loại động cơ có các thông số phù hợp (trong đó có kV) sau.
    Ngoài ra số KV tỉ lệ nghịch với lực xoắn (torque) do motor tạo ra
    Các bạn tham khảo tính các loại lực về motor tại đây: torque http://www.wentec.com/uni...ators/power_torque.asp
    - Trọng lượng sẽ cần phải cân nhắc khi cân trọng tâm máy bay, đừng quá lãng phí chọn motor lực nâng quá cao vì khi đó đa phần trọng lượng motor rất nặng. vd emax BL2215/20 nặng 59gram

    Ngoài 5 thông số trên, bạn CẦN BIẾT mấy thông số sau:
    - kích thước (đường kính ngang * chiều cao) dimension: nó sẽ ảnh hưởng đến cách lắp đặt trên mô hình. vd emax BL2215/20 có kích thước 15*22mm
    - trục cốt motor (đường kính và chiều dài trục bên ngoài motor, tính bằng mm) shaft diameter- shaft length: cây trục lớn thì cứng hơn cây trục nhỏ, ngoài ra từ đường kính cây trục bạn có thể nhắm chừng lực nâng tối đa mà motor tạo ra. vd emax BL2215/20 có đường kính trục 3mm
    - thông số cánh (đường kính cánh quạt * pitch cánh) recommended propeller: đối với loại cánh gắn trực tiếp vào trục cốt nếu gắn cánh quá lớn thì motor sẽ ko chịu nổi --> cháy luôn
    Chỗ này mình xin bổ sung như sau đường kính cánh quạt và pitch cánh qui ước đo bằng inch (1 inch=2.54cm), pitch cánh giải thích độ kéo của cánh, tức là quãng đường mà cánh đi được nếu như xoay đủ 1 vòng ---> pitch càng lớn thì tốc độ càng lớn. Vd: cánh 10*4.7 có đường kính 10inches và khi cánh xoay đủ 1 vòng sẽ đi được quãng đường 4.7 inches
    - dòng điện tiêu thụ không tải (no load current): khi ko vận hành motor emax BL2215/20 ko lắp cánh vào vẫn ăn dòng cỡ 0.5A đó nhe.

    Cuối cùng là những điều bạn CÓ THỂ BIẾT, biết càng tốt:
    - nội điện trở internal resistance tính bằng mili Ohm, càng nhỏ càng tốt hiệu suất càng lớn. Vd emax BL2215/20 có nội trở chỉ 116 miliOhm, hiệu suất trên 80%.
    - loại nam châm sử dụng
    - sơ đồ quấn lõi dây
    - nhà sản xuất hay đơn vị gia công
    - ...
    Ở đây không bàn về giá cả vì nó là vấn đề nhạy cảm, tuy nhiên phần cuối cùng sau hết mình sẽ có phụ lục cho việc chọn lựa đầu tư sao cho tiết kiệm hiệu quả.
    Hết phần motor

    2/ Bộ điều tốc (Electric Speed Control ESC): điều tiết hoạt động của motor
    Xin tiếp tục với bộ điều tốc, ESC cũng phân loại thành brushed và brushless, khi sử dụng chỉ kết hợp với loại motor tương ứng. Và chọn lựa ESC phụ thuộc vào việc chọn lựa motor.
    [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/CPNCOM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpg[/IMG]
    Về đặc tính kỹ thuật, các bạn PHẢI BIẾT 5 thông số sau:
    - Dòng điện bình thường constant current và dòng tối đa burst current, đo bằng Ampe: là dòng chịu tải cho phép của ESC, vi phạm quá dòng tối đa thì sẽ cháy ESC. Dòng tối đa các bạn cũng phải chú ý thông số thời gian chịu dòng tối đa.
    Chọn loại ESC chịu dòng phải lớn hơn sức tải của motor, tuy nhiên không cần dư quá nhiều
    Vd ESC hiệu hobbywing Eagle 30A có dòng chịu tải bình thường là 30A, burst được 40A trong 10 giây, rất phù hợp với motor emax BL2215/20 đã nêu
    - Hiệu điện thế sử dụng input voltage: tức là dùng pin nào thì được, thường nhà sản xuất ghi rõ luôn. Hãy lưu ý là dùng pin hiệu điện thế càng cao thì ESC sẽ càng nóng
    Vd ESC hobbywing Eagle 30A dùng pin lipo từ 2s-3s, pin niken từ 4-10 cell, tựu chung lại là hiệu thế từ 5-12volt
    - Có BEC hay không? BEC là battery eliminating circuit, đơn giản là có tạo ra 1 dòng điện duy trì ổn định về hiệu thế cho Receiver, có BEC thì không cần dùng pin rời để nuôi Receiver nữa. Chú ý BEC có thông số dòng Ampe và hiệu thế volt. Từ việc có BEC sẽ dẫn đến loại UBEC và Switch BEC, mình sẽ tham khảo thêm bài của anh CKD post từ lâu bên RC-Easy.
    Vd: ESC hobbywing Eagle 30A có BEC 1A/5volt
    - Kích thước size, tính bằng dài*rộng*cao (mm)
    - Trọng lượng weight, tính bằng gram
    Cả kích thước và trọng lượng đều tỉ lệ thuận với sức chịu tải của ESC

    Vài điều CẦN BIẾT về việc chọn ESC:
    - Chức năng khóa kênh ga Safety Arming Feature: như tên gọi ESC có chức năng này sẽ ngăn tình trạng motor quay điên cuồng khi cấp nguồn mà vị trí kênh ga (throttle) lớn hơn 0 hay khi setup ngược kênh ga.
    VD ESC hobbywing trên có chức năng này
    - Bảo vệ quá nhiệt độ cho phép Over-heat protection:khi quá nóng ESC sẽ giảm/ngưng cấp điện cho motor, từ đó giảm nhiệt. Vd ESC trên có chức năng ngắt khi nóng quá 110 độ C
    - Chống mất tín hiệu Tx Throttle signal loss protection: khi mất tín hiệu từ 1-2 giây, nó sẽ tự động ngắt motor --> rớt máy bay nhưng sẽ dừng xe hay tàu ko cho chạy mất. Vd ESC hobbywing trên có chức năng này, sẽ ngưng motor hoàn toàn nếu mất tin hiệu trong 2 giây
    - Ngắt khi hết pin Low Voltage Protection Threshold: khi pin tụt volt, ESC sẽ giảm/ngưng vận hành, quan trọng đối với dùng pin lipo. Ngưỡng điện thế lúc ngắt có thể hiệu chỉnh tùy loại ESC, đa số sẽ giảm hoạt động motor khi tụt 3,3volt/cell pin và ngưng hoàn toàn khi tụt dưới 3volt/cell. Tuy nhiên lưu ý là không bao giờ chơi quá mức tới như thế, vì khi đó sẽ mau hỏng pin lipo. ESC hobbywing trên có chức năng này
    - Chức năng thắng Brake Settings: cho phép việc ngưng động cơ theo kiểu từ từ hay ngưng hẳn, một số ESC cho phép setup tiến lùi, do vậy có thể dùng cho cả máy bay và xe điện

    Các điều CÓ THỂ BIẾT, không biết cũng chả sao:
    - có tản nhiệt lộ ra: như các miếng tản nhiệt của card, cpu máy tính, giúp tản nhiệt tốt hơn, tuy nhiên thực sự thì khi sản xuất người ta đã tính toán hết, nếu như sử dụng đúng kỹ thuật thì chả cần lo.
    - PWM frequency: không rành về cái này
    - FET Field Effect Transistor
    - Nguồn gốc nhà sản xuất

    Thực sự thì ESC là phần chọn sau khi chọn xong motor, và khi lắp đặt thì nên chú ý đến việc bố trí ở nơi thoáng để sử dụng bền hơn

    bổ sung phần ESC 1 số điểm sau:
    +Trong ESC, bộ phận giới hạn điện áp cho pin lipo có tên là LVC ( Low Voltage Cut-Off ): nhiệm vụ thì bác MingNguyen85 đã nói rồi (phần:Low Voltage Protection Threshold);
    +BEC: BEC là bộ nguồn ổn áp tạo điện áp làm việc (5 volt) cho vi điều khiển nằm trong ESC và cung cấp luôn cho RX cũng như các servo... BEC đi kèm ESC thường là loại ổn áp bù nối tiếp nên rất nóng(điện áp pin càng cao thì càng nóng) và rất hao pin, vì vậy thường người ta ko dùng BEC trong ESC mà dùng BEC rời gọi là UBEC
    +UBEC: là nguồn ổn áp dạng đóng ngắt, sử dụng PWM(kỹ thuật điều biến bề rộng xung) để biến đổi điện thế DC to DC ( 1 chiều sang 1 chiều). Thường thì UBEC sử dụng dạng mạch step down để hạ áp (thường điện áp pin lớn hon điện áp làm việc).
    +PWM: kỹ thuật điều biến bề rộng xung, đây là phần nguyên lý của ESC, kỹ thuật này giúp ta điều chỉnh công suất cấp cho động cơ thông qua độ rộng xung. Giả dụ ta gắn 1 biến trở để điều khiển vận tốc quay của động cơ (như quạt máy chẳng hạn), phương pháp này có ưu điểm là dễ làm, nhưng mà biến trở sẽ tiêu hao 1 phần năng lượng và biến thành nhiệt năng. Ta thay biến trở bằng 1 nút nhấn, và bắt đầu nhấn, ta nhấn nhanh thì động cơ quay mượt, thời gian nhấn lâu hơn thời gian nhả thì động cơ quay nhanh. Đó là ý tưởng về PWM, ta thay 1 nút nhấn bằng 1 IC có khả năng phát xung và có thể điều chỉnh được 2 đại lượng(tần số và độ rộng xung). IC này ngày nay thường dùng các loại vi điều khiển mà điển hình là ATmega8 với khả năng điều chế PWM vượt trội và giá thành rẻ. Do đó, khi nói đến PWM trên ESC ta có thể tham khảo về mặt tần số với đơn vị là Hz(thường từ 6k-8kHz);
    +FET: transistor trường ứng, đây là khối công suất của mạch ESC, xung do vi điều khiển điều chế và phát ra không có khả năng cấp dòng cho động cơ vì đơn giản nó chỉ là tín hiệu PWM, vì vậy cần có các FET cấp dòng cho động cơ với sự điều khiển bằng xung PWM. Khả năng chịu dòng của FET cũng là khả năng chịu dòng của ESC.

    3/ Pin: Tiếp tục nào
    Pin là nguồn năng lực không thể thiếu, như xăng đối với xe, như thực phẩm đối với con người
    Trước hết cũng điểm qua phần phân loại pin:
    - Pin không sạc (sử dụng 1 lần) primary batteries (irreversibly): rất nhiều loại thường gặp trong đời sống, pin này phân theo các loại hình dạng kiểu dáng như: pin nút áo lớn nhỏ, pin tiểu AAA nhỏ, pin tiểu AA lớn hơn (standard size), pin trung, pin đại (trong bếp ga, phần đề),... Các pin này tuy rẻ mà không rẻ, bởi vì bạn chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ, tính về lâu dài và nếu nhu cầu sử dụng nhiều thì sẽ rất đắt so với loại pin sạc, hơn nữa đây là nguồn ô nhiễm công nghiệp cực kỳ lớn.
    Trong R/C cũng còn ứng dụng của pin này đó là trong các cây mote (điều khiển) sử dụng pin AA.
    - Pin sạc (tái sử dụng nhiều lần) secondary batteries (rechargeable): là xu hướng của thời đại ngày nay. Phân loại pin sạc dựa vào bản chất hóa học của pin, mình sẽ đi từ các loại pin sạc đời cũ đến mới. Hãy chú ý đến 2 điều của pin sạc, đó là hiệu ứng nhớ memory effect và khả năng xả cạn low self-discharge
    . Pin chì (Lead-acid battery) ứng dụng bình xe hơi; ưu điểm giá rất rẻ, cho dòng điện cao >10Ah; nhược điểm rất nặng, khả năng dự trữ năng lượng/trọng lượng cực thấp, ô nhiễm cao.
    . Pin Niken: NiCd nickel-cadmium, NiMH nickel-metal hydride. Đây là các loại pin rất bền, có thể tái sử dụng được 500-1000 lần nếu dùng đúng kỹ thuật. Tuy nhiên lưu ý là pin nickel có hiệu ứng nhớ, nhưng ngưỡng xả cạn rất thấp. Pin NiCd có hiệu ứng nhớ nhiều hơn NiMH, đòi hỏi phải xả cạn pin trước khi sạc. Pin NiMH có khả năng chứa năng lượng nhiều hơn rất nhiều so với pin NiCd, tuy nhiên các dòng pin có năng lượng càng cao thì vòng đời càng giảm (cụ thể là pin >2500mAh thì chỉ sạc-xả ~500 lần, theo nguồn wiki).
    Pin nickel rất thường gặp trong R/C, đặc biệt trong làm pin receiver máy nổ, pin transmitter. Pin này có điện thế danh định là 1,2 volt/cell pin. Ngưỡng xả cạn vào khoảng 0,8 volt/cell. Không nên xả pin quá mức điện áp xả cạn.
    . Pin Lithium: gồm 2 loại thường gặp là
    LiIon có trong pin máy tính xách tay, điện thoại di động...
    Lipo là pin chính trong giới R/C, mình sẽ tiếp tuc nói về pin này trong phần tiếp theo. Pin Lipo rất tốt nếu sử dụng đúng quy cách và cẩn thận, nhưng cũng là loại pin nguy hiểm nhất. Sẽ có phần đề cập đến "an toàn sử dụng" sau phần đặc tính kỹ thuật.

    Đặc tính kỹ thuật pin Lipo pin lipo có điện áp danh định là 3,7volt/cell. Pin 1 cell thì gọi là 1S 3,7volt, 2cell mắc nối tiếp thì gọi là 2S 7,4volt, 3cell mắc nối tiếp là 3S 11,1volt,... Pin mà tất cả các cell mắc nối tiếp nhau thì mặc định gọi là 1P, pin gồm 2cell pin mắc song song nhau thì gọi là 2P, 3cell song song thì là 3P. Do vậy cuối cùng pin 3S2P tức là pin gồm 2 mạch pin 11,1volt mắc song song nhau, có tổng cộng 6 cell pin cả thảy.
    Những kiến thức PHẢI BIẾT: vẫn là qui luật số 5 cho dễ nhớ
    - Dung lượng pin capacity (tính bằng miliAmpe-giờ/ mAh), đa số pin cho heli 450 thường dùng là loại 2200mAh, pin cánh bằng size 1m thường dùng từ 1300-1500mAh,... Dung lượng pin càng cao thì pin càng chơi được lâu, nhưng bù lại càng nặng và đắt tiền. Chọn pin tùy thuộc vào kit, motor, là bước chọn sau cùng.
    - Chỉ số C bình thường constant current, khả năng phóng điện của pin. Ví dụ pin dung lượng 2200mAh loại chỉ số 20C thì có khả năng phóng điện = dung lượng * chỉ số C = 2200*20 = 44000mA = 44Ampe. Pin có chỉ số C càng cao thì dòng phóng ra càng lớn tuy nhiên thời gian sử dụng càng giảm. Cụ thể là pin 20C nếu liên tục phóng dòng 20C thì thời gian dùng cạn là 60/20= 03 phút (công thức tính là lấy 60 chia cho chỉ số C sẽ có được số phút sử dụng nếu liên tục phóng dòng bằng chỉ số C).
    - Chỉ số C tối đa (trong khoảng thời gian nhất định) burst current, là khả năng phóng điện tối đa của pin, nếu bị ép phóng điện quá mức, pin sẽ giảm tuổi thọ, hư hoặc thậm chí phù và cháy nổ. Ví dụ pin 2200mAh 20C constant/ 30C burst có thể phóng được dòng bình thường 44A, dòng tối đa 66A trong 10-15 giây.
    Ngoài lề: Trên thực tế mọi người rất thích pin có chỉ số C cao, điều này có lý, bởi vì như vậy sẽ đảm bảo dòng điện cần thiết cho motor hoạt động tốt nhất, dẫn đến máy bay/xe/tàu thao diễn tốt. Tuy nhiên vì dòng điện phóng ra còn tùy thuộc dung lượng pin, do đó hãy cân nhắc là nên tăng dung lượng hay tăng chỉ số C.
    Chọn pin là bước chọn sau cùng, sau khi đã biết kit, biết motor, biết cánh quạt/prop.
    - Trọng lượng pin weight, khá quan trọng bởi vì trong máy bay R/C điện thì pin thường là phần nặng nhất, thay đổi cấu hình pin thường kéo theo điều chỉnh trọng tâm, cách xếp đặt đồ điện, do vậy đây cũng là thông số quan trọng. Thường bạn nào có chủ trương làm máy bay thì nên có cân để cân chính xác trọng lượng pin cũng như các thiết bị khác, nhằm tối ưu hóa hoạt động của máy bay.
    - Uy tín của hãng pin, thật ra điều này rất khó đối với các bạn mới, bởi vì mới chơi thì làm sao biết, giữa muôn trùng các hãng cạnh tranh đấu đá nhau thì "ai cũng tốt nhất". Dù vậy cũng không khó nếu như bạn chịu bỏ tí thời gian tham vấn với các bạn đã có kinh nghiệm hoặc dò Google, nếu như search ra toàn web bán hàng thì có thể hàng đó quá mới chưa ai đánh giá, hoặc quá lởm không ai thèm dùng, còn nếu ra được các web đánh giá thì hãy tham khảo kỹ.

Các Chủ đề tương tự

  1. 'Đột nhập' xưởng thiết kế đồ Dance của Bước Nhảy Hoàn Vũ
    Bởi Lead trong diễn đàn Tài liệu - Giày - Trang phụ kiện
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 25-05-2011, 06:45 PM
  2. So sánh, đánh giá các loại e-heli & thiết bị
    Bởi Lead trong diễn đàn CLB Mô hình Hải Dương
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 16-09-2010, 04:20 PM
  3. Lớp trẻ em hè 2010 tại Nhà thiếu nhi
    Bởi Lead trong diễn đàn Phòng truyền thống
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 24-07-2010, 01:41 PM
  4. Học hỏi thiên Tài
    Bởi cracklove trong diễn đàn Tâm tình - Ăn uống - Vui chơi
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-03-2010, 12:35 PM
  5. Khiêu vũ chốn thiên đường
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn TIN TỨC TRONG NƯỚC - THẾ GIỚI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 12:27 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •