Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Các bài tập cơ bản của cún yêu. <HLCB>

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Các bài tập cơ bản của cún yêu. <HLCB>

    Lời nói đầu.
    Trong thời đại kinh tế xã hội tiến bộ ngày nay, chó, thú nuôi trong nhà không ít nhóc được hl, cũng là lý do kinh tế, hoặc không biết cách hl cún yêu của mình làm được nhiều trò vui, như đứng,nằm, ngồi, bò, sủa tha càm đồ, mong sao bài viết này góp thêm phần nhỏ bé trong Net, bài viết này có nhiều kiến thức thực tế của nhiều hlv và cũng nhiều thành viên nuôi cún như mình, mọi người đọc thấy hay cho cục xương nha.... .. ...
    HL chó ngồi.
    Bài tập cho chó ngồi là bài tập về phản xạ có điều kiện ban đầu với mệnh lệnh "ngồi" được thực hiện trong điều kiện nhẹ nhàng. Khi áp dụng phương pháp tương phản, bài tập được tiến hành như sau: Người huấn luyện viên quay bên trái là phía chó đang đứng ở cạnh chân mình, tay phải cầm dây dắt,cách cổ chó tầm 20 cm, tay trái ấn nhẹ vào mông chó cho ngồi xuống. Sau đó ra lệnh "ngồi" và giật nhẹ dây dắt ra phía sau, ấn tay vào vùng giữa thắt lưng và mông chó.
    Khi chó đã ngồi xuống, người huấn luyện viên nhắc lại mệnh lệnh "ngồi",nói "tốt' với giọng trầm và tiếp tục giữ cho chó ở tư thế ngồi, vuốt ve chó và cho mồi ăn.
    Khi để chó ở tư thế ngồi 5 - 10 giay, người huấn luyện viên cho chó ở trong trạng thái tự do. Sau 2-3 phút lại tập lại động tác này.Tập như vầy ngày 2 buổi 1 buổi 15-20p, sau khoảng 1 tuần, chó sẽ hình thành phản xạ có điều kiện,khi đó hlv chỉ cần đứng đối diện chó tay đưa chỉ vào mông chó nói Ngồi là chó đã làm theo, hoặc kết hợp kẹp mồi ngon vào kẽ bàn tay khi chó đã ngồi hlv kết hợp lệnh Ngồi Im có nghĩa là Im ngồi im không động, hlv bỏ đi xa chó vẫn ngồi im là bạn đã hoàn thành bài hl ngồi. Còn khi chó thấy hlv đi mà đi theo hoặc đứng bạn có thể quát IM đồng thời lại ấn mông chó và kéo nhẹ xích đến khi chó ngồi im. Cố gắng kết hợp lệnh IM khi hl lệnh Ngồi sau này hl lệnh Ăn khi có lệnh và lệnh Gọi chó lại sẽ nhanh hơn, đây là kinh nghiệm thực tế của mình.

    HL chó Nằm.
    Hl chó nằm có 2 nhiều cách sau đây tôi trình bầy 2 cách đơn giản mà hiệu quả.
    1-Kéo dây dắt chúi xuống và về phía trước, đồng thời ấn lên vai chó bắt chó nằm xuống, hoặc kéo 2 chân trước bắt chó nằm xuống.

    2- Dùng mồi: tay phải cầm mồi, kích thích chó, chìa tay có mồi ra và hạ thấp xuống, nhắc lại mệnh lệnh "nằm" chó ham ăn sẽ tức khắc nằm xuống.
    Khi chó đã nằn xuống hlv hô khẩu lệnh Nằm bằng giọng trầm, chó đã nằm bằng 1 trong 2 cách trên hlv hô Nằm Im và bỏ đi xa khoảng 5m chó vẫn nằm im là chó đã hình thành phản xạ, tất nhiên lệnh Im đã có hiệu lực, như vậy ta chỉ cần chỉnh tư thế nằm của chó cho đúng phương pháp thôi, ví dụ chân sau thò ra ngoài, ta có thể bấn ngón chân cái vào chân sai của chó nó sẽ thụt chân vào, đồng thời hô lệnh Chân sau 5n chó sẽ hình thành phản xạ Nằm. Khi hô lệnh Nằm mà chó làm theo lập tức khen Tốt, giỏi và cho ăn. Bắt chó nằm im khoảng 5-10 giây cho nghỉ, sau đó tập lại.

    HL chó đứng.
    HLV đứng ở bên phải chó, khi chó đang ở tư thế ngồi, hoặc nằm và ra lệnh "đứng", sau2-3 giây, tay phải dật dây dắt về phía trước, đồng thời luồn tay trái xuống phía dưới bụng nâng chó dậy. Khi chó đứng dậy thì hlv động viên nó bằng cách vuốt ve, nhắc lại mệnh lệnh "đứng", "tốt' và cho mồi.
    Khi thấy chó định ngồi xuống, người huấn luyện viên lại luồn tay trái xuống dưới bụng chó và giữ cho chó ở tư thế đứng và nhắc lại mệnh lệnh "đứng", kết hợp Đứng Im.
    Sau khi giữ chó ở tư thế đứng im được 5-10 giây, cho chó đi dạo chơi. Đến phần này lệnh Im đã không phải hl nữa rồi đúng là 1 công đôi ba việc.. ...Sau khi tập lệnh đứng ta kết hợp tập liên hoàn cho chó có nghĩa là Ngồi, ngồi im, sau 2-3 giây hô lệnh Đứng, khi chó đã đứng rồi hlv hô Đứng Im sau đó bỏ đi xa 5m quay lại thấy chó vẫn đứng là ok rồi, còn chó quay đi hay chạy theo ta quay lại hô khẩu lệnh Im bắt chó đứng im rồi lại bỏ đi, sau này tập nhiều chó hình thành phản xạ, các bạn cứ tin tôi tại tôi đã hl thành công kết hợp cho ăn khen thưởng hợp lý là ok.
    Chý ý khi hl hãy để cho chó đói, khi đói ta kết hợp mồi ngon là 80% chó tuân lệnh.

    HL chó bò.
    Hl chó tập bò là cách hl của chó nghiệp vụ, mục đích là khi làm nhiệm vụ chó phải bò qua hàng rào dây thép gai để kéo người bị thương, hay tha vũ khí súng đạn..vv tuy nhiên ai muốn hl chó Bò thì làm theo cách sau, mình thì không thích môn bò này lắm tại khi hl bò tất nhiên khửu chân sẽ bị trai, làm mất thẩm mỹ của chó.
    Bắt chó Nằm xuống, kết hợp mồi nhử tay trái ấn mông chó nhẹ nhàng, tay phải nhử mồi thơm vào mũi chó, chó háu ăn là tự Bò tiến đến, ta di chuyển theo tay phải đưa tiến về trước, tay trái vẫn để nhẹ vào mông chó, mồm hô lệnh Bò..đầu tiên tập cho chó bò khoảng 1m sau quen dần cho bò 3-4m mới cho ăn và khen thưởng.
    Cách nữa là bắt chó nằm xuống hlv ngồi xổm trên lưng chó, chú ý kẹp nhẹ thôi sau đó hlv cầm 2 chân chó kéo chân chó về phía trước như thế tập nhiều lần chó sẽ hình thành phản xạ bò.
    Sau khi chó đã hình thành phản xạ bò ta tăng khoảng cách xa khỏng 10m bắt chó bò tầm 10 m, khi tập bò chó sẽ mệt nhanh vậy hãy tập trong khoảng 2m đổ lại cho chó thích nghi dần, tất nhiên hlv phải khen thưởng và cho ăn mồi.

    HL chó tha đồ về cho chủ.
    Khi hl chó tha đồ về cho chủ ta mang cho chó đồ chơi của chó như là con nhím, cục xưng cho chó chơi quen với đồ chơi đã sau đó cướp của chúng cho chó chạy theo đòi lại, sau khi quen với cách đùa như vậy ta thử tung vật đi xa độ 2m thôi hlv lại chạy theo cướp đồ của chó, tất nhiên theo phản xạ chó sẽ tranh nhau nhặt đồ với hlv để cho chó nhặt được đồ của nó, đồng thời hlv túm lại đồ hô Nhả đồng thời tay trái bóp nhẹ vào hàm dưới của chó, chó đau sẽ tự nhả đồ.
    Khi tập đến đây, ta kết hợp tung đồ đi xa tăng dần cự ly hô 'Càm" hoặc "Tìm" chó sẽ chạy đi nhặt đồ khi chó đã nhặt ngậm đồ ta hô lệnh 'Lại" và vẫy tay cho chó chạy lại, khi chó mang lại đồ ta khen Tốt, Giỏi không thưởng mồi, tại thưởng mồi ở trò này đa số chó mất tập trung.
    Kết hợp tập lệnh Tha đồ tại ngõ, ngách, hành lang núc đầu là tốt nhất, vì khi đó chó sẽ chỉ có một đường đi nhặt và mang đồ về, sau này thành thạo ta đến chỗ rộng hơn tập, chó rất thích tha đồ chắc là trò này mang nhiều tính chất chơi hơn là học, khi tập tha đồ thành thạo thì tự nhiên bạn đã vô tình tập thể lực cho cún, mà lệnh Gọi lại hoặc cấm ăn khi không có lệnh chỉ còn một nửa.

    HL gọi chó lại.
    Ta làm theo cách sau, bắt chó Ngồi, Nằm, đứng, tất nhiên là Nằm im, Đứng im khi chó đã vào chỗ, hlv đi xa khoảng 10m quay lại vẫn hô Im để chó biết là đứng im khoảng 10 giây ta nhìn thẳng vào mắt chó, không cười đùa mặt nghiêm khắc, sau đó vẫy tay hô lệnh Lại, chó sẽ chạy lại thôi tại hl tha đồ mình đã vô tình hl lệnh lại rồi, và cũng đã vô tình hl chó hiểu lệnh Im. Ta kết hợp khi cho chó ăn bắt chó ngồi im rồi mang chậu thức ăn đi xa sau đó hô lệnh Lại chó tiếp thu khá nhanh.

    HL không ăn khi không có lệnh.
    Ta bắt chó Ngồi, ngồi im sau đó vứt đồ ăn xuống đất, cho sẽ nhào vô ăn, hlv quát Im đồng thời vung tay dọa tát, tát chượt vài lần chó sợ sẽ không giám ăn ngay khi hlv trưa cho ăn bây giờ lệnh IM đã thực sự công hiệu.
    Khi chó không ăn đồ ta muốn cho chó ăn có 2 cách.
    1- Tung đồ ăn cho chó ăn trên không nghĩa là nhẩy và tợp đồ ăn. Chó sẽ hình thành phản xạ à chỉ được ăn khi hlv tung cho.
    2- Khi cho ăn theo bữa hlv quát IM và để chậu đồ ăn xuống, chó vào ăn hlv lại hô IM tay vung lên dọa tát, khi chó ngồi im hlv để chậu thức ăn đến gần chó nhưng vẫn hô IM chó sẽ không dám ăn, sau cho ăn ta cầm chậu thức ăn lên đưa vào mui chó cho nó ngửi và hô Ăn đồng thời khen Giỏi, Tốt chó vào ăn ta vẫn động viên khen tốt.

    HL chó sủa theo lệnh.
    Hlv cột chó lại cho đủ đứng ,ngồi, nằm thôi sau đó cầm mồi thơm nhứ vào mũi chó cho chó thèm ăn mà không ăn được, chó sẽ sủa in ỏi đòi ăn hlv hô Sủa tay búng tay kêu choách choách, chó vẫn sủa hlv khen tốt và cho ăn kèm gãi tai âu yếm chó. Tập như vậy khi chó quen với khẩu lệnh Sủa và lệnh tay là ok.
    Khi kích thích chó sủa mà chó không sủa, hlv bỏ đi, có thể đến chơi với con chó khác cho con chó khác ăn, cu cậu sẽ sủa inh ỏi vì ghen tức, khi đó hlv quay lại búng tay và hô sủa, chó sẽ sủa ầm ầm... ...hlv lại khen tốt, giỏi và cho ăn kèm động viên an ủi.
    Tập như vậy bất kể khi nào nó sủa, là hlv lại tranh thủ hô lệnh sủa theo, nhiều ngày chó hình thành phản xạ và khi đó ta búng tay chó cũng sủa, ta hô sủa chó sẽ sủa ngay, sau khi chó sủa theo yêu cầu của hlv rồi, thì hlv hô Im lập tức sẽ không giám sủa. Mình kết hợp lệnh sủa bằng tay bây giờ cu Đen sủa bất kể khi nào mình muốn, đôi khi làm trò nói dóc bảo cu Đen biết cộng, trừ từ 1-3 khi người khác hỏi 1+1 bằng mấy ? Mình búng tay phím cho cu Đen sủa 2 tiếng, sau khi sủa 2 tiếng mình ôm nó khen giỏi, mọi người tưởng nó biết làm toán thật.....còn ôm nó khen giỏi khi đấy chẳng qua mình sợ nó ngẫu hứng sủa thêm phát . ..thì mất oai.. ..
    Cách nữa là mua con mèo hay thỏ, hoặc gà về xích chó lại, hlv cầm con mèo nhứ vào mui nó hô Sủa nó cũng sủa ầm ầm, tập như vậy cũng được có khi còn nhanh hơn cách dùng mồi, nhưng có cái hại là chó sẽ ghét mèo, nhìn thấy mèo là đuổi là sủa, như vậy cún yêu của bạn khi đi off sẽ phải cảnh giác. ...không sơi em mèo của pan khác thì nguy.

    HL chó đi theo chủ.
    Đây là bài hl chó đi theo chân chủ đi liền chân trái, hoặc phải tùy bạn.
    Đeo vòng kỷ luật vào cổ chó dây dắt khoảng 50cm, hlv cho chó đứng bên cạnh chân trái, hô lệnh ngồi khi chó đã ngồi hlv dật nhẹ dây hô Đi chó sẽ đi cùng bạn, tất nhiên khi đi trước khi đi sau, khi chó đi trước hlv kéo nhẹ dây hô Chậm cho chó đi ngang đầu gối hlv, khi nó đi ngang chân rồi hô tốt, giỏi, chó đi tụt lại cũng kéo dây đồng thời hô Nhanh chó bắt kịp hlv khen tốt ,giỏi, sau này cho dây dắt dài khoảng 1m thả lỏng mà chó vẫn bám cạnh chân thì bạn đã hl được 2/3 rồi.
    Bước tiếp theo thả dây dắt mà chó vẫn tuân lệnh đi cạnh chân chủ là bạn đã thành công, hl đi cạnh chủ kết hợp với hl đứng, lằm, ngồi, bò rất hiệu quả.
    Bên phương tây cún đi theo chủ rất tốt hầu như 90% tại và họ hay dắt chó đi dạo, thành ra đi theo chủ là bài tập cơ bản không thể thiếu khi chúng ta đi chơi hay đi off.


    HL chó chào.
    Cũng như nhiều người nói, động tác chào của chó nhìn rất lịch lãm, rất đẹp và lịch sự, các bạn có thể hl cho chó của mình theo cách sau.
    Hlv hô lệnh ngồi, ngồi đúng tư thế, chỉnh đuôi chó cho thẳng, tạo thế kiềng ba chân vững chắc > hlv hô khẩu lệnh Chào đồng thời kéo dây dắt lên tay trái đỡ chân chó, tạo thế ngồi tập như thế khi nào cún mệt nó khác tự ngồi xuống, hoặc tập khoảng 10-15 giây cho nghỉ. Tập nhiều ngày chắc chắn thành công. Nói vậy thôi cu Đen nhà mình tập chào 2 tháng vẫn không chào được, chắc tại thân em nó hơi dài, nhưng Nick lại có vể khả thi hơn.
    Vấn đề này mong các cao thủ cho thên chút kinh nghiệm.
    Chúc các bạn hlcb cho chó yêu của mình thành công , ai làm được post hình ảnh hoặc video chia sẻ, cảm ơn các bạn đã đọc bài hl này, mà tặng xương thôi nhỉ?..

    Tác giả trangphuong trên vietdog.com
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Mình cũng mới copi được vài cách hl post đây luôn cho mọi người coi.

    Sau đây là một số baì tập huấn luyện chó cơ bản:
    1. Tập cho chó vào chuồng:
    Là người ai cũng thích sống trong một ngôi nhà rộng rãi, nhưng đừng áp đặt ý thích đó cho loài chó. Chó soí, tổ tiên của loài chó vốn thích sống trong hang, vì vậy một cái chuồng nhỏ sẽ khiến chúng yên tâm hơn là một không gian rộng rãi.
    Để giúp con chó gắn bó với “ngôi nhà” của nó không khó. Đầu tiên hãy bỏ vaò đó những món đồ chơi, những thức ăn ngon mà chúng ưa thích.
    Những lúc nó ở trong “nhà” hãy trò chuyện vơí nó, bằng những cử chỉ lơì noí thân thiện, ngọt ngào nhất.
    Nhưng ngay khi con chó rời khỏi “nhà” của nó, hãy cất ngay tất cả đồ chơi và thức ăn, đồng thời giả lơ không trò chuyện với nó nữa.
    Cứ như thế nhiều lần, con chó sẽ hiểu rằng chỉ khi nào ở trong “nhà” nó mới được cho đồ chơi, thức ăn và được chủ quan tâm nhiều hơn. Từ đó chó sẽ thích ở nhà mình hơn là lêu lỏng lang thang bên ngoài.
    Những lần chó sắp vaò chuồng, bạn hãy ra lệnh “vaò nhà!” con chó sẽ ghi nhớ mệnh lệnh ấy trong đầu và sẽ răm rắp làm theo mỗi khi bạn yêu cầu.
    Nhớ là phải tự tay đóng cửa chuồng, khi con chó đã chui vaò để thể hiện sự quan tâm của bạn. Đóng cửa chuồng xong hãy trò chuyện với nó môt lúc rồi hãy bỏ đi.
    Tập được cho chó cưng thoí quen trong chuồng sẽ rất có lợi, các bạn có thể gửi lại chỗ bác sĩ thú y những lúc nó đau ốm, hoặc gửi hàng xóm trong hộ mỗi khi bạn đi du lịch xa, chó cưng cũng sẽ thoải mái hơn mỗi khi các bạn cần mang nó đi xa. Tuy nhiên, xin noí thêm để các bạn hiểu, không có con chó nào thích ở lỳ mãi trong chuồng đâu, vì vậy nếu bạn rảnh rỗi thì quá tốt, nhưng nếu bạn quá bận rộn thì thi thoảng bạn cũng nên dành một chút thời để dắt chó đi dạo nhé.
    2. Tập cho chó đi đúng hướng mà chủ muốn đi khi dắt chó đi dạo
    Dắt chó bên cạnh mình mỗi khi đi dạo. Nếu thấy chó có biểu hiện có biểu hiện đòi đi theo hướng nó thích, thì phải kéo nó đi theo hướng ngược lại. Đó là cách trị bệnh thể hiện quyền lực cuả chó.
    Trong lúc thực hiện cần lưu ý: khi kéo chó theo hướng ngược lại, tuyệt đối không được nhìn vào mặt nó! Mời các bạn tham khảo hình dưới đây:
    Click this bar to view the full image.

    Các bạn cứ làm y như thế là được. Tuy nhiên môt lúc sau, có thể con chó lại dở trò, lần này các bạn phải mạnh tay hơn để răn đe nó!
    Nhiều lần như thế con chó sẽ chột dạ và trở nên biết điều hơn khi thấy khôn thể chống lại ý muốn của chủ.
    Điều quan trọng là phải thực hiện bài tập này mỗi ngày thì mới có tác dụng.
    3. Tập khống chế chó bằng động tác ôm từ phiá sau:
    “Ôm từ phía sau” là phương pháp khống chế chó sau lưng nó. Mỗi khi con chó “nổi loạn” cần phải ôm chặt nó cho đến khi nó bình tĩnh trở lại. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc áp chế căn bệnh thích “chứng tỏ quyền lực” của chó nuôi.
    Nếu thấy chó dấu hiệu mất bình tĩnh, nổi loạn (sủa bậy bạ, nhảy lên……….) bạn nên vòng ra sau lưng nó, vòng một tay qua cổ chó, tay còn lại đặt trước ngực và ôm chó thật chặt.
    Khi con chó đã bình tĩnh trở lại, bạn nhớ vuốt thật nhẹ nhàng, nếu được hãy trò chuyện để thể hiện sự cảm thông với nó.
    Với những con chó quá hung dữ, bạn hãy dùng tay bóp mõm nó thật chặt, khi naò không thấy nó chống cự nữa hãy sờ vào răng nó, đến đây xem như bạn đã hoàn toàn khuất phục được con chó!
    Cuối cùng hãy lật ngửa con chó lên, rồi xoa vào bụng nó, trường hợp con chó không chịu nằm ngửa, bạn có thể xoa bên xạnh sườn nó cũng được, cử chỉ này sẽ làm con chó yên tâm và tin cậy bạn hơn.
    4. Bài tập liên hoàn : ngồi - nằm - dừng lại - lại gần
    • BT dạy chó ngồi: Đợi cho chó tự ngồi, hãy nói “ngồi xuống!”. Sau đó khen ngợi nó ngay. Ban đầu nó sẽ không hiểu, nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần nó sẽ nhận ra nếu ngồi xuống theo lệnh sẽ được khen.
    • BT dạy chó nằm: Bắt chó ngồi, rồi nói “nằm xuống!” đồng thời lấy tay ấn nhẹ vai, keó 2 chân trước ra cho thân chó ở thế phủ phục. Nếu đã quen với tư thế này, nó sẽ tự làm được mà không cần phaì keó chân.
    • BT bắt chó dừng lại: Bắt chó ngồi, rồi nói “dừng lại!” Đồng thời đưa lòng bàn tay hướng về phía nó, rồi hạ thấp dần xuống. Nếu nó tiến dần lại gần thì bắt nó quay lại vị trí ban đầu để làm lại từ đầu.
    • BT gọi chó lại gần: Để chó ngồi trong trạng thaí chờ đợi. Sau đó nói “lại đây!”. Nếu thấy nó không tới, thì kéo nhẹ nó lại gần. Nếu chó tới cạnh bên hãy khen ngợi nó.
    Nếu các bạn không thực hiện được điều này, thì có thể nhờ các trại huấn luyện chó chuyên nghiệp. Nhưng cần đề phòng những trại huấn luyện tồi, chỉ lo lấy tiền mà không dạy dỗ gì cả. Nếu dư dả tiền bạc và thời gian, các bạn có thể đưa chó đến những trại huấn luyện đặc biệt, ở đó chủ nuôi cũng tham gia tập luyện với chó.
    5. Bài tập tìm kiếm trái bóng:
    Đầu tiên hãy chơi bóng với chó cho nó quen dần.
    Ném bong ở một khoảng cách gần cho nó đi lấy về đồng thời hãy nói “tìm đi!”
    Khi chó mang bóng về đừng vội khen ngợi nó.
    Lặp đi lặp lại nhiều lần như thế………………
    Cuối cùng ném bóng đi thật xa, khuất vào lùm cây, bụi cỏ càng tốt, để bắt con chó đi tìm kiếm, bằng cách phát khẩu lệnh “tìm đi!”
    6. Bài tập tìm kiếm trái bóng nâng cao
    Chỉ áp dụng sau khi chó đã thuần thục với baì tập 5
    Với bài tập này các bạn sẽ chôn trái bóng vào sâu trong đất, sau đó sẽ ra lệnh cho chó đi tìm.
    Có thể chia bài tập lớn này thành nhiều baì tập nhỏ.
    Đầu tiên chỉ chon một nửa bóng xuống đất, nửa trên lộ ra cho con chó thấy. Sau đó vuì hẳn quả bóng xuống đất ở độ sâu vừa phải, để con chó có thể dúng móng tự đào lên được.
    Sau khi chó đã thuần thục, có thể thay quả bóng bằng chai thủy tinh, nhưng nhớ phải cho con chó ngửi mùi cái chai trước khi đi tìm.
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Những nguyên tắc cơ bản trong việc dạy chó:

    Những nguyên tắc cơ bản trong việc dạy chó:

    Dạy dỗ chó cưng là nhiệm vụ của bạn hay của chuyên gia HL?
    Cần phân biệt Giáo dục chó và Huấn luyện chó là 2 việc hoàn toàn khác nhau.
    - Ở trường HL người ta dạy con chó những kỹ năng chuyên nghiệp nâng cao:
    + Thao tác khéo léo: chạy nhảy, vượt chướng ngại vật...
    + Kỹ năng nghiệp vụ: tấn công theo lệnh, trông giữ đồ vật, bảo vệ mục tiêu, đánh hơi truy tìm tội phạm hoặc thuốc nổ, ma tuý v.v.
    - Việc giáo dục chó thành một con vật ngoan, cư xử đẹp trong cuộc sống hàng ngày, được mọi người yêu mến, sống hạnh phúc tại gia đình, là nhiệm vụ của chính bạn.

    Một số nguyên tắc cơ bản thường được áp dụng trong việc dạy chó :
    Nguyên tắc bản năng
    Chó chỉ là một con vật, nó thường làm theo những gì mà bản năng của nó mách bảo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải hiểu biết thật rõ ràng về các đặc tính bản năng này, để có thể kích thích chó phát huy những đặc tính bản năng tốt và chỉnh sửa những hành vi bản năng không phù hợp với mục đích giáo dục chó của chúng ta.
    - Ví dụ khi huấn luyện chó bảo vệ thì phải làm sao củng cố bản năng săn mồi, bản năng bảo vệ lãnh thổ của con chó, nhưng phải hướng nó đi theo cách mà chúng ta muốn, chứ không phải gặp ai cũng sủa, tháo xích là tấn công người.
    - Còn khi giáo dục chó trở thành một một con vật cưng đáng yêu sống trong nhà, thì phải làm sao để nó bớt đi những hành vi bản năng hoang dại, hung dữ, nhưng vẫn không bị thui chột tính cách để trở thành một con chó nhút nhát, sợ sệt hoặc mất đi hoàn toàn bản năng nòi giống của nó.
    Chính vì nguyên tắc bản năng này, trước khi đưa một con chó về nhà, bạn nên tự định hướng cho mình về giống chó mà bạn sẽ nuôi. Hãy chọn một giống chó có bản năng gần nhất với “hình mẫu” mà bạn muốn có cho bản thân mình. Ví dụ đừng chọn giống chó săn tha mồi cho mục đích bảo vệ, giữ nhà, cũng như đừng chọn chó chọi chỉ để làm bạn với lũ trẻ nhà mình.
    Như vậy, việc dạy dỗ giáo dục chó là trách nhiệm của chính bạn ngay từ trước khi bạn đem chó về nhà, ngay từ ngày đầu tiên khi nó về với gia đình bạn, và kéo dài trong suốt thời gian nó sống bên bạn. Bản năng của chó đi theo nó suốt cuộc đời. Và bạn luôn luôn phải đồng thời làm hai việc: kích thích bản năng tốt phát triển và hạn chế các hành vi bản năng xấu.

    Nguyên tắc Bầy Đàn
    Chó là loài vật có bản năng sống theo bầy đàn, có trật tự rõ rệt. Động lực sống lớn nhất của chó là tuân thủ trật tự và giữ gìn sự hài hoà của cấu trúc bầy đàn. (Điều này cũng tương tự như con người chúng ta luôn mong muốn củng cố vị trí của mình trong xã hội, hài hoà với trật tự xã hội, giữ gìn sự ổn định của xã hội mà chúng ta đang sống, vì một lẽ là phá hoại trật tự xã hội thì sẽ bị xã hội đào thải).
    Khi đưa con chó về với gia đình, tức là bạn đã tách nó ra khỏi bầy đàn của nó, đưa nó vào một “bầy đàn” mới, với các thành viên trong gia đình bạn : người thân, bạn bè và các con vật nuôi khác trong nhà. Ở “bầy đàn” mới này, hầu hết các thành viên, các quy tắc đều xa lạ với trật tự bầy đàn trước đó của chú chó con. Nhiệm vụ của bạn là dạy cho nó biết trật tự mới, các quy tắc bầy đàn mới mà nó phải tuân theo. Nếu không, nó sẽ cư xử theo nguyên tắc bầy đàn mà nó đã từng biết: cách cư xử của chó-với-chó và bạn sẽ phải trả giá cho những hành vi này của nó.

    Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau
    Bạn cần xây dựng một mối quan hệ với chó cưng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu thương thì tự nó đã có, nhưng sự tôn trọng của bạn dành cho con chó, mà nhất là sự tôn trọng của con chó đối với bạn chỉ có thể đạt được thông qua một thời gian dài, nhiều công sức làm việc vất vả. Con chó có thể rất yêu quý bạn, nhưng nó vẫn có thể lờ đi không nghe mệnh lệnh của bạn. Đó chính là vì nó chưa tôn trọng bạn đúng mức.
    Đừng đàn áp con chó của bạn hay đối xử với nó như nô lệ. Nhất là tránh đánh đập ngược đãi nó. Hãy tôn trọng những yếu tố mang tính cách đặc thù của chó, cũng như những nhu cầu cơ bản của nó như ăn uống, đi vệ sinh, chơi đùa, gặm đồ vật. Chúng ta phải hiểu và tôn trọng những quyền đó của nó, tuy nhiên chúng ta sẽ can thiệp để ngăn chận nó không ăn tham, không ăn vụng, hay không gào rú hoặc sủa loạn lên khi thấy gia đình bạn ăn cơm mà nó chưa được ăn. Nó được quyền đi vệ sinh bất cứ lúc nào nó muốn, nhiệm vụ của chúng ta là hướng dẫn nó đi vệ sinh đúng chỗ. Nó được chơi đùa, nhưng ở sân chơi chứ không phải trong phỏng ngủ của chúng ta. Nó được gặm đồ, nhưng là đồ chơi chứ không phải giày dép hay sách vở.
    Phải tạo cho nó có một niềm tin vào người chủ: sự công bằng, tình yêu thương và những nguyên tắc đặc thù của loài chó. Khi đó nó sẽ tôn trọng bạn. Đạt được sự tôn trọng và tin cậy rồi thì bạn có thể dạy nó hầu hết những gì bạn muốn nó làm.

    Nguyên tắc kiên nhẫn
    Dạy chó cần đặc biệt kiên nhẫn. Dù bạn sở hữu hàng đống tài liệu giá trị, hay đầy đủ các dụng cụ tập luyện, hay giao con chó của bạn cho một HLV đầy kinh nghiệm, bạn đừng nghĩ rằng con chó của bạn sẽ trở thành siêu sao chỉ sau một đêm.
    Một số giống chó có khả năng học rất nhanh, nhưng cũng có những giống tỏ ra rất khó dạy bảo, cứng đầu. Chúng ta cần biết về tính khí của các giống chó khác nhau để có phương pháp dạy phù hợp.
    Nếu bạn cố gắng dạy chó một điều gì đó mà nó không chịu hiểu, hoặc không chịu làm theo, hãy ngừng buổi tập luyện đó lại. Chuyển qua trò chơi khác. Hôm sau lại quay lại. Kiên nhẫn cho đến khi nó hiểu và thực hiện đúng. Chó không tư duy như người, nên đừng ép buộc nó phải hiểu ngay ý bạn. Bạn cũng đừng bao giờ nói rằng “Tôi cho rằng con chó đã hiểu điều đó”. Không thể nào đoán được nó đã hiểu hay chưa, mà chỉ có thể biết được khi tận mắt chứng kiến những điều chúng thực hiện đúng.

    Nguyên tắc thường xuyên
    Bạn nên dành một khoảng thời gian rảnh rỗi từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để chơi với chó cưng, đồng thời dạy dỗ giáo dục nó.
    Bất cứ ai không ôn tập đều có thể quên bài, vì vậy ôn tập đối với chó càng quan trọng hơn. Sau rất nhiều lần ôn tập thì chó sẽ hình thành thói quen, ghi nhớ những hành vi cần làm.
    Thường xuyên dạy bảo ngay cả trong những lúc không phải là thời gian luỵên tập chính thức.
    Chẳng hạn khi dắt chó từ trong nhà ra sân, bạn luôn nói “Ra !”. Luôn nói “Vào !” khi làm ngược lại. Sau một thời gian bạn chỉ cần nói “Ra !” là nó biết chạy ra sân mà không phải là chui vào bếp.

    Nguyên tắc khen thưởng
    Bạn cần khen thưởng mỗi khi con chó thực hiện đúng yêu cầu của bạn. Các hình thức khen thưởng có thể là thưởng thức ăn, đồ chơi, vuốt ve âu yếm hoặc chỉ đơn giản là một lời khen.
    Để chó mau nhớ điều bạn dạy, cần khen thưởng đúng lúc, ngay khi nó vừa thực hiện xong. Có một phương pháp rất phổ biến ngày nay là “clicker training”. Mỗi khi con chó thực hiện đúng một yêu cầu, ta bấm nút một dụng cụ tạo ra một âm thanh (click), để đánh dấu cho chó biết: nó vừa thực hiện một hành vi đúng, rồi ngay lập tức khen thưởng nó. Lâu dần con chó sẽ hiểu, nếu nó thực hiện một số hành vi nhất định, nó sẽ được khen thưởng.
    Tuy nhiên, việc áp dụng khen thưởng phải được tiến hành khéo léo. Không nên lạm dụng phần thưởng thức ăn trong khi giáo dục chó. Phải làm sao cho chó “tuân lệnh của bạn”, chứ không phải “tuân theo sự sai khiến của thức ăn”. Nếu không sau này, lúc không có đồ ăn để nhử, nó sẽ chẳng chịu làm gì cả.
    Đối với chó con thì nên áp dụng thưởng đồ ăn, đồ chơi nhiều để kích thích nó học tập. Sau lớn dần, ta rút bớt đi chỉ còn vuốt ve hoặc khen ngợi bằng lời nói: “giỏi !”, “ngoan !” là đủ.

    Nguyên tắc áp dụng kỷ luật.
    Kỷ luật kịp thời:
    Bạn chỉ nên kỷ luật con chó khi bạn “bắt quả tang” nó đang làm hành vi sai trái. Không bao giờ được trừng phạt "nguội "con chó vì một lỗi đã xảy ra trước đó rất lâu. Ví dụ, bạn về nhà thấy nó đi vệ sinh sai chỗ, nhưng không biết từ lúc nào. Bạn mắng mỏ hay đánh đập nó là vô ích. Nó không hiểu vì sao bị phạt và bạn chẳng dạy được nó điều gì qua sự trừng phạt đó.

    Kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau:
    Các mức độ kỷ luật nên được xây dựng và áp dụng từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ của hành vi sai trái. Ví dụ: trèo lên giường cần kỷ luật ở mức độ 1 thì bới thùng rác ở mức độ 5 và gầm gừ trước một em bé, cần kỷ luật ở mức độ 10.
    Ở đây, không có một công thức nào cho thang kỷ luật. Thang 1 đến 10 là tuỳ theo từng người chủ quyết định, cũng tuỳ theo từng giống chó. Con nào có cá tính mạnh mới chịu nổi mức trừng phạt nặng. Con chó bản tính nhút nhát, hoặc giống chó hiền lành, mà bị trừng phạt ở mức cao sẽ có thể bị thui chột tính cách.
    Lần đầu tiên cứng đầu có thể phạt mức 2, thì ngay lần tiếp theo có thể tăng vọt lên mức 8 mà không cần qua 3,4,5… Điều đó chứng tỏ uy thế của bạn trong quan hệ với nó.Phải dạy cho nó nhớ rằng, một khi bất tuân lệnh là sẽ bị trừng phạt.
    Hình thức kỷ luật tương ứng với mỗi nấc thang từ 1 đến 10 là do bạn tự chọn, nhưng tuyệt đối tránh các biện pháp gây đau đớn hoặc vô nhân đạo đối với con chó.

    Công bằng trong khi áp dụng kỷ luật:
    Trong khi dạy chó, chỉ kỷ luật nó khi bạn biết chắc rằng nó đã hiểu và có thể thực hiện đúng yêu cầu của bạn, nhưng nó không chịu thực hiện. Kỷ luật khi nó chưa hiểu, chưa biết cách thực hiện là không công bằng . Kỷ luật vào lúc đó chỉ làm hỏng mối quan hệ của nó với bạn mà thôi.
    Nếu nuôi nhiều chó, khi một con chó bé xông đến ăn tranh với một con chó lớn và bị con kia sủa cảnh cáo, rồi cắn, bạn không thể trừng phạt con chó lớn được. Đơn giản là con chó bé đã vi phạm trật tự bầy đàn và đã bị con lớn trừng trị. Nếu bạn trừng trị con chó lớn thì nó sẽ mất lòng tin vào bạn ngay. Ở đây, nhân vật có lỗi chính là bạn vì đã không có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa việc giành ăn. Luật của loài chó không có chữ “nhường trẻ em” như chúng ta, tuy nhiên cũng có một số giống chó sẵn sàng nhường chó cái và chó con. Trường hợp đó không phổ biến.
    Tương tự như khi khen thưởng chó, hãy làm sao để chó “tuân lệnh của bạn” chứ không phải bị “khuất phục bởi đòn roi, vòng siết cổ”. Có một số con chó chỉ tuân lệnh bạn khi bạn nắm xích trong tay còn nó thì đang ở trong vòng siết cổ. Lúc không có những cái đó, nó không coi bạn ra gì hết. Bạn kỷ luật nó, nó còn có thể quay lại cắn luôn cả bạn đấy.
    Dùng giọng nói của bạn để dạy chó:
    Ở một số nước (VN chẳng hạn) còn thiếu rất nhiều dụng cụ để dạy dỗ huấn luyện chó: chúng ta thiếu clicker, vòng cổ kỷ luật có gai (prong collar), vòng điều khiển từ xa (remote collar), vòng chống chó sủa (anti-barking collar), thậm chí đến một sợi xích chuyên dùng hay sợi dây da dùng trong luyện tập cũng không dễ kiếm, vậy thì có thể dùng giọng nói để điều khiển con chó là thích hợp nhất.
    Hãy để ý phân tích kỹ điều này: trong đời sống thiên nhiên hoang dã, con vật nào càng to lớn, càng có uy lực thì âm thanh của nó phát ra càng có âm lượng lớn và âm sắc trầm. Voi, hổ, sư tử, tê giác đều có tiếng rống trầm đục, rất lớn và vang rất xa. Trong khi đó những con vật nhỏ thì phát ra âm thanh ở tần số cao hơn, âm lượng nhỏ hơn nhiều. Chó lớn cũng sủa trầm đục “uầng uầng” trong khi chó bé thì sủa “lách nhách”, giọng “the thé”
    Hãy tận dụng điều này trong khi dạy chó, thay vì phải kiếm đầy đủ các dụng cụ phức tạp hoặc đánh đập chó bằng đòn roi.
    Sau khi đã dạy chó hiểu tốt lệnh “Vào !” là thế nào, mỗi khi ra lệnh “Vào !” lần thứ nhất, bạn hãy nói bằng giọng bình thường, âm sắc vừa phải, không cần nghiêm khắc lắm. Nếu nó nghe lời, hãy khen thưởng nó ngay. Nhưng nếu nó không nghe lời, hãy nhắc lại lệnh “Vào !” một cách nghiêm khắc, với một âm sắc trầm hơn, âm lượng lớn hơn, có sắc thái mệnh lệnh hơn, để khiến nó phải tuân theo bạn. Nếu cần thì dứt khoát cầm dây dắt lôi cổ nó vào nhà. Nó sẽ hiểu ra rằng: nếu không tuân lệnh ngay từ lần đầu, khi bạn còn vui vẻ, thì nó sẽ bị “chỉnh huấn” một cách nghiêm khắc ngay lập tức.

    Nguyên tắc nhất quán
    Nhất quán về phương thức khen thưởng/kỷ luật:
    Nếu bạn đã phạt nó về một hành vi nào, thì bất cứ khi nào nó tái phạm hành vi đó, nó cũng sẽ bị phạt.
    Nhất quán về từ vựng khi dạy dỗ chó:
    Bạn và các thành viên trong gia đình phải thống nhất với nhau những khẩu lệnh cho con chó. Ví dụ bạn đã dùng từ “ra” để dạy nó chạy từ trong nhà ra sân, thì bạn và cả nhà phải dùng từ “tránh” nếu bạn không muốn nó quấy rầy hay cản đường bạn khi ở trong nhà. Nếu bạn nói “tránh” mà người khác nói “ra”, con chó thông minh thì sẽ chạy ra sân, trong khi thực tế ta chỉ cần nó tránh đường là đủ. Đừng bắt con chó phải hiểu một từ theo “ngữ cảnh” khác nhau. Khả năng đó chỉ có ở con người mà thôi.
    Nếu bạn muốn: kêu tên là nó phải chạy lại với bạn, thì tuyệt đối không được dùng tên để rầy la nó. Ví dụ bạn nhìn thấy nó đang bới đống rác, bạn nên la lên“Không ! hay No !” thay vì hét lên “ Weiko….....!” rồi chạy lại la rầy đánh mắng nó vì tội bới thùng rác. Nếu bạn thường hét “ Weiko………!” để la nó, nó sẽ gắn âm thanh đó với việc sắp bị la rầy trừng phạt. Sau này mỗi khi nghe tên, thay vì chạy lại với bạn, nó sẽ tìm cách chuồn thật xa để khỏi ăn đòn.
    Đùa vui một chút: “ Weiko ! Come !” mà nó chạy mất tiêu, đó mới chính là con chó khôn. Chủ nómới chính là người đáng bị khiển trách.

    Phỏng dịch từ Tài liệu Secrets To Dog Training Newsletter Series của Tác Giả Daniel Stevens
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •