Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Một số ý kiến về âm nhạc Tango

  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định Một số ý kiến về âm nhạc Tango

    Bạn Mikey viết:

    Đang nói về International Tango các bác nhé. Trước tiên em xin đưa ra hai phần biểu diễn:

    Phần thứ nhất:
    [YOUTUBE]OSXauyPaWsw[/YOUTUBE]
    [YOUTUBE]NPpmZuIn1ec[/YOUTUBE]


    Phần thứ hai:
    [YOUTUBE]8n2RrWpqI_o[/YOUTUBE]
    [YOUTUBE]m42F7Gs8LSE[/YOUTUBE]

    1. Theo như thông tin em vừa mới tìm đọc được thì có 2 loại nhịp Tango là 4/4, và 2/4. Vậy phần thứ nhất là 4/4, phần thứ hai là 2/4, có đúng ko nhỉ?

    2. Em thì thấy rằng giữa chúng chẳng giống nhau một chút nào, cái 4/4 còn quen thuộc và nhảy được chứ cái thứ hai thì thua luôn, mà ko hiểu sao các thầy dạy lớp cơ bản ko thấy nhắc đến vấn đề này nhỉ, các tài liệu cũng ko đề cập nữa...

    Nguồn: dancesport.vn
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

  2. #2
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    2,213
    Cảm ơn / Thích

    Mặc định

    Bài trả lời của bác Hanoian:

    1/. Đầu tiên, có lẽ phải giúp bạn hiểu mấy khái niệm mà bạn đang lẫn lộn: Nhịp, phách và tiết tấu (vụ này bạn chịu khó tìm đến một ông thày dạy nhạc thì tốt quá, vừa nhanh vừa chính xác hơn):
    - Nhịp(Measure, Bar): Đơn vị thời gian trong tiến triển âm nhạc. Là khoảng cách về thời gian giữa hai vạch nhịp liên tiếp, nhịp chia đều bản nhạc thành từng đơn vị gồm một số lượng phách bằng nhau, phách đầu nhịp th­ường mạnh (ngoại trừ Nhịp lấy đà - Departure, có số phách ít hơn và phách đầu không mạnh)
    - Phách (Beat) : Đơn vị thời gian cơ sở trong âm nhạc, giống như từng bước chân người đi trong không gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh theo thời gian. Một số lượng các phách không đổi tùy theo loại nhịp tạo nên mỗi ô nhịp.
    - Tiết tấu (Rhythm): Sự lặp đi lặp lại nhịp nhàng những khuôn âm thanh (thứ tự về trường độ của nốt nhạc theo phách, cũng như phách được nhấn) theo nhịp trong một khoảng thời giannào đó (đoạn nhạc hoặc cả bản nhạc), do nhạc sĩ sáng tác ra trong bài nhạc của mình.

    Trên đây là những khái niệm cơ sở HN muốn giúp bạn hiểu, chưa phải là những định nghĩa chính xác nên nếu Mikey thấy nó không đúng từng từ với một cuốn sách nào đó thì đừng có ném đá HN .

    Như thế, một vài phách (số lượng tùy loại nhịp) tạo nên một ô nhịp, nhiều nhịp tạo nên đoạn nhạc, bản nhạc. Tiết tấu chính của bản nhạc giúp người ta quyết định tiết điệu sẽ được dùng để đệm cho bản nhạc, thay đổi tiết điệu áp dụng sẽ làm thay đổi ít nhiều tính chất của bản nhạc. Một bản nhạc nhất định có thể được chơi với một vài tiết điệu, nhưng trong khiêu vũ thi đấu người ta chỉ sử dụng các bản nhạc có một tiết điệu nhất định trong suốt thời gian bản nhạc chơi (trong khiêu vũ hội hè, nhất là biểu diễn thì có thể khác).
    Khi trình tấu, người nhạc công có thể gõ hoặc không gõ phách (cũng như đập nhịp) (mà thường là không), nhưng dù có gõ, đập thì chúng ta cũng không thể nghe thấy, vì gõ phách, đập nhịp không phải là nội dung của trình tấu, người nhạc công gõ phách, đập nhịp (nếu có) chỉ để giữ nhịp bản nhạc, qua đó trình bày trường độ và sắc thái cho đúng. Người nhạc công giỏi khi trình tấu nhạc thì phách nhịp đã ở ‘‘trong máu” của anh ta, kết quả sau nhiều thời gian luyện tập đúng đắn và nghiêm túc. Còn khi chơi trong dàn nhạc, để thống nhất nhiều cái “nhịp riêng” của mỗi người nhạc công, đã có người chỉ huy (nhạc trưởng) nếu là dàn nhạc cổ điển, người chơi trống với nhạc nhẹ. Vì thế không thể viết “cách gõ phách ở phần thứ hai…”, “…lúc thì đập ba trong một nhịp, lúc lại đập năm lần…”. Những tiếng đập, gõ mà bạn nghe thấy là tiếng gõ của bộ gõ (dàn trống) gõ tiết tấu, tiết điệu được chọn. Vì là gõ tiết tấu nên hoàn toàn có thể “lúc thì đập ba trong một nhịp, lúc lại đập năm lần…” mà phách, nhịp không hề thay đổi.

    Với khiêu vũ, phách liên quan đến Timing (cách phân chia thời điểm và độ dài chuyển động theo phách trong nhịp nhạc), Nhịp liên quan đến Figue (vũ hình), Tiết tấu quyết định điệu nhảy cụ thể được chọn (Bỏ chút thời gian suy nghĩ thêm về điều này nghe bồ! ).

    2/. Tại sao lại phân ra thành Tango 2/4 và Tango 4/4? Chúng có phải là một không? Có ai giải thích được không?
    (Cô gái đẹp mà HN đang “chịu trận” càng lúc càng… đẹp dễ sợ! thôi, đã trót thì chét, để HN cố thêm tý nữa vậy! ai bảo mình trót đèo bòng?!)

    Đầu tiên xin nói ý nghĩ của HN: chúng không phải là một, dù rất gần nhau! Chúng là “mẹ con” hay “chị em ruột”! Ai đó có thể có suy nghĩ khác. Còn vì sao và thời điểm chắc chắn chúng “phân khai” nhau thì HN chưa thấy “ai” chịu giải thích, thôi để HN tìm cách lý giải xem bạn có thấy lọt tai không nhé!

    Điệu Tango khởi thủy được nhảy với tiết điệu Habanera. Theo một số tài liệu, tiết điệu này sinh ra ở Tây Ban Nha nhưng cùng với Tango đã được biết đến rộng rãi ở Mỹ Latin (Cuba, Uruguay, Argentina…) và được gọi theo tên điệu nhảy là Tango nhiều hơn.
    Âm hình của tiết điệu này như sau:

    (Hình 1: Tango Habanera)

    Tại Argentina, Tango phát triển mạnh với nhiều bước nhảy phong phú, cùng với các bước nhảy mới ra đời, âm nhạc Tango cũng phát sinh thêm âm hình tiết tấu mới:


    (Hình 2: Tango Argentina)

    Tiết điệu mới này được gọi là Tango Argentina, để phân biệt (trong các trường hợp cần thiết) tiết điệu đã có được gọi là Tango Habanera (hình 1).
    Từ đó đến nay, Tango Argentina được nhảy với cả 2 loại tiết điệu kể trên như ta thấy trong các băng đĩa và trên Youtube. Trong trào lưu về nguồn, Argentina Tango dường như đang được nhảy với Habanera Tango nhiều hơn.

    Khi điệu Tango (nguyên thủy) được truyền sang châu Âu và được người Anh hệ thống hóa theo cách riêng của họ, International Tango (còn gọi là điệu Tango vương quốc Anh) ra đời và được truyền bá khắp thế giới, nhất là khu vực châu Âu. Lúc đầu người ta vẫn nhảy nó với các tiết điệu Tango 2/4, nhưng dần dà với đặc điểm chuyển động nhiều với các bước lướt sàn dài rộng, êm mà gọn gàng, thường bắt đầu nhịp nhạc và kết thúc câu nhạc với các Head snap (đánh mặt), người ta bắt đầu thích nhảy Int. Tango với tiết điệu Argentina Tango được chơi trong nhịp 4/4 hơn, có lẽ vì sự thuận sinh lý của việc mỗi bước nhanh (quick step) trùng với một phách nhạc trong tango 4/4. (Nếu có thể, Mikey hãy đọc các âm hình tiết điệu trên thành lời cùng với gõ phách để cảm nhận sự khác biệt trong sắc thái của các loại tiết điệu được bàn)


    (Hình 3: tiết điệu Tango Argentina 4/4 điển hình)

    Ngày nay, hầu như người ta chỉ xây dựng và trình diễn bài nhảy Tango Quốc tế với bài nhạc được chơi theo tiết điệu Argentina Tango 4/4, nhất là trong các cuộc thi khiêu vũ. Điệu Tango 2/4 (Habanera Tango) đôi khi được các cặp nhảy International Style đỉnh cao sử dụng trong các bài biểu diễn, nơi bài nhảy International của họ được pha trộn thêm nhiều bước American Tango và Argentina Tango cho sinh động.

    3/. “…bước đi của tango loạn hết cả lên, chả lặp đi lặp lại như waltz (SQQ SQQ...), rumba (QQS QQS...), hay chacha (2 3 4&1), mà trong tango, Q và S cứ loạn cả lên, lúc thì SS QQS QQS, lúc thì QQQQS, lúc thì SSSQQ, ôi bó tay, chả có chu kỳ như các điệu trước em đã từng học gì cả...”

    Hì hì, Tango là một điệu nhảy khó, luôn là một thách thức, cũng là nơi phô diễn trình độ của các cặp nhảy Standard. HN cũng thấy nó “loạn” lắm (các cô gái đẹp bao giờ chẳng “loạn” thế!), nhưng cái “loạn” ấy của Tango đã hút hồn biết bao người chơi khiêu vũ! Khi đạt đến một trình độ khá hơn, bạn sẽ thấy nó dễ thương biết bao! Còn bây giờ, nếu muốn có “chu kỳ”, chả ai cấm bạn, chẳng hạn, dùng mấy “chu kỳ” lặp lại “SS QQS” để dẫn nàng đi khắp sàn cả! Có lẽ giáo viên của bạn đã cho bạn một “oversize” routine với kiến thức hiện tại của bạn chăng?!
    Trao đổi thông tin & thảo luận về khiêu vũ trên facebook, mời bạn click ở đây: "Hội Khiêu vũ FDC Hải Dương"
    ================================================== ===========
    Chủ nhiệm CLB KV FDC Hải Dương: Quốc Chiến 0989 26 20 26. FB: Trần Quốc Chiến

Các Chủ đề tương tự

  1. Một số đặc trưng của điệu Tango
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Tango
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 24-04-2012, 10:54 AM
  2. Tango
    Bởi Lead trong diễn đàn Nhạc Standard
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 28-08-2011, 11:15 PM
  3. Dancing Music - Tango 2007 & Ross Mitchell - 30 Top Tango
    Bởi Lead trong diễn đàn Tài liệu - Giày - Trang phụ kiện
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 18-03-2011, 10:54 PM
  4. Học tango quốc tế
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Tango
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 24-03-2010, 05:53 PM
  5. Argentine Tango và Ballroom Tango.
    Bởi haiduongdancesport trong diễn đàn Kĩ thuật chung trong khiêu vũ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-10-2009, 10:11 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •