Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Khi tai nạn không thể tránh khỏi...

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Khi tai nạn không thể tránh khỏi...

    Khi lái xe không ai muốn xảy ra tai nạn cả. Nhưng trong trường hợp nếu không thể tránh khỏi thì nên làm thế nào? Thật khó có thể hình dung tâm trạng người ngồi sau vô lăng khi biết chắc rằng chỉ sau vài giây nữa chiếc xe của mình sẽ đâm thẳng vào chiếc xe chạy ngược chiều hay đâm vào vật cản bất ngờ nào đó. Có vẻ như không còn làm được gì nữa. Nhưng không phải vậy, vẫn có thể!

    Thực tế cho thấy nếu như những người ngồi trong xe lúc đó trong vài giây ngắn ngủi kịp chuẩn bị đón nhận sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ nhẹ đi rất nhiều so với những người chỉ biết phó mặc cho số phận.

    Nếu như tai nạn không thể tránh khỏi thì cần áp dụng ngay một số biện pháp giảm tối đa sự di chuyển của tài xế và hành khách bên trong xe. Các chấn thương chủ yếu là do va đập vào vô lăng, kính trước, bảng táp lô. Giảm nhẹ các va chạm này chính là bài toán cần giải quyết.

    Hành động của người lái. Nói chung, người cầm lái là người đầu tiên cảm nhận sự nguy hiểm xuất hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết. Tóm lại, có thể coi là "thuyền trưởng" trên con tàu với trách nhiệm chính là đảm bảo an toàn cho hành khách. Dĩ nhiên, sẽ tốt hơn nếu hành tự biết phải làm gì trong tình huống như vậy, nhưng kịp thời đưa ra các chỉ thị từ phía người lái là đặc biệt quan trọng. Ngay trước khi va chạm, hãy tì cánh tay vào vôlăng, hai tay đặt sắt gần nhau và nắm chặt phần trên vôlăng. Đầu và cổ nghiêng về phía trước, phần thân giữ căng dây an toàn.

    Thắt dây an toàn không chặt là cơ sở dẫn đến các chấn thương vùng ngực và bụng.

    Hành khách. Việc thắt chặt dây an toàn cũng cần được nhắc nhở cho hành khách ngồi ghế trước. Trong tình huống xấu, hãy tỳ tay lên bảng táp lô trước mặt. Đầu và cổ nghiêng xuống dưới càng thấp càng tốt.

    Hành khách ngồi ghế sau có thắt dây an toàn cần nằm ngay xuống ghế và dùng 2 tay che đầu.

    Đáng tiếc là không phải tất cả các xe hơi hiện nay đều trang bị dây an toàn ở ghế sau. Trong trường hợp như vậy nên co người lại tối đa, tì hai tay vào lưng ghế phía trước.

    Dùng tay giữ chặt ghế, tay nắm cửa nếu không thắt dây an toàn là việc làm vô ích.

    Trong thời điểm va chạm với vận tốc xe là 100km/h, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên 10 lần và tất nhiên sẽ không có cơ bắp nào chịu nổi nếu muốn giữ cơ thể ngồi yên tại chỗ.

    Đâm từ phía sau. Một trong những nguyên tắc an toàn khi lái xe là người cầm lái phải luôn quan sát qua gương chiếu hậu. Nếu như luôn ghi nhớ điều này thì sẽ giảm được tối đa hậu quả đáng tiếc nếu như không thể tránh khỏi cú đâm từ phía sau.

    Để giảm chấn thương, tài xế cần bỏ chân khỏi bàn đạp, để xuống sàn xe dưới vôlăng, lưng dựa chặt vào ghế, 2 tay ôm cổ. Hành khách ngồi ghế trước cần dựa lưng và cổ vào ghế, đầu gối tỳ vào bảng táp lô, còn tay giữ chặt hai mép ghế. Hành khách ngồi phía sau cũng cần giữ tư thế tương tự, tỳ đầu gối vào lưng ghế trước.

    Sau tai nạn. Điều quan trọng nhất là cố gắng bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng lửa, không hút thuốc vì hoàn toàn có thể khi va chạm bình xăng đã thủng. Mở ngay nắp capô, tháo một trong hai dây nối ắcquy. Tiếp theo là gọi điện báo cảnh sát và gọi xe cứu thương nếu cần thiết.

    Việc đưa những người bị nạn ra khỏi xe phải được thực hiện hết sức cẩn thận do những chấn thương não, cột sống có thể đã xảy ra. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được lôi hay lắc cơ thể người bị nạn. Đưa nạn nhân ra khỏi xe tốt nhất là không thay đổi tư thế ban đầu. Nếu có biểu hiện chấn thương cột sống thì không nên di chuyển nạn nhân nếu không còn cách nào khác. Cần đặt người bị nạn nằm ngửa hoặc nằm sấp, mở cổ áo, cởi thắt lưng để không gây khó khăn cho việc hô hấp. Cuối cùng, nếu xe cứu thương không thể đến nhanh được, phải tìm cách đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

    Nguồn: GTMB
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Kỹ thuật sơ cứu người bị nạn

    Kỹ thuật sơ cứu người bị nạn

    Khi các trường hợp tai nạn xảy ra, đôi khi chúng ta rất lúng túng trong việc xử lý. Nếu có thể thì có lẽ em nghĩ nên đi học lớp sơ cứu, tuy nhiên nếu ko thể thì ít nhất cũng nên nắm được những lý thuyết cơ bản.

    Các vết thương và sự chảy máu

    Bất kỳ vết đứt thủng, gãy nào trên da hoặc cơ thể đều gọi là vết thương. Hầu hết các vết thương đều hở vết nứt ở da làm cơ thể mất máu và các chất khác, đồng thời mầm bệnh có thể xâm nhập gây nhiêm trùng. Vết thương kín cho phép máu chảy ra khỏi vòng tuần hoàn nhưng không chảy ra ngoài cơ thể - xuất huyết nội. Bản chất của vết thương xác định loại vết thương và cách chữa trị thích hợp.

    Người sơ cấp cứu nên:

    *
    Hạn chế việc mất máu bằng cách nén lên vết thương và nâng phần bị thương lên.
    *
    Tiến hành các bước làm giảm thiểu cơn sốt gây nên do mất máu quá nhiều.
    *
    Bảo vệ vết thương tránh viêm nhiễm và kích thích chữa lành tự nhiên bằng cách băng bó vết thương.
    *
    Vì mầm bệnh hiện diện trong máu chảy ra nên lúc nào cũng phải chú ý giữ vệ sinh cho nạn nhân và bản thân bạn cẩn thận


    Cầm máu vết thương
    http://www.suckhoecongdong.com/content/view/39/43/

    Khi bị vết thương chảy máu, cần:

    - Nâng cao phần bị thương lên

    - Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

    - Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

    * Cứ ấn chặt vào vết thương
    * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
    * Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
    * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

    Khi bị vết thương chảy máu, cần:

    - Nâng cao phần bị thương lên

    - Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

    - Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

    * Cứ ấn chặt vào vết thương
    * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
    * Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
    * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

    Chú ý:

    * Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,
    * Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
    * Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Chảy máu ngoài nhiều rất nguy hiểm và có thể làm bạn xao lãng các nguyên tắc sơ cấp cứu. Nên nhớ phương pháp hồi sức ABC. Chảy máu ở mặt hoặc ở cổ có thể làm nghẽn khí đạo. Rất hiếm khi lượng máu mất quá nhiều đến nỗi khiến tim ngừng đập. Hãy nhớ là nạn nhân có thể bị sốc và bất tỉnh.

    Tự bảo vệ bản thân

    Nếu bạn bị đau hay bị một vết thương hở, bạn phải băng bó chúng tại cẩn thận. Mang găng tay dùng một lần ở những nơi có thể và rửa sạch tay bằng xà bông trước và sau khi chữa trị. Các chỉ dẫn vế việc bảo vệ bản thân bạn và nạn nhân khỏi bị viêm nhiễm.

    Cách chữa trị

    Những điều cần nên làm:

    *
    Cầm máu.
    *
    Ngăn ngừa nạn nhân bị sốc.
    *
    Giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm.
    *
    Gấp rút đưa nạn nhân đến bệnh viện.
    *
    Cởi hoặc cắt quần áo nạn nhân ra để lộ vết thương. Tìm xem có vật nhọn như mảnh kính có thể gây thương tích cho bạn không.
    *
    Trực tiếp dùng các ngón tay và lòng bàn tay nén chặt vết thương, nếu có lót một mảnh băng vô trùng hay một miệng gạc sạch thì tốt hơn nhưng không được phí thời gian trong việc tìm kiếm băng quấn. Nếu bạn không thể áp dụng cách nén trực tiếp, ví dụ như do vật găm trong vết thương nhô ra, hãy ấn chặt xuống hai bên vật đó.
    *
    Nâng và giữ cánh tay bị thương của nạn nhân cao hơn tim. Cầm tay nạn nhân thật nhẹ nhàng nếu nạn nhân có bị gãy xương.
    *
    Có thể đỡ nạn nhân nằm xuống. Điều này sẽ làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương và giảm thiểu nguy cơ sốc.
    *
    Giữ nguyên miếng gạc rồi dùng dải băng vô trùng băng bó vết thương thật chắc nhưng đừng chặt quá kẻo làm tắc nghẽn sự lưu thông máu. Nếu máu chảy qua dải băng, hãy băng phủ thêm một lớp nữa.
    *
    Nếu có vật găm trong vết thương nhô ra, đặt miếng lót đệm ở hai bên vật thể cho đến khi chúng vừa đủ cao để có thể băng lại mà không đụng chạm đến vật đó.
    *
    Bảo đảm an toàn và nâng đỡ phần bị thương như khi bị gãy xương.
    *
    Quay số 115 gọi cấp cứu. Trị chứng sốc cho nạn nhân. Kiểm tra cách băng bó vết thương, đồng thời theo dõi sự lưu thông máu bên dưới miếng băng.

    Nén gián tiếp
    Rất hiếm khi việc nén trực tiếp lại không thể áp dụng được hoặc không có tác dụng cầm máu ở tay, chân. Trong các trường hợp như vậy, có thể nén gián tiếp tại "điểm nén", nơi động mạch thính chạy gần xương. Nén tại các điểm này sẽ cắt nguồn cung cấp máu cho tay, chân nhưng không được nén lâu quá mười phút.

    Không được dùng dụng cụ nén mạch. Nó có thể làm máu chảy nhiều hơn và có thể gây tổn thương ở mô và thậm chí làm hoại thư.

    Điểm nén ở cánh tay

    Động mạch ở cánh tay chạy dọc theo mặt trong của cánh tay trên ấn các đấu ngón tay vào giữa các cơ để nén động mạch xuống xương.

    Điểm nén ở xương đùi

    Động mạch ở đùi đi qua xương chậu ở giữa nếp gấp bụng dưới. Đặt nạn nhân nằm xuống, cong đầu gối lên đến chỗ gấp bụng dưới và dùng ngón cái ấn mạnh.

    http://www.suckhoecongdong.com/content/view/37/43/
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  4. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Chảy máu ở những vùng đặc biệt

    Có một số vết thương cần thay đổi chút ít về quy tắc nén chung, trực tiếp và gián tiếp, để chữa trị có hiệu quả. Lượng máu mất đi ở các vết thương tại những vùng bị thương đặc biệt này có thể là rất nhiều. Do đó, nạn nhân phải được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sốc.

    Các vết thương ở da đầu

    Da dầu dược cung cấp máu nhiều, do dó khi bị thương, da đầu nứt ra tạo thành một lỗ lớn. Máu có thể chảy ra nhiều và thường làm cho vết thương trông có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế. Tuy nhiên, bị thương ở da đầu có thể chỉ là biểu hiện một phần của thương tổn trầm trọng hơn như nứt sọ. Giám định nạn nhân cẩn thận, nhất là các nạn nhân lớn tuổi hay trong trường hợp nạn nhân bị thương ở đầu mà không biết do say rượu.

    Cách chữa trị

    Những điều nên làm :

    *
    Hạn chế sự mất máu.
    *
    Đưa nạn nhân đi bệnh viện.
    *
    Mang găng tay dùng một lần (nếu có thể), để thay băng da đầu.
    *
    Nén mạnh trực tiếp lên băng đã vô trùng hoặc miếng gạc sạch.
    *
    Rịt chắc vết thương, dùng băng hình tam giác. Nếu máu vẫn chảy, thử nén lại trên miệng gạc. Đặt nạn nhân còn tỉnh nằm xuống, đầu và vai hơi nâng lên. Nếu nạn nhân bất tỉnh, đặt họ ở tư thế dễ hồi sức.
    *
    Đưa nạn nhân đến bệnh viện, vẫn để ở tư thế chữa trị.


    Bị thương ở lòng bàn tay

    Lòng bàn tay cũng được cung cấp nhiều máu, nên vết thương có thể chảy máu nhiều. Vết thương sâu có thể làm đứt gân và các dây thần kinh, do đó, làm mất cảm giác ở các ngón tay.

    Cách chữa trị

    Những điều nên làm


    *
    Kiểm soát sự mất máu.
    *
    Đưa nạn nhân đến bệnh viện.
    *
    Ấn chặt miếng băng vô trùng hay miếng gạc sạch vào lòng bàn tay và bảo nạn nhân nắm chặt tay lại. Nếu nạn nhân thấy nắm chặt tay quá khó, có thể dùng tay còn lại (tay không bị thương) để bóp nắm tay đó lại.
    *
    Băng các ngón tay lại để không giữ miếng gạc. Xiết chặt mối băng trên các ngón tay.
    *
    Giữ tay nạn nhân đưa lên cao và đưa nạn nhân đến bệnh viện.


    Vết thương ở khớp nối

    Mạch máu chạy bên trong khuỷu tay và đầu gối thì sát với da, do đó nếu bị đứt, chúng chảy máu rất nhiều. Nên nhớ là kỹ thuật nén động mạch dưới đây sẽ ngăn không cho máu chảy đến các phần thấp hơn của tay hoặc chân

    Cách chữa trị

    Những điều nên làm:

    *
    Kiểm soát sự mất máu.
    *
    Đưa nạn nhân đi bệnh viện.
    *
    Đặt miếng gạc trên vết thương. Gập khớp lại càng chặt càng tốt.
    *
    Giữ khớp gập lại thật chặt để nén lực lên miếng gạc, hãy nâng tay (hoặc chân) lên. Nạn nhân nên nằm xuống nếu thấy cần thiết.
    *
    Đưa nạn nhân đến bệnh viện, để ở tư thế chữa trị. Thả lỏng không nén sau mỗi mười phút để máu lưu thông lại bình thường.

    http://www.suckhoecongdong.com/content/view/36/43/
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  5. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định 5 điều cần nhớ khi cứu người bị TNGT

    5 điều cần nhớ khi cứu người bị TNGT

    1. Trước hết, không được đỡ đầu nạn nhân lên, nếu người ấy không động đậy được chân tay. Vì khi nạn nhân không nhúc nhích được thì người ấy đã bị gãy phần dưới cột sống (chân); còn nếu tay bị tê liệt thì bị gãy phần trên cột sống (cổ). Trong cả hai trường hợp, tủy sống đã bị chấn thương. Khi ta đỡ đầu nạn nhân dậy để cho uống nước hoặc để khiêng người ấy đi, tủy sống sẽ bị tác hại không phương cứu chữa.








    2. Khi cột sống lưng bị gãy: phải lăn nhẹ nạn nhân vào một cái mền để nạn nhân nằm sấp. Khi ta đỡ cái mền lên lưng nạn nhân cong vòng, sức căng của tủy sống được nới lỏng.

    3. Khi cần cổ bị gãy: phải lăn nhẹ nạn nhân lên một tấm ván, để người ấy nằm ngửa mà không bao giờ được nghiêng đầu về phía trước. Đó là vị trí tốt nhất để tránh mọi cử động của xương cần cổ bị gãy.

    4. Nếu người bị thương phải khiêng bằng tay: yêu cầu người cấp cứu phải đứng ở các vị trí sau đây:

    -Một người trên đầu nạn nhân.

    - Một người ở dưới chân.

    - Hai người ở hai bên hông người ấy.

    Trong khi hai người đứng giữa nâng nạn nhân lên để đem đi thì người ở đầu và ở chân kéo nhẹ đầu và chân của nạn nhân về phía mình. Nhờ sự kéo nhẹ này mà các đốt xương sống hoặc xương cổ dãn ra, không cọ phát vào tủy sống bị thương.

    5. Khi nạn nhân bất tỉnh: phải coi người ấy như người bị gãy cả cột sống lưng và cột sống cổ nên càng phải cẩn thận hơn và tìm mọi cách đưa nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế cấp cứu.

    Cấp cứu nạn nhân bị TNGT ở hiện trường là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng. Chúng ta phải biết cách cứu người để có hiệu quả.

    MUABANOTO.VN ( theo GTVT )
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •